Giáo dục tiểu học và trung học ở miền Nam Việt Nam (1954-1975)

Tóm tắt Giáo dục tiểu học và trung học ở miền Nam Việt Nam (1954-1975): ...66 4.839 1964 291.965 1967-1968 471.000 1968-1969 554.000 1969-1970 632.000 9.690 60 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7-8 (114-115) . 2014 Học sinh học xong lớp 9 (Đệ tứ), phải thi lấy bằng Trung học Đệ nhất cấp. Từ 1954 đến 1958, kỳ thi có hai phần vấn đáp và ... thống trường tư thục đã đáp ứng cho nhu cầu học tập của đa số học sinh vì những lý do khác nhau không vào được công lập như: thi trượt, quá độ tuổi quy định Các trường tư thục phải thu học phí để có ngân sách hoạt động, nhưng do sự cạnh tranh giữa các tr...n hợp lý trong việc tuyển sinh và nhu cầu giáo viên ở các trường học trong nhiều năm. Khi giáo sinh trung học sư phạm, sinh viên đại học sư phạm thi đỗ tốt nghiệp thì sẽ được mời dự buổi chọn nhiệm sở được công bố ngay tại nơi đào tạo. Có hai bảng danh...

pdf22 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo dục tiểu học và trung học ở miền Nam Việt Nam (1954-1975), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhận được 
giấy bổ nhiệm của cơ quan giáo dục để về nhận công tác ở trường tiểu, trung 
học mà mình đã chọn.
(3) Người thầy phải là người giỏi 
Xã hội trọng vọng ngành giáo dục, đồng lương cho giáo viên đảm bảo được 
cuộc sống, ra trường không phải đi xin việc vất vả, vì vậy ngành sư phạm có 
sức hấp dẫn cao. Không ít học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mơ ước 
được làm thầy cô giáo.
Hàng năm, số lượng thí sinh thi vào các trường sư phạm khá đông, nhưng 
số lượng tuyển chọn của nhà trường rất hạn chế, vì tính toán vừa đủ số giáo 
viên các bộ môn để cung cấp cho các trường học trong 2 hoặc 4 năm tới. Sự 
tuyển sinh thật sự khách quan, khoa học. Vì chọn lọc khắt khe nên thí sinh 
trúng tuyển đầu vào đều đảm bảo chất lượng. Ở bậc đại học sư phạm, thí sinh 
thi đỗ đều là những học sinh giỏi từ các trường trung học; ở bậc trung cấp sư 
phạm thí sinh thi đỗ là những học sinh có học lực khá ở nhà trường phổ thông. 
Những giáo sinh, sinh viên sư phạm được nhà nước cấp học bổng đủ để 
ăn học, những người ở tỉnh xa được bố trí nơi ở (ký túc xá) miễn phí trong suốt 
quá trình học ở trường.
69Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7-8 (114-115) . 2014
Ngược lại, việc học tập đòi hỏi rất khắt khe. Sinh viên hoặc giáo sinh phải 
nỗ lực học tập, nếu không sẽ bị đánh rớt, bị buộc thôi học, bồi hoàn chi phí 
Vì vậy, các thầy cô giáo tương lai phải cố công học tập vì không muốn để vuột 
mất tương lai ở trong tầm tay.
Cũng do được xã hội trọng vọng, nên sinh viên, giáo sinh trường sư phạm 
thường rất ý thức về nhân cách, phẩm hạnh của mình. Bên cạnh việc nỗ lực 
học tập về kiến thức, họ phải thường xuyên rèn luyện tác phong, chuẩn mực 
đạo đức để xứng đáng vai trò một người thầy, một nhà giáo dục. Một giáo viên 
dạy môn Việt văn ở bậc Trung học Đệ nhị cấp, thông thường bao giờ cũng khá 
thạo ít nhất hai ngoại ngữ là Pháp văn và Hán văn, họ có thể viết sách hoặc 
dịch sách khá tốt; một giáo viên Toán có thể tham khảo được giáo trình viết 
bằng tiếng Anh, tiếng Pháp của tác giả nước ngoài
Sau khi tốt nghiệp trường sư phạm và được bổ nhiệm đi dạy, đội ngũ giáo 
chức được ngành giáo dục tổ chức các lớp tu nghiệp để nhà giáo có điều kiện 
cập nhật kiến thức mới về chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy. Các lớp tu 
nghiệp tổ chức trong nước do Nha Sư phạm của Bộ Quốc gia Giáo dục đảm trách 
với địa điểm tổ chức là các trường sư phạm. Ngoài ra, bộ còn liên kết và nhờ sự 
hỗ trợ của các quốc gia tiên tiến như Hoa Kỳ, Anh, Pháp để gởi một số giáo 
chức ra nước ngoài tu nghiệp.
