Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam - Trần Thị Minh Tuyết (Phần 1)

Tóm tắt Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam - Trần Thị Minh Tuyết (Phần 1): ... (1789), Nguyễn Ái Quốc đã kết luận: cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ là “cách mạng không đến nơi”, chỉ có cách mạng tháng Mười Nga là thành công triệt để vì “dân chúng số nhiều được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng”. Vì vậy, cách mạng Việt nam cần đi theo con đường cách mạng triệt để - con đ...dân Pháp được thành lập (bao gồm đảng Cộng sản, Đảng xã hội và Đảng Cấp tiến) và giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử và đứng ra thành lập chính phủ mới. Chính phủ này đã thông qua một số chính sách tiến bộ đối với các nước thuộc địa như: thả tù chính trị phạm, nới rộng một số quyền dân ...Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc đã giải quyết kịp thời những vấn đề cấp bách của cách mạng Việt nam và đề ra chiến lược, sách lược cách mạng khôn khéo trong tình thế vô cùng hiểm nghèo của nước nhà. 1.1.3. Kết quả, ý nghĩa và bài học lịch sử a) Kết quả thực hiện Cuộc đấu tranh thực hiện chủ ...

pdf60 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam - Trần Thị Minh Tuyết (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cách 
mạng miền Nam” là một trong những văn kiện quan trọng, góp phần vào sự hình thành đường 
lối cách mạng Việt nam ở miền Nam của Đảng ta. 
- Trên cơ sở “Đường lối cách mạng miền Nam”, tháng 1/1959, hội nghị Trung ương 
lần thứ 15 đã họp bàn về cách mạng miền Nam và ra nghị quyết về cách mạng miền Nam với 
những nội dung như sau: 
+ Về nhiệm vụ của cách mạng Việt nam: Trung ương Đảng nhận định: “Hiện nay cách 
mạng Việt nam do Đảng ta lãnh đạo bao gồm hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng XHCN ở 
miền Bắc và cách mạng DTDCND ở miền Nam’’. 
+ Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam: là giải phóng miền Nam khỏi ách thống 
trị của đế quốc và phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. 
+ Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam: Đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài 
Ngô Đình Diệm, thành lập chính phủ liên hiệp dân tộc. 
+ Về phương pháp cách mạng: Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt nam ở 
miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Dùng bạo lực cách mạng để 
đánh đổ bạo lực phản cách mạng, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Tuy 
nhiên, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu 
tranh vũ trang lâu dài để giành thắng lợi cuối cùng. 
+Về vấn đề mặt trận: Hội nghị chủ trương cần phải thành lập một mặt trận dân tộc 
thống nhất riêng ở miền Nam để tập hợp lực lượng chống đế quốc và tay sai. 
+ Về công tác xây dựng Đảng ở miền Nam: Phải xây dựng Đảng bộ miền Nam thật 
vững mạnh để đủ sức lãnh đạo trực tiếp cách mạng miền Nam. 
Đường lối của hội nghị TW lần thứ 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn. Đường lối đã xoay 
chuyển cục diện cách mạng miền Nam theo chiều hướng tích cực, mở đường cho cách mạng 
miền Nam tiến lên. Đường lối thể hiện rõ bản lĩnh cách mạng độc lập, tự chủ, sáng tạo của 
CHƯƠNG 3: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM 
LƯỢC (1945-1975) 
54 
Đảng ta trong thời điểm khó khăn của đất nước. Đường lối đó tiếp tục được hoàn chỉnh tại 
Đại hội III của Đảng. 
- Tháng 9/1960, Đại hội III của Đảng thông qua đường lối chiến lược cách mạng Việt 
nam trong giai đoạn mới. Đó là đường lối tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược ở 2 
miền: Một là, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc. Hai là, tiến hành cách mạng 
DTDCND ở miền Nam để giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, 
thực hiện thống nhất nước nhà. 
+ Mục tiêu chiến lược và đặc điểm của đường lối: 2 miền có 2 nhiệm vụ chiến lược 
khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước 
nhà tạm thời bị chia cắt nhưng nhưng đều phục vụ một mục đích chung là giải quyết mâu 
thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện mục tiêu 
chung trước mắt là thống nhất đất nước và đều do một Đảng lãnh đạo. 
