Động lực hơi nước tầu thủy - Lê Hữu Sơn
Tóm tắt Động lực hơi nước tầu thủy - Lê Hữu Sơn: ...ng noài hôi phöùc taïp hôn noài hôi oáng löûa, - naêng löïc tieàm taøng beù, vì ít nöôùc trong noài hôi, neân khoù duy trì aùp suaát hôi oån ñònh, - chieàu cao khoâng gian hôi beù, neân caàn phaûi coù thieát bò khoâ hôi. 2. Noài hôi oáng nöôùc naèm khí loø ñi chöõ Z a. Sô ñoà nguyeân lyù: ... cuûa doøng xoaùy caùc haït nöôùc coù tyû troïng lôùn hôn ñöôïc taùch ra khoûi hôi vaø hôi ñöôïc laøm khoâ. Hình 2.47. Baàu Nöôùc vaø hôi coù baàu ghoùp khoâ hôi. 1 – Baàu ghoùp khoâ hôi. 2 - Loái hôi vaøo baàu ghoùp khoâ hôi. 3 – OÁng xaû nöôùc. III. THIEÁT BÒ GAÏN MAËT, XAÛ ÑAÙY NOÀI H...ïi laø oáng taêng toác Laval) ñöôïc söû duïng nhieàu trong tuoác bin hôi taàu thuyû, vì taïo ñöôïc ñoäng naêng cuûa doøng hôi lôùn. 141 Hình 3.13. Hình daùng cuûa caùc loaïi oáng taêng toác OÁng taêng toác nhoû daàn OÁng taêng toác lôùn daàn OÁng taêng toác hoãn hôïp 142 CHÖÔNG 3. ...
tăng tốc độ quay của tuốc bin mà có rung động mạnh thì phải giảm vòng quay cho tới khi rung động đó mất đi, sau 5÷10 phút tiếp tục tăng lại vòng quay. Sau 2 đến 3 lần tăng vòng quay mà rung động không mất đi, thì phải dừng tuốc bin, tìm nguyên nhân và khắc phục, rồi mới khởi động lại. Trong thời gian tăng vòng quay của tuốc bin cần theo dõi: - Các tiếng ồn lạ ở tuốc bin và hộp số. - Rung động của tuốc bin. - Nhiệt độ hơi vào bầu ngưng. - Độ giãn dài của rôto và dãn nở nhiệt của thân tuốc bin - Theo dõi hệ thống bao và hút hơi. - Hệ thống xả nước đọng ở thân tuốc bin và ống dẫn. - Nhiệt độ ở các ổ đỡ, ổ chặn. - Aùp suất và nhiệt độ dầu bôi trơn. Sau khi vòng quay của tuốc bin đã đạt giá trị yêu cầu, đóng van xả nước ở các tầng đầu của tuốc bin làm việc với hơi quá nhiệt, các van xả nước ở các tầng cuối của tuốc bin làm việc với hơi bão hoà ẩm cần phải được mở. Cần phải chú ý rằng không có hệ thống xả nước nào có thể xả nhanh được hết lượng nước có trong tuốc bin khi khởi động, do đó cần phải 206 tuyệt đối tránh không để tuốc bin bị thuỷ kích, tránh không để nước bị cuốn theo hơi vào tuốc bin. Trong thời gian tuốc bin làm việc cần phải theo dõi, kiểm tra các thông số như: tốc độ quay của tuốc bin; áp suất hơi, nhiệt độ hơi vào và ra tuốc bin; áp suất dầu bôi trơn; nhiệt độ dầu bôi trơn. Kiểm tra sự làm việc của bầu làm mát dầu nhờn, độ sạch của dầu nhờn, độ sạch của các phin lọc dầu, kiểm tra mức dầu nhờn trong các két. Kiểm tra sự làm việc của bình ngưng, kiểm tra sự làm việc của các bộ làm kín đầu trục. Kiểm tra khe hở tuốc bin v.v... Vòng quay của tuốc bin được đo bằng tốc độ kế, vòng quay của tuốc bin là thông số thể hiện gần đúng nhất công suất phát ra của tuốc bin và là thông số rất quan trọng trong khai thác hệ động lực tuốc bin hơi nước tầu thuỷ. Aùp suất hơi công tác được đo ở các vị trí: sau bộ quá nhiệt, trước van manơ chính, trước ống phun của tầng thứ nhất, trong tầng tuốc bin tại vị trí trích hơi tới bộ hồi nhiệt, tại buồng hơi của tầng điều chỉnh, tại cửa vào bầu ngưng v.v.... Đo áp suất hơi ở các vị trí này cho