Đề tài Nghiên cứu hệ thống dạng lịch sử

Tóm tắt Đề tài Nghiên cứu hệ thống dạng lịch sử: ...ng; chống lại những tư tưởng, quan điểm sai lầm, bảo vệ chân lý, bảo vệ Đảng, giữ được lối sống lành mạnh, không bị vật chất xa hoa, đồi trụy cám dỗ.”41 Như vậy, trước thời kỳ đổi mới đất nước, chúng ta đã phải đối phó với vấn đề tham ô, lãng phí biểu hiện ở những hiện tượng khác nhau trong ... Trước thực trạng này, Đảng khẳng định: Đấu tranh chống tham nhũng là vấn đề nóng bỏng, bức bách hiện nay, phải được tiến hành một cách kiên quyết, triệt để trong toàn bộ bộ máy, ở tất cả các cấp, các ngành, từ TW đến địa phương và cơ sở. Phải thực hiện đồng bộ các biện pháp chủ yếu: - Rà s...IX, ngày 7/6/2001 Bộ chính trị đã ban hành Chỉ thị 03-CT/TW chỉ rõ những nội dung cụ thể trước mắt để tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW6 (lần2). Đặc biệt, Hội nghị lần thứ tư (11/2001) đã ban hành kết luận số 04-KL/TW “Về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW (lần2) khóa VIII, đẩy mạnh cuộc v...

pdf93 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu hệ thống dạng lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự trong sạch, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ công 
chức, trước hết phải có quy định cụ thể về chức trách, nhiệm vụ, quy chế làm việc, 
trách nhiệm rõ ràng. Đề cao đạo đức nghề nghiệp, tinh thần tôn trọng và phục vụ 
nhân dân. 
 Nhà nước phải quản lý công chức chặt chẽ, áp dụng các biện pháp xử lý kỷ 
luật nghiêm minh, nếu phạm tội phải bị xử lý hình sự nặng hơn so với công dân 
bình thường. Đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật về hành chính, công 
khai hóa việc xử lý công chức. Ngoài ra cũng phải chú trọng chăm lo đời sống của 
họ, có chế độ khen thưởng, đãi ngộ và mức lương thích đáng để duy trì và bảo đảm 
cuộc sống ổn định cho bản thân và gia đình. 
 70
 Phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chính quy hiện đại: Có 
trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, trung thành, tận tụy phục vụ tổ quốc, phục 
vụ nhân dân. Chế độ tuyển dụng, thăng tiến, kỷ luật, khen thưởng phải cụ thể, rõ 
ràng. 
*Phải kiên quyết xử lý tham nhũng, lãng phí. 
 Việc phát hiện tham nhũng, lãng phí đã khó nhưng việc xử lý giải quyết còn 
khó khăn hơn vì nó liên quan đến nhiều người, trong đó có thể có cả những người 
giữ các chức vụ quan trọng trong cơ quan, đơn vị. 
 Tuy nhiên để ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí và để cuộc đấu tranh chống 
tham nhũng, lãng phí đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải kiên quyết xử lý nghiêm minh, 
triệt để, đúng pháp luật, đúng điều lệ mọi hành vi tham nhũng, lãng phí dù ở bất cứ 
cương vị lãnh đạo, công tác nào, xử lý đúng người, đúng tội. 
* Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về phòng ngừa và chống tham 
nhũng, lãng phí. 
 Đây là cơ sở pháp lý để đảm bảo cho cuộc đấu tranh đạt kết quả tốt. Phải xây 
dựng đồng bộ các văn bản pháp luật nhằm tăng cường các biện pháp phòng ngừa, 
ngăn chặn kẽ hở phát sinh tham nhũng, lãng phí, tăng cường hiệu lực quản lý trong 
các lĩnh vực nhất là lĩnh vực kinh tế. Thủ tục hành chính phải rõ ràng, gọn nhẹ, 
thuận lợi cho người dân. Xây dựng quy chế công chức trong đó xác định rõ trách 
nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước, tránh tạo ra đặc 
quyền, đặc lợi. Thủ tục giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức phải được 
công khai dân chủ. 
