Giáo án Hệ thống điện

Tóm tắt Giáo án Hệ thống điện: ... giai đoạn này đã biết hầu hết các thông tin về đối tượng sử dụng điện. - Phụ tải tính toán xác định cho một nhóm máy, được xác định theo công thức sau: max max 1 . = . . n tt tb sd tbiP K P K K P  (3.36) trong đó: tbP : công suất trung bình trong thời gian khảo sát. max , sdK K : tra... trong đó: , i ip q công suất của phụ tải tại điểm thứ i, đơn vị [kW], kVAR]. , i iR X điện trở và điện kháng kể từ đầu nguồn đến điểm thứ i, [Ω] dmU điện áp dây định mức, [kV]. 5.2.3. Tổn thất điện áp trên đường dây ba pha có phụ tải phân bố đều: Đối với đường dây có phụ tải phân bố đều,...của các máy phát là gần như nhau, cho nên có thể nhập chung tất cả các máy phát thành một máy phát đẳng trị có công suất tổng để tính toán. Trình tự tính toán như sau:  Lập sơ đồ thay thế trong đơn vị tương đối theo phép qui đổi gần đúng (với các lượng cơ bản Scb, Ucb = Utb): - Điện kháng...

pdf62 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án Hệ thống điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điện áp giảm đi do 
xuất hiện dòng ngắn mạch hay có sự cố. Bảo vệ sẽ tác động khi điện áp của mạch nhỏ 
hơn điện áp khởi động bảo vệ UkđBv, điện áp này nhỏ hơn điện áp định mức và điện áp 
nhỏ nhất của mạng. Điện áp khởi động rơle 
PT
kdBv
kdR
U
U
n
 với nPT là tỷ số biến điện áp. 
54 
- Bảo vệ điện áp cực đại: là bảo vệ sẽ tác động trong trường hợp điện áp tăng quá 
điện áp khởi động của bảo vệ, ít sử dụng chủ yếu ở các nhà máy thủy điện và các đường 
dây điện áp rất cao. 
8.1.2.3.Bảo vệ có hướng: kết hợp với các bảo vệ khác nhằm tăng tính chọn lọc cho các 
bảo vệ. Hoạt động nhờ xác định độ lệch pha giữa vectơ dòng điện và điện áp. 
8.1.2.4. Bảo vệ so lệch: bảo vệ này tác động khi xuất hiện sự sai lệch giữa những giá trị 
của dòng điện từ hai đầu của vùng được bảo vệ. Ở trạng thái làm việc bình thường, hiệu 
dòng điện qua hai biến dòng bằng 0, nếu ngắn mạch xảy ra trong vùng bảo vệ thì hiệu 
này sẽ khác 0 và rơle sẽ tác động bảo vệ. 
8.1.2.5. Bảo vệ khoảng cách: bảo vệ này thực hiện bằng rơle tổng trở, rơle tác động khi 
tổng trở của mạch bảo vệ được bảo vệ bị giảm. Bình thường tổng trở mạch cao, khi có 
ngắn mạch thì điện thế giảm trong khi dòng điện lại tăng do đó tỷ lệ Z= U/I giảm một 
cách đáng kể, khi đó rơle tổng trở sẽ tác động. 
8.1.2.6. Bảo vệ bằng rơle nhiệt: khi nhiệt độ tăng cao thường khi có ngắn mạch hay quá 
tải đối với các phần tử điện, rơle nhiệt sẽ tác động, thường được dùng cho các động cơ 
điện. 
8.1.2.7. Bảo vệ bằng rơle hơi: là rơle thường được trang bị cho các máy biến áp dầu 
công suất lớn. Rơle này lắp trên đường ống nối giữa máy biến áp và thùng dầu phụ. Khi 
có sự cố trong máy biến áp thì tốc độ hơi dầu đi qua trong ống nối tăng có thể làm nghiên 
rơle có thể gây đóng các tiếp điểm đặt trên rơle, nếu nhẹ thì đóng tiếp điểm báo động 
trường hợp nặng đi tác động cắt máy biến áp. 
