Gạch trong các di tích kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam thế kỷ XV - XVII

Tóm tắt Gạch trong các di tích kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam thế kỷ XV - XVII: ...ấy 1 viên gạch hình khối chữ nhật, tiết diện gần vuông, trang trí hình rồng. Gạch màu đỏ, xương (5) Xem: (1971), “Quốc sự quán triều Nguyễn”, Đại Nam thực lục, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. (6) Xem: Lê Quý Đôn (1977), Kiến Văn tiểu lục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. (7) Xem: Ngu... nhật rỗng (còn gọi là gạch thông gió). Bờ nóc mái quán Hưng Thánh được trang trí 14 viên gạch thông gió, trong đó có 9 viên gạch thời Mạc trang trí bông hoa bốn cánh tròn. Loại hoa văn này khi liên kết với nhau tạo thành một dải hoa mai liên hoàn, các vòng tròn lồng nhau và hình bông ... trên bia lăng Vũ Hồng Lượng (Hưng Yên) ở niên đại 1660 cho phép xác định niên đại của các viên gạch nói trên. Ở gạch hình khối chữ nhật, tiết diện hình chữ thập, mặt gạch là các đường dật cấp, phần giữa nổi cao, hai cạnh dọc thắt lõm, mặt cắt ngang hình gần chữ thập. Gạch phát hiện ...

pdf10 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Gạch trong các di tích kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam thế kỷ XV - XVII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô to lớn dưới thời Trịnh 
Giang như chùa Quỳnh Lâm, Hồ Thiên 
(Quảng Ninh)(5). Theo thống kê trong 
hai năm 1720-1729, có 832 đền thờ 
thuộc thượng đẳng thần, 1 ngôi trung 
đẳng, 1 ngôi trung hạ đẳng, 860 ngôi hạ 
đẳng đã được xây dựng(6). Điều đó cho 
thấy, việc xây dựng đền thờ ở thời kỳ 
này là rất lớn. 
Nguồn tư liệu văn bia thời kỳ này 
không ghi chép rõ về việc gạch được 
xây dựng như thời Mạc. Văn bia lưu giữ 
trong một số chùa chỉ cho chúng ta biết 
đôi chút về việc trùng tu, sửa chữa một 
số chùa, quán, đình, như quán Lâm 
Dương năm 1628, chùa Đậu (Phú 
Xuyên) năm 1639, đình Yên Sở (Hoài 
Đức) các năm 1663, 1668, 1672-1673, 
chùa Che (Phú Xuyên) Hà Nội năm 
1728(7). Do vậy, chúng ta không biết 
nhiều về gạch được sử dụng như thế nào 
trong thời Lê Trung hưng. 
Tập hợp lại cho thấy, nguồn thư tịch 
ghi chép rất ít, nguồn văn bia cung cấp 
nhiều thông tin có giá trị về tình hình 
xây dựng các công trình tín ngưỡng, tôn 
giáo trong thế kỷ XV-XVIII. Các loại 
hình kiến trúc được đề cập đến như 
chùa, quán, đình, đền, miếu, văn chỉ... 
Trong đó, việc trùng tu chùa, quán thế 
kỷ XV được đề cập đến rất ít, chủ yếu là 
trùng tu chùa, quán ở làng quê trong thế 
kỷ XVI-XVIII. Gạch được ghi chép 
nhiều trong văn bia với chức năng xây 
và ốp trang trí ở các vị trí kiến trúc (như 
xây thềm, lát nền; xây bệ thờ, tường, bờ 
nóc mái ở các vị trí tiền đường, hậu 
đường, tam quan...). Sự tham gia đóng 
góp tích cực của tầng lớp vua quan và 
quý tộc vào các công trình tín ngưỡng, 
tôn giáo đã tạo nên những sắc thái khác 
nhau và ảnh hưởng đến chất lượng công 
trình kiến trúc. Những nhận định trên sẽ 
được kiểm chứng bằng các loại hình 
gạch phát hiện được trong các di tích 
hiện còn trên mặt đất và các phát hiện 
khảo cổ học dưới lòng đất.(7) 
3. Đặc trưng gạch trong các di tích 
kiến trúc ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ 
XV - XVIII 
Các loại hình gạch thế kỷ XV - XVIII 
phản ánh đặc trưng và sự tiếp nối qua 
các thời Lê sơ, thời Mạc và thời Lê 
Trung hưng. 
