Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX)

Tóm tắt Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX): ...rực tiếp cai quản. - Năm 1831 – 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững - HS quan sát lược đồ và nhận xét sự phân chia tình thời Minh Mạng. ...g chính sách của nhà Nguyễn với nông nghiệp và tình hình nông nghiệp thời Nguyễn. - HS theo dõi SGK phát biểu. - GV bổ sung, kết luận: GV có thể so sánh với chính sách quân điền thời kỳ trước để thấy được ở những thời kỳ này do ruộng đất công còn nhiều cho nên II. Tình hình kinh t...ân dân: Nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước. Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững đổi so với trước không? Mức độ tiếp cận với khoa học kỹ thuật từ bên ngoài như thế nào? - HS suy nghĩ, so sánh với thủ công nghiệp giai đoạn ...

pdf13 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HOÁ DƯỚI TRIỀU 
NGUYỄN 
(Nửa đầu thế kỷ XIX) 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 Sau khi học xong yêu cầu HS nắm được. 
1. Kiến thức 
- Tình hình chung về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá ở nước ta nửa 
đầu thế kỷ XIX dưới vương triều nguyễn trước khi diễn ra cuộc kháng chiến 
chống xâm lược của thực dân Pháp. 
- Thống trị nước ta vào lúc chế độ phong kiến đã bước vào giai đoạn 
suy vong lại là những người thừa kế của giai cấp thống trị cũ, vương triều 
Nguyễn không tạo được điều kiện đưa đất nước bước sang một giai đoạn 
phát triển mới phù hợp với hoàn cảnh của thế giới. 
2. Tư tưởng 
 - Bồi dưỡng ý thức vươn lên, đổi mới trong học tập. 
 - Giáo dục ý thức quan tâm đến đời sống của nhân dân đất nước mà 
trước hết là những người xung quanh. 
3. Kỹ năng 
 - Rèn kỹ năng phân tích, so sánh gắn sự kiện thực tế cụ thể. 
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC 
 - Bản đồ Việt Nam thời (minh Mạng, sau cải cách hành chính). 
 - Một số tranh ảnh về kinh thành Huế, tranh dân gian  
III. TIếN TRÌNH Tổ CHứC DạY - HọC 
1. Kiểm tra bài cũ 
 - Kể tên các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của nước ta trong các thế kỷ 
XVI – XVIII. Qua đó nhận xét về đời sống tinh thần của nhân dân ta thời đó. 
2. Mở bài 
 Sau khi đánh bại các vương triều tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, 
thành lập nhà Nguyễn. Trong 50 năm đầu thống trị, nửa đầu thế kỷ XIX tình 
hình đất nước ta đã thay đổi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 25. 
3. Tổ chức dạy học bài mới 
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững 
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững 
Hoạt động 1: Cả lớp – Cá nhân 
 - GV gợi lại cho Hs nhớ lại sự kiện 1792 
vua Quang trung mất, Triều đình rơi vào tình 
trạng lục đục, suy yếu, nhân cơ hội đó, 
Nguyễn Ánh đã tổ chức tấn công các vương 
triều Tây Sơn. 1802 các vương triều Tây Sơn 
lần lượt sụp đổ. Nguyễn Anh lên ngôi vua. 
 - GV giảng giải thêm về hoàn cảnh Lịch sử 
đất nước và thế giới khi nhà Nguyễn thành 
lập. 
 Lần đầu tiên trong Lịch sử, một triều đại 
phong kiến cai quản một lãnh thổ rộng lớn 
thống nhất như ngày nay. 
 + Nhà Nguyễn thành lập vào lúc chế độ 
phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn suy 
vong. 
 + Trên thế giới chủ nghĩa tư bản đang phát 
triển, đẩy mạnh nhòm ngó, xâm lược thuộc 
địa, một số nước đã bị xâm lược. 
I. Xây dựng và củng cố bộ máy 
Nhà nước, chính sách ngoại giao. 
- Năm 1802 Nguyễn Anh lên ngôi 
(Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, 
đóng đô ở Phú Xuân (Huế). 
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững 
 - HS nghe, ghi nhớ. 