3. Đời sống giáo chức
Dưới thời VNCH, đồng lương của ngành giáo dục khá cao, bảo đảm được 
đời sống gia đình nhà giáo ở mức sống trung lưu. Nhà giáo ngoài lương, còn các 
khoản phụ cấp khác như: phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp gia đình, phụ cấp sư phạm, 
phụ cấp chức vụ.
Giáo sinh tốt nghiệp trường trung cấp sư phạm, được bổ nhiệm dạy tiểu 
học, lương tháng khởi điểm là 24.000 đồng, tiền VNCH (vào đầu thập niên 
1970, một lượng vàng giá khoảng 10.000 đồng).
Sinh viên đại học sư phạm tốt nghiệp ra trường được bổ đi dạy ở các 
trường trung học, với mức lương khởi điểm của Đệ nhất cấp là 33.000 đồng, Đệ 
nhị cấp 36.000 đồng.
Thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa (1955-1963), do xã hội còn tương đối yên ổn, 
kinh tế có bước phát triển, và vật giá tương đối ổn định, đời sống của giáo chức 
khá phong lưu. Một giáo viên phổ thông bằng đồng lương của mình có thể nuôi 
vợ, con một cuộc sống đầy đủ. 
Đa số nhà giáo nhờ không quá bận bịu chuyện cơm áo đời thường, nên 
có thể chú tâm vào công tác giảng dạy, thời gian còn lại dùng để đọc sách, 
nghiên cứu, đầu tư cho bài giảng tốt hơn. Nhiều giáo viên trung học đã dành 
công sức, thời gian biên soạn, xuất bản nhiều sách giáo khoa có giá trị, phục 
vụ cho việc học tập của học sinh. Hiện tượng dạy thêm, học thêm chưa bị 
phát triển tràn lan.
Sang thời Đệ nhị Cộng hòa (1967-1975), đặc biệt vào những năm đầu thập 
niên 1970, do hoàn cảnh chiến tranh ngày càng ác liệt, xã hội bất ổn định, vật 
70 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7-8 (114-115) . 2014
giá leo thang, đời sống nhà giáo đã có phần chật vật hơn trước, nhất là đối với 
giáo chức tiểu học, nhiều người phải kiếm việc làm thêm để bù đắp trong thời 
buổi kinh tế khó khăn. Tuy vậy, nói chung với đồng lương nhà giáo họ vẫn có 
thể sống một cách tiết kiệm, dù không được thoải mái lắm, để vẫn đảm bảo 
đứng được trên bục giảng thực hiện thiên chức của nhà giáo dục.
Có thể nói dưới thời VNCH, nhà giáo với trình độ học vấn, nhân cách và 
đời sống vật chất tương đối đầy đủ đã có sức hấp dẫn lớn đối với thế hệ trẻ và 
được xã hội tôn trọng.(7)
E. Tổ chức quản trị
Thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa, quản lý ngành giáo dục là Bộ Quốc gia 
Giáo dục. 
Trong Bộ Quốc gia Giáo dục có Tổng Nha Trung, Tiểu học và Bình dân 
giáo dục, phụ trách giáo dục bậc Trung và Tiểu học. 
Đứng đầu Tổng nha là một Tổng Giám đốc. Tổng nha gồm có các bộ phận: 
Nha Trung học, Nha Tiểu học, Nha Tư thục, Sở Khảo thí, Ban Thanh tra và 
Soạn đề thi.
Ở mỗi tỉnh có một Ty Tiểu học để quản lý hệ thống trường tiểu học trong 
toàn tỉnh. Đứng đầu là Trưởng ty.
Nha Trung học của Tổng nha trực tiếp quản lý hệ thống trường trung học 
trong toàn quốc.
