Giáo trình An toàn giao thông đường bộ (Phần 1) - Bùi Xuân Cậy

Tóm tắt Giáo trình An toàn giao thông đường bộ (Phần 1) - Bùi Xuân Cậy: ...g số liệu thống kê của các nước Châu Âu Điều kiện quan trọng đầu tiên trong việc nghiên cứu an toàn giao thông là cần thiết phải có những sự hiểu biết về cấu trúc phân loại tai nạn và sự phát triển của tai nạn giao thông. Những thông tin này sẽ được cung cấp bởi các ủy ban chuyên trách thống k...t quá trình quy hoạch, thiết kế, khai thác và sử dụng mạng lưới đường. Nó được thực hiện trong quá trình kết nối giữa các bên liên quan, pháp chế, nguồn vốn, sự phân bổ các nguồn lực, sự xúc tiến, giám sát và đánh giá, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ (Bliss and Breen, 2009 [12b]) Các yế...m”) và đoạn đường kém an toàn nhất (2 sao “màu đỏ” và 1 sao “màu đen”) không có những đặc điểm an toàn đường bộ phù hợp với tốc độ giao thông thịnh hành. Các đoạn đường này có hai làn đường với mỗi làn chỉ có một hướng (đường chỉ có 2 làn xe với giải phân cách mềm), nhiều đoạn đường vào cua ...

pdf95 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 90 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Giáo trình An toàn giao thông đường bộ (Phần 1) - Bùi Xuân Cậy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tách thành một nội dung trong quá trình Thẩm 
định công trình XDGT theo QĐ số 23/2007/QĐ-
BGTVT ngày 07/5/2007. Quyết định nêu rõ: Phạm vi 
điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Thẩm quyền QĐ thẩm 
định An toàn GT; Các giai đoạn thẩm định ATGT; 
Điều kiện năng lực tổ chức cá nhân thẩm định ATGT; 
Căn cứ làm cơ sở thẩm định ATGT; Kinh phí thẩm 
định ATGT; Báo cáo thẩm định ATGT cũng như trình 
tự thực hiện thẩm định ATGT. 
Hình 3.5: Báo cáo thẩm định An 
toàn giao thông trên QL.47 & 
QL.48 của tư vấn SMEC (8/2005) 
Trong báo cáo cuối kỳ về “Nghiên cứu quy hoạch tổng thể An toàn giao thông đường bộ tại 
Việt Nam tới năm 2020” của cơ quan Hợp tác Quôc tế Nhật Bản (JICA) có đề cập đến mục 
tiêu của việc phát triển hệ thống thẩm định An toàn giao thông như sau: “Hệ thống Thẩm 
định An toàn Đường bộ (RSA) cần được tăng cường và triển khai một cách phù hợp 
càng sớm càng tốt. Qua đó làm tăng hiệu quả của việc phát triển đường bộ, đồng thời 
làm giảm tổn thất giao thông”. Để đạt được mục tiêu nêu trên, nội dung của chương trình 
đề cập đến cải cách thể chế và trách nhiệm của cơ quan liên quan đến việc đào tạo, nhân 
An toàn giao thông đường bộ Road Traffic Safety 83
rộng và các dự án thí điểm công tác thẩm định An toàn giao thông. Thiết lập hệ thống cấp 
phép/ ủy nhiệm và cơ chế phát triển nguồn nhân lực cho các thẩm định viên. 
Hiện nay, công tác đào tạo thẩm định viên ATGT đã được Tổng cục đường bộ Việt Nam 
(DRVN) phối hợp với tư vấn CONSIA tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ cho các học viên. 
Từ tháng 9/2009 đến tháng 8/2010 DRVN & CONSIA đã tiến hành đào tạo 6 lớp cơ bản và 
2 lớp nâng cao tại 5 thành phố khác nhau trên toàn quốc (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ 
Chí Minh và Cần Thơ) với tổng số 170 học viên đã qua lớp cơ bản và 150 học viên đã được 
cấp chứng chỉ (Hình 3.6). DRVN đang có nhu cầu đào tạo để đạt cho được khoảng 400 ÷ 
500 thẩm định viên trong những năm tới. 
