Đề thi môn Mỹ thuật trang phục - Giữ học kỳ I - Năm học 2011-2012

Tóm tắt Đề thi môn Mỹ thuật trang phục - Giữ học kỳ I - Năm học 2011-2012: ...hác nhau do đó đem lại hiệu quả thẩm mỹ khác nhau về thị giác, xúc giác,.. sự tham góp của chúng cho tính mỹ cảm của mẫu trang phục cũng rất đa dạng. Các yếu tố chính của Mỹ thuật trang phục Câu 2: Trình bày khái niệm (4 điểm), ý nghĩa sử dụng của các thủ pháp: đối lập, tỷ lệ, nhịp điệu trong...ng yếu tố mỹ thuật. + Bảo toàn tính toàn vẹn của hệ thống kể cả ở trạng thái tĩnh hay động. + Phù hợp ý nghĩa sử dụng trang phục. + Toát lên chủ đề chính sáng. Để có một bố cục đẹp và hiệu quả thì phải trải qua quá trình gia công các thành tố thông qua các thủ pháp xây dựng bố cục: quan hệ...thuật (hình dáng, thể tích, kích thước, đường nét, màu sắc) ta thấy chúng tương tự nhau (tương đồng) hoặc khác nhau (biến điệu) hoặc trái ngược nhau hoàn toàn (tương phản). • Phân tích các mối quan hệ đối lập cho thấy, đối lập là trường hợp tương phản mạnh, tương đồng là khi đối lập ít. Nói ...