Sang thời Đệ nhị Cộng hòa, năm 1971, Bộ Quốc gia Giáo dục kiêm cả chức 
năng Văn hóa, Thanh niên nên được đổi tên thành Bộ Văn hóa Giáo dục và 
Thanh niên, gồm có các nha, sở và trung tâm phụ trách như sau:
I. Cơ quan phụ trách Trung, Tiểu học cấp trung ương
1. Nha Kế hoạch và Pháp chế học vụ. Do 1 Giám đốc điều khiển, 1 Phó 
Giám đốc phụ tá, gồm có hai sở: Sở Kế hoạch và Sở Pháp chế học vụ. Đứng đầu 
mỗi sở là một Chánh sự vụ, dưới là các phòng, ban.
Nhiệm vụ của nha này là kiểm tra, thống kê về giáo chức, sinh viên, học 
sinh, kết quả các kỳ thi ở các bậc học; soạn thảo các văn kiện, xem xét thiết 
lập các ngành học
2. Nha Học bổng du học. Do 1 Giám đốc điều khiển với sự phụ tá của 
1 Phó Giám đốc. 
Nhiệm vụ của nha là xem xét cấp các loại học bổng, giải quyết vấn đề du 
học của sinh viên, viên chức đi tu nghiệp, cá nhân đi ra nước ngoài học nghề 
Nha này gồm các phòng: Phòng Hành chính phụ trách, Phòng Học bổng 
quốc gia, Phòng Học bổng ngoại giao viện 1, Phòng Học bổng ngoại giao viện 
2, Phòng Học bổng ngoại giao viện 3, Phòng Tự túc du học và chuyển ngân 
phụ trách.
71Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7-8 (114-115) . 2014
3. Nha Kỹ thuật và Chuyên nghiệp học vụ. Do một Giám đốc điều khiển 
và 1 Phó Giám đốc phụ tá. Gồm có 4 phòng, 1 ban ấn loát và 1 ban thanh tra.
Nhiệm vụ: Phân phối, lưu trữ công văn; phổ biến sắc lệnh, nghị định, 
thông tư; lập dự án ngân sách cho các nha, trường; thanh tra các trường; in ấn 
các tài liệu học tập
4. Nha Tiểu học và Giáo dục Cộng đồng. Có 1 Giám đốc điều khiển, 1 
Chánh sự vụ Hành chính phụ tá về công việc hành chính, nhân viên, kế toán 
và chuyên môn.
Tổ chức này gồm có: Ban Thanh tra, Phòng Giáo dục Cộng đồng, Phòng 
Học vụ, Phòng Hành chính, Phòng Kế toán.
Nhiệm vụ: Thanh tra chuyên môn, phụ trách Giáo dục Cộng đồng, phụ 
trách vấn đề học vụ các trường tiểu học, phụ trách ngân sách, vật liệu, lương 
bổng ngành tiểu học
5. Nha Tư thục. Do 1 Giám đốc điều khiển, với sự phụ tá của một số 
Thanh tra Trung học và Tiểu học. Gồm có hai phòng: Phòng Trung học Tư thục, 
Phòng Tiểu học Tư thục.
Nhiệm vụ: Điều hành hoạt động của ngành tư thục phổ thông bậc Trung 
học và Tiểu học trên toàn quốc về cả hai phương diện hành chính và học vụ.
Tại địa phương, việc kiểm soát các trường tư thục: Bậc Tiểu học do các sở, 
ty tiểu học phụ trách; bậc Trung học do các trường nam Trung học tại tỉnh lỵ, 
quận lỵ phụ trách.
6. Nha Khảo thí. Do một Giám đốc điều khiển, gồm có: Ban Thanh tra 
soạn đề thi và 2 phòng là Phòng 1 phụ trách các kỳ thi, Phòng 2 soạn thảo các 
nghị định liên quan đến việc tổ chức các kỳ thi.
Nhiệm vụ: Sắp đặt các Hội đồng Khảo thí, điều hành Hội đồng Giám khảo 
Trung ương, lập hồ sơ thí vụ, kiểm soát và cấp chứng chỉ, văn bằng, thi hành 
các công tác thí vụ.
7. Nha Y tế và Xã hội học đường. Do 1 Giám đốc điều khiển, gồm có: 
Ban Thanh tra Y tế học đường, Sở Y tế học đường, Sở Xã hội học đường. Có 
nhiệm vụ phụ trách về hệ thống y tế trong ngành giáo dục.
