Giáo trình Âm nhạc và phương pháp dạy học âm nhạc cho học sinh tiểu học
Tóm tắt Giáo trình Âm nhạc và phương pháp dạy học âm nhạc cho học sinh tiểu học: ... thảo luận từ một đến hai câu hỏi tự chọn hoặc có sự phân công của giáo viên về nội dung thảo luận cho từng nhóm. Sau khi thống nhất ý kiến các nhóm cử đại diện để trình bày trước lớp. Nhiệm vụ 2: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp 273 Khi đại diện các nhóm lên trình bày, sau khi nói xo... gọn). 4. Giáo viên cho học sinh nghe lại một lần nữa. Trước khi cho nghe, giáo viên có thể nhắc lại tên tác phẩm và tác giả để học sinh thêm nhớ. Cũng có thể trong khi nghe cho học sinh chuyển động, nhún nhảy, lắc lư hoặc tự nghĩ ra những động tác múa phụ hoạ theo âm nhạc . BÀI TẬP ...c chung cả lớp Đại diện các nhóm lên trình bày tóm tắt về kết quả tập dạy của nhóm mình cho cả lớp nghe. Trong phần trình bày phải nêu rõ những ưu điểm, nhược điểm, những hạn chế cần của các bạn trong nhóm khi tiến hành tập dạy để mọi người có thể tự rút kinh nghiệm cho bản thân / Đánh g...
dạy: Nên tập dạy theo nhóm : Chia lớp thành các nhóm nhỏ(mỗi nhóm từ 10 – 12 người) để tiến hành tập dạy và tổ chức rút kinh nghiệm chung cho các thành viên trong nhóm. "Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Làm việc theo nhóm Các thành viên trong nhóm thống nhất cử 2 – 3 người, mỗi người dạy một tiết theo như giáo án đã soạn sẵn. Sau mỗi tiết dạy cả nhóm nhận xét rút kinh nghiệm rồi mới tiến hành dạy tiếp. 307 Nhiệm vụ 2: Thảo luận chung cả lớp Bạn hãy suy nghĩ theo những vấn đề được gợi ý sau đây và mạnh dạn trao đổi trước lớp: - Khi tiến hành tập dạy, bạn gặp phải những khó khăn gì? - Những khó khăn đó theo bạn nguyên nhân là do đâu? Cách khắc phục nên như thế nào? - Bạn có thể nêu ra những tình huống dạy học và biện pháp xử lí mà theo bạn sẽ đem lại thành công cho tiết dạy. / Đánh giá hoạt động 2 Căn cứ vào quá trình tập dạy của bạn và qua sự đóng góp ý kiến của các thành viên trong nhóm, bạn hãy tự đánh giá kết quả tập dạy của mình thông qua bảng 1 và bảng 2 với các tiêu chí đã được liệt kê. Lưu ý: Phần đánh giá này phải được thực hiện sau mỗi một tiết tập dạy. BẢNG 1. KẾT QUẢ TẬP DẠY TRONG NHÓM NHỎ TT Tiêu chí Xuất sắc ( Từ 9 đến 10 đ) Giỏi (Từ 8 đến 8,75đ ) Khá (Từ 7 đến 7,75) Trung bình (Từ 5 đến 6,75 đ) Cần cải tiến 1 Nội dung bài học(chính xác – khoa học, bảo đảm tính hệ thống, rõ trọng tâm, liên hệ với cuộc sống) 2 Sự phối hợp các họat động trong tiết dạy(linh họat trong các khâu lên lớp, thời gian cho các họat động hợp lí, bao quát –xử lí tinh huống linh họat) 2 Sử dụng phương pháp dạy học (phù hợp với đặc trưng bộ môn, kết hợp tốt các phương pháp, có biện pháp tạo hứng thứ và phát huy tính tích cực của học sinh) 3 Giải thích rõ ràng(sử dụng cách nói ngắn gọn, dễ hiểu) 308 4 Sử dụng phương tiện nghe nhìn(phù hợp và tạo được hiệu quả trong các họat động) BẢNG 2. THAM GIA LÀM VIỆC TRONG NHÓM TT Tiêu chí Thường xuyên