 - GV tiếp tục trình bày: trong bối cảnh 
Lịch sử mới yêu cầu phải củng cố ngay quyền 
thống trị của nhà Nguyễn. Vì vậy sau khi lên 
ngôi Gia Long đã bắt tay vào việc tổ chức bộ 
máy Nhà nước. 
 - GV có thể dùng bản đồ Việt Nam thời 
Minh Mạng để chỉ các vùng từ Ninh Bình trở 
ra Bắc là Chấn Bắc Thành, từ Bình Thuận trở 
vào Nam là Chấn Gia Định Thành. Chính 
quyền trung ương chỉ quản lý trực tiếp từ 
Thanh Hoá đến Bình Thuận. Còn lại hai khu 
tự trị Tổng chấn có toàn quyền. Đó giải pháp 
tình thế của vua Gia Long trong bối cảnh lúc 
đầu mới lên ngôi. 
 - HS nghe, ghi nhớ. 
 - GV tiếp tục trình bày kết hợp dùng bản 
đồ Việt Nam thời Minh Mạng, yêu cầu HS 
quan sát và nhận xét. 
* Tổ chức bộ máy Nhà nước. 
- Chính quyền Trung ương tổ chức 
theo mô hình thời Lê. 
- Thời Gia Long chia nước ta làm 3 
vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và 
các trực doanh (trung Bộ) do triều 
đình trực tiếp cai quản. 
- Năm 1831 – 1832 Minh Mạng thực 
hiện một cuộc cải cách hành chính 
chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ 
Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc 
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững 
 - HS quan sát lược đồ và nhận xét sự phân 
chia tình thời Minh Mạng. 
 - GV bổ sung chốt ý: Sự phân chia các tỉnh 
của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa 
học, phù hợp về mặt địa lý, dân cư, phong tục 
tập quán địa phương phù hợp với phạm vi 
quản lý của 1 tỉnh. Là cơ sở để phân chia các 
tỉnh như ngày nay. Vì vậy cải cách của Minh 
mạng được đánh giá rất cao. 
 - HS nghe, ghi nhớ. 
 - GV trình bày tiếp về tổ chức Nhà nước 
thời Nguyễn. 
 - HS nghe, ghi chép. 
 - Phát vấn: so sánh bộ máy Nhà nước thời 
Nguyễn với thời Lê sơ, em có nhận xét gì? 
 - HS suy nghĩ trả lời. 
tuần phủ hoạt động theo sự điều hành 
của triều đình. 
- Tuyển chọn quan lại: ;thông qua 
giáo dục, khoa cử. 
- Luật pháp ban hành Hoàng triều 
luật lệ với 400 điều hà khắc. 
- Quân đội: được tổ chức quy củ 
trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ. 
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững 
 - GV bổ sung kết luận: Nhìn chung bộ máy 
Nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ, có 
cải cách chút ít. Song những cải cách của nhà 
Nguyễn nhằm tập trung quyền hành vào tay 
vua. Vì vậy Nhà nước thời Nguyễn cũng 
chuyên chế như thời Lê sơ. 
 - HS lắng nghe, ghi nhớ. 
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân 
 - GV trình bày khái quát chính sách ngoại 
giao của nhà Nguyễn. 
 - HS nghe, ghi chép. 
 - Phát vấn: Em có nhận xét gì về chính 
sách ngoại giao của nhà Nguyễn, mặt tích 
cực và hạn chế? 
 - HS suy nghĩ trả lời. 
 - GV bổ sung, kết luận: 
* Ngoại giao: 
- Thần phục nhà Thanh (Trung 
Quốc) 
- Bắt Lào, Campuchia thần phục. 
- Với phương Tây “đóng cửa, không 
chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại 
giao của họ”. 
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững 
 + Tích cực: Giữ được quan hệ thân thiện 
với các nước láng giềng nhất là Trung Quốc. 
 + Hạn chế: Đóng cửa không đặt quan hệ 
với các nước Phương Tây, không tạo điều 
kiện giao lưu với các nước tiên tiến đương 
thời. Vì vậy không tiếp cận được với nền 
công nghiệp cơ khí, dẫn đến tình trạng lạc 
hậu và bị cô lập. 
