Đề thi học kỳ III (lần 2) môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm tắt Đề thi học kỳ III (lần 2) môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: ...à xóa nạn mù chữ, xây dựng, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng, phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới + Về bản chất của nền văn hóa XHCN Việt Nam, Người khẳng định: “Phải XHCN về nội dung”. Để có một nền văn hóa như thế, ta phải phát huy vốn quý báu của dân tộc, đồng th... lực tinh thần không thể thiếu của CNXH. Hồ Chí Minh nhận thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Đây là hạt nhân trong hệ động lực của chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, tăn..., bầu ra Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất thể hiện quyền tối cao của nhân dân. Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì dẫn đến một hệ quả là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Đây thuộc...

doc3 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề thi học kỳ III (lần 2) môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ THI HỌC KỲ III (lần 2)
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
(Đối tượng: Sinh viên CĐ khóa 2009)
Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian chép đề
TRƯỜNG CĐKT THẮNG
KHOA GDĐC
BỘ MÔN LL CT – TD - QS
-----o0o-----
Tp. HCM, ngày 06 tháng 01 năm 2011
Câu 1. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. (6 điểm)
 Câu 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân? (4 điểm).
Lưu ý: Sinh viên không được sử dụng tài liệu khi làm bài
 ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ III (lần 2)
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
(Đối tượng: Sinh viên CĐ khóa 2009)
Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian phát đề
TRƯỜNG CĐKT THẮNG
KHOA GDĐC
BỘ MÔN LL CT – TD - QS
-----o0o-----
Tp. HCM, ngày 06 tháng 01 năm 2011
Câu 1. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. (6 điểm)
* Mục tiêu
Mục tiêu chung:
Ở Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của CNXH và mục tiêu phấn đấu của Người là một, đó là độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân; đó là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Mục tiêu cụ thể:
+ Về chính trị: phải là do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dâ, do dân, và vì dân.
+ Về kinh tế: Đó là nền kinh tế XHCN với công – nông nghiệp hiện đại, khoa học – kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện.
+ Về văn hóa – xã hội: Theo Người, văn hóa là một mục tiêu cơ bản của cách mạng XHCN. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt của nhân dân, đó là xóa nạn mù chữ, xây dựng, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng, phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới
+ Về bản chất của nền văn hóa XHCN Việt Nam, Người khẳng định: “Phải XHCN về nội dung”. Để có một nền văn hóa như thế, ta phải phát huy vốn quý báu của dân tộc, đồng thời học tập văn hóa tiên tiến của thế giới. Phương châm xây dựng nền văn hóa mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng.
* Động lực 
Để đạt được những mục tiêu trên, theo Hồ Chí Minh cần phải có những động lực, nhất là động lực bên trong. Những động lực đó là: vật chất và tinh thần; nội sinh và ngoại sinh. (động lực thúc đẩy và cản trở)
Người khẳng định: động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là công – nông – trí thức. Người nhận thấy được ở động lực này có sự kết hợp giữa cá nhân với xã hội.
Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc, lợi dân gắn kinh tế với kỹ thuật, kinh tế với xã hội.
Văn hóa, khoa học, giáo dục là một động lực tinh thần không thể thiếu của CNXH.
Hồ Chí Minh nhận thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Đây là hạt nhân trong hệ động lực của chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, phải sử dụng tốt những thành quả KH – KT thế giới.
Bên cạnh chỉ ra những nguồn động lực, Hồ Chí Minh còn cảnh báo, ngăn ngừa các yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của CNXH, làm cho CNXH trở nên trì trệ, xơ cứng, không có sức hấp dẫn, đó là tham ô, lãng phí, quan liêu
Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định rất rõ nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng.
 Câu 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân? (4 điểm).
* Nhà nước của dân
Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Nhân dân có quyền làm chủ về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, bầu ra Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất thể hiện quyền tối cao của nhân dân. 
Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì dẫn đến một hệ quả là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Đây thuộc về chế độ dân chủ đại diện bên cạnh chế độ dân chủ trực tiếp. 
Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ. Trong nhà nước của dân, với ý nghĩa đó, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ. Bằng thiết chế dân chủ, nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội.
* Nhà nước do dân
Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà nước của mình. 
Hồ Chí Minh nêu rõ quyền của dân, nhà nước do dân tạo ra và nhân dân tham gia quản lý ở chỗ: Toàn bộ công dân bầu ra Quốc hội; Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng chính phủ (Chính phủ); Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật; mọi công việc của bộ máy nhà nước trong quản lý xã hội đều thực hiện ý chí của dân. 
* Nhà nước vì dân.
Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào khác. Đó là một nhà nước trong sạch, không có bất kỳ một đặc quyền, đặc lợi nào.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_iii_lan_2_mon_tu_tuong_ho_chi_minh.doc
Ebook liên quan