Hình 8.1. Bảo vệ máy biến áp bằng rơle hơi 
Bảng 8.1. Bảng giới thiệu mã số của một số rơle thông dụng 
Mã số Rơle Mã số Rơle 
21 Bảo vệ khoảng cách 51 Bảo vệ quá dòng có thời gian 
27 Bảo vệ điện áp giảm 67 Bảo vệ quá dòng có hướng 
32 Rơle định hướng công suất 79 Tự động đóng trở lại (TĐL) 
40 Rơle bảo vệ mất từ trường 81 Rơle tần số 
49 Bảo vệ quá nhiệt 87 Bảo vệ so lệch 
50 Bảo vệ quá dòng cắt nhanh 96B Rơle khí Buchholz 
8.2. Chống sét và nối đất: 
8.2.1. Quá điện áp thiên nhiên và đặc tính của sét: 
Sét là sự phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất, hay giữa các đám mây 
mang điện tích trái dấu. 
55 
Hai tham số quan trọng của dòng điện sét là biên độ Is và độ dốc đầu sóng a. Biên độ 
Is thường không quá 200 – 300kA và thường gặp < 100kA. Trong tính toán thiết kế 
thường chọn mức độ 50 – 100kA và độ dốc chọn a= 30kA/µs. 
Quá điện áp khí quyển phát sinh khi sét đánh trực tiếp vào các vật đặt ngoài trời 
(đường dây tải điện, thiết bị phân phối) cũng như khi sét đánh gần các công trình. Quá 
điện áp khí quyển xảy ra trong thời gian ngắn với điện áp tăng cao làm phá hủy cách điện 
của thiết bị điện, do đó cần phải thực hiện chống sét cho các công trình nói chung và 
công trình điện nói riêng. 
Để thực hiện chống sét cho một công trình phải thực hiện 6 điểm sau: 
- Đầu thu sét (dây thu sét): đặt trên cao tại những vị trí mong muốn. 
- Dây dẫn dòng sét từ đầu thu sét xuống đất. 
- Tiêu tán năng lượng dòng sét vào đất nhờ hệ thống nối đất. 
- Thực hiện lưới nối đất đẳng thế để loại trừ các chênh lệch điện thế. 
- Bảo vệ thiết bị khỏi sét lan truyền theo đường dây tải điện. 
- Bảo vệ thiết bị khỏi sét lan truyền theo các đường dây tín hiệu. 
Sau đây giới thiệu công tác phòng chống sét cho trạm và đường dây tải điện: 
8.2.2. Bảo vệ sét đánh trực tiếp đối với trạm biến áp: 
Để bảo vệ sét đánh thẳng vào trạm người ta dùng các cột thu lôi cao có đỉnh nhọn 
bằng kim loại (đôi khi kết hợp với cả dây chống sét) và được nối đến hệ thống nối đất. 
Phạm vi bảo vệ được phụ thuộc vào chiều cao cột thu sét, số cột thu sét. Sau khi bố trí 
một số cột thu và chiều cao nhất định, người ta tính toán kiểm tra phạm vi bảo vệ có thể 
đã bảo vệ hết các thiết bị cần bảo vệ chưa? Nếu chưa, thì có thể đặt thêm các cột bổ sung 
hoặc nâng cao cột thu sét và tính toán kiểm tra lại. 
Tuy nhiên sét đánh theo xác suất và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, do vậy rất khó 
để đảm bảo đã bảo vệ hoàn toàn trạm. 
8.2.3. Bảo vệ chống sét đường dây tải điện: 
Trong vận hành, sự cố cắt điện do sét đánh vào đường dây tải điện trên không là khá 
lớn. 
Do đó cần thiết phải bảo vệ sét đánh vào đường dây trên không. 
Để bảo vệ chống sét cho đường dây, có thể treo dây chống sét trên toàn tuyến (khá 
tốn kém) và thường chỉ dùng cho đường dây 110 – 220kV cột sắt và cột bê tông cốt sắt. 
Đường dây 35kV thường ít được bảo vệ toàn tuyến, thường dùng kết hợp các biện 
pháp như: nối đất cột, đặt chống sét ống tại một số cột, tăng thêm bát sứ ở những nơi 
cách điện yếu ở những cốt vượt cao. Tùy theo cách bố trí dây dẫn trên cột có thể treo một 
hay hai dây chống sét. Các dây chống sét được treo bên trên đường dây tải điện sao cho 
dây dẫn của cả ba pha đều nằm trong phạm vi bảo vệ của dây chống sét. 