phép người vận hành đánh giá đúng chất lượng làm việc của tuốc bin và của cả hệ động lực. Nhiệt độ hơi được đo ở các vị trí: sau bộ quá nhiệt, trước van manơ chính, trong tầng tuốc bin tại vị trí trích hơi tới bộ hồi nhiệt, v.v.... Độ sai lệch áp suất cho phép trong khai thác là 5%, nhiệt độ là 10÷150C . Thường xuyên theo dõi hơi trong các tầng trung gian, các khoang trích hơi, theo dõi áp suất hơi trong các bao hơi làm kín. Khi độ chân không trong bình ngưng giảm đi phải tiến hành kiểm tra hệ thống làm kín tuốc bin và tiến hành kiểm tra độ kín của tuốc bin, kiểm tra độ kín của bình ngưng, kiểm tra các bơn hút chân không. Khi hàm lượng ôxy trong nước vượt quá 0,05÷0,1 mg/l, thì chứng tỏ không khí bị dò lọt vào hệ thống. Aùp suất và nhiệt độ dầu bôi trơn được đo ở trước các điểm bôi trơn, áp suất dầu bôi trơn phải nằm trong giới hạn quy định, nhiệt độ dầu bôi trơn sau các ổ đỡ bằng 50÷550C và không được tăng lên đến quá 700C. Nhiệt độ dầu bôi trơn sau sinh hàn dầu nhờn bằng 40÷450C. Độ sạch của dầu nhờn phải được kiểm tra hàng ca trực. Dầu nhờn trong hệ động lực tuốc bin thường bị lẫn nước, nên phải thường xuyên xả nước cho dầu nhờn bôi trơn. Nước lẫn vào dầu nhờn có thể từ bầu làm mát dầu nhờn, có thể từ các bao hơi làm kín, vì vậy phải duy trì áp suất dầu nhờn trong bầu sinh hàn lớn hơn áp suất nước làm mát, duy trì khe hở của các bộ làm kín kiểu khuất khúc không lớn quá, duy trì áp suất hơi đến các bao hơi làm kín không lớn quá. Kiểm tra độ sạch của phin lọc dầu nhờn, thông qua độ sụt áp của dầu nhờn qua phin lọc. Nếu độ sụt áp của dầu nhờn qua phin lọc quá lớn, có nghĩa là phin lọc đã bị bẩn, khi đó phải vệ sinh phin lọc dầu nhờn. Khi vệ sinh phin lọc dầu nhờn phải kiểm tra kỹ các cặn bẩn, các mạt kim loại, sự có mặt của các mạt kim loại thể hiện quá trình mài mòn quá nhanh của các bạc đỡ, bạc chặn trục tuốc bin, của các bánh răng bộ giảm tốc. Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng dầu nhờn bôi trơn, phải thay dầu nhờn nếu: khi chỉ số axít lớn hơn 1,5mg KOH/1g dầu nhờn, khi hàm lượng nước vượt quá 0,1%, khi mầu 207 của dầu nhờn thay đổi, khi độ nhớt tăng hơn 25% giá trị quy định, khi các thành phần bẩn vượt quá các giá trị cho phép, khi dầu nhờn bị lão hoá. Dầu nhờn bị lão hoá là do các nguyên nhân sau: - do ôxy từ không khí sâm nhập vào, - do hàm lượng nước, hàm lượng cặn bẩn xâm nhập vào dầu nhờn quá lớn, - do nhiệt độ dầu nhờn thay đổi thường xuyên. Nhiệt độ dầu nhờn cao và hệ số tuần hoàn của dầu nhờn qua hệ thống lớn làm tăng nhanh quá trình lão hoá của dầu nhờn bôi trơn. Theo dõi sự hoạt động của các thiết bị trao đổi nhiệt, của bộ khử khí của các thiết bị liên quan như thiết bị chưng cất nước ngọt v.v..., việc trích hơi chỉ tiến hành khi tuốc bin đã làm việc ổn định. Theo dõi sự làm việc của bầu ngưng chính, nhất là sự kín khít của thiết bị, qua thông số độ chân không của bầu ngưng. Nếu hàm lượng muối trong nước ngưng tăng lên, nguyên nhân có thể là do bầu ngưng bị thủng và nước biển làm mát dò lọt vào phần nước ngọt ngưng tụ. Chú ý nghe tiếng