3.1. Thời Lê sơ: kết quả khai quật 
khảo cổ học năm 1999 ở khu vực Văn 
Miếu (Hà Nội) đã tìm thấy 1 viên gạch 
hình khối chữ nhật, tiết diện gần vuông, 
trang trí hình rồng. Gạch màu đỏ, xương 
(5) Xem: (1971), “Quốc sự quán triều Nguyễn”, 
Đại Nam thực lục, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, 
Hà Nội. 
(6) Xem: Lê Quý Đôn (1977), Kiến Văn tiểu lục, 
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
(7) Xem: Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần 
nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tập 1, Nxb 
Khoa học xã hội, tr. 312-313; Chu Quang Trứ, 
Cung Khắc Lược (1996), “Chùa Che (Diên 
Phúc) một di sản sáng giá xuyên suốt các thời 
Trần-Mạc-Lê-Nguyễn”, Tạp chí Khảo cổ học, 
số 1, tr. 42-58; Nguyễn Ngọc Chất, Nguyễn 
Quang Huy (2007), “Khai quật khu trung tâm 
di tích chùa Đậu năm 2006”, Thông báo khoa 
học, tr. 77-102. 
 Gạch trong các di tích kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo... 
 81 
gốm mịn(8). Đây có thể là vết tích xây 
dựng Văn Miếu năm 1483-1484 mà thư 
tịch đã ghi chép. 
3.2. Thời Mạc: So với thời Lê sơ, 
gạch thời Mạc phát hiện trong di tích 
còn lại khá nhiều. Các phát hiện khảo cổ 
học và di tích kiến trúc hiện còn quanh 
khu vực Hà Nội như quán Hội Linh, 
quán Hưng Thánh, chùa Hội, chùa Bối 
Khê, chùa Đậu, chùa Cực Lạc, đền 
Thượng(9). Gạch thời Mạc gồm các loại: 
gạch hình vuông, hình khối chữ nhật và 
gạch có hình dáng đặc biệt với các dạng 
khác nhau. 
Loại gạch hình vuông, tiết diện hình 
chữ nhật dẹt dùng để lát nền, nên được 
gọi là gạch lát. Gạch vuông thời Mạc 
thường để trơn, ít trang trí hoa văn. Một 
số tiêu bản gạch có trang trí hình bông 
hoa sen đang nở ở chùa Che, Phú 
Xuyên(10) hoặc chạm khắc trực tiếp bằng 
tay ô vuông dạng hình bàn cờ (ở chùa 
Đậu, Hà Nội). 
Gạch hình chữ nhật là loại gạch có 
hình khối chữ nhật, khá vuông thành sắc 
cạnh. Chất liệu gạch khá mịn, hơi bở, có 
khi tạo bột phấn, màu đỏ. Theo tiết diện 
ngang, gạch có hai loại cơ bản là loại 
tiết diện hình vuông, gần vuông và loại 
tiết diện hình chữ nhật dẹt. 
Gạch hình khối chữ nhật, tiết diện 
vuông hoặc gần vuông thời Mạc có kích 
thước trung bình dài (28-36) cm, rộng 
(12-14) cm, dày (8,5-10) cm. Có loại 
gạch được trang trí hoa văn và không 
trang trí hoa văn. Tuy nhiên, loại gạch 
trang trí hoa văn phổ biến hơn. Hoa văn 
trang trí trên mặt gạch, đầu viên gạch 
hoặc kết hợp trên mặt gạch và đầu viên 
gạch với các khung hình khác nhau: 
hình vuông, hình tròn lồng trong khung 
hình vuông, hình chữ nhật và hình ô 
van. Đề tài trang trí là linh thú và hoa lá 
cách điệu mang đậm phong cách thời 
Mạc. Đề tài linh thú gồm hình rồng, 
chim phượng, cá hóa rồng, hổ, nghê, 
lân, ngựa, voi, hươu, chim... Đề tài hoa 
lá gồm hoa mai, hoa sen... Hoa sen thể 
hiện phong phú với chiều nhìn chính 
diện gồm 8 cánh hoa nổi khối trên mặt 
gạch; chiều nhìn bổ dọc có cánh hoa 
lượn mềm. Đề tài trang trí còn có sự kết 
hợp với nhau như hình rồng và hoa sen, 
chuột và hoa sen, rồng và chim phượng. 