8.2.4. Bảo vệ chống sét lan truyền theo đường dây vào trạm: 
Để bảo vệ các thiết bị trong trạm biến áp tránh sóng quá điện áp truyền từ đường dây 
vào phải dùng các thiết bị chống sét. Các thiết bị chống sét này sẽ hạ thấp biên độ sóng 
quá điện áp đến trị số an toàn cho cách điện cần được bảo vệ. Thiết bị chống sét lan 
truyền cho trạm chủ yếu là chống sét van (CSV), chống sét ống (CSO) và khe hở phóng 
điện. 
- Khe hở phóng điện: là thiết bị chống sét đơn giản nhất, gồm có hai điện cực: một 
điện cực nối với mạch điện, còn điện cực kia nối đất. 
56 
- Chống sét ống: khe hở phóng điện được đặt trong ống làm bằng vật liệu sinh khí, 
khi xảy ra phóng điện hồ quang sinh ra làm nóng ống, ống sinh ra nhiều khí làm tăng áp 
suất trong ống và thổi tắt hồ quang. 
- Chống sét van: gồm có hay không khe hở phóng điện và điện trở phi tuyến. Khi có 
quá điện áp chọc thủng các khe hở không khí và đi qua điện trở phi tuyến xuống đất. 
Để bảo vệ sét lan theo đường dây thường kết hợp đặt chống sét ống cho đoạn dây gần 
vào trạm và chống sét van ngay trước máy biến áp. 
8.2.5. Nối đất cho trạm và đường dây: 
Để chống sét đạt hiệu quả cao thì hệ thống nối đất cho trạm và đường dây phải đạt 
một số điều kiện nhất định (xem thêm mục 4.5) như: 
- Đối với trạm có trung tính nối đất trực tiếp điện áp từ 110kV trở lên thì Rđ 
≤0,5Ω. 
- Đối với trạm có trung tính cách điện, điện áp dưới 110kV thì Rđ ≤4Ω. 
- Đối với trạm có bé thì Rđ ≤10Ω. 
Câu hỏi ôn tập chương 8 
Câu 1. Trình bày các dạng sự cố trong trạm biến áp, trên đường dây tải điện ? 
Câu 2. Vì sao phải đặt các thiết bị bảo vệ bằng rơle? Nêu các yêu cầu cơ bản đối với thiết 
bị bảo vệ rơle ? 
Câu 3. Trình bày các hình thức bảo vệ rơle trong hệ thống cung cấp điện ? 
Câu 4. Xây dựng sơ đồ bảo vệ rơle bảo vệ trạm biến áp và đường dây tải điện ? 
Câu 5. Trong hệ thống cung cấp điện có những hình thức nối đất nào ? Vì sao phải tính 
toán nối đất cho trạm biến áp và đường dây tải điện ? 
Câu 6. Bài tập tính toán bảo vệ rơle ? 
57 
S 
P 
Q 
φ 
Chương 9 
NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT 
Hiện nay chất lượng điện năng ngày càng được quan tâm. Chất lượng điện năng được 
đánh giá trên hai chỉ tiêu là chất lượng điện áp và chất lượng tần số. 
Chất lượng điện áp: đánh giá chất lương điện áp thông qua 5 đại lượng: độ lệch điện 
áp, độ dao động điện áp, độ không hình sin của sóng điện áp, độ không đối xứng của 
điện áp và độ lệch trung tính. 
 Chất lượng tần số: được đánh giá qua đại lượng là độ lệch tần số và độ dao động tần 
số. 
9.1. Hệ số công suất và ý nghĩa việc nâng hệ số công suất: 
9.1.1. Hệ số công suất: 
Các đại lượng biểu diễn công suất có liên quan mật thiết với nhau qua tam giác công 
suất: 
Hình 9.1. Tam giác công suất 
 trong đó: S là công suất toàn phần. 
 P: công suất tác dụng. 
 Q: công suất phản kháng. 
 φ: góc giữa S và P. 
Trong thực tế tính toán khái niệm hệ số công suất cosφ được dùng. Khi cosφ càng 
nhỏ thì lượng công suất phản kháng tiêu thụ hoặc truyền tải càng lớn và công suất tác 
dụng càng nhỏ và ngược lại. 
