Đề thi cuối học kỳ II môn Thiết kế chuyền - Năm học 2011-2012

Tóm tắt Đề thi cuối học kỳ II môn Thiết kế chuyền - Năm học 2011-2012: ...Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM Khoa Cơ Khí Bộ Môn Kỹ Thuật Dệt May ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN CUỐI HỌC KỲ 2 NĂM 2011 - 2012 MÔN THI : THIẾT KẾ CHUYỀN Thời gian làm bài : 75 phút (sv không sử dụng tài liệu) CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN : Câu 1 : Trình bày nguyên tắc phân chia công việc hợp lý trong quá trình cân đối các vị trí làm việc của xưởng may ? ( 3đ) Trả lời : - Chia việc dựa vào nhịp độ sản xuất hay hệ số lao động để hiệu quả cân đối chuyền phải đạt ít nhất 85% trở lên. (0.5đ) - Cân đối các bước công việc theo thứ tự trong bảng qui trình công nghệ may, tránh bỏ sót. (0.5đ) - Ghép các bước công việc theo đúng thứ tự ưu tiên (0.5đ) - Sinh viên ghi rõ và đúng 4 nguyên tắc theo đúng thứ tự ưu tiên (1.5đ) Câu 2 : Nêu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thiết kế chuyền may công nghiệp ? (3đ) Trả lời : Các yếu tố bao gồm : - Chủng loại mã hàng, yêu cầu chất lượng mã hàng. - Loại hình sản xuất. - Quy mô sản xuất. - Cách phân chia công

pdf3 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề thi cuối học kỳ II môn Thiết kế chuyền - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM 
 Khoa Cơ Khí 
 Bộ Môn Kỹ Thuật Dệt May 
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN CUỐI HỌC KỲ 2 NĂM 2011 - 2012 
MÔN THI : THIẾT KẾ CHUYỀN 
 Thời gian làm bài : 75 phút (sv không sử dụng tài liệu) 
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN : 
 Câu 1 : Trình bày nguyên tắc phân chia công việc hợp lý trong quá trình 
cân đối các vị trí làm việc của xưởng may ? ( 3đ) 
 Trả lời : 
 - Chia việc dựa vào nhịp độ sản xuất hay hệ số lao động để hiệu quả 
cân đối chuyền phải đạt ít nhất 85% trở lên. (0.5đ) 
 - Cân đối các bước công việc theo thứ tự trong bảng qui trình công 
nghệ may, tránh bỏ sót. (0.5đ) 
 - Ghép các bước công việc theo đúng thứ tự ưu tiên (0.5đ) 
 - Sinh viên ghi rõ và đúng 4 nguyên tắc theo đúng thứ tự ưu tiên 
(1.5đ) 
 Câu 2 : Nêu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thiết kế 
chuyền may công nghiệp ? (3đ) 
 Trả lời : Các yếu tố bao gồm : 
 - Chủng loại mã hàng, yêu cầu chất lượng mã hàng. 
 - Loại hình sản xuất. 
 - Quy mô sản xuất. 
 - Cách phân chia công việc 
 - Phương pháp và hệ thống di chuyển bán thành phẩm. 
 - Diện tích mặt bằng. 
 - Thiết bị sử dụng. 
+ Sinh viên nêu đúng 6 trong 7 yếu tố trên được 1.5đ 
+ Sinh viên phân tích đúng mỗi yếu tố được 0.25 đ 
 Câu 3: So sánh đặc điểm của dây chuyền hàng dọc và dây chuyền nhiều 
hàng ? (2đ) 
 Trả lời : 
 + Điểm giống nhau: (0.5đ) 
 - Chuyền nhiều hàng và chuyền hàng dọc đều có những ưu 
điểm như : Chuyển biến hợp lý các công đoạn trong qui trình, công nhân được 
chuyên môn hóa cao, dễ cơ giới hóa, tự động hóa trong quá trình sản xuất, gọn nhẹ, 
dễ kiểm soát tiến độ quá trình và quản lý bán thành phẩm 
 + Điểm khác nhau : (1.5đ) 
 - Dây chuyền hàng dọc là dây chuyền may trong đó công nhân và 
máy móc sẽ được bố trí theo hàng dọc dựa vào thứ tự bảng quy trình may. Còn 
dây chuyền nhiều hàng là dây chuyền tập hợp nhiều hàng dọc, mỗi hàng may các 
cụm chi tiết riêng biệt dẫn đến vị trí tập trung kiểm tra sau đó chuyển đến hàng lắp 
ráp. (0.5đ) 
 - Dây chuyền hàng dọc áp dụng cho các sản phẩm đơn giản 
có quy trình may ngắn như hàng dệt kim, quần áo lót, hay cụm lắp ráp sản 
phẩm. Chuyền nhiều hàng thường áp dụng cho các sản phẩm có chi tiết 
đối xứng, quy trình may trung bình như quần tây, áo sơ mi.(0.5đ) 
 - Dây chuyền nhiều hàng khó cân đối hơn chuyền hàng 
dọc.(0.5đ) 
 Câu 4 : Trình bày và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của 
chuyền may công nghiệp ? (2đ) 
 Trả lời : Các yếu tố bao gồm : 
 - Thiết kế sản phẩm. 
 - Thiết kế và công nghệ trong chuyền. 
 - Quy trình công nghệ. 
 - Thiết kế chuyền hợp lý. 
 - Con người và môi trường làm việc. 
+ Sinh viên trình bày đúng 4 trong 5 yếu tố được 1 đ 
+ Sinh viên phân tích đúng mỗi yếu tố được 0.25đ 
 Tp.HCM ngày 14 tháng 06 năm 2012 
 Cán Bộ Giảng Dạy 
 Lê Song Thanh Quỳnh 

File đính kèm:

  • pdfde_thi_cuoi_hoc_ky_ii_mon_thiet_ke_chuyen_nam_hoc_2011_2012.pdf