+ Mối quan hệ giữa cách mạng hai miền: Do cùng phục vụ cho mục đích chung và đều 
do một Đảng lãnh đạo nên giữa 2 nhiệm vụ chiến lược đó có mối quan hệ mật thiết với nhau 
và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. 
+ Vị trí, vai trò, nhiệm vụ cụ thể của từng chiến lược cách mạng ở mỗi miền: Cách 
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn 
bộ cách mạng Việt nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cách mạng dân tộc dân 
chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền 
Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. 
+ Triển vọng của cách mạng: cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân ta là 
cuộc đấu tranh gay go, gian khổ, phức tạp, lâu dài nhưng thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc 
về ta, Nam Bắc sum họp một nhà, cả nước sẽ đi lên CNXH. 
* Ý nghĩa của đường lối: 
- Đường lối đó thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng: giương cao ngọn cờ độc lập dân 
tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa phù hợp với Miền Bắc vừa phù hợp với Miền Nam, vừa phù hợp 
với cả nước Việt Nam vừa phù hợp với tình hình quốc tế nên đã tạo ra được sức mạnh tổng 
hợp để dân tộc ta đủ sức đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất 
đất nước. 
- Đặt trong bối cảnh Việt nam và quốc tế lúc bấy giờ, đường lối chung của cách mạng 
Việt nam đã thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng ta trong việc giải quyết 
những vấn đề không có tiền lệ lịch sử. Có thể nói, đường lối đó là lời giải duy nhất đúng cho 
bài toán hóc búa của cách mạng Việt nam lúc bấy giờ. 
- Đường lối chiến lược chung cho cả nước và đường lối cách mạng ở mỗi miền là cơ sở 
để Đảng chỉ đạo quân dân ta phấn đấu giành được những thành tựu to lớn trong xây dựng chủ 
nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thắng lợi chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc 
Mỹ và tay sai ở miền Nam. 
CHƯƠNG 3: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM 
LƯỢC (1945-1975) 
55 
2.2. Đường lối trong giai đoạn 1965-1975 
2.2.1. Bối cảnh lịch sử 
- Thực hiện đường lối tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược ở 2 miền, cách mạng 
Việt Nam đã có những bước tiến rất mạnh mẽ. Ở miền Nam, “chiến tranh đặc biệt” (1960-
1964) đã bị phá sản. Để cứu nguy cho chính quyền Sài Gòn, Mỹ quyết định thi hành Chiến 
lược “chiến tranh cục bộ” với mục tiêu là bình định miền Nam, hủy diệt miền Bắc, buộc 
phía Việt Nam DCCH phải ngồi vào bàn đàm phán theo những điều kiện của Mỹ bằng cách 
đổ quân Mỹ và các nước chư hầu vào tham chiến trực tiếp ở miền Nam và dùng chiến tranh 
phá hoại miền Bắc. Trước tình hình đó, Đảng ta đã quyết định phát động cuộc kháng chiến 
chống Mỹ cứu nước trên phạm vi cả nước. 
 - Chúng ta bước vào giai đoạn chiến tranh trên quy mô cả nước với những thuận lợi và 
khó khăn sau đây: 
+ Thuận lợi: 
 Thứ nhất: Khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách mạng thế giới 
đang ở thế tiến công. 
Thứ hai: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc đã đạt và vượt các mục tiêu về kinh 
tế, văn hoá. Nhờ đó, sự chi viện sức người, sức của của miền Bắc cho cách mạng miền Nam 
được đẩy mạnh cả theo đường bộ và đường biển. 
 Thứ ba: Việc Mỹ đổ quân vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam và dùng chiến tranh 
phá hoại để hủy diệt miền Bắc làm bộc lộ tính phi nghĩa của Mỹ và tính chính nghĩa của nhân 
dân Việt nam. 
Thứ tư: Chiến tranh cách mạng ở Miền Nam đã phát triển rất cao. Bộ đội chủ lực của 
ta đã có kinh nghiệm sau nhiều năm đánh Mỹ. 
 + Khó khăn: 
 Thứ nhất: Sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc càng trở nên gay gắt và không có 
lợi cho cách mạng Việt nam. 
 Thứ hai: Việc đế quốc Mỹ mở cuộc “Chiến tranh cục bộ” ồ ạt đưa quân đội viễn 
chinh và các nước chư hầu vào trực tiếp xâm lược miền Nam đã làm cho tương quan lực 
lượng phần nào trở nên bất lợi cho ta. 