9.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất: 
Nâng cao hệ số công suất là một trong những biện pháp quan trọng để tiết kiệm điện 
năng. Do động cơ không đồng bộ, máy biến áp cùng với đường dây trên không là những 
thiết bị chủ yếu tiêu thụ công suất phản kháng Q của hệ thống điện. Để tránh truyền tải 
một lượng Q lớn trên đường dây, các thiết bị bù được đặt ở gần phụ tải để cung cấp Q 
trực tiếp cho phụ tải và được gọi là bù công suất phản kháng, làm nâng cao hệ số công 
suất cosφ. Việc nâng cao hệ số công suất đưa đến các hiệu quả: 
- Giảm được tổn thất công suất trong mạng điện, do 
2 2
2
.
U
P Q
P R

  (9.1) 
- Giảm được tổn thất điện áp trong mạng điện, do 
. .
U
P R Q X
U

  (9.2) 
- Tăng khả năng truyền tải của đường dây và máy biến áp, do khả năng truyền tải phụ 
thuộc vào tình trạng phát nóng và tỷ lệ với bình phương dòng điện, 
2 2
3U
P Q
I

 (9.3) 
Ngoài ra, nó còn dẫn đến giảm được chi phí kim loại màu, góp phần ổn định điện áp, 
tăng khả năng phát điện của máy phát 
58 
9.2. Các giải pháp bù cosφ: 
9.2.1. Các giải pháp bù cosφ tự nhiên: 
- Thay động cơ thường xuyên non tải bằng động cơ có công suất bé hơn. 
- Giảm điện áp cho những động cơ làm việc non tải. 
- Hạn chế động cơ chạy không tải. 
- Dùng dộng cơ đồng bộ thay thế động cơ không đồng bộ. 
- Nâng cao chất lượng sửa chữa động cơ. 
- Thay thế những máy biến áp làm việc non tải bằng những máy biến áp dung 
lượng nhỏ hơn. 
9.2.2. Các thiết bị bù: 
Thiết bị để phát Q thường dùng trên lưới điện là máy bù và tụ bù. Máy bù hay còn gọi 
là máy bù đồng bộ và tụ bù. Máy bù thường chỉ dùng ở các trung tâm điện để duy trì ổn 
định cho hệ thống điện. Tụ bù dùng cho lưới điện xí nghiệp, dịch vụ và dân dụng. Mục 
đích bù cosφ cho xí nghiệp sao cho cosφ lớn hơn 0,85. Tụ có thế nối tiếp hay song song 
vào mạng điện. 
Bù dọc: mắc nối tiếp tụ vào đường dây, biện pháp này nhằm cải thiện thông số đường 
dây, giảm tổn hao điện áp. Lúc này thông số đường dây: 
 L CZ R j X X   (9.4) 
Bù ngang: mắc song song tụ vào đường dây, có nhiệm vụ cung cấp Q vào hệ thống, 
làm nâng cao điện áp cũng như cosφ. Dễ thấy lúc này tổn thất điện áp giảm xuống: 
 bù. .
U
P R Q Q X
U
 
  (9.5) 
9.3. Bù công suất cho lưới điện xí nghiệp: 
Công suất cần bù cho xí nghiệp để nâng hệ số công suất từ cosφ1 lên hệ số công suất 
cosφ2: 
 bù 1 2Q P tg tg   (9.6) 
Các vị trí có thể đặt tụ bù trong mạng điện xí nghiệp: 
- Đặt tụ bù phía cao áp xí nghiệp: tuy giá tụ cao áp rẻ nhưng chỉ giảm tổn thất điện 
năng từ phía cao áp ra lưới. 
- Đặt tụ bù tại thanh cái hạ áp của trạm biến áp xí nghiệp giúp giảm điện năng trong 
trạm biến áp. 
- Đặt tụ bù tại các tủ động lực: làm giảm được tổn thất điện áp trên đường dây từ tủ 
đến trạm phân phối và trong trạm. 
- Đặt tụ bù cho tất cả các động cơ: phương pháp này có lợi nhất về giảm tổn thất điện 
năng nhưng tăng chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng tụ. 
Trong thực tế việc tính toán phân bố bù tối ưu cho xí nghiệp là phức tạp và tùy theo 
quy mô và kết cấu lưới điện xí nghiệp có thể được thực hiện theo kinh nghiệm như sau: 
- Với một xưởng sản xuất hoặc xí nghiệp nhỏ nên tập trung tụ bù tại thanh cái hạ áp 
của trạm biến áp xí nghiệp. 