Gạch vồ có chức năng xây móng, bó vỉa 
bậc thềm, ốp trang trí bệ thờ...(8) 
Khảo sát móng gạch còn tương đối 
nguyên vẹn ở chùa Hội, quán Hội Linh 
(Hà Nội) cho thấy, móng xây từ 4 đến 7 
lớp gạch được xếp so le ngang - dọc 
(8) Xem: Nguyễn Mạnh Cường, Hà Văn Cẩn, 
Bùi Minh Trí, Nguyễn Sơn Ka (2000), “Đào 
thăm dò khảo cổ học khu Văn Miếu (Hà Nội)”, 
Tạp chí Khảo cổ học, số 3, tr. 57 - 73. 
(9) Xem: Nguyễn Ngọc Chất, Nguyễn Quang 
Huy (2007), “Khai quật khu trung tâm di tích 
chùa Đậu năm 2006”, Thông báo khoa học, 
tr.77-102; Lại Văn Tới (2009), “Đền Thượng 
(Cổ Loa - Hà Nội) thời lịch sử”, Tạp chí Khảo 
cổ học, số 5, tr. 76-99. 
(10) Xem: Chu Quang Trứ, Cung Khắc Lược 
(1996), “Chùa Che (Diên Phúc) một di sản sáng 
giá xuyên suốt các thời Trần-Mạc-Lê-Nguyễn”, 
Tạp chí Khảo cổ học, số 1, tr. 42-58. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 (69) - 2013 
 82 
(viên nằm ngang - viên nằm dọc tạo 
khóa) và không có vữa liên kết. Gạch 
xây bó vỉa thềm bậc trang trí hình rồng 
còn phát hiện ở đền Phù Đổng (Hà Nội) 
và đền Kẻ Hạ (Hoa Lư), Ninh Bình. 
Gạch thời Mạc ở chùa Đậu (Hà Nội) còn 
được tận dụng để xây bó móng kiến trúc 
thế kỷ XVII bằng hình thức quay mặt 
những viên gạch có hoa văn trang trí 
vào trong(11). 
Gạch hình khối chữ nhật với kích 
thước chiều dày mỏng hơn chiều rộng 
tạo mặt cắt ngang hình chữ nhật dẹt. 
Loại gạch này rất đa dạng về kích thước. 
Một số viên còn nguyên có kích thước: 
(34 x 21,5 x 3.4) cm, (26,5 x 11,5 x 5,3) 
cm. Gạch phổ biến được trang trí hoa 
văn. Hoa văn trang trí trên mặt gạch và 
rìa cạnh viên gạch với các đề tài: hình 
rồng, chim phượng, long mã, hình người 
kết hợp với lân, voi, hoa sen mang 
phong cách nghệ thuật thời Mạc. Gạch 
loại này phát hiện ở một số di tích như 
chùa Cực Lạc, chùa Che, đền Thượng 
(Hà Nội). Đáng chú ý là, viên gạch đắp 
nổi hình rồng, hình chim phượng được 
khắc trực tiếp bằng tay ở chùa Cực Lạc 
(Hà Nội). Khảo sát một số di tích hiện 
còn cho thấy, gạch được sử dụng để ốp 
trang trí bệ thờ ở phía sau thượng điện 
chùa Che (Hà Nội) hoặc xây bó vỉa 
móng chùa Hội (Hà Nội). 
Gạch có hình dáng đặc biệt thời Mạc 
có hai loại: gạch hình khối hộp chữ 
nhật và gạch hình chữ D. Gạch hình 
khối hộp chữ nhật rỗng (còn gọi là gạch 
thông gió). Bờ nóc mái quán Hưng 
Thánh được trang trí 14 viên gạch 
thông gió, trong đó có 9 viên gạch thời 
Mạc trang trí bông hoa bốn cánh tròn. 
Loại hoa văn này khi liên kết với nhau 
tạo thành một dải hoa mai liên hoàn, 
các vòng tròn lồng nhau và hình bông 
hoa đồng tiền. Đường diềm là băng 
chấm tròn nổi. Niên đại bờ nóc mái 
quán Hưng Thánh thuộc phong cách 
nghệ thuật thời Mạc(12). 
Gạch hình chữ D là loại gạch có 
hình khối chữ nhật, trên rìa cạnh viên 
gạch hình cung tròn tạo mặt cắt hình 
chữ D. Gạch phát hiện ở chùa Đậu và 
đền Thượng (Hà Nội) thường để trơn 
hoặc trang trí hoa văn. Hoa văn trang 
trí hình cánh sen và hoa lá cách điệu. 