Thỉng thoảng Không bao giờ 1 Đóng góp ý kiến cho các thành viên trong nhóm 2 Động viên người khác tham gia 3 Thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công trong nhóm 4 Hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm 8 Thông tin phản hồi cho các hoạt động Thông tin phản hồi cho hoạt động 1 Sau khi đã sọan giáo án và trình bày giáo án của mình trước các thành viên trong nhóm, qua những ý kiến góp ý bạn hãy sửa chữa và căn cứ vào các tiêu chí trong bảng đánh giá bạn hãy đánh dấu vào những ô mà bạn lựa chọn. Các tiêu chí được chia thành các mức độ khác nhau. - Mức độ A: Đạt lọai giỏi - Mức độ B: Đạt loại khá(mức chấp nhận cao) - Mức độ C: Đạt lọai trung bình (mức chấp nhận thấp) - Mức độ D: Không có thông tin (mức không chấp nhận) Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 Phần đánh giá bạn cần phải nghiên cứu kĩ các tiêu chí ở bảng 1 và bảng 2, sau đó tự xem mình đạt được những tiêu chí đó ở mức độ như thế nào và cho điểm theo từng tiêu chí. Bạn cần lưu ý là sau khi đã tiến hành tập dạy bài của mình, những ý kiến nhận xét góp ý của các thành viên trong nhóm (những ưu – nhược đểm) cũng là những thông tin cần thiết để bạn tham khảo trong việc tự đánh giá mình một cách chính xác, khách quan. 309 Sau mỗi tiết tập dạy, bạn hãy tự đánh giá và nên theo dõi mức độ tiến bộ của mình trong suốt thời gian tập dạy. ĐÁNH GIÁ SAU KHI HỌC XONG TIỂU MÔ ĐUN I. CÂU HỎI 1. Vai trò giáo dục của âm nhạc đối với học sinh tiểu học được thể hiện như thế nào? 2. Khả năng âm nhạc của học sinh tiểu học có những vấn đề gì cần lưu ý? 3. Bạn hãy so sánh nội dung dạy học âm nhạc ở các lớp 1, 2, 3 với các lớp 4,5 có những điểm gì giống và khác nhau? 4. Mục đích của việc dạy hát cho học sinh tiểu học là gì? 5. Quá trình dạy hát cho học sinh tiểu học cần phải đạt những yêu cầu như thế nào? 6. Bạn hãy giải thích về những phương pháp cơ bản có thể sử dụng để dạy học âm nhạc cho học sinh tiểu học. 7. Bạn hãy liệt kê các bước trong tiến trình dạy hát cho học sinh. 8. Bạn hãy giải thích các họat động kết hợp với hát là như thế nào? 9. Mục đích và yêu cầu của việc cho học sinh nghe nhạc là gì? 10. Bạn hãy liệt kê và giải thích về các bước tiến hành cho học sinh nghe nhạc 11. Bạn hãy liệt kê các bước tiến hành đọc chuyện và kể chuyện cho học sinh tiểu học. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai hình thức này. 12. Dạy tập đọc nhạc cho học sinh cần phải đạt được những mục đích và yêu cầu như thế nào? 13. Bạn hãy liệt kê các bước tiến hành dạy tập đọc nhạc cho học sinh. 14. Yêu cầu của việc sọan giáo án là gì? 15. Bạn hãy liệt kê các mục được ghi trong giáo án và giải thích cách ghi cho từng mục đó như thế nào? II.BÀI TẬP BÀI TẬP 1 Bạn hãy biểu thị qua sơ đồ hình chữ thập về mối tương quan giữa các vai trò của giáo dục âm nhạc đối với học sinh tiểu học BÀI TẬP 2 Bạn hãy đánh dấu chéo vào ô mà bạn chọn lựa cho tầm cữ giọng của học sinh tiểu học. BÀI TẬP 3 310 Bạn hãy