- Với xí nghiệp loại vừa có 1 trạm biến áp và một số phân xưởng công suất khá lớn 
cách xa trạm nên đặt tụ bù tại các tủ phân phối phân xưởng và tại cực các động cơ có 
công suất lớn (vài chục kW). 
59 
- Đối với xí nghiệp có quy mô lớn gồm nhiều phân xưởng lớn, có trạm phân phối 
chính và các trạm phân xưởng. Việc bù thường thực hiện tại tất cả các thanh cái hạ áp 
của trạm phân xưởng. 
- Đôi khi có thể thực hiện bù cho cả cao và hạ áp tùy vào giá thành của tụ. 
Câu hỏi ôn tập chương 9 
Câu 1. Trình bày các biện pháp nâng cao hệ số công suất cosφ ? để bù công suất phản 
kháng người ta sử dụng những loại thiết bị nào. Ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng 
của tụ bù và máy bù đồng bộ ?. 
Câu 2. Nêu, giải thích ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất cosφ? Vì sao khi truyền 
tải điện năng đi xa người ta phải bù công suất phản kháng ?. 
Câu 3. Bài tập tính toán dung lượng bù và bù tối ưu cho mạng điện ?. 
60 
Chương 10 
TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG 
Trong bất kỳ nhà máy xí nghiệp nào, ngoài chiếu sáng tự nhiên còn phải sử dụng 
chiếu sáng nhân tạo. Hiện nay người ta thường dùng đèn điện để chiếu sáng nhân tạo bởi 
vì chúng có những ưu điểm: Thiết bị đơn giản, sử dụng thuận tiện, giá thành rẻ, tạo được 
ánh sáng gần ánh sáng tự nhiên. Trong các nhà máy xí nghiệp, các phân xưởng nếu 
không đủ ánh sáng sẽ gây trạng thái căng thẳng cho mắt, hại sức khỏe... và kết quả làm 
giảm năng suất lao động, gây ra phế phẩm. Vì vậy ánh sáng đã được nghiên cứu trên 
nhiều lĩnh vực chuyên sâu: Nguồn sáng, chiếu sáng công nghiệp và dân dụng. 
10.1. Khái niệm chung: 
10.1.1. Khái niệm và phân loại: 
Chiếu sáng đóng vai trò hết sức quan trọng. Có nhiều cách phân loại các hình thức 
chiếu sáng: 
Căn cứ vào đối tượng cần chiếu sáng: chiếu sáng dân dụng và chiếu sáng công 
nghiệp. 
Căn cứ vào mục đích chiếu sáng: chiếu sáng chung, chiếu sáng cục bộ và chiếu sáng 
sự cố. 
Ngoài ra còn có thể phân thành chiếu sáng trong nhà, chiếu sáng ngoài trời, chiếu 
sáng trang trí, chiếu sáng bảo vệ 
Mỗi hình thức chiếu sáng có yêu cầu riêng, đặc điểm riêng dẫn đến phương pháp tính 
toán cách sử dụng các loại đèn và bố trí khác nhau. 
10.1.2. Một số đại lượng dùng trong tính toán: 
10.1.2.1. Quang thông: là năng lượng của ngồn sáng phát ra qua một đơn vị diện tích 
trong một đơn vị thời gian. 
0
. .F V e d  

  . Đơn vị của quang thông là Lumen (lm). 
Trong đó:  : bước sóng. 
 V : độ rõ của bước sóng. 
 e : hàm phân bố năng lượng. 
10.1.2.2. Cường độ ánh sáng: nếu có một nguồn sáng S bức xạ theo mọi phương, trong 
góc dω (steradian) nó truyền đi một lượng quang thông dF thì cường độ ánh sáng của 
nguồn sáng 
dF
I
d
 , (cd). 
Bảng 10.1. Cường độ sáng của một số nguồn sáng thông dụng: 
Nguồn sáng 
Cường độ sáng 
(cd) 
Ghi chú 
Ngọn nến 0,8 Theo mọi hướng 
Đèn sợi đốt 40W/220V 35 Theo mọi hướng 
Đèn sợi đốt 300W/220V 
có bộ phản xạ 
400 
1500 
Theo mọi hướng 
Ở giữa chùm tia 
Đèn iot kim loại 2kW 
có bộ phản xạ 
14800 
250000 
Theo mọi hướng 
Ở giữa chùm tia 
61 
10.1.2.3. Độ rọi: người ta định nghĩa mật độ quang thông rơi trên bề mặt là độ rọi, có 
đơn vị là lux: 
dF
E
dS
 (1 lux=1 lm/m
2
). 