Loại gạch này thường được sử dụng bó 
vỉa hoặc bó góc như ở móng gạch chùa 
Hội (Hà Nội). 
Trong các loại gạch trên, gạch hình 
khối chữ nhật, tiết diện vuông hoặc gần 
vuông là loại gạch được sử dụng phổ 
biến nhất. Hoa văn trang trí trên gạch 
phổ biến được in khuôn, ít được khắc 
trực tiếp bằng tay. Gạch có chất liệu khá 
mịn, màu đỏ gạch là những đặc trưng 
chung của gạch thời Mạc trong các di 
tích kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo ở 
(11) Xem: Nguyễn Ngọc Chất, Nguyễn Quang 
Huy (2007), “Khai quật khu trung tâm di tích 
chùa Đậu năm 2006”, Thông báo khoa học, tr. 
77-102. 
(12) Xem: Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Du Chi, 
Trần Lâm, Nguyễn Bá Vân (1993), Mỹ thuật 
thời Mạc, Viện Mỹ thuật, Hà Nội. 
 Gạch trong các di tích kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo... 
 83 
đồng bằng Bắc Bộ. 
3.3. Thời Lê Trung hưng 
Tiếp nối gạch thời Mạc, gạch thời Lê 
Trung hưng phong phú hơn và biến đổi 
khác đi. Bên cạnh loại chất liệu mịn, còn 
có thêm chất liệu thô hoặc rất thô. Màu 
sắc vẫn tiếp tục là màu đỏ và xám. Các 
loại hình gạch vẫn tiếp nối thời kỳ trước 
là gạch hình vuông, hình khối chữ nhật 
và gạch có hình dáng đặc biệt. 
Khác biệt với gạch hình vuông thời 
Mạc, gạch hình vuông thời Lê Trung 
hưng phổ biến được trang trí hoa văn. 
Đề tài trang trí hình rồng, chim phượng, 
hoa sen, hoa cúc, hoa mai và hoa chanh. 
Thời Lê Trung hưng còn xuất hiện thêm 
loại gạch có kích thước nhỏ (20 x 20) 
cm như ở đền Thượng (Hà Nội)(13). 
Thời Lê Trung hưng vẫn tiếp tục sử 
dụng gạch có tiết diện vuông hoặc gần 
vuông và loại gạch có tiết diện hình chữ 
nhật dẹt như thời Mạc nhưng đã biến đổi 
khác. Gạch có tiết diện vuông hoặc gần 
vuông thời Lê Trung hưng tương tự như 
thời Mạc nhưng có kích thước lớn hơn 
và có thêm loại gạch có kích thước nhỏ. 
Đó lá gạch phát hiện ở chùa Cực Lạc và 
chùa Đậu (Hà Nội). Loại gạch này kích 
thước lớn: dài (35-50) cm, rộng (17-25) 
cm, dày (8-16) cm, màu xám. Hoa văn là 
những nét chạm thưa, khối nổi dẹt được 
chạm khắc trực tiếp bằng tay. Đề tài 
trang trí tương tự thời Mạc nhưng phong 
phú hơn và có thêm nhiều hoa văn mới 
như hoa mẫu đơn, hoa cúc, hoa sen và 
hoa mai với nhiều kiểu khác nhau. Hình 
hoa sen có hình nhìn bổ dọc theo cánh 
hoa, còn có hình cả cụm hoa. Hình con 
vật kết hợp với nhau hoặc con vật kết hợp 
hoa lá cũng là đề tài trang trí phổ biến 
trong thời kỳ này. Gạch thời Lê Trung 
hưng còn xuất hiện thêm nhiều loại mới 
như ảnh vật, hoa mẫu đơn, hoa văn đấu 
củng và chữ Hán.(13) 
Gạch hình khối chữ nhật với tiết diện 
hình vuông hoặc gần vuông thời Lê 
Trung hưng còn có loại gạch kích thước 
nhỏ (còn gọi là gạch thỏi). Kích thước 
gạch rộng (6-7) cm, dày (3-4) cm, màu 
xám. Loại gạch này hiện chỉ thấy ở đền 
Thượng (Hà Nội). Hoa văn trang trí hoa 
dây cách điệu là đường chỉ tròn hoặc 
đường chỉ vuông dẹt có các móc lá tỏa 
về hai phía, uốn cong ở đầu. 