Hình 3.6: Mr. Maurice Burley & Mr. Roger Legassick cùng với những học viên lớp nâng 
cao thẩm định ATGT (16/8/2010) 
3.2.3 Các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông 
Thẩm định ATGT được thực hiện trong một hoặc một số các giai đoạn sau: 
1) Báo cáo đầu tư xây dựng công trình; 
2) Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công 
trình; 
3) Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công; 
4) Trước khi đưa công trình vào khai thác; 
5) Trong quá trình khai thác. 
3.2.4 Trình tự các bước thẩm định an toàn giao thông 
Bảng 3.2 dưới đây liệt kê nội dung các bước công việc và trách nhiệm thực hiện của các 
bên liên quan trong quá trình thẩm định An toàn giao thông (dựa trên QĐ số 23/2007/QĐ-
BGTVT) 
An toàn giao thông đường bộ Road Traffic Safety 84
TT. 
các 
bước 
Nội dung công việc 
Trách nhiệm thực hiện 
1. Đề xuất dự án, giai đoạn thẩm định 
ATGT hoặc công trình đường bộ để 
trình cấp có thẩm quyền quyết định. 
Quyết định cho phép thẩm định an toàn 
giao thông 
Chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý đường bộ 
(đối với đường bộ đang khai thác) 
Cơ quan có thẩm quyền 
2. Lập và phê duyệt đề cương thẩm định 
Tuyển chọn tổ chức thẩm định và 
thương thảo hợp đồng 
Chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý đường bộ 
(đối với đường bộ đang khai thác) 
3. Cung cấp tài liệu để thẩm định Chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý đường bộ 
(đối với đường bộ đang khai thác) 
Tư vấn thiết kế 
Nhà thầu xây dựng (tuỳ theo giai đoạn) 
Tổ chức thẩm định ATGT 
4. Nghiên cứu tài liệu Tổ chức thẩm định ATGT 
5. Đi hiện trường Tổ chức thẩm định ATGT 
6. Lập báo cáo thẩm định ATGT Tổ chức thẩm định ATGT 
7. Tổ chức thẩm tra kết quả báo cáo thẩm 
định do tư vấn thẩm định ATGT thực 
hiện 
Chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý đường bộ 
(đối với đường bộ đang khai thác) 
Tư vấn thiết kế 
Nhà thầu (tùy theo giai đoạn) 
Tổ chức thẩm định ATGT 
8. Chỉnh sửa thiết kế hoặc điều chỉnh đặc 
điểm của đường 
Tư vấn thiết kế 
Nhà thầu (tùy theo giai đoạn) 
9. Xác nhận lần cuối cho những việc đã 
làm 
Chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý đường bộ 
(đối với đường bộ đang khai thác) 
Bảng 3.2: Nội dung các bước công việc trong quá trình thẩm định An toàn giao thông 
(Nguồn: QĐ.23/2007/QĐ-BGTVT) 
3.2.5 Yêu cầu đối với các tổ chức thẩm định và người thẩm định 
™ Theo QĐ.23/2007/QĐ-BGTVT, tổ chức thẩm định ATGT phải đáp ứng đủ 
các điều kiện sau: 
• Độc lập với tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu và chủ đầu tư 
• Đối với dự án nhóm A và nhóm B, tổ chức tham gia thẩm định ATGT phải 
có ít nhất 10 người là kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp với công tác 
thẩm định ATGT, trong đó ít nhất có 4 kỹ sư đường bộ, 1 kỹ sư vận tải 
đường bộ và có tối thiểu 2 người đủ điều kiện làm tổ trưởng tổ thẩm định 
• Đối với dự án nhóm C, tổ chức tham gia thẩm định ATGT phải có ít nhất 5 
người, trong đó có tối thiểu 1 kỹ sư đường bộ, 1 kỹ sư hoặc trung cấp vận tải 
đường bộ và tổ chức tham gia thẩm định ATGT phải có 1 người đủ điều kiện 
làm tổ trưởng tổ thẩm định 
An toàn giao thông đường bộ Road Traffic Safety 85
• Tổ chức thẩm định ATGT phải thành lập tổ thẩm định và chỉ định chức danh 
tổ trưởng thẩm định và chủ nhiệm thẩm định (hai chức danh này có thể do 
một thành viên đảm nhận) cho mỗi giai đoạn dự án thẩm định ATGT 
• Tổ thẩm định phải có ít nhất 5 người đối với các dự án nhóm A và B; có 3 
người đối với các dự án nhóm C 
™ Cá nhân tham gia thẩm định ATGT (gọi là thẩm định viên) phải đáp ứng 
đủ các