Đề thi viết cuối học kỳ II môn Công nghệ may 1 - Năm học 2012-2013

Tóm tắt Đề thi viết cuối học kỳ II môn Công nghệ may 1 - Năm học 2012-2013: ...1 Đề Thi Viết Cuối Kỳ II, 2012-2013 CÔNG NGHỆ MAY 1 Thời gian: 75’ Ngày : Không được sử dụng tài liệu, nộp lại đề thi. Câu 1: Nêu phương pháp kiểm tra nguyên – phụ liệu? ( 2đ) Kiểm tra nguyên liệu:  Nguyên tắc: kiểm tra phần trăm hay xác suất.  Cơ sở tiến hành: dựa trên Tiêu chuẩn kỹ thuật (TCKT) của nguyên liệu.  Nội dung kiểm tra:  Theo số lượng  Theo chất lượng Phương pháp thực hiện: cân, đo, đếm. Vải: Vải dạng cuộn: Tính khối lượng cây vải dựa trên bán kính cây.  R1 M1 L1  Rx Mx Lx Vải dạng tấm:  Sử dụng phương pháp cân để kiểm tra.  Vd: 1kg L1  x kg Lx ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ BỘ MÔN KỸ THUẬT DỆT MAY 2 Nguyên liệu:  Vải loại 1: >2m vải xuất hiện 1 lỗi.  Vải loại 2: 1m-2m xuất hiện 1 lỗi.  Vải loại 3: <1m xuất hiện 1 lỗi. Kiểm tra phụ liệu:  Phương pháp kiểm tra: cân, đo, đếm.  Hình thức kiểm tra: thường là xác suất. Đối với phụ liệu có %Tiêu hao=0 thì phải kiểm tra 100%.

pdf4 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề thi viết cuối học kỳ II môn Công nghệ may 1 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
Đề Thi Viết Cuối Kỳ II, 2012-2013 
CÔNG NGHỆ MAY 1 
Thời gian: 75’ Ngày : 
Không được sử dụng tài liệu, nộp lại đề thi. 
Câu 1: Nêu phương pháp kiểm tra nguyên – phụ liệu? ( 2đ) 
Kiểm tra nguyên liệu: 
 Nguyên tắc: kiểm tra phần trăm hay xác suất. 
 Cơ sở tiến hành: dựa trên Tiêu chuẩn kỹ thuật (TCKT) của nguyên liệu. 
 Nội dung kiểm tra: 
 Theo số lượng 
 Theo chất lượng 
Phương pháp thực hiện: cân, đo, đếm. 
Vải: 
Vải dạng cuộn: Tính khối lượng cây vải dựa trên bán kính cây. 
 R1 M1 L1 
 Rx Mx Lx 
Vải dạng tấm: 
 Sử dụng phương pháp cân để kiểm tra. 
 Vd: 1kg L1 
 x kg Lx 
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
KHOA CƠ KHÍ 
BỘ MÔN KỸ THUẬT DỆT MAY 
2 
Nguyên liệu: 
 Vải loại 1: >2m vải xuất hiện 1 lỗi. 
 Vải loại 2: 1m-2m xuất hiện 1 lỗi. 
 Vải loại 3: <1m xuất hiện 1 lỗi. 
Kiểm tra phụ liệu: 
 Phương pháp kiểm tra: cân, đo, đếm. 
 Hình thức kiểm tra: thường là xác suất. Đối với phụ liệu có %Tiêu hao=0 thì phải 
kiểm tra 100%. 
Câu 2: Giải thích các vấn đề sau: (3đ) 
a) Đa số các phụ liệu đều có phần trăm tiêu hao. Cho biết một dạng phụ liệu 
không có phần trăm tiêu hao và giải thích vì sao lại không có phần trăm tiêu 
hao trong trường hợp này? 
Nhãn thương hiệu. Để đảm bảo số lượng nhãn cung cấp đúng bằng số lượng sản 
phẩm, tránh hàng giả. 
b) Trong các phương pháp xác định thời gian định mức, phương pháp nào 
được khuyến khích sử dụng nhất. Vì sao? 
Phương pháp bấm giờ. Vì linh hoạt cho từng đơn hàng và độ chính xác cao. 
c) Việc tăng hay giảm công đoạn được quyết định bởi các yếu tố nào? 
Chất liệu, tình trạng sử dụng công nghệ tại công ty, tay nghề công nhân. 
d) Giải thích nguyên nhân sườn tay áo hoặc sườn ống quần bị xéo khi di 
chuyển. Đây gọi là dạng lỗi gì? 
Do canh sợi trên vải không thẳng. Đá lai 
Câu 3: 
3 
Một mã hàng bao gồm các loại size: S, M, L và XL. Được giác sơ đồ theo phương 
pháp trừ lùi với các loại sơ đồ như sau: 
Sđ 1: S+M+L với 20 bàn. 
Sđ 2: S+M+XL với 4 bàn. 
Sđ 3: S+XL với 12 bàn. 
Sđ 4: XL+XL với 12 bàn. 
Mỗi bàn trải tối đa 50 lớp. 
Hãy tính sản lượng cho mỗi size? 
Đáp án: S: 1800 sản phẩm, M: 1200 sản phẩm, L: 1000 sản phẩm, XL: 2000 sản phẩm. 
Câu 4: 
Tính số nhân sự cần cho qt trải vải và cắt vải. 
Biết rằng: thời gian trải 1m vải là 14 s 
 thời gian chuẩn bị bàn trải vải là 8’/bàn 
 thời gian kết thúc bàn trải là 10’/bàn 
 thời gian cắt vải đối với vải chính là 145s/m 
Kế hoạch làm việc của bộ phận cắt là 3 ngày. 
Sản lượng mã hàng, sơ đồ đề nghị theo kết quả câu 3. 
Các loại sơ đồ đề nghị: 
Sđ 1: S+M+L 6.2m; Sđ 2: S+M+XL 6.7m; Sđ 3: S+XL với 4.5m; Sđ 4: XL+XL 5.2m 
Đáp án: 
Tổng sổ công nhân 4 công nhân. Số công nhân trải 3 công nhân, Số công nhân cắt 1 công 
nhân. 
4 
-Hết- 
Bộ môn Kỹ thuật Dệt may Giảng viên ra đề thi 
 Nguyễn Thị Như Lan 

File đính kèm:

  • pdfde_thi_viet_cuoi_hoc_ky_ii_mon_cong_nghe_may_1_nam_hoc_2012.pdf