 Tình hình đó đã đặt ra yêu cầu mới cho Đảng ta trong việc xác định quyết tâm và đề ra 
đường lối kháng chiến chống Mỹ trên phạm vi cả nước để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. 
2.2.2. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối 
 * Quá trình hình thành và nội dung đường lối: Trước hành động gây “Chiến tranh cục 
bộ” ở miền Nam, tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, Hội nghị Trung 
ương lần thứ 11 (tháng 3-1965) và lần thứ 12 (tháng 12-1965) đã tập trung đánh giá tình hình 
và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên cả nước: 
CHƯƠNG 3: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM 
LƯỢC (1945-1975) 
56 
- Về nhận định tình hình: Trung ương Đảng nhận định dù Mỹ đưa vào miền Nam 
hàng chục vạn quân viễn chinh nhưng so sánh lực lượng ta và địch không thay đổi lớn, ta có 
đủ điều kiện và sức mạnh để đánh Mỹ và thắng Mỹ. 
- Về chủ trương của Đảng: Từ sự phân tích và nhận định trên, Trung ương Đảng quyết 
định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong toàn quốc, coi đó là nhiệm vụ 
thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam chí Bắc. 
- Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: nêu cao khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc 
Mỹ xâm lược”, “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ trong bất kỳ tình 
huống nào” để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, tiến tới thực hiện hoà bình thống nhất 
nước nhà. 
- Phương châm chỉ đạo chiến lược: tiếp tục và đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân ở 
cả 2 miền Nam Bắc; thực hiện kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh 
càng mạnh và cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng của cả hai miền để mở những 
cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối 
ngắn trên chiến trường miền Nam. 
 - Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam: giữ vững và phát triển thế 
tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công. 
 - Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: chuyển toàn bộ hoạt động của miền Bắc sang 
hoạt động thời chiến; tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế 
quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa; động viên sức người, sức của ở 
mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực 
chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng “Chiến tranh 
cục bộ” ra cả nước, phát động phong trào thi đua yêu nước với khẩu hiệu “Tất cả để đánh 
thắng giặc Mỹ xâm lược”. 
- Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: Trong cuộc chiến tranh 
chống Mỹ của nhân dân cả nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. 
Hai nhiệm vụ trên đây không tách rời nhau mà mật thiết gắn bó với nhau. 
 * Ý nghĩa của đường lối: Đường lối kháng chiến chống Mỹ trên phạm vi cả nước được 
đề ra trong hội nghị Trung Ương lần thứ 11 và lần thứ 12 có ý nghĩa hết sức quan trọng: 
 - Đường lối đó thể hiện rõ quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến 
công, tinh thần độc lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc 
trong điều kiện ác liệt, gian khổ của Đảng ta. Đường lối đó cũng phản ánh đúng đắn ý chí, 
nguyện vọng chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. 
 - Đường lối đó thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và 
chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược ở 2 
miền trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau. Điều đó phù hợp với thực 
tế đất nước và bối cảnh quốc tế. 
CHƯƠNG 3: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM 
LƯỢC (1945-1975) 
57 
 - Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức 
mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ 
sức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. 
 - Sự ra đời của đường lối kháng chiến chống Mỹ trên phạm vi cả nước thể hiện sự linh 
hoạt, kịp thời của Đảng ta khi đã nhanh chóng đề ra được đường lối mới sẵn sàng ứng phó với 
những biến đổi của hoàn cảnh lịch sử. 
 * Sự bổ sung đường lối kháng chiến chống Mỹ sau năm 1965: Đường lối được tiếp 
tục bổ sung, phát triển dựa trên những thay đổi của tình hình thực tiễn : 
 - Hội nghị TW lần thứ 13(1967) đưa ra chủ trương mở mặt trận ngoại giao. 
 - Hội nghị TW lần thứ 14(1968) quyết định mở chiến dịch Mậu Thân 1968. 
 - Hội nghị TW lần thứ 21(1973) đưa ra chủ trương giữ vững thế tấn công, sẵn sàng 
đánh trả các hành động xâm lấn, phá hoại hiệp định Pa-ri của kẻ thù. 
 - Hội nghị Bộ Chính trị (ngày 18/12/1974 - 8/1/1975) bàn kế hoạch giải phóng miền 
Nam, thống nhất tổ quốc . 