động lạ, khi tuốc bin làm việc. Kiểm tra áp suất hơi vào và ra bộ làm kín tuốc bin. Thường xuyên kiểm tra vị trí của trục tuốc bin so với thân tuốc bin, kiểm tra các khe hở hướng trục và khe hở hướng kính của tuốc bin. III. DUY TRÌ TUỐC BIN Ở TRẠNG THÁI SẴN SÀNG LÀM VIỆC (TRẠNG THÁI STANBY) Duy trì tuốc bin ở trạng thái sẵn sàng làm việc ‘stanby’, nhằm đảm bảo luôn khởi động được tuốc bin trong thời gian ngắn nhất. Có thể duy trì trạng thái ‘stanby’ trong một giờ, trong 1/2 giờ và trong bất cứ lúc nào. Quy trình duy trì trạng thái sẵn sàng làm việc ‘stanby’ là: - Sau khi đóng van manơ để dừng tuốc bin, người ta mở một ít van manơ để đưa một lượng hơi nhỏ vào tuốc bin, đảm bảo cho rôto tuốc bin quay thật chậm. - Mở tất cả các van xả nước ở thân tuốc bin. - Giảm và sau đó ngừng cấp nước làm mát tới sinh hàn dầu nhờn. Đảm bảo nhiệt độ dầu nhờn không giảm xuống dưới 400C. - Cho tuốc bin quay trong thời gian 2 đến 3 phút, đóng van manơ lại để dừng tuốc bin. Sau 10÷15 phút dừng tuốc bin, lại via máy quay tuốc bin trong vòng 2 đến 3 phút. Chú ý nghe tiếng động lạ. _ Quay tuốc bin tiến sau đó quay tuốc bin lùi với tốc độ tối thiểu. - Nếu quá 15 phút mà không cho tuốc bin làm việc thì đóng van manơ lại. Via máy bằng máy via, sau 1÷2 giờ lại via máy bằng hơi. - Phải duy trì áp suất dầu nhời trong phạm vi quy định. IV. DỪNG TUỐC BIN Sau khi kết thúc manơ và được lệnh từ buồng lái dừng tuốc bin, đóng van manơ chính, mở các van xả nước của tuốc bin. Một phần các van xả nước có thể đã được mở ngay trong 208 thời gian manơ, vì vậy trong khi dừng tuốc bin phải mở mốt các van xả nước đọng còn lại. Nếu có lệnh của buồng lái thì phải duy trì tuốc bin ở trạng thái sẵn sàng làm việc. Trong thời gian tuốc bin nguội đi thường xuất hiện các ứng xuất nhiệt, cũng như trong thời gian hâm nóng tuốc bin. Thời gian làm nguội tuốc bin khá dài và phụ thuốc vào loại tuốc bin, phụ thuộc vào nhiệt độ quá nhiệt của hơi. Nhiệt độ quá nhiệt của hơi càng lớn, thời gian làm nguội tuốc bin càng dài, thời gian làm nguội tuốc bin thường bằng 24 giờ đến 36 giờ kể từ khi thực hiện manơ dừng tuốc bin. Trong thời gian làm nguội tuốc bin, nếu trục tuốc bin không quay thì quá trình làm nguội tuốc bin sẽ diễn ra không đều, phần dưới tuốc bin nhiệt độ sẽ thấp hơn phần trên tuốc bin (do không khí nóng được đẩy lên phía trên), chênh lệch nhiệt độ phần trên và phần dưới tuốc bin có thể lên đến 600C. Do phần dưới của tuốc bin nguội nhanh hơn, nên phần dưới của trục tuốc bin cũng nguội nhanh hơn, làm cho phần dưới của trục tuốc bin bị co lại nhiều hơn so với phần trên, do đó trục tuốc bin bị võng lên trên. Quá trình làm nguội tuốc bin khi trục không quay và khi trục quay định kỳ thể hiện trên hình 3.49. 