Bảng 10.2. Quy định về độ rọi cho một số khu vực (t/c Pháp): 
Đối tượng 
chiếu sáng 
Độ rọi (lx) 
Đối tượng 
chiếu sáng 
Độ rọi 
Phòng làm 
việc 
400 ÷ 600 
Phòng học, thí 
nghiệm 
300 ÷ 500 
Nhà ở 150 ÷ 300 
Phòng vẽ, siêu 
thị 
750 
Đường phố 20 ÷ 50 
Công nghiệp 
màu 
1000 
Cửa hàng, kho 
tàng 
100 
Công việc với 
các chi tiết rất 
nhỏ 
>1000 
Phòng ăn 200 300 
10.1.3. Các loại đèn: 
10.1.3.1. Đèn sợi đốt: còn gọi là đèn dây tóc được dùng rộng rải do cấu tạo đơn giản, dễ 
lắp đặt. 
- Ưu điểm: nối trực tiếp vào lưới, kích thước nhỏ, rẻ tiền, cosφ cao, sáng nhanh 
- Khuyết điểm: tốn điện, phát nóng, tuổi thọ phụ thuộc điện áp. 
10.1.3.2. Đèn huỳnh quang: 
- Ưu điểm: hiệu suất quang học lớn, diện tích phát quang, tuổi thọ cao, quang 
thông ít bị ảnh hưởng khi điện áp dao động trong phạm vi cho phép. 
- Khuyết điểm: chế tạo phức tạp, giá thành cao, cosφ thấp, khi đóng điện đèn 
không sáng ngay. 
Ngoài ra còn có các loại đèn khác như đèn khí Natri áp suất cao, áp suất thấp, đèn 
halogen kim loại 
10.1.3.3. Các loại chao đèn: 
Chao đèn bao bọc ngoài bóng đèn, dùng để phân phối lại quang thông của của bóng 
đèn một cách hợp lý và theo các nhu cầu nhất định. 
Có thể phân thành: chao đèn trực tiếp, phản xạ và khuếch tán. 
10.1.4. Nội dung thiết kế chiếu sáng: 
Nội dung thiết kế chiếu sáng bao gồm ba bước chính sau: 
- Lựa chọn loại đèn, công suất, số lượng bóng đèn. 
- Bố trí đèn trong không gian cần chiếu sáng. 
- Thiết kế lưới điện chiếu sáng (sơ đồ nguyên lý lưới chiếu sáng, chọn dây dẫn, CB, 
cầu chì) 
Việc chọn dây dẫn sẽ theo điều kiện phát nóng cho phép của dây dẫn, K1.K2.Icp ≥ Itt. 
Trong đó: K1: hệ số điều chỉnh nhiệt độ (so với môi trường chế tạo và sử dụng). 
 K2: hệ số điều chỉnh khi kể đến số dây đi trong một ống. 
 Icp: dòng cho phép của dây dẫn được chọn. 
CB và cầu chì được lực chọn theo các điều kiện: điện áp, dòng định mức làm việc và 
định mức cắt (chương 7). 
62 
10.2. Thiết kế chiếu sáng dân dụng: 
Chiếu sáng dân dụng là chiếu sáng cho các khu vực như: nhà ở, hội trường, trường 
học, cơ quan, văn phòng, siêu thị, bệnh viện Các khu vực này không yêu cầu thật 
chính xác về độ rọi cũng như các thông số kỹ thuật khác. 
Tùy theo kinh phí mà thiết kế có thể đạt yêu cầu mỹ quan cũng như đa dạng các loại 
đèn được sử dụng. 
Trình tự thiết kế chiếu sáng như sau: 
- Chọn suất phụ tải chiếu sáng Po (W/m
2) phù hợp đối tượng cần chiếu sáng, tính 
được tổng công suất chiếu sáng cho khu vực thiết kế: Pcs= Po.S. 
- Chọn loại đèn, công suất đèn Pđ, xác định lượng đèn cần: 
cs
d
P
P
n  . 