2.3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học 
2.3.1. Kết quả và ý nghĩa lịch sử 
* Kết qủa: Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng đã được quân và 
dân ta ở cả 2 miền Nam - Bắc hưởng ứng, thực hiện và đưa cuộc kháng chiến vĩ đại của dân 
tộc đến thắng lợi vẻ vang. 
- Ở miền Bắc, thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, sau 21 năm phấn đấu, một 
chế độ xã hội mới - chế độ xã hội chủ nghĩa bước đầu được hình thành trên miền Bắc nước ta. 
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã đạt được những thành tựu to lớn. 
+ Nhân dân miền Bắc đã bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN và tiến hành xây dựng 
CNXH trong điều kiện chiến tranh ác liệt, đã xây dựng được một số cơ sở vật chất- kỹ thuật 
bước đầu rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân; sự nghiệp y tế, giáo dục được mở rộng; tạo 
dựng được một xã hội ít tệ nạn. 
+ Miền Bắc đã đứng vững và giáng trả một cách thắng lợi 2 cuộc chiến tranh phá 
hoại của đế quốc Mỹ, đã bắn rơi 4181 máy bay các loại của Mỹ mà điển hình là chiến thắng 
lịch sử của trận “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội cuối năm 1972. 
+ Miền Bắc không chỉ chia lửa với các chiến trường mà còn hoàn thành xuất sắc vai 
trò căn cứ địa của cách mạng cả nước và nhiệm vụ hậu phương lớn đối với chiến trường miền 
Nam. “Không thể nào có thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nếu không có 
miền Bắc XHCNMiền Bắc xứng đáng là pháo đài vô địch của chủ nghĩa xã hội’’30. 
30 Văn kiện Đại hội Đảng IV, tr 283. 
CHƯƠNG 3: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM 
LƯỢC (1945-1975) 
58 
Mặc dù trong công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH ở miền Bắc còn nhiều vấn đề cần 
tiếp tục xem xét, đánh giá rút kinh nghiệm nhưng những thành tựu và kết quả của nó là điều 
không thể phủ nhận. 
- Ở miền Nam, với sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, quân dân ta đã vượt lên 
mọi gian khổ hy sinh, bền bỉ và anh dũng chiến đấu, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến 
tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. 
+ Trong giai đoạn 1954 -1960 đã đánh bại “Chiến tranh đơn phương” của Mỹ - nguỵ, 
đưa cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công; 
+ Giai đoạn 1961-1964 đã giữ vững và phát triển thế tiến công, đánh bại chiến lược 
“Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ- ngụy. 
+ Giai đoạn 1965-1968 đã đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ và chư 
hầu, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại hội 
nghị Pari. 
+ Giai đoạn 1969-1975 đã đánh bại chiến lược “Việt nam hoá chiến tranh” của Mỹ. 
* Ý nghĩa lịch sử: Đánh giá thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đại 
hội Đảng lần IV tháng 12/1976 nhận định: “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân 
dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc 
ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của 
chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến 
công vĩ đại của thế kỷ 20”. Thắng lợi này có ý nghĩa to lớn với cả trong nước và quốc tế. 
- Đối với Việt nam: 
+ Thắng lợi này đã kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách 
thống trị tàn bạo hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta, hoàn 
thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã trên phạm vi cả nước. 
+ Thắng lợi này đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên cả nước 
hòa bình, độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội. 
+ Thắng lợi này đã nâng cao vị thế, uy tín của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế - 
một dân tộc đã “chữa cho nhân loại một căn bệnh kinh niên là nghe theo Mỹ và sợ Mỹ’’31. 
- Đối với quốc tế: 
 + Bằng thắng lợi vĩ đại của mình, nhân dân ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược 
quy mô lớn nhất, dài ngày nhất của chủ nghĩa đế quốc kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 
+ Thắng lợi này chứng minh trước toàn nhân loại sự phá sản của chủ nghĩa thực dân 
mới. 
31 Richác-shultz:’’Cuộc chiến tranh bí mật chống Hà Nội’’, tr510. 
CHƯƠNG 3: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM 
LƯỢC (1945-1975) 
59 
+ Thắng lợi này góp phần tăng cường lực lượng của các nước xã hội chủ nghĩa, cổ vũ 
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 
+ Thắng lợi này đã chứng minh chân lý của thời đại: thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về 
dân tộc chính nghĩa nếu dân tộc ấy biết đoàn kết chặt chẽ, có đường lối và phương pháp cách 
mạng đúng đắn . 