1 – Quá trình nguội dần của trục tuốc bin khi không quay. 2 - Quá trình nguội dần của trục tuốc bin khi quay định kỳ. Hình 3.71. Quá trình làm nguội tuốc bin. Nếu trục tuốc bin nguội dần chúng ta quay đi một góc 1800, thì phần dưới của trục nguội nhanh hơn sẽ quay lên trên ở phần nóng hơn và ngược lại, làm cho độ võng của tuốc bin bị hãm lại và ứng suất nhiệt sẽ làm cho trục tuốc bin thẳng ra. Trục tuốc bin được làm mát bằng cách này, sau thời gian ta, tb sẽ có độ võng nhỏ như tại thời điểm dừng tuốc bin. Sau khi dừng tuốc bin 24h phải đo khe hở hướng kính, khe hở hướng trục của tuốc bin. Kết quả đo phải được ghi vào nhật ký máy. Sau 2÷3 ngày phải xả khí cho tuốc bin, bằng cách cho bơm chân không làm việc và quay trục đi 1/3 vòng, cấp dầu bôi trơn vào cổ trục. 209 CHƯƠNG 11. CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC I. CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP Trong quá trình làm việc của tuốc bin thường gặp các sự cố sau: - Tuốc bin có tiếng gõ lạ. - Tuốc bin bị thuỷ kích. - Tuốc bin bị rung động mạnh. 1. Tuốc bin có tiếng gõ lạ Phải thường xuyên kiểm tra tiếng gõ lạ của tuốc bin, kiểm tra tiếng gõ lạ của tuốc bin cũng được thực hiện khi thay đổi tốc độ của tuốc bin. Việc kiểm tra những tiếng gõ lạ của tuốc bin đòi hỏi người sử dụng phải có nhiều kinh nghiệm trong khai thác, vận hành máy. Tiếng động lạ bên trong tuốc bin thường gây nên bởi phần động của tuốc bin bị vướng vào phần tĩnh của tuốc bin. Nguyên nhân làm phần động tuốc bin vướng vào phần tĩnh của tuốc bin gồm: - Dao động của cánh và của trục tuốc bin. - Các 1iên kết cố định cánh, vành kín, vành khử đàn hồi bị nới lỏng. - Có lẫn các tạp chất cơ học trong hơi nước. - Biến dạng trong tuốc bin v.v... 2. Va đập thuỷ lực Va đập thuỷ lực bên trong tuốc bin thường xảy ra khi: - Giảm nhiệt độ hơi, giảm vòng quay của tuốc bin. - Dò hơi ở bộ làm kín. - Các hạt nước và hơi ẩm bị văng ra từ các bộ làm kín ở tuốc bin cao áp. - Nhiệt độ của bệ chặn tăng. Va đập thuỷ lực gây nên các hậu quả vô cùng lớn như: gẫy cách, hư hỏng cánh tuốc bin; làm chảy lớp lót bạc chặn chân vịt. Va đập thuỷ lực có thể xảy ra trong thời gian khởi động tuốc bin, cũng như trong thời gian làm việc ổn định của tuốc bin. Va đập thuỷ lực xảy ra trong thời gian khởi động tuốc bin là do không xả nước tốt cho hệ thống, hoặc do tăng tốc độ tuốc bin đột ngột, có nghĩa là tăng lượng hơi cấp vào tuốc bin đột ngột. Va đập thuỷ lực xảy ra trong thời gian làm việc ổn định của tuốc bin là do hiện tượng sôi trào trong nồi hơi gây nên, khi đó mực nước trong nồi hơi dâng cao hơn mực nước công tác và các hạt nước bị cuốn theo hơi vào tuốc bin gây nên va đập thuỷ lực trong tuốc bin. Do nước bi cuốn vào trong tuốc bin nên cánh tuốc bin có thể bị ngập trong nước làm hãm chuyển động của cánh, làm tốc độ quay của tuốc bin bị giảm, làm tăng dao động và tiếng ồn của tuốc bin. Nước cuốn theo hơi vào tuốc bin còn gây nên các nêm nước ở các cánh dẫn làm nghẽn dòng chuyển động của hơi và khi dòng hơi đẩy các nêm nước ra khỏi cánh dẫn sẽ gây nên 210 các va đập thuỷ lực. Khi tuốc bin làm việc các hạt nước được văng ra với vận tốc lớn, làm tăng đáng kể áp suất tác động lên vỏ tuốc bin, có thể gây nên rò rỉ ở các mối nối. Khi dòng hơi đẩy nêm nước ở cánh dẫn sẽ làm tăng áp suất ở trước tầng tuốc bin và làm giảm áp suất sau tầng tuốc bin, làm tăng lực dọc trục, làm tăng phụ tải của bệ chặn trục tuốc bin, có thể làm chảy lớp vật liệu lót của bệ chặn. Khi phát hiện ra có va đập thuỷ lực hoặc ngay cả khi có biểu hiện xuất hiện có các va đập thuỷ lực ngay lập tức phải dừng tuốc bin để tránh các hậu quả nghiêm trọng. 