8. Trung tâm Học liệu. Có 1 Giám đốc phụ trách, và 1 Phó Giám đốc 
phụ tá. Trung tâm Học liệu gồm có: Văn phòng Ủy ban Quốc gia Soạn thảo 
Danh từ chuyên môn; Phòng Hành chính và Kế toán; Phòng Tu thư, Dịch thuật 
và Ấn loát; Phòng Mậu dịch; Phòng Trợ huấn cụ; Phòng Phát thanh học đường; 
Phòng Vô tuyến truyền hình học đường; Nhà in.
Nhiệm vụ: In ấn và xuất bản sách giáo khoa, sản xuất các trợ huấn cụ 
thính thị cùng phân phối kiểm soát các học liệu yểm trợ cho việc giáo dục.
9. Nha Sinh hoạt học đường. Do 1 Giám đốc điều khiển với 1 ban 
Thanh tra phụ tá, và gồm có 2 sở: Sở Điều nghiên tổng quát, Sở Sinh hoạt 
thanh niên học đường.
72 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7-8 (114-115) . 2014
Nhiệm vụ: Soạn chương trình sinh hoạt Hiệu đoàn cho học sinh Trung, 
Tiểu học phổ thông, Chuyên nghiệp Kỹ thuật và Nông Lâm Súc; đào tạo cán 
bộ sinh hoạt thanh niên và huấn luyện chuyên môn; xây dựng cơ sở sinh hoạt 
thanh niên, thể dục thể thao cho các trường học.
10. Nha Tu huấn Giáo chức. Do 1 Giám đốc điều khiển, có 1 Phó Giám 
đốc và 1 Phụ tá Học vụ được xếp ngang hàng Chánh sự vụ. Gồm 4 phòng: 
Phòng Hành chính, Phòng Kế toán, Phòng Nghiên cứu tài liệu, Phòng Chương 
trình và Học vụ.
Nhiệm vụ: Huấn luyện giáo chức trung cấp không do các trường đại học 
sư phạm đào tạo; huấn luyện cán bộ để điều hành ngành giáo dục như: Khu 
trưởng, Ty trưởng, Thanh tra, Hiệu trưởng, Giám học; tu nghiệp giáo chức về 
phương pháp giáo dục, cải tiến để theo kịp đà tiến triển của nhân loại.
Nha Tu huấn Giáo chức phụ trách điều khiển 5 Trung tâm Tu huấn Giáo 
chức ở Sài Gòn, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ, Vũng Tàu. Mỗi Trung tâm Tu huấn ở 
các tỉnh do một Quản đốc điều khiển (cấp bậc ngang hàng Hiệu trưởng Trung 
học Đệ nhị cấp) và 1 Phụ tá Quản đốc; riêng Trung tâm Tu huấn ở Sài Gòn do 
Giám đốc Nha Tu huấn Giáo chức kiêm nhiệm.
11. Trung tâm Nghiên cứu sưu tầm và phổ biến tài liệu giáo dục. 
Trung tâm này chưa có nghị định tổ chức.
II. Các cơ quan giáo dục địa phương
1. Các Khu Học chính. Có tất cả 5 Khu Học chính trong toàn quốc, mỗi 
khu gồm nhiều tỉnh và thị xã.
- Khu Học chính Huế gồm: Quảng Trị, Thừa Thiên, thị xã Huế, thị xã Đà 
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi.
- Khu Học chính Nha Trang gồm: Bình Định, thị xã Quy Nhơn, Phú Yên, 
Khánh Hòa, thành phố Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận, thị xã Cam 
Ranh, Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn, Đắc Lắc, Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng, 
thị xã Đà Lạt.
- Khu Học chính Biên Hòa: Gia Định, Biên Hòa, Bình Tuy, Phước Tuy, 
Bình Long, Bình Dương, Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An.
- Khu Học chính Cần Thơ: Định Tường, thị xã Mỹ Tho, Gò Công, Kiến 
Hòa, Kiến Tường, Kiến Phong, Sa Đéc, Vĩnh Bình, Ba Xuyên, Vĩnh Long, 
Phong Dinh, thị xã Cần Thơ, Chương Thiện, Châu Đốc, An Giang, Kiên Giang, 
thị xã Rạch Giá, Bạc Liêu, An Xuyên.
- Đặc khu Sài Gòn.
Mỗi khu đứng đầu là một Trưởng khu, có 1 phụ tá giúp việc.
Một khu gồm có: Ban Thanh tra, Phòng Hành chính, Phòng Học vụ, 
Phòng Thí vụ.
73Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7-8 (114-115) . 2014
Nhiệm vụ: Cung cấp dữ liệu giúp bộ thiết lập kế hoạch; kiểm soát hoạt 
động các cơ sở giáo dục công lập và tư thục; tổ chức các kỳ thi tiểu học và trung 
học trong khu.
2. Các Ty Giáo dục. Ở mỗi tỉnh có một Ty Giáo dục phụ trách giáo dục. 
Đứng đầu là một Trưởng ty, có hai phụ tá giúp việc. Chức năng và nhiệm vụ của 
ty cũng giống như Khu Học chính nhưng ở quy mô nhỏ trong một tỉnh.
3. Sở Tiểu học Đô thành. Đứng đầu là một Giám đốc điều hành, có 1 
phụ tá giúp việc, gồm 3 phòng: Phòng Quản trị phụ trách về các vấn đề hành 
chính và nhân viên tổng quát; Phòng Tư thục và Bình dân giáo dục phụ trách 
về các vấn đề giáo dục bậc Tiểu học và các tư thục; Phòng Thanh tra Học vụ 
phụ trách kiểm soát các trường sở và các vấn đề liên quan đến học vụ.
4. Các Trung tâm Giáo dục. Có 5 Trung tâm: Lê Quý Đôn, Hồng 
Bàng (Sài Gòn), Hùng Vương (Đà Lạt), Nguyễn Hiền (Đà Nẵng), Hàn Thuyên 
(Nha Trang).
Đứng đầu một trung tâm là 1 Giám đốc và 1 phụ tá.
Đầu những năm 1970, do số trường trung học trong toàn quốc tăng quá 
nhiều nên Nha Trung học không thể quản lý nổi; vì vậy Nha Trung Tiểu học 
và Bình dân giáo dục giải tán và giao cho Phụ tá đặc biệt của Tổng trưởng trực 
tiếp phụ trách Trung, Tiểu học và Bình dân giáo dục.
 C V T
CHÚ THÍCH
1. Tập thể giáo sư, học giả tham gia biên soạn chương trình gồm các vị: Phạm Đình Ái (Lý-
Hóa), Nguyễn Thúc Hào (Toán), Nguyễn Huy Bảo, Nguyễn Văn Hiền (Triết), Tạ Quang 
Bửu (Vật lý), Ưng Quả (Pháp văn), Hà Thúc Chính (Anh văn), Ngô Đình Nhu (Sử-Địa), Hoài 
Thanh, Đào Duy Anh (Việt văn), Lê Văn Căn, Nguyễn Hữu Quán (Vạn vật).
2. Hoàng Xuân Hãn (1908-1996), quê làng Yên Hồ, huyện La Sơn (nay là xã Yên Hồ, huyện 
Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh, là giáo sư toán học, kỹ sư, nhà sử học, nhà ngôn ngữ học, nhà 
nghiên cứu văn hóa, giáo dục Việt Nam. Ông đỗ Thạc sĩ toán học tại Pháp. Năm 1945, ông 
giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục và Mỹ thuật trong chính phủ Trần Trọng Kim. 
Hoàng Xuân Hãn là người chủ trì soạn thảo và ban hành Chương trình Trung học Việt Nam 
đầu tiên.
3. Trần Hữu Thế (1922-1995), quê ở Mỹ Tho (Tiền Giang), là nhà khoa học, nhà giáo dục nổi 
tiếng của Việt Nam. Ông đỗ Tiến sĩ y khoa tại Pháp. Từ 1958 đến 1960 làm Bộ trưởng Bộ 
Quốc gia Giáo dục của VNCH. Dưới thời Bộ trưởng Trần Hữu Thế, Đại hội Giáo dục Quốc 
gia (lần I) được tổ chức ở Sài Gòn vào năm 1958 chính thức hóa ba nguyên tắc nhân bản, 
dân tộc, và khai phóng làm nền tảng cho triết lý giáo dục VNCH.
4. Về triết lý giáo dục, có thể xem thêm chi tiết cùng trong số báo này, ở bài “Giáo dục miền 
Nam (1954-1975) trên con đường xây dựng và phát triển” của tác giả Trần Văn Chánh.
5. Dương Thiệu Tống (1925-2008), quê ở Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), là 
nhà giáo dục nổi tiếng của Việt Nam. Ông đỗ Tiến sĩ giáo dục học tại Hoa Kỳ. Ông là thành 
viên tham gia sáng lập và làm Hiệu trưởng Trường Trung học Kiểu mẫu ở quận Thủ Đức, Sài 
Gòn (nay là TPHCM).