Gạch hình khối chữ nhật, tiết diện 
hình chữ nhật dẹt thời Lê Trung hưng có 
kích thước trung bình: (55-70) x (29-31) 
cm, (26 x 23-35) cm, màu đỏ. Hoa văn 
trang trí có nhiều đề tài khác nhau. 
Ngoài hình rồng, chim phượng, ngựa, 
voi, hươu như các loại gạch khác còn có 
thêm hình mặt trời, người gánh củi, chèo 
thuyền, đánh cá, chơi cờ, ngồi học, đang 
tắm. Hoa văn là những lời chúc tụng. 
Bài thơ chữ Hán đều thể hiện lòng mong 
muốn, sự may mắn, hạnh phúc cho con 
người. Loại gạch này được sử dụng xây 
tường, hành lang và cổng tam quan như 
(13) Xem: Lại Văn Tới (2009), “Đền Thượng 
(Cổ Loa - Hà Nội) thời lịch sử”, Tạp chí Khảo 
cổ học, số 5, tr. 76-99. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 (69) - 2013 
 84 
văn bia chùa Sổ (Hà Nội) ghi năm 1672-
1673(14). Loại gạch có kích thước lớn 
còn thấy ốp trang trí bệ thờ quán Hưng 
Thánh (Hà Nội). 
Gạch có hình dáng đặc biệt thời Lê 
Trung hưng phong phú hơn gạch cùng 
loại thời Mạc. Ngoài loại gạch hình chữ 
D còn có thêm các loại khác, như gạch 
hình khối chữ nhật, tiết diện ngang hình 
chữ thập, hình chữ C. 
Gạch hình chữ D thời này vẫn tiếp 
nối gạch hình chữ D thời Mạc nhưng đã 
biến đổi khác. Gạch hình chữ D có kích 
thước lớn hơn (28 x 24) cm. Hoa văn 
trang trí hình người với mình chim ngồi 
phơi bụng (ngồi thẳng chính diện hai tay 
giơ cao ở bệ thờ chùa Trăm Gian và 
ngồi phơi bụng, mặt úp vào trong, đầu 
ngoái ra phía trước ốp bệ thờ ở quán 
Hưng Thánh). Hình người tương tự có 
trên bia lăng Vũ Hồng Lượng (Hưng 
Yên) ở niên đại 1660 cho phép xác định 
niên đại của các viên gạch nói trên. 
Ở gạch hình khối chữ nhật, tiết diện 
hình chữ thập, mặt gạch là các đường 
dật cấp, phần giữa nổi cao, hai cạnh dọc 
thắt lõm, mặt cắt ngang hình gần chữ 
thập. Gạch phát hiện ở chùa Cực Lạc 
(Hà Nội) có kích thước (9,5-7,8 x 4,8 x 
4,7) cm. Gạch phổ biến để trơn, không 
trang trí hoa văn. 
Ở gạch hình khối chữ nhật, hai bên có 
cạnh lõm được phát hiện ở chùa Cực 
Lạc (Hà Nội) có kích thước (26 x 13 x 
4,6) cm. Hai bên cạnh dọc của mặt phải 
có đường lõm lòng máng, mặt trái của 
gạch có 4 lộ thủng để chốt. Gạch tương 
tự được sử dụng xây bờ nóc, bờ dải mái 
kiến trúc như đã thấy trên mô hình nhà 
bằng sứ thế kỷ XVII hiện trưng bày tại 
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. 
Loại gạch hình khối chữ nhật trên 
một mặt có gờ lõm với mặt cắt ngang 
hình chữ C. Hai rìa cạnh viên gạch trang 
trí hình bông hoa mai cánh tròn, xen kẽ 
ba đường chỉ nổi. Gạch được xây ốp 
trang trí trên bờ nóc mái ở đình Chu 
Quyến (Hà Nội).(14) 
4. Nhận xét 
Nguồn tư liệu thư tịch, văn bia, các di 
tích hiện còn trên mặt đất và những phát 
hiện khảo cổ học dưới lòng đất cung cấp 
cho chúng ta nhiều thông tin về tình 
hình xây dựng, sử dụng gạch trong các 
di tích kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo thế 
kỷ XV - XVIII . 
Qua nguồn từ liệu đó, chúng tôi có 
đưa ra một số nhận xét sau: 
Thứ nhất, gạch trong các công trình 
kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo thế kỷ XV 
- XVIII phản ánh truyền thống và sức 
sáng tạo của người thợ gốm qua các thời 
Lê sơ, thờiMạc và thời Lê Trung hưng. 