3. Dao động của trục và cánh tuốc bin Các nguyên nhân gây ra dao động của trục và cánh của tuốc bin: - Do cong trục chân vịt, hoặc gẫy cánh chân vịt. - Do các ổ đỡ bị hỏng, do trục bị biến dạng hoặc do bôi trơn kém. - Do nước bị cuốn theo hơi vào tuốc bin. - Do biến dạng trục hoặc vỏ tuốc bin khi hâm sấy tuốc bin không đều. - Do trục tuốc bin và hộp giảm tốc không đồng tâm. - Do các cạnh nhọn của các bộ làm kín kiểu khúc khuỷu tỳ vào trục. Để tìm ra nguyên nhân gây nên dao động của trục và cánh tuốc bin, phải giảm vòng quay tuốc bin, cho đến khi không còn dao động nữa, sau đó xả nước đọng, kiểm tra nhiệt độ, kiểm tra trạng thái của các bệ đỡ, kiểm tra nhiệt độ của bộ làm kín trục tuốc bin. Sau 10÷15 phút tăng vòng quay của tuốc bin đến giá trị ban đầu, sau đó lại cho tăng thêm một ít. Nếu sau khi tăng lại vòng quay của tuốc bin mà dao động không sẩy ra, hoặc chỉ sảy ra khi chúng ta cho vượt tốc tuốc bin, thì lại giảm vòng quay tuốc bin, lặp lại các bước như trên, sau đó lại tăng vòng quay tuốc bin lên giá trị ban đầu. Nếu trường hợp dao đông không mất đi thì phải dừng tuốc bin và tiến hành kiểm tra kỹ càng tuốc bin. I. KIỂM TRA TUỐC BIN Cũng như các thiết bị tầu thuỷ khác tuốc bin hơi tầu thuỷ cũng phải thường xuyên tiến hành kiểm tra thường kỳ và kiểm tra đăng kiểm. Kiểm tra đăng kiểm do cơ quan Đăng kiểm giám sát và kiểm tra. Cơ quan Đăng kiểm đưa ra các yêu cầu cụ thể để kiểm tra. Chủ Tầu phải chuẩn bị cho cơ quan Đăng kiểm kiểm tra tuốc bin ở trạng thái tháo rời. Trong thời gian kiểm tra đăng kiểm, Đăng kiểm viên phải kiểm tra được: - Vỏ tuốc bin, các bạc trục tuốc bin. - Hộp van chính, các van, các đường ống hơi. Khi cần thiết Đăng kiểm viên có thể yêu cầu thử kín các chi tiết này. - Bánh tĩnh, cánh hướng và các thiết bị làm kín bên trong và bên ngoài. - Trục tuốc bin ở trạng thái tháo rời, bánh động, cánh động, vòng làm kín cánh, vòng cố định khử đàn hồi cánh. - Cổ trục tuốc bin, bệ đỡ chặn. - Bình ngưng, các mối nối của ống lên mặt sàng. Nếu đăng kiểm viên thấy cần thiết có thể yêu cầu kiểm tra thuỷ lực bình ngưng theo đúng các quy định của Đăng kiểm. - Các thiết bị bảo vệ tuốc bin, thiết bị báo động và điều chỉnh của tuốc bin. 211 - Và tất cả các chi tiết khác mà Đăng kiểm viên thấy cần phải kiểm tra. Trong thời gian kiểm tra đăng kiểm tuốc bin cần phải kiểm tra kỹ bộ giảm tốc-ly hợp, bao gồm: - Kiểm tra thân bộ giảm tốc, kiểm tra bệ đỡ bộ giảm tốc - ly hợp. - Kiểm tra giăng kín của bộ giảm tốc - ly hợp. - Kiểm tra cổ trục của bộ giảm tốc, kiểm tra vật liệu lót của các bạc đở bộ giảm tốc – ly hợp. - Kiểm tra cánh bơm thuỷ lực. - Kiểm tra tình trạng và ăn khớp của các bánh răng bộ giảm tốc. - Kiểm tra các chi tiết ma sát. - Kiểm tra hệ thống thuỷ lực điều khiển của bộ giảm tốc - ly hợp. - Kiểm tra tất cả các chi tiết mà