đánh dấu vào các ô mà bạn chọn lựa tài liệu để giáo viên và học sinh sử dụng trong khi dạy và học môn âm nhạc ở tiểu học Hát nhạc 1,2,3 Nghệ thuật 1 Âm nhạc 4 Nghệ thuật 5 Âm nhạc 1,2,3 Nghệ thuật 3 Âm nhạc 5 Nghệ thuật 2 Tập bài hát 1 Tập bài hát 5 Tập bài hát 2 Tập bài hát 3 BÀI TẬP 4. Trong số những câu sau đây những câu nào nói về mục đích của việc dạy hát? (Bạn hãy đánh dấu chéo vào những ô mà bạn chọn) 1.Học sinh học tập một cách tích cực những xúc động và tình cảm của mình, đồng thời cũng cảm thụ âm nhạc được dễ dàng hơn. 2.Học sinh thể hiện một cách tích cực những xúc động và tình cảm của mình, đồng thời cũng cảm thụ âm nhạc được dễ dàng hơn. 3. Khả năng âm nhạc của các em được phát triển: về tai nghe âm nhạc, cảm giác tiết tấu, giai điệu, trí nhớ âm nhạc, khả năng khái quát và hiểu được tác phẩm. 4. Khả năng thẩm mĩ của các em được phát triển: về tai nghe âm nhạc, cảm giác tiết tấu, giai điệu, trí nhớ âm nhạc, khả năng khái quát và hiểu được tác phẩm. 5.Hát cá nhân trong lớp đem lại sự vui thích đặc biệt, sự giao lưu gắn bó các em với nhau trong từng cảm xúc, những hoạt động chung. 6.Hát tập thể trong lớp đem lại sự vui thích đặc biệt, sự giao lưu gắn bó các em với nhau trong từng cảm xúc, những hoạt động chung. BÀI TẬP 5 Bạn hãy trình bày dưới dạng sơ đồ hình nan quạt về những yêu cầu của quá trình dạy hát. BÀI TẬP 6 Bạn hãy viết tên những phương pháp cơ bản có thể sử dụng để dạy học âm nhạc cho học sinh tiểu học vào các ô trống sau đây: 311 BÀI TẬP 7 Bạn hãy biểu thị dưới dạng sơ đồ bậc thang về các bước trong tiến trình dạy hát cho học sinh tiểu học BÀI TẬP 8 Trong số các hoạt động sau đây, hoạt động nào có thể sử dụng kết hợp với hát? (Đánh dấu vào những ô chọn lựa) 1. Gõ đệm theo bài hát 2.Gõ đệm theo tiết tấu 3.Vận động theo bài hát 4. Trò chơi với bài hát 5. Hát và múa 6. Gõ đệm theo nhịp 7. Hát tập thể 8. Hát cá nhân 9. Gõ đệm theo phách BÀI TẬP 9 Bạn hãy biểu thị theo sơ đồ hình tam giác về mục đích của việc cho học sinh nghe nhạc BÀI TẬP 10 Đây là một trình tự sai các bườc dạy học sinh nghe nhạc. Bạn hãy sắp xếp lại theo trình tự đúng 1. Giới thiệu tên tác phẩm, tên tác giả, nói sơ qua về nội dung, cách trình diễn tác phẩm. 2. Giáo viên gợi ý cho học sinh tự phát biểu về cảm nhận của mình sau khi được nghe tác phẩm( học sinh nói ngắn gọn). 3.Giáo viên cho học sinh nghe lại một lần nữa. Có thể trước khi cho học sinh nghe lại lần thứ hai giáo viên nhắc lại tên tác phẩm, tên tác giả để học sinh ghi nhớ. Trong khi nghe, nếu tác phẩm âm nhạc thực sự lôi cuốn thì giáo viên có thể cho học sinh chuyển động, nhún nhảy, lắc lư hoặc tự nghĩ ra những động tác múa phụ hoạ theo âm nhạc . 4. Cho học sinh nghe trọn vẹn tác phẩm một lần. BÀI TẬP 11 Bạn hãy loại bỏ những bước không cần thiết trong khi tiến hành đọc chuyện và kể chuyện cho học sinh tiểu học trong số các bước sau đây.