 Thực hiện giám sát thu nhập, quy định công khai tài sản của cán bộ, công 
chức. 
 Ban hành các văn bản luật nghiêm khắc trừng trị tội tham nhũng, lãng phí và 
các tội phạm về chức vụ, quyền hạn khác, quy định rõ các hành vi tham nhũng, 
lãng phí và các hình phạt nghiêm khắc đối với các hành vi này gồm: Xử lý hành 
chính, xử lý hình sự, thu hồi tài sản cho nhà nước. 
 71
 Tạo các cơ chế kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhất 
là các cơ quan quản lý kinh tế. Đồng thời có cơ chế pháp lý tạo điều kiện thuận lợi, 
dân chủ cho nhân dân tố giác các hành vi tham nhũng, lãng phí; phát động quần 
chúng tích cực tham gia đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng 
tiêu cực khác. 
* Xây dựng cơ quan chuyên trách chống tham nhũng, lãng phí đủ mạnh, độc lập 
trong điều tra và khách quan trong xử lý; tăng cường vai trò của các cơ quan chức 
năng trong phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí. 
 Tham nhũng, lãng phí thường hay xảy ra ở những người lãnh đạo, có chức 
vụ, quyền hạn nằm trong tổ chức, bộ máy nhà nước, Vì vậy đấu tranh chống tham 
nhũng, lãng phí là đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật của những 
người đó và cuộc đấu tranh này không giống với hoạt động chống các loại tội phạm 
thường gặp khác. Vì vậy để đấu tranh có kết quả phải có tổ chức, cơ quan chuyên 
trách, và phải độc lập với các cơ quan nhà nước, trực thuộc người đứng đầu Chính 
phủ. 
Tổ chức, cơ quan này phải có những quyền hạn nhất định, được phép áp 
dụng các biện pháp mạnh mẽ, độc lập trong hoạt động. Cán bộ phải là những người 
có phẩm chất, có năng lực, trình độ, bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng chân 
chính.Tổ chức phải gọn nhẹ, linh hoạt mà hiệu quả, được trang bị những điều kiện, 
phương tiện làm việc thuận lợi để kịp thời phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí. 
Bên cạnh đó, cần tăng cường và phát huy vai trò của các cơ quan chức năng 
như: Thanh tra, cảnh sát, công tố, kiểm toán cùng với cơ quan chuyên trách kịp 
thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, lãng phí. 
* Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh này. 
 Quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử; cách mạng là sự nghiệp của 
quần chúng. Vì vậy trong cuộc đấu tranh gay gắt, phức tạp này phải tiếp tục phát 
huy vai trò của nhân dân, biết thu hút, lôi cuốn nhân dân tích cực tham gia vào cuộc 
đấu tranh này. 
 72
 Tạo ra cơ chế dân chủ để nhân dân phát hiện, tố giác tham nhũng, lãng phí và 
các tiêu cực khác. Có quy định và biện pháp bảo vệ người tố cáo tham nhũng, lãng 
phí; có cơ chế khen thưởng, động viên kịp thời và thích đáng đối với những người 
phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí. 
*Tăng cường họat động hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. 
 Tham nhũng, lãng phí đã trở thành “quốc nạn” của nhiều quốc gia trên thế 
giới và chống tham nhũng luôn luôn là nhiệm vụ trọng tâm ở các nước này. Bước 
vào thế kỷ XXI, nhân loại ngày càng phải đương đầu với những thách thức ghê 
gớm của tệ nạn này. Quy mô, tính chất và phạm vi của các tội pham tham nhũng đã 
buộc các nước phải có sự phối hợp hành động bằng những chương trình hợp tác 
chống tham nhũng, buôn lậu, tội phạm quốc tế. 