6. Như trường hợp ông Lê Hiếu Đằng (nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 
Thành phố Hồ Chí Minh, đã quá cố đầu năm 2014) đang ở tù được gia đình xin phép cho ra 
74 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7-8 (114-115) . 2014
ngoài thi Tú tài II, ở Huế, năm 1966; ông Lê Văn Nghĩa (hiện phụ trách báo Tuổi trẻ cười) thi 
Tú tài II năm 1972 ngay trong nhà tù Chí Hòa (Sài Gòn) bằng một hội đồng thi riêng dành 
cho người tù do GS sử học Phạm Cao Dương làm Chánh chủ khảo. Chuyện thi cử, ông Đằng 
có nhắc tới trong bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” đăng trên nhiều báo mạng; 
ông Nghĩa cũng xác nhận chuyện thi trong nhà tù của mình khi có người quen biết hỏi đến.
7. Về địa vị và đời sống giáo chức, có thể xem thêm bài “Học và dạy học thời Việt Nam Cộng 
hòa” của Dương Văn Ba trong cùng số báo chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thanh Liêm, Giáo dục ở Nam Việt Nam: Từ thập niên 1970 đến 1975, Wikipedia, 2006.
2. Nguyễn Q. Thắng, Khoa cử và giáo dục Việt Nam, Nxb TPHCM, 2005.
3. Vương Pển Liêm, Giáo dục cộng đồng, Nxb Lá bối, Sài Gòn, 1966.
4. Giáo dục nguyệt san, số 25 (tháng 12/1968) và số 49 (tháng 5/1971).
5. Nhiều tác giả, Quản trị và thanh tra học đường, Nxb Trẻ, Sài Gòn, 1972.
6. Nguyễn Thanh Nhân, Đóng góp một nền giáo dục dân chủ Việt Nam trong tương lai, Nxb 
Minh tâm, Sài Gòn, 1969.
7. Lê Thanh Hoàng Dân (Chủ biên), Các vấn đề giáo dục, Nxb Trẻ, Sài Gòn, 1971.
8. Nha Văn hóa, Bộ Văn hóa Giáo dục, Văn hóa nguyệt san, tập XIV, quyển 3&4, tháng 3-4, 1965.
9. Nguyễn Hổ Dư - Trần Doãn Đức, Vấn đề giáo dục, Văn khoa xuất bản, Sài Gòn, 1971.
10. Nguyễn Quỳnh Giao, Cải tổ giáo dục, Nxb Thăng tiến, Sài Gòn, 1970.
11. Nguyễn Khắc Hoạch, Xây dựng và phát triển văn hóa giáo dục, Nxb Lửa thiêng, Sài Gòn, 1970.
TÓM TẮT
Bài viết trình bày tổng quát tình hình giáo dục bậc Tiểu học và Trung học ở miền Nam thời 
Việt Nam Cộng hòa (1954-1975), từ đường hướng giáo dục đến tình hình học tập và hệ thống 
trường lớp, việc tổ chức thi cử, công tác đào tạo giáo chức và đời sống giáo chức, tổ chức bộ máy 
và công tác quản trị của ngành giáo dục từ trung ương đến địa phương... Qua đó có thể nhận 
thấy, dù tình hình chính trị-xã hội bất ổn do ảnh hưởng chiến tranh, chính quyền Việt Nam Cộng 
hòa vẫn duy trì được một nền giáo dục mang tính đại chúng, tạo điều kiện rộng rãi đồng đều cho 
tất cả mọi người dân đều có cơ hội học tập bình đẳng trong một môi trường giáo dục nề nếp, lành 
mạnh và có chất lượng.
ABSTRACT
PRIMARY AND SECONDARY EDUCATION IN SOUTH VIETNAM (1954-1975)
The article presents the general situation of Primary and Secondary education in the 
Republic of Vietnam (1954-1975), including educational policy, learning situation, school system, 
examinations, teacher education and life of teachers, organizational structure and educational 
governance... From the information in the article, it can be seen that, despite socio-political 
unrest due to the impact of war, the government of Republic of Vietnam still maintained a mass 
education, creating wide and equal conditions for all citizens to study in an orderly, wholesome 
and good education.

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_tieu_hoc_va_trung_hoc_o_mien_nam_viet_nam_1954_1975.pdf