2.3.2. Nguyên nhân thắng lợi và bài học 
 * Nguyên nhân: 
- Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước trước hết bắt nguồn từ sự lãnh đạo 
đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt nam. 
- Đó là kết quả của chủ nghĩa anh hùng cách mạng 
- Đó là kết quả của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. 
- Đó là kết quả của tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia 
và kết quả của sự ủng hộ hết lòng, sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, 
của phong trào công nhân và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới cũng như nhân dân tiến bộ 
Mỹ. 
Mỗi nguyên nhân kể trên có vị trí và tác dụng khác nhau, trong đó sự lãnh đạo đúng 
đắn của Đảng là nguyên nhân chi phối các nguyên nhân khác. 
* Bài học: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kéo dài 21 năm đã để lại nhiều bài 
học kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. 
- Một là: Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm huy động sức 
mạnh toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ. 
- Hai là:Tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của chính nghĩa; kiên định tư 
thế tiến công; dám đánh, quyết đánh và quyết thắng đế quốc Mỹ - một siêu cường trên thế 
giới. Tư tưởng đó là một nhân tố hết sức quan trọng đưa dân tộc ta đến đích toàn thắng. 
- Ba là: Đảng đã tìm ra được phương pháp đấu tranh cách mạng đúng đắn, sáng tạo, 
linh hoạt. Đó là phương pháp sử dụng bạo lực cách mạng tổng hợp, thực hiện mô hình của 
cuộc chiến tranh nhân dân để chống lại kẻ thù xâm lược hùng mạnh. 
- Bốn là: Kết hợp sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn của Trung Ương với công tác tổ 
chức thực hiện tài tình của cán bộ các cấp. 
- Năm là, Đảng ta hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cách 
mạng cả nước. 
- Sáu là: Phải kết hợp sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế. Phải thực hiện liên 
minh ba nước Đông Dương và tranh thủ tối đa sự giúp đõ của các nước XHCN, sự ủng hộ của 
nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
CHƯƠNG 3: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM 
LƯỢC (1945-1975) 
60 
1. Đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng của Đảng ta trong giai đoạn 
cách mạng 1945-1946? 
2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng ta trong giai đoạn 
cách mạng 1946-1954? 
3. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng 
chiến chống thực dân Pháp xâm lược? 
4. Nội dung đường lối cách mạng Việt Nam của Đảng trong giai đoạn mới (1954-
1964)? 
5. Quá trình nhận thức và phát triển đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng 
ta trong giai đoạn 1965-1975? 
6. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng 
chiến chống Mỹ cứu nước? 
VẤN ĐỀ THẢO LUẬN 
1. Tính đúng đắn và sáng tạo trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta. 
 2. Tính đúng đắn và sáng tạo trong đường lối kháng chiến chống Mỹ của Đảng ta. 
TÀI LIỆU HỌC TẬP 
 a. Tài liệu bắt buộc: 
1. Bộ giáo dục và đào tạo: Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt 
nam ( Tái bản có sửa chữa), Nxb CTQG, H, 2011, tr 77 -117 
2. Bộ giáo dục và đào tạo: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam ( tài 
liệu phục vụ dạy và học Chương trình các môn Lý luận chính trị trong các trường đại học, 
cao đẳng). Nxb Đại học kinh tế quốc dân, H, 2008, tr 37- 60. 
3. Đề cương theo tín chỉ của môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt 
nam do bộ môn Mác - Lênin - Học viện công nghệ bưu chính viễn thông biên soạn. 
 b. Tài liệu tham khảo: 
1. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc 
kháng chiến chống thực dân Pháp: thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 
2. Trường Chinh (1947), Kháng chiến nhất định thắng lợi, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 
3. Phan Huy Lê (2004), “Chiến thắng Điện Biên Phủ trong lịch sử và bản sắc văn hoá 
của dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 2 (146), tháng 2, tr. 7-11. 
4. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc 
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
5. Nguyễn Đình Lê (2005), “Tìm hiểu về đường lối chống Mỹ, cứu nước của Đảng 
trong cách mạng miền Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6, tr. 33-35. 

File đính kèm:

  • pdfduong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam_tran_thi_minh.pdf
Ebook liên quan