 Việt Nam cũng nằm trong quy luật này, để cuộc đấu tranh có hiệu quả cao 
đòi hỏi chúng ta phải có sự hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, 
thực hiện cam kết quốc tế về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, chú trọng xây 
dựng môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch để chống lại loại tội phạm nguy 
hiểm này. 
.2. Phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, 
chống tham nhũng, lãng phí trong giai đoạn hiện nay 
* Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo thực hiện của các cấp chính 
quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra và sự giám sát của cơ quan dân cử, của 
các tố chức đoàn thể theo đúng chức nâng, thẩm quyền. 
 Cấp ủy cần theo dõi chặt chẽ và chỉ đạo kịp thời, đặc biệt đối với các vụ án 
phức tạp với quy mô lớn, hậu quả kinh tế, chính trị, xã hội nghiêm trọng hoặc liên 
quan đến nhiều cấp nhiều ngành. 
 Trong cuộc đấu tranh này, cấp ủy phải thực sự là chỗ dựa vững chắc, tin cậy 
cho những cán bộ tích cực đấu tranh, đảm bảo sự an toàn về tính mạng và tài sản 
của họ và người thân. 
 73
* Hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, yêu 
cầu có một hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ 
bản. 
Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ, công chức, công khai những 
thủ tục hành chính. Có cơ chế thuận tiện trong thủ tục thanh toán tài chính không 
dùng tiền mặt, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng hình thức này nhằm hạn 
chế tối đa tham nhũng, lãng phí; quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài sản của tập thể, 
của Nhà nước; cần có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi tham 
nhũng, lãng phí. 
 Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta , cần sửa đổi Pháp lệnh cán bộ, công 
chức , tăng cường trách nhiệm đối với những người đứng đầu cơ quan- nơi để xảy 
ra tham nhũng, lãng phí gây hậu quả nghiệm trọng. Tuy nhiên khi xử lý các vụ 
tham nhũng, lãng phí không chỉ về trách nhiệm hình sự mà còn cần có biện pháp, 
chế tài dủ mạnh để thu hồi tiền và tài sản nhà nước, tập thể đã bị tham ô, làm thất 
thoát. 
 Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ để xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, 
quản lý vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, gương mẫu, trong 
sạch về lối sống, có đủ đức và tài, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật. Đổi 
mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, kết hợp với tăng cường cải 
cách bộ máy hành chính Nhà nước và các thủ tục hành chính. Tiếp tục xóa bỏ các 
thủ tục hành chính phiền hà, nhất là ở những lĩnh vực, những khâu dễ xảy ra tham 
nhũng, lãng phí. Công khai hóa các thủ tục hành chính để dân biết, dân bàn, dân 
làm, dân kiểm tra đối với các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như: quản lý, sử dụng 
đất đai, cấp phát ngân sách, đấu thầu xây dựng, mua sắm vật tư, xây dựng cơ bản. 
Đẩy mạnh phân quyền cho cấp dưới và cơ sở đi đôi với việc nâng cao hiệu quả 
công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát của cấp trên. Kiện tòan các cơ quan công 
an, cơ quan tư pháp, cơ quan kiểm toán thực sự trong sạch, đủ mạnh làm nòng cốt 
trong cuộc đấu tranh này. Xóa bỏ cơ chế “xin cho”. 
 74
* Cải cách chế độ tiền lương, nâng cao đời sống cán bộ công chức , đồng thời nêu 
cao trách nhiệm của họ đối với công việc được giao. 
 Nhanh chóng xây dựng được một hệ thống thang, bảng lương tương xứng, 
hợp lý với sự đóng góp, cống hiến của cán bộ. Đi đôi với chính sách đãi ngộ, kiên 
quyết điều chuyển, sắp xếp lại hoặc đưa ra khỏi bộ máy của các tổ chức trong hệ 
thống chính trị những cán bộ, đảng viên yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo 
đức; cất nhắc những cán bộ có phẩm chất chính trị tốt, trung thực, có trình độ và 
năng lực vào những vị trí quan trọng trong cơ quan của Đảng, của Nhà nước và các 
tổ chức chính trị- xã hội. 