Đăng kiểm viên yêu cầu. Trước khi đưa tuốc bin vào kiểm tra đăng kiểm cần phải xác định rõ vị trí rò rỉ hơi và dầu nhờn, đo các khe hở của tuốc bin, xác định các thông số làm việc của tuốc bin như: - Áp suất và nhiệt độ hơi trước tuốc bin, trong tầng điều chỉnh, trong đường ống trích hơi của tuốc bin, độ chân không của bình ngưng. - Aùp suất dầu nhờn trong các bệ đỡ và trong hệ thống điều khiển, nhiệt độ dầu nhờn vào và ra các bệ đỡ tuốc bin. - Nhiệt độ nước làm mát vào và ra bình ngưng. Nếu sau khi kiểm tra, dự kiến có sửa chữa tuốc bin phải xác định lượng tiêu dùng hơi, để có thể kiểm chứng với lượng tiêu dùng hơi sau khi sửa chữa. Trước khi kiểm tra đăng kiểm cần phải kiểm tra chất lượng dầu nhờn bôi trơn và kiểm tra chất lượng nước ngưng. Nếu dầu nhờn có lẫn các tạp chất vượt quá giá trị cho phép và độ nhớt của dầu nhờn tăng quá 25% giá trị định mức thì phải thay mới dầu nhờn. 212 Tài liệu tham khảo: [1] Balcerski A.; Silownie okretowe; Wydawnictwo Politechniki Gdanskiej, Gdansk 1986. [2] Chmielniak T.; Obiegi termodynamiczne turbin cieplnych. Ossolineum, Wroclaw 1988. [3] Donald K.M.B.; Marine Steam Turbines; Merine Media Management ltd; London 1977. [4] Fox W.J.; Marine Steam Engines and Turbines; London 1956. [5] Kurzon A.G.; Sudowyje Parowyje i Gazowyje Turbiny; Sudpromgiz; Lenigrad 1962. [6] Kurzon A.G.; Teoria Sudowych Parowych i Gazowych Turbin; Sudostrojenie; Lenigrad 1970. [7] Kurzon A.G.; Osnowy Teorii Projectirowania Sudowych Paroturbinnych Ustanowok; Sudostrojenie; Lenigrad 1974. [8] Madejski J.; Wyniana ciepla w turbinach cieplnych. Ossolineum, Wroclaw 1988. [ 9] Michelon A.; Course de turbines Marines, T. I, II. Edition Maritime et d’Out’re- Mer, Paryz 1978. [10] Moisiejew A.A. Rozenbegr A.N.; Konstruirowanie i Rasczot Procznosti Sodowych TZA; Sudostrojenie; Lenigrad 1964. [11] Nikiel T.; Elementy Turbin Parowych; PWT, Warszawa 1960. [12] Nikiel T.; Turbiny Parowe; WNT, Warszawa 1980. [13] Nguyễn Hồng Phúc; Hệ động lực hơi nước; Đại học Hàng hải 1996. [14] Ocheduszko S.; Teoria Maszyn Cieplnych; [15] Perepeczko A., Stalinski J.; Okretowe i Silniki Parowe; Wydawnictwo Morskie; Gdansk 1971. [16] Perepeczko A.; Okretowe Turbiny Parowe; Wydawnictwo Morskie; Gdansk 1980. [17] Perycz S.; Turbiny Parowe i Gazowe; Ossolineum, Wroclaw 1992. [18] Pihowicz S.; Okretowe Silownie jadrowe z Reaktorami wodnocisnieniowymi; Wydawnictwo Morskie; Gdansk 1986. [19] Plaksinow N.P., Verete A.G.; Sudowyje Turbinnyje Ustanowki; Transport Mockwa 1973. [20] Popow W.F.; Montaz sudowych silowych Ustanowok; Sudostrojenije Lenigrad 1964. [21] Szczeglajew A.W.; Parowyje turbiny, Energija, Mockwa 1976. [22] Tuliszka E.; Turbiny Cieplne, Zagadnienie Termodynamiczne i Przeplywowe; WTN Warszawa 1973. [23] Trần Phương; Nồi hơi tầu thuỷ, tập 1, 2, 3; Đại học Hàng hải 1981. [24] Wieczorek B.; Technologia Montazu Turbin Parowych, WNT, Wrarszawa 1996. [25] Wisniewski S.; Obciazenie Cieplne Silnikow Turbinowych; WKL Warszawa 1974. 213
File đính kèm:
- dong_luc_hoi_nuoc_tau_thuy_le_huu_son.pdf