pdf2 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề thi môn Mỹ thuật trang phục - Giữ học kỳ I - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP.HCM 
KHOA CƠ KHÍ 
BỘ MÔN KT DỆT MAY 
Đề thi kiểm tra giữa kỳ HK1-2011-2012 
TP.HCM, Ngày 14 tháng 10 năm 2011 
MÔN THI: MỸ THUẬT TRANG PHỤC 
MSMH: 204039 
Lớp: CK08MAY, Nhóm: 01, Sỹ số: 19 sv 
Thời gian: 45 phút; hình thức: thi viết (không sử dụng tài liệu) 
Câu 1: Hãy cho biết đặc điểm, vai trò của chất liệu đối với quá trình thiết kế mẫu tranh phục? ( 3 điểm) 
Câu 2: Trình bày khái niệm (4 điểm), ý nghĩa sử dụng của các thủ pháp: đối lập, tỷ lệ, nhịp điệu trong 
thiết kế mỹ thuật trang phục? (3 điểm) 
Đáp án 
Câu 1: Hãy cho biết đặc điểm, vai trò của chất liệu đối với quá trình thiết kế mẫu tranh phục? ( 3 điểm) 
• Chất liệu vải là một trong các yếu tố quan trọng để tạo dựng mẫu trang phục. 
• Chất liệu tiếp xúc trực tiếp với cơ thể và là cấu trúc cơ bản để các yếu tố khác của thiết kế hình 
thành: kiểu dáng, màu sắc, hoa văn,.. 
• Các loại chất liệu trong trang phục bao gồm nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo, đặc điểm 
kỹ thuật của nó liên quan trực tiếp đến quá trình công nghệ, kỹ thuật gia công, sản xuất sản phẩm. 
• Phẩm chất cơ bản của chất liệu đối với thiết kế về mặt thẩm mỹ: tính đàn hồi, độ rủ , khả năng tạo 
dáng, khả năng định hình  tác động trực tiếp đến tính chất của các yếu tố mỹ thuật trang phục 
khác. 
• Cấu tạo vải khác nhau làm cho mặt vải khác nhau do đó đem lại hiệu quả thẩm mỹ khác nhau về 
thị giác, xúc giác,.. sự tham góp của chúng cho tính mỹ cảm của mẫu trang phục cũng rất đa dạng. 
 Các yếu tố chính của Mỹ thuật trang phục 
Câu 2: Trình bày khái niệm (4 điểm), ý nghĩa sử dụng của các thủ pháp: đối lập, tỷ lệ, nhịp điệu trong thiết kế mỹ 
thuật trang phục? (3 điểm) 
Đáp án: 
Các yếu tố 
Mỹ Thuật Trang phục 
Màu sắc Chất liệu Kiểu dáng Họa tiết 
Bố cục trang phục 
(nguyên tắc tạo hình) 
Đối lập, Tỉ lệ Nhịp điệu 
Phong cách 
Bố cục trong trang phục là sự kết hợp tất cả các yếu tố hình thành cần phải có để tạo nên một tổng thể vẹn 
toàn, thống nhất, hoàn chỉnh, để chuyền tải tư tưởng thẩm mỹ của tác phẩm. 
Một số nguyên tắc cần phải tuân thủ trong quá trình xây dựng bố cục trang phục: 
+ Tôn trọng vẻ đẹp riêng của từng yếu tố mỹ thuật trang phục. 
+ Tạo ra sự hài hòa trong mối quan hệ của từng yếu tố mỹ thuật. 
+ Bảo toàn tính toàn vẹn của hệ thống kể cả ở trạng thái tĩnh hay động. 
+ Phù hợp ý nghĩa sử dụng trang phục. 
+ Toát lên chủ đề chính sáng. 
Để có một bố cục đẹp và hiệu quả thì phải trải qua quá trình gia công các thành tố thông qua các thủ pháp 
xây dựng bố cục: quan hệ nhịp điệu, đối lập và tỉ lệ. 
+Quan hệ nhịp điệu 
• Nhịp điệu là sự biến đổi tuần hoàn, sự lặp lại có quy luật của các yếu tố mỹ thuật. Nhờ có sự biến 
đổi tuần hoàn có quy luật đó, các mẫu thiết kế toát lên toàn bộ hướng vận động của toàn hệ thống 
tạo ra cảm xúc thị giác khác nhau. Ngoài ra, nhịp điệu còn làm cho các yếu tố tạo hình gắn bó mật 
thiết với nhau, toàn bộ hệ thống hòa quyện vào nhau một cách linh hoạt hơn. 
- Khi sử dụng nhịp điệu cần tránh sự phức tạp hóa, cũng không nên rơi vào đơn điệu. 
+Quan hệ đối lập 
• So sánh các bộ phận quần áo theo từng yếu tố mỹ thuật (hình dáng, thể tích, kích thước, đường nét, 
màu sắc) ta thấy chúng tương tự nhau (tương đồng) hoặc khác nhau (biến điệu) hoặc trái ngược 
nhau hoàn toàn (tương phản). 
• Phân tích các mối quan hệ đối lập cho thấy, đối lập là trường hợp tương phản mạnh, tương đồng là 
khi đối lập ít. Nói cách khác, giữa tương đồng và tương phản có mối quan hệ mật thiết với nhau. 
- Quan hệ đối lập không mâu thuẫn với quan hệ tỉ lệ mà ngược lại còn khiến cho sự cân bằng thị 
giác không bị đơn điệu. Đối lập làm cho trọng tâm được nổi bật, khiến cho chính phụ rõ ràng, làm 
cho bố cục hài hòa và khỏe khoắn. 
- Quan hệ đối lập đóng vai trò chủ đạo có tác động tạo nên sự sống động của nghệ thuật tạo hình 
nói chung và nghệ thuật thiết kế thời trang nói riêng. 
+Quan hệ tỉ lệ 
• Trong tất cả các yếu tố, thành phần tham gia cấu thành trang phục đều có quan hệ mật thiết với 
nhau trong mối quan hệ về tỉ lệ. 
• Quan hệ tỉ lệ trong thiết kế thời trang là kết quả so sánh của các yếu tố hay nội bộ các yếu tố cụ thể 
có cùng giá trị như: độ dài, diện tích bề mặt, thể tích 
• Quan hệ tỉ lệ thường có: tỉ lệ thường gặp, tỉ lệ đặc biệt và tỉ lệ vàng. 
- Quan hệ tỉ lệ giúp cho việc sắp đặt các yếu tố mỹ thuật một cách nhịp nhàng, toàn diện, điều hòa, 
trong hệ thống bố cục. 
TP.HCM, Ngày 02 tháng 11 năm 2011 
 Lê Tường Thanh 

File đính kèm:

  • pdfde_thi_mon_my_thuat_trang_phuc_giu_hoc_ky_i_nam_hoc_2011_201.pdf