 Thực hiện tốt quy định của đảng về việc đảng viên phải tham gia sinh hoạt ở 
chi bộ nơi cư trú, đây là điều kiện để nhân dân tham gia giám sát phẩm chất đạo 
đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý cán bộ. 
* Tập trung giải quyết các vụ tham nhũng, lãng phí nổi cộm, bức xúc. 
 Các cấp chính quyền rà soát lại các vụ vệc ở cơ quan, đơn vị mìmh để phân 
loại các vụ việc theo tính chất, mức độ nghiêm trọng để xử lý kịp thời và nghiêm 
minh theo pháp luật những cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, lãng phí và 
cả những người tiếp tay cho các hành vi đó. 
 Tập trung chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, rút tra các bài học kinh nghiệm trong 
quản lý Nhà nước về các lĩnh vực và trong công tác cán bộ để có chủ trương, biện 
pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí một cách hiệu quả. 
*Tiếp tục thực hiện việc kê khai, minh bạch tài sản, nhà đất, thu nhập của cán bộ, 
công chức. 
 Việc kê khai tài sản cần làm nghiêm túc, triệt để với tất cả cán bộ, công chức, 
tránh việc kê khai mang tính hình thức, chiếu lệ và phải làm định kỳ hàng năm và 
khi cần thiết. Trước khi tiến hành bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, các 
ứng cử viên phải báo cáo trung thực tài sản, thu nhập hiện tại của mình trước cử tri, 
trước mặt trận tổ quốc nơi ứng cử viên tham gia ứng cử. 
 75
 Trước mắt tổ chức kê khai tài sản của những cán bộ, đảng viên có biểu hiện 
giàu lên một cách nhanh chóng để làm rõ nguồn gốc tài sản đó. Kiên quyết không 
để lọt những phần tử cơ hội, quan liêu, tham nhũng vào các cơ quan lãnh đạo của 
tổ chức đảng và chính quyền để trục lợi. 
* Thường xuyên tổ chức tổng kết kinh nghiệm đấu tranh chống tham nhũng, lãng 
phí và tăng cường hợp tác quốc tế nhằm ngăn chặn, xử lý các hành vi tham nhũng, 
hoạt động tội phạm quốc tế khác. 
 Tổ chức tổng kết kết quả đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí trong các 
giai đoạn cụ thể để rút kinh nghiệm và bổ sung, hoàn thiện cơ chế, biện pháp đấu 
tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí có hiệu quả hơn. Có cơ chế, chính sách 
khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tố giác các hành vi tham nhũng, lãng phí, đồng 
thời có các biện pháp bảo vệ, khen thưởng những người kiên quyết, dũng cảm đấu 
tranh chống tham nhũng, lãng phí hoặc cung cấp thông tin liên quan. 
* Dựa vào quần chúng nhân dân để đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. 
 Thực hiện dân chủ rộng rãi, “lấy đân làm gốc”, dựa vào dân để giám sát công 
việc của cán bộ, đảng viên với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm 
tra”, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính 
trị, xã hội, trong các doanh nghiệp. Công khai hóa tài chính, tạo điều kiện thuận lợi 
để nhân dân được bàn và quyết định những khoản thu chi của xã, phường. 
 Lập các kênh thông tin giữa quần chúng nhân dân với các cơ quan bảo vệ 
Đảng, bảo vệ pháp luật để kịp thời nắm bắt thông tin, kiểm tra xử lý những tập thể, 
cá nhân tham nhũng, lãng phí. 
 Xây dựng cơ chế bảo vệ những tập thể và cá nhân tích cực đấu tranh chống 
tham nhũng, lãng phí để nhân dân yên tâm, tích cực tố giác các hành vi tham nhũng 
lãng phí. 