Loại gạch hình khối chữ nhật với tiết 
diện vuông hoặc gần vuông và trang trí 
hoa văn xuất hiện trong thời Lê sơ, trở 
nên phổ biến trong thời Mạc và thời Lê 
Trung hưng. Hình rồng trang trí trên 
(14) Xem: Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần 
nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa 
học xã hội, tr. 312-313. 
 Gạch trong các di tích kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo... 
 85 
gạch là hoa văn tồn tại xuyên suốt thời 
Lê sơ đến thời Lê Trung hưng. 
Sự sáng tạo cũng thể hiện rất rõ qua 
mỗi thời kỳ. Thời Lê sơ sáng tạo nên 
gạch hình khối chữ nhật với tiết diện 
gần vuông và trang trí hoa văn. Sang 
thời Mạc, loại gạch này phổ biến được 
trang trí hoa văn hình linh vật và hoa lá 
bằng kỹ thuật in khuôn. Hình chim 
phượng trang trí trên gạch và kỹ thuật 
đắp nổi trên mặt gạch cũng là điểm đáng 
chú ý trong sáng tạo trên gạch thời kỳ 
này. Vào thời Lê Trung hưng sức sáng 
tạo của người thợ gốm được thể hiện rõ. 
Loại gạch hình khối chữ nhật, tiết diện 
vuông hoặc gần vuông có kích thước lớn 
hơn, có hoa văn được chạm khắc trực 
tiếp bằng tay. Thời này sáng tạo thêm 
nhiều loại gạch mới, như gạch hình khối 
chữ nhật, tiết diện hình chữ thập, hình 
chữ C. Xuất hiện thêm hoa văn mới, như 
hình người, hình người mình chim, cảnh 
sinh hoạt thường ngày của con người 
như đánh cờ, đang tắm, hái củi, chèo 
thuyền. Hoa văn chữ Hán với những bài 
thơ, lời chúc mong muốn sự may mắn 
và hạnh phúc cho con người cũng là 
sáng tạo của người thợ gốm thời kỳ này. 
Thứ hai, gạch trong các công trình 
kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo thế kỷ XV 
- XVIII phản ánh kiến trúc của người 
Việt Nam. Vết tích móng kiến trúc còn 
khá nguyên vẹn ở chùa Đậu, chùa Hội 
và quán Hội Linh (Hà Nội) cho thấy, kỹ 
thuật bó móng kiến trúc thời Mạc là kỹ 
thuật xếp so le và không dùng chất kết 
dính. Kỹ thuật này bảo lưu truyền thống 
từ thời Lý, Trần, qua thời Lê sơ và phát 
triển trong thời Mạc. Nhưng trong kiến 
trúc tín ngưỡng, tôn giáo thời Mạc, gạch 
bó móng sử dụng gạch trang trí hoa văn. 
Hiện nay vết tích kiến trúc thời Mạc còn 
nguyên vẹn không nhiều. Vết tích kiến 
trúc ở các kinh đô như Dương Kinh (Hải 
Phòng) và Thăng Long (Hà Nội) đều đã 
bị phá hủy trong cuộc chiến tranh Trịnh-
Mạc. Những phát hiện này cung cấp cho 
chúng ta thêm tư liệu nghiên cứu về kỹ 
thuật bó móng thời Mạc. Đó chính là 
những chứng cứ vật chất về sự tồn tại và 
đóng góp của nhà Mạc và dòng họ Mạc 
trong lịch sử. Truyền thống này tiếp tục 
phát triển trong thời Lê Trung hưng, thể 
hiện rõ trên những viên gạch vồ ở chùa 
Đậu (Hà Nội). 
Thứ ba, hoa văn trang trí trên gạch 
thế kỷ XVI - XVIII phản ánh thời kỳ 
nghệ thuật dân gian phát triển cao. 
Trang trí trên gạch là trang trí rất phổ 
biến trong các di tích kiến trúc tín 
ngưỡng, tôn giáo thế kỷ XVI - XVIII ở 
đồng bằng Bắc Bộ. Thời kỳ này trang trí 
trên chất liệu gỗ, đá, đất nung rất phổ 
biến. Trang trí trên vật liệu đất nung, 
đặc biệt là trên gạch, lại cho thấy những 
nét độc đáo riêng. Những viên gạch 
trang trí ở chùa Đậu giống như những 
bức tranh ghép diễn tả các sự vật hiện 
tượng trong đời sống. Sự tiến triển của 
cây và hoa lá, hoạt động của con vật và 
hoa lá, các tư thế của con vật rất vui 
nhộn: chuột chầu hoa sen, cá hóa rồng 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 (69) - 2013 
 86 
vui đùa với bóng, chim ở các tư thế khác 
nhau, các con vật đang chuyển động... 