- Bố trí vị trí đèn theo mặt bằng cần chiếu sáng. 
- Vẽ sơ đấu dây và sơ đồ nguyên lý cho thiết kế. 
- Lựa chọn và kiểm tra các phần tử trên sơ đồ (CB, cầu chì, thanh cái, dây dẫn). 
10.3. Thiết kế chiếu sáng công nghiệp: 
Đối với các nhà xưởng thường đã thiết kế chung kèm với chiếu sáng tăng cường tại 
điểm cần chiếu sáng cục bộ. Thiết kế có yêu cầu khá chính xác về độ rọi tại mặt bằng 
công tác. Phương pháp hệ số sử dụng thường được dùng, trình tự tính toán như sau: 
- Xác định độ treo cao đèn: H= h – h1 – h2 
trong đó: h là độ cao của nhà xưởng. 
 h1: khoảng cách từ trần đến bóng đèn. 
 h2: độ cao mặt bằng làm việc. 
- Xác định khoảng cách L giữa hai đèn kề nhau theo tỷ số L/H: 
Bảng 10.3. Khoảng cách L giữa hai đèn kề nhau theo tỷ số L/H 
Loại đèn và nơi sử 
dụng 
L/H bố trí nhiều 
dãy 
L/H bố trí một dãy Chiều rộng giới hạn 
của nhà xưởng khi 
bố trí một dãy Tốt nhất 
Max cho 
phép 
Tốt nhất 
Max cho 
phép 
Nhà xường dùng chao 
mờ hoặc sắt tráng men 
2,3 3,2 1,9 2,5 1,3H 
Nhà xưởng dùng chao 
vạn năng 
1,8 2,5 1,8 2,0 1,2H 
Chiếu sáng cơ quan văn 
phòng 
1,6 1,8 1,5 1,8 1,0H 
- Căn cứ vào sự bố trí đèn, xác định hệ số phản xạ của trần và tường ρtr, ρtư (%). 
- Xác định chỉ số của phòng (có kích thước a.b): 
 
a.b
H. a+b
  
- Từ ρtr, ρtư và  tra bảng tìm hệ số sử dụng Ksd. 
- Xác định quanh thông của đèn, 
sd
K.E.S.Z
n.K
ttF  
Trong đó: K: hệ số dự trữ, tra bảng. 
 E: độ rọi theo yêu cầu của nhà xưởng (lx). 
 S: diện tích nhà xưởng (m2). 
63 
 Z: hệ số tính toán (chọn 0,8 – 1,4). 
 n: số bóng đèn. 
- Tra sổ tay tìm công suất bóng có F ttF 
- Vẽ sơ đồ cấp điện chiếu sáng trên mặt bằng. 
- Vẽ sơ đồ nguyên lý chiếu sáng. 
- Lựa chọn các phần tử trên sơ đồ nguyên lý. 
Câu hỏi ôn tập chương 10 
Câu 1. Phân loại các hình thức chiếu sáng trong công nghiệp? Trình bày các phương 
pháp tính toán chiếu sáng ?. 
Câu 2. Vì sao trong chiếu sáng công nghiệp người ta thường sử dụng thiết bị chiếu sáng 
là đèn sợi đốt, so sánh ưu nhược điểm của đèn sợi đốt với đèn huỳnh quang ?. 
Câu 3. Bài tập tính toán chiếu sáng ?. 
64 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Ngô Hồng Quang (2007), Giáo trình cung cấp điện, Nhà xuất bản Giáo Dục. 
[2]. Nguyễn Xuân Phú (2006), Cung cấp điện, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. 
 [3]. Dương Vũ Văn - Trần Hoàng Lĩnh – Lê Thanh Hoa (2006), Hướng dẫn thiết 
kế chống sét và thiết kế phần điện cho Nhà máy điện, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia. 
[4]. Lê Kim Hùng - Đoàn Ngọc Minh Tú (2009), Ngắn mạch trong hệ thống điện, 
ĐH Bách Khoa Đà Nẵng. 
[5]. Lê Kim Hùng (2007), Bảo vệ các phần tử trong hệ thống điện, ĐH Bách 
Khoa Đà Nẵng. 
 [6]. Patrick Vandeplanque (2000), Kỹ thuật chiếu sáng, Nhà xuất bản Khoa học 
Kỹ thuật. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_he_thong_dien.pdf