 - HS nghe, ghi nhớ. 
Hoạt động 3: 
 - GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được 
những chính sách của nhà Nguyễn với nông 
nghiệp và tình hình nông nghiệp thời 
Nguyễn. 
 - HS theo dõi SGK phát biểu. 
 - GV bổ sung, kết luận: 
 GV có thể so sánh với chính sách quân 
điền thời kỳ trước để thấy được ở những thời 
kỳ này do ruộng đất công còn nhiều cho nên 
II. Tình hình kinh tế và chính sách 
của nhà Nguyễn. 
* Nông nghiệp: 
+ Nhà Nguyễn thực hiện chính sách 
quân điền, song do diện tích đất 
công ít (20% tổng diện tích đất), đối 
tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác 
dụng không lớn). 
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững 
quân điền có tác dụng rất lớn còn ở thời 
Nguyễn do ruộng đất công còn ít nên tác 
dụng của chính sách quân điền không lớn. 
 Một hình thức khẩn hoang phổ biến ở thời 
Nguyễn đó là hình thức: khẩn hoang doanh 
điền: Nhà nước cấp vốn ban đầu cho nhân 
dân  mua sắm nông cụ, trâu bò để nông dân 
khai hoang, ba năm sau mới thu thuế theo 
ruộng tư. Chính sách này đưa lại kết quả lớn: 
có những nơi một năm sau đã có những 
huyện mới ra đời như Kim Sơn (Ninh Bình), 
Tiền Hải (Thái Bình). 
 - HS nghe, ghi chép. 
 - GV phát vấn: Em có nhận xét gỉ về cuộc 
sống nông nghiệp và tình hình nông nghiệp 
thời Nguyễn? 
 - HS suy nghĩ, trả lời. 
 - GV nhận xét, kết luận: 
- Khuyến khích khai hoang bằng 
nhiều hình thức, Nhà nước và nhân 
dân cùng khai hoang. 
- Nhà nước còn bỏ tiền huy động 
nhân dân sửa, đắp đê điều. 
- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông 
cá thể vẫn duy trì như cũ. 
 Nhà Nguyễn đã có những biện 
pháp phát triển nông nghiệp, song đó 
chỉ là những biện pháp truyền thống, 
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững 
 lúc này không có hiệu quả cao. 
+ Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một 
nền nông nghiệp thuần phong kiến, 
rất lạc hậu. 
Hoạt động 4: 
 - GV yêu cầu HS theo dõi SGK tình hình 
thủ công nghiệp nước ta dưới thời Nguyễn. 
 - HS theo dõi SGK phát biểu. 
 - GV bổ sung kết luận. 
 - HS ghi chép: 
 - GV phát vấn : Em có nhận xét gỉ về tình 
hình thủ công nghiệp thời Nguyễn? Có biến 
* Thủ công nghiệp: 
- Thủ công nghiệp: Nhà nước được 
tổ chức với quy mô lớn, các quan 
xưởng được xây, sản xuất tiền, vũ 
khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, 
làm gạch ngòi (nghề cũ). 
+ Thợ quan xưởng đã đóng tàu thuỷ 
– được tiấp cận với kỹ thuật chạy 
bằng máy hơi nước. 
- Trong nhân dân: Nghề thủ công 
truyền thống được duy trì nhưng 
không phát triển như trước. 
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững 
đổi so với trước không? Mức độ tiếp cận với 
khoa học kỹ thuật từ bên ngoài như thế nào? 
 - HS suy nghĩ, so sánh với thủ công nghiệp 
giai đoạn trước, so sánh với công nghiệp của 
Phương Tây để trả lời: 
 + Nhìn chung thủ công nghiệp vẫn duy trì 
phát triển nghề truyền thống (cũ). 
 + Đã tiếp cận chút ít với kỹ thuật phương 
Tây như đóng thuyền máy chạy bằng hơi 
nước. Nhưng do chế độ công thương hà khắc 
nên chỉ dừng lại ở đó. 