Hoa cúc, hoa sen, hoa mẫu đơn diễn tả 
theo chiều nhìn chính diện, nhìn 
nghiêng hoặc bổ dọc theo toàn bộ cụm 
hoa, bông hoa, nửa bông hoa, ¼ bông 
hoa... Tất cả đã khắc họa lên bức tranh 
sống động về cuộc sống. Điều đó cho 
thấy, gạch không chỉ có chức năng xây, 
trang trí, mà còn phản ánh hiện thực 
cuộc sống, những ước mơ, khát vọng 
của người dân đương thời và phần nào 
mang ý nghĩa tín ngưỡng, tâm linh của 
cư dân. 
Thứ tư, gạch sử dụng trong các công 
trình kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo thế 
kỷ XV - XVIII đều liên quan đến các 
tôn giáo như Nho giáo, Phật giáo và 
Đạo giáo. Các vết tích kiến trúc tín 
ngưỡng, tôn giáo thời Lê sơ hầu như 
không còn, vết tích còn lại chủ yếu của 
thời Mạc và thời Lê Trung hưng. Điều 
đó phản ánh đúng tình hình tôn giáo 
nước ta thời kỳ này. 
Đối với các công trình kiến trúc của 
nhà nước (như thành quách, cung điện, 
phủ đệ, lăng tẩm...) đã được thư tịch ghi 
chép rõ, chúng ta khá dễ dàng tìm hiểu 
các di tích đó. Còn đối với các công 
trình kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo mà 
thư tịch và văn bia ghi chép thì những 
phát hiện trên còn rất hạn chế, việc 
nghiên cứu những viên gạch ở các công 
trình đó góp phần tìm hiểu lịch sử văn 
hóa Việt Nam, góp phần phục dựng và 
bảo tồn các di tích kiến trúc. 
Tài liệu tham khảo 
1. Chu Quang Trứ, Cung Khắc Lược (1996), 
“Chùa Che (Diên Phúc) một di sản sáng giá 
xuyên suốt các thời Trần-Mạc-Lê-Nguyễn”, 
Tạp chí Khảo cổ học, số 1, tr. 42-58. 
2. (1993) Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2 và 3, 
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
3. Đinh Khắc Thuân (2010), Văn bia thời 
Mạc, Nxb Hải Phòng. 
4. Lại Văn Tới (2009), “Đền Thượng (Cổ 
Loa - Hà Nội) thời lịch sử”, Tạp chí Khảo cổ 
học, số 5, tr. 76-99. 
5. Lê Quý Đôn (1977), Kiến Văn tiểu lục, 
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
6. Nguyễn Mạnh Cường, Hà Văn Cẩn, Bùi 
Minh Trí, Nguyễn Sơn Ka (2000), “Đào thăm 
dò khảo cổ học khu vực Văn Miếu (Hà Nội)”, 
Tạp chí Khảo cổ học, số 3, tr. 57-73. 
7. Nguyễn Ngọc Chất, Nguyễn Quang 
Huy (2007), “Khai quật khu trung tâm di 
tích chùa Đậu năm 2006”, Thông báo khoa 
học, tr. 77 - 102. 
8. Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Du Chi, 
Trần Lâm, Nguyễn Bá Vân (1993), Mỹ thuật 
thời Mạc, Viện Mỹ Thuật, Hà Nội. 
9. Nguyễn Thế Hùng (2003), Quán đạo giáo 
ở Hà Tây, Luận án Tiến sĩ Khoa học lịch sử, Tư 
liệu Viện Khảo cổ học. 
10. Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần 
nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa 
học xã hội, tr. 312-313. 
11. Quốc sử quán triều Nguyễn 1971, Đại 
Nam thực lục, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, 
Hà Nội. 
 Gạch trong các di tích kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo... 
 87 

File đính kèm:

  • pdfgach_trong_cac_di_tich_kien_truc_tin_nguong_ton_giao_dong_ba.pdf
Ebook liên quan