(những bước loại bỏ đánh dấu chéo) Bước 1: Giới thiệu tên chuyện, tên tác giả, xuất xứ hay những tình tiết liên quan đến câu chuyện. Bước 2: Tiến hành kể với giọng điệu thong thả, mạch lạc, diễn cảm tạo sự lôi cuốn. Nhấn mạnh những nội dung, tình tiết quan trọng. Bước 3. Kể lại câu chuyện một lần nữa Bước 4: Đặt những câu hỏi khai thác nội dung câu chuyện trước khi kể lần thứ hai. Bước 5. Tóm tắt những tình tiết liên quan đến câu chuyện 312 Bước 6: Cùng học sinh ghi dàn ý câu chuyện lên bảng và cho học sinh kể lại. Bước 7: Cho học sinh trả lời câu hỏi để khai thác câu chuyện hoặc thảo luận những sự đánh giá khác nhau của học sinh về những tình tiết của câu chuyện. Bước 8: Giới thiệu để học sinh tìm đọc những câu chuyện, những sách kể chuyện âm nhạc khác. BÀI TẬP 12 Bạn hãy trình bày dưới dạng sơ đồ mối tương quan giữa mục đích với các yêu cầu tương ứng của việc dạy tập đọc nhạc cho học sinh. BÀI TẬP 13 Bạn hãy sắp xếp lại các bước dạy TĐN dưới dây theo một trình tự hợp lí. - Giáo viên giới thiệu bài. - Tập tiết tấu của bài TĐN - Cho học sinh xác định tên nốt, hình nốt. - Giáo viên đàn giai điệu bài TĐN (từng câu ngắn) và học sinh tập đọc theo sau khi nghe đàn(chú ý khi đọc kết hợp gõ phách). - Tập đọc cao độ các nốt có trong bài theo thứ tự từ chủ âm đi lên ( đọc thang âm của bài). - Kiểm tra nhóm, cá nhân. - Đọc ghép cao độ với lời ca. Trình tự hợp lí: Bước 1: Bước 2: Bước 3: Bước 4: Bước 5: Bước 6: Bước 7: BÀI TẬP 14 Bạn hãy sắp xếp lại trình tự của các mục trong phần ghi mục tiêu ở giáo án được nêu ra dưới đây sao cho đúng - Thái độ - Kiến thức - Kĩ năng 313 Sắp xếp đúng: 1.. 2.. 3 8 Thông tin phản hồi cho phần đánh giá sau khi học xong tiểu mô đun I. PHẦN CÂU HỎI Các câu hỏi nêu ra nhăm giúp bạn kiểm tra lại những kiến thức đã học xem bạn đã tiếp thu như thế nào và nhớ được những gì. Bạn hãy tự trả lời theo các câu hỏi, có thể viết ra giấy nội dung câu trả lời hoặc trao đổi với các thành viên khác trong nhóm học tập của mình. Nhìn chung nội dung phần trả lời cho các câu hỏi đều nằm ở phần thông tin cơ bản cho các hoạt động ở các chủ đề. Nếu bạn không nhớ và không thể trả lời được các câu hỏi thì hãy xem lại các phần này. II. PHẦN BÀI TẬP Mục đích các bài tập nhằm giúp bạn nhớ và hơn thế nữa phải hiểu, diễn đạt hoặc biểu thị được các kiến thức đó bằng các sơ đồ, hình vẽ hay các sự chọn lựa đúng - sai trong trắc nghiệm khách quan. Bạn hãy cố gắng tự mình thực hiện các bài tập này, nếu cần có thể xem phần giải đáp sau đây. BÀI TẬP 1 Ở bài tập này cơ bản là bạn phải biểu thị được một sơ đồ hình chữ thập với 4 cạnh là bốn vai trò giáo dục của âm nhạc. Điểm đầu của mỗi cạnh có thể biểu thị là hình tròn, ô van hay hình vuông, chữ nhật.