 76
KẾT LUẬN 
Hai mươi năm qua với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, công 
cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những tành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. 
Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn 
diện, kinh tế tăng trưởng nhanh. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát 
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống 
nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đoàn kết toàn dân được 
củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội được ổn định, quốc phòng - an ninh được 
giữ vững. Vị thế nước ra trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Nhận 
thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn, hệ thống quan 
điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã hình 
thành về cơ bản. 
Những thành tựu đố đã tạo thêm nhiều thuận lợi mới cho đất nước ta đổi 
mới, phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ nhanh hơn, chất lượng cao hơn. Tuy 
nhiên chúng ta cũng đứng trước những thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng 
hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. Trong đó 
tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không 
nhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn đang diễn 
ra nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Cuộc chiến chống tham nhũng, 
lãng phí thực sự là một cuộc đấu tranh lâu dài, quyết liệt, là vấn đề rất hệ trọng liên 
quan đến chế độ xã hội và sinh mệnh của Đảng ta . 
Đất nước đang đứng trước những thời cơ lớn đồng thời phải đối mặt với 
những thách thức lớn, nghiêm trọng. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ 
nghĩa xã hội, giữ vững nguyên tắc đồng thời nhạy bén, năng động, sáng tạo, nêu 
 77
cao tinh thần cách mạng tiến công nắm vững thời cơ vượt qua khó khăn thử thách 
luôn luôn là bản lĩnh của những người lãnh đạo, quản lý đất nước để tiếp tục giữ 
vững ổn định chính trị-xã hội, đưa đất nước tiếp tục tiến lên. 
Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi 
bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta nhằm xây dựng một bộ máy 
quản lý và lãnh đạo trong sạch, vững mạnh, khắc phục được một trong những nguy 
cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ. 
Một Đảng chân chính là Đảng đó dám công khai thừa nhận cả những 
khuyết điểm của mình, tìm ra nguyên nhân để từ đó có biện pháp khắc phục có hiệu 
quả nhất để không ngừng tiến bộ, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu do thực tiễn đặt ra 
trong giai đoạn cách mạng mới. Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham những, 
lãng phí, Đảng ta công khai thừa nhận tham nhũng, lãng phí là một trong những 
nguy cơ trực tiếp đe doạ sự tồn vong của chế độ, nhất định sẽ có giải pháp và biện 
pháp cụ thể để ngăn ngừa và đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, củng cố niềm tin của 
nhân dân đối với Đảng, đảm bảo sự nghiệp đổi mới tiếp tục đi lên và thực hiện 
thắng lợi mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". 
 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lênin toàn tập. Tập 36. NXB Tiến bộ Matxcơva. 1978. 
2. Lênin toàn tập. Tập 45. NXB Tiến bộ Matxcơva. 1978. 
3. Lênin toàn tập. Tập 50. NXB Tiến bộ Matxcơva. 1978. 
4. Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 4. NXB CTQG. HN. 2002. 
5. Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 5. NXB CTQG. HN. 2002. 
6. Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 6. NXB CTQG. HN. 2002. 
7. Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 11. NXB CTQG. HN. 2002. 
8. Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 12. NXB CTQG. HN. 2002. 
9. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. Tập 37. NXB CTQG. 
HN. 2005. 
10. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. Tập 40. NXB CTQG. 
HN. 2005. 
11. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. Tập 41. NXB CTQG. 
HN. 2005. 
12. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. Tập 43. NXB CTQG. 
HN. 2005. 
13. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. Tập 47. NXB CTQG. 
HN. 2005. 
14. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới. NXB 
CTQG. HN. 2005. 
15. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII. 
NXB CTQG. HN.1991. 
 79
16. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành TW 
khóa VII. NXB CTQG. HN.1992. 
17. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa 
VII. NXB CTQG. HN.1994 
18. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. 
NXB CTQG. HN.1996 
19. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành TW 
khóa VIII. NXB CTQG. HN.1997. 
20. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban chấp 
hành TW khóa VIII. NXB CTQG. HN. 1999. 
21. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. 
NXB CTQG. HN.2001. 
22. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW 
khóa IX. NXB CTQG. HN.2001. 
23. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành 
TW khóa IX. NXB CTQG. HN.2004. 
24. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X. 
NXB CTQG. HN.2006. 
25. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành TW 
khóa X. NXB CTQG. HN.1997. 
26. Đảng cộng sản Việt Nam. Ban chấp hành TW. Ban chỉ đạo tổng kết lý luận: 
Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận, thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-
2006). NXB CTQG. HN. 2005. 
27. Ban chỉ đạo TW6 (lần 2): Tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW6 (lần 2) khóa 
VIII đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng chống tham nhũng, 
lãng phí. NXB CTQG. HN. 2006. 
28. Ban chỉ đạo TW6 (lần 2). Viện khoa học xã hội Việt Nam. Tệ quan liêu, 
lãng phí và một số giải pháp phòng, chống. NXB CTQG. HN. 2006. 
 80
29. Ban nội chính TW Đảng cộng sản Việt Nam: Một số văn bản của Nhà nước 
về phòng, chống tham nhũng. NXB CTQG. HN. 2005. 
30. Ban nội chính TW Đảng cộng sản Việt Nam: Một số bài nghiên cứu về tham 
nhũng và phòng, chống tham nhũng đăng trên các tạp chí. NXB CTQG. HN. 
2005. 
31. Ban tư tưởng-văn hóa TW: Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo 
đức Hồ Chí Minh. NXB CTQG. HN. 2007. 
32. Đảng cộng sản Việt Nam với cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. 
NXB Lao động. HN. 2006. 
33. Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. NXB CTQG. HN. 2006. 
34. Luật phòng, chống tham nhũng. NXB CTQG. HN. 2006. 
35. Quy định pháp luật về tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng. NXB 
CTQG. HN. 2005. 
36. Những quy định mới nhất về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết 
kiệm, chống lãng phí. NXB Lao động-xã hội. 2006. 
37. Đinh Văn Minh: Một số vấn đề về tệ tham nhũng và những nội dung cơ bản 
của luật phòng, chống tham nhũng năm 2005. NXB CTQG. HN. 2006. 
38. PGS. TS. Trần Quang Nhiếp: Nâng cao hiệu quả của báo chí trong cuộc đấu 
tranh chống quan liêu, tham nhũng ở nước ta hiện nay. NXB CTQG. HN. 2005. 
39. Lê Quỳnh (Sưu tầm và tuyển chọn): Đấu tranh chống tham nhũng- Trách 
nhiệm của Nhà nước, xã hội và công dân. NXB Công an nhân dân. 
40. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia. Viện thông tin khoa học 
xã hội: Tham nhũng-Tệ nạn của mọi tệ nạn. Thông tin khoa học xã hội chuyên 
đề. HN. 1997. 
41. Tạp chí cộng sản. Số tháng 6/1991. 
42. Tạp chí cộng sản. Số tháng 8/1991. 
43. Tạp chí cộng sản. Số 17/1997. 
44. Tạp chí cộng sản. Số 4+5/2003. 
 81
45. Tạp chí Công tác tư tưởng. Số tháng 11/1999. 
46. Tạp chí xây dựng Đảng. Số tháng 8/2003. 
47. Tạp chí Kiểm sát. Số 2/2002. 
48. Báo Thanh tra. Số 1+2/2007. 
49. Báo điện tử Đảng cộng sản: www.cpv.Org.vn. 
50. Báo điện tử Vn.Expess. 
51. Vietnam.net. http: www.vnn.vn. 
52. Viện khoa học thanh tra-thanh tra Chính phủ. http: www. giri.ac.vn. 
 82
 83
 84
 85
 86
 87
 88
 89
 90
 91
 92

File đính kèm:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_he_thong_dang_lich_su.pdf