 + Thủ công nghiệp nhìn chung không có 
điều kiện tiếp cận kỹ thuật của các nước tiên 
tiến, vì vậy so với nền công nghiệp phương 
Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn 
nhiều. 
Hoạt động 5: 
 - GV yêu cầu HS theo dõi tiếp SGK để 
thấy được tình hình thương nghiệp nước ta 
* Thương nghiệp 
+ Nội dung phát triển chậm chạp do 
chính sách thuế khoá phức tạp của 
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững 
thời Nguyễn. 
 - HS đọc SGK phát biểu. 
 - GV bổ sung, kết luận. 
 - HS nghe, ghi chép. 
 - GV phát vấn: Rm có nhận xét gì về chính 
sách ngoại thương của nhà Nguyễn? 
 - Suy nghĩ trả lời. 
 + Chính sách hạn chế, Ngoại thương của 
Nhà Nguyễn (nhất là hạn chế giao thương với 
phương Tây) không tạo điều kiện cho sự phát 
triển giao lưu và mở rộng sản xuất. Không 
xuất phát từ nhu cầu tự cường dân tộc mà 
xuất phát từ mua bán của Triều đình. 
Nhà nước. 
+ Ngoại thương: Nhà nước nắm độc 
quyền, buôn bán với các nước láng 
giềng: Hoa, Xiêm, MaLai 
Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền 
các nước phương Tây chỉ được ra 
vào cảng Đà Nẵng. 
Đô thị tàn lụi dần. 
Hoạt động 6: Cả lớp 
 - GV: yêu cầu HS lập bảng thống kê các 
thành tựu văn hoá tiêu biểu của thời Nguyễn 
ở nửa đầu thế kỷ XIX theo mẫu: 
Các lĩnh vực Thành tựu 
- Giáo dục 
III. Tình hình văn hoá – giáo dục 
Các lĩnh 
vực 
Thành tựu 
- Giáo dục 
- Giáo dục Nho học 
được củng cố song 
không bằng các thế 
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững 
- Tôn giáo 
- Văn học 
- Sử học 
- Kiến trúc 
- Nghệ thuật dân 
gian 
 - HS theo dõi SGK tự lập bảng thống kê. 
 - GV: sau khi HS lập bảng thống kê GV có 
thể treo lên một bảng thông tin phản hồi đã 
được chuẩn bị sẵn ở nhà. 
 - HS đối chiếu phần của mình tự làm với 
bảng thông tin phản hồi của Gv để chỉnh sửa 
cho chuẩn xác. 
 - GV phát vấn: Em có nhận xét gì về Văn 
hoá – Giáo dục thời Nguyễn? 
 - Trả lời: Văn hoá giáo dục thủ cựu nhưng 
đã đạt nhiều thành tựu mới. Có thể nói nhà 
Nguyễn có những cống hiến, đóng góp. Giá 
trị về lĩnh vực văn hoá, giáo dục: đại thi hào 
- Tôn giáo 
- Văn học 
- Sử học 
- Kiến trúc 
- Nghệ 
thuật dân 
gian 
kỷ trước. 
- Độc tôn Nho giáo, 
hạn chế thiên chúa 
giáo. 
- Văn học chữ Nôm 
phát triển. Tác phẩm 
xuất sắc của Nguyễn 
Du, Hồ Xuân Hương, 
Bà Huyện Thanh 
Quan. 
- Quốc sử quán thành 
lập nhiều bộ sử lớn 
được biên soạn: Lịch 
triều hiến chương loại 
chí 
- Kinh đô Huế, Lăng 
tẩm, Thành luỹ ở các 
tỉnh cột cờ Hà Nội. 
- Tiếp tục phát triển. 
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững 
Nguyễn Du, di sản văn hoá thế giới: Cố đô 
Huế, sử sách đến giờ vẫn chưa khai thác 
hết để lại một khối lượng văn hoá vật thể 
và phi vật thể rất lớn. 
4. Củng cố 
- Ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn. 
- Đánh giá chung về nhà Nguyễn. 
5. Dặn dò 
- HS học bài, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về thời Nguyễn. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_10_tinh_hinh_chinh_tri_kinh_te_van_hoa_d.pdf