đều được. Dưới đây là một ví dụ. Giáo dục đạo đức Phát triển Vai trò Phát triển thể chất Giáo dục của trí tuệ âm nhạc Giáo dục thẩm mĩ 314 BÀI TẬP 2 Bạn đánh dấu chéo như sau đây là đúng: BÀI TẬP 3 Bạn hãy đánh dấu vào các ô mà bạn chọn lựa tài liệu để giáo viên và học sinh sử dụng trong khi dạy và học môn âm nhạc ở tiểu học Hát nhạc 1,2,3 Nghệ thuật 1 Âm nhạc 4 Nghệ thuật 5 X X Âm nhạc 1,2,3 Nghệ thuật 3 Âm nhạc 5 Nghệ thuật 2 X X X Tập bài hát 1 Tập bài hát 5 Tập bài hát 2 Tập bài hát 3 X X X BÀI TẬP 4. Đáp án đúng là như sau: 1.Học sinh học tập một cách tích cực những xúc động và tình cảm của mình, đồng thời cũng cảm thụ âm nhạc được dễ dàng hơn. X 2.Học sinh thể hiện một cách tích cực những xúc động và tình cảm của mình, đồng thời cũng cảm thụ âm nhạc được dễ dàng hơn. X 3. Khả năng âm nhạc của các em được phát triển: về tai nghe âm nhạc, cảm giác tiết tấu, giai điệu, trí nhớ âm nhạc, khả năng khái quát và hiểu được tác phẩm. 315 4. Khả năng thẩm mĩ của các em được phát triển: về tai nghe âm nhạc, cảm giác tiết tấu, giai điệu, trí nhớ âm nhạc, khả năng khái quát và hiểu được tác phẩm. 5.Hát cá nhân trong lớp đem lại sự vui thích đặc biệt, sự giao lưu gắn bó các em với nhau trong từng cảm xúc, những hoạt động chung. X 6.Hát tập thể trong lớp đem lại sự vui thích đặc biệt, sự giao lưu gắn bó các em với nhau trong từng cảm xúc, những hoạt động chung. BÀI TẬP 5 Bạn phải biểu thị được những yêu cầu của việc dạy hát qua một sơ đồ hình nan quạt . Cách trình bày về cơ bản như sau: Rèn luyện Dạy trình bày tự nhiên, Dạy hát là một Kĩ năng ca hát thông thường diễn cảm bài hát quá trình giáo dục âm nhạc Yêu cầu dạy hát BÀI TẬP 6 Điều cơ bản là bạn phải điền đủ được 6 phương pháp cơ bản nhất vào ô trống, không cần xếp theo thứ tự cái nào trước, cái nào sau. Ví dụ như sau đây: Phương pháp dùng lời Phương pháp luyện tập. Phương pháp làm mẫu Phương pháp ôn tập Phương pháp trực quan Phương pháp trình bày tác phẩm âm nhạc 316 BÀI TẬP 7 Bạn hãy tưởng tượng ra rằng việc thực hiện các bước dạy hát tuần tự cũng như đi từng bước lên những bậc cầu thang vậy. Sơ đồ biểu thị như sau: Tập biểu diễn trước lớp Hát kết hợp các hoạt động Ôn luyện, củng cố Dạy hát từng câu Hát mẫu Giới thiệu bài hát BÀI TẬP 8 Bạn đánh dấu vào những ô như sau đây là đúng. X 1. Gõ đệm theo bài hát X 2.Gõ đệm theo tiết tấu X 3.Vận động theo bài hát X 4. Trò chơi với bài hát X 5. Hát và múa X 6. Gõ đệm theo nhịp 7. Hát tập thể 8. Hát cá nhân X 9. Gõ đệm theo phách BÀI TẬP 9 Ba mục đích của việc cho học sinh nghe nhạc nếu biểu thị qua sơ đồ hình tam giác sẽ như sau. Giúp học sinh phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc. Mở rộng sự hiểu biết Định hướng thị hiếu thẩm mĩ về các tác phẩm âm nhạc của âm nhạc đúng đắn. những tác giả tên tuổi. BÀI TẬP 10 Trình tự thông thường được tiến hành theo các bước sau: 1. Giới thiệu tên tác phẩm, tên tác giả, nói sơ qua về nội dung, cách trình diễn tác phẩm. 2. Cho học sinh nghe trọn vẹn tác phẩm một lần. 317 3. Giáo viên gợi ý cho học sinh tự phát biểu về cảm nhận của mình sau khi được nghe tác phẩm( học sinh nói ngắn gọn). 4.Giáo viên cho học sinh nghe lại một lần nữa. Có thể trước khi cho học sinh nghe lại lần thứ hai giáo viên nhắc lại tên tác phẩm, tên tác giả để học sinh ghi nhớ. Trong khi nghe, nếu tác phẩm âm nhạc thực sự lôi cuốn thì giáo viên có thể cho học sinh chuyển động, nhún nhảy, lắc lư hoặc tự nghĩ ra những động tác múa phụ hoạ theo âm nhạc. BÀI TẬP 11 Bạn đánh dấu như sau đây là đúng. Bước 1: Giới thiệu tên chuyện, tên tác giả, xuất xứ hay những tình tiết liên quan đến câu chuyện. Bước 2: Tiến hành kể với giọng điệu thong thả, mạch lạc, diễn cảm tạo sự lôi cuốn. Nhấn mạnh những nội dung, tình tiết quan trọng. X Bước 3. Kể lại câu chuyện một lần nữa Bước 4: Đặt những câu hỏi khai thác nội dung câu chuyện trước khi kể lần thứ hai. X Bước 5. Tóm tắt những tình tiết liên quan đến câu chuyện Bước 6: Cùng học sinh ghi dàn ý câu chuyện lên bảng và cho học sinh kể lại. Bước 7: Cho học sinh trả lời câu hỏi để khai thác câu chuyện hoặc thảo luận những sự đánh giá khác nhau của học sinh về những tình tiết của câu chuyện. Bước 8: Giới thiệu để học sinh tìm đọc những câu chuyện, những sách kể chuyện âm nhạc khác. BÀI TẬP 12 Sơ đồ của bạn phải biểu thị được mối tương quan giữa từng mục đích đi kèm với những yêu cầu tương ứng. Bạn có thể thiết kế được một số dạng sơ đồ khác nhau nhưng phải đạt được yêu cầu trên. Dưới đây là một ví dụ. Phát triển tai nghe nhạc, biết phân Luyện tập nhớ vị trí nốt trên biệt được các âm thanh với độ cao khuông, đọc đúng cao độ, trường độ, - thấp, dài - ngắn, nhanh - chậm tiết tấu Tập thể hiện những âm thanh đúng Các bài tập đọc nhạc là những khúc cao độ – trường độ qua việc tập đọc nhạc ngắn không quá phức tạp thường nhạc nhằm hỗ trợ cho việc ca hát là những khúc trích đoạn trong đúng và chuẩn xác. các bài hát. BÀI TẬP 13 318 Trình tự như sau đây là đúng. Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài. Bước 2: Cho học sinh xác định tên nốt, hình nốt. Bước 3: Ttập tiết tấu của bài TĐN Bước 4: Tập đọc cao độ các nốt có trong bài theo thứ tự từ chủ âm đi lên ( đọc thang âm của bài). Bước 5: Giáo viên đàn giai điệu bài TĐN (từng câu ngắn) và học sinh tập đọc theo sau khi nghe đàn( chú ý khi đọc kết hợp gõ phách). Bước 6: Đọc ghép cao độ với lời ca. Bước 7: Kiểm tra nhóm, cá nhân. BÀI TẬP 14 Sắp xếp cơ bản như sau: 1. Kiến thức 2. Kĩ năng 3.Thái độ 319 HƯỚNG DẪN HỌC THEO TRÍCH ĐOẠN BĂNG HÌNH 5A Tiểu mô đun 5: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ************** Trích đoạn băng hình môn Phương pháp dạy học âm nhạc cho học sinh tiểu học Thời gian: 7’35” Trích đoạn băng hình này được quay ở một lớp học bình thường trong trường tiểu học. Đây là trích đoạn băng hình thực hành gõ đệm theo bài hát, môn Nghệ thuật lớp 2. Trích đoạn này không có lời bình mà chỉ ghi lại các sự kiện trên lớp. Sau khi đã đọc tài liệu in mà bạn vẫn chưa hình dung được hoạt động gõ đệm theo bài hát ở đối tượng học sinh lớp hai sẽ như thế nào, vậy bạn cần xem băng hình để hỗ trợ cách thực hành gõ đệm của bạn được chính xác hơn. Bây giờ bạn hãy xem trích đoạn băng hình 5A I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHI XEM BĂNG HÌNH Trong khi xem băng hình bạn hãy suy nghĩ về những vấn đề sau: 1.Hãy xem xét điều kiện ở lớp học trong băng hình có những mặt gì thuận lợi (về phương tiện, thiết bị, khả năng tiếp thu của học sinh khi được sự hướng dẫn của giáo viên), liên hệ với bản thân bạn xem liệu với một lớp học không giống như thế bạn sẽ làm như thế nào để đảm bảo giờ dạy của bạn cũng đạt được kết quả tốt như trong băng? 2.Những mục tiêu dạy học của giáo viên trong băng hình. 2.1. Những mục tiêu về phương pháp Sau khi đã được hướng dẫn về cách gõ đệm theo bài hát ở các giờ học trước, trong giờ học này học sinh chỉ thực hành gõ đệm theo bài hát ở hình thức hoạt động tho nhóm một cách thành thạo. Giáo viên khuyến khích học sinh thực hành theo nhóm –lớp. Giáo viên hỗ trợ việc luyện tập của các nhóm, khuyến khích các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau trong việc thực hành – luyện tập gõ đệm theo bài hát. 2.2.Những mục tiêu về kết quả học tập 320 Sau khi được giáo viên động viên khuyến khích, học sinh sẽ thực hành và biết cách gõ đệm theo bài hát ở các hình thức: gõ đệm theo nhịp, theo phách và theo tiết tấu lời ca. Bạn hãy ghi nhớ mục tiêu đó và quan sát cẩn thận trong khi xem băng để thấy mục tiêu đó đã đạt được đến đâu. II. CÁC HOẠT ĐỘNG SAU KHI XEM BĂNG HÌNH Sau khi xem băng hình lần đầu, bạn hãy tham gia thảo luận theo nhómvề các mục 1 và 2 ở mục I. Sau khi thảo luận và phân tích băng hình, bạn hãy xem lại và tham gia vào các nhóm và thực hành gõ đệm theo bài hát ở một bài cụ thể nào đó mà nhóm các bạn chọn lựa. III.CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN THEO BĂNG HÌNH Bạn xem băng hình theo ba trích đoạn ngắn ở từng hoạt động: Gõ đệm theo nhịp, theo phách và theo tiết tấu lời ca. Trích đoạn 1: Gõ đệm theo nhịp Sau khi xem xong trích đoạn phần này, dừng băng và bạn hãy tham gia vào một nhóm để thực hành gõ đệm nhiều lần bài hát “múa vui” cho đến khi bạn đã gõ được tương đối thành thạo. Trích đoạn 2: Gõ đệm theo phách Cũng tương tự như trên, sau khi xem xong trích đoạn phần này, dừng băng và bạn hãy cùng các thành viên trong nhóm của mình thực hành gõ đệm theo phách một số lần bài hát “múa vui”. Trích đoạn 3: Gõ đệm theo tiết tấu lời ca Sau khi xem xong trích đoạn thứ ba(trích đoạn cuối cùng), dừng băng và bạn cùng nhóm của mình gõ theo tiết tấu lời ca bài “múa vui” một số lần. Bạn hãy lưu ý: Để thực hành gõ đệm được tốt, trong nhóm các bạn phải luôn tích cực chú ý và cùng nhau phối hợp thật nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm. Có thể bạn hãy giúp đỡ thành viên nào đó trong nhóm gõ chưa đạt yêu cầu hay còn lúng túng chưa thật thành thạo khi hát và kết hợp với gõ đệm. Còn nếu bạn cũng gõ chưa thật tốt thì hãy nhận sự giúp đỡ từ các thành viên khác trong nhóm có khả năng khá hơn bạn. CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
File đính kèm:
- giao_trinh_am_nhac_va_phuong_phap_day_hoc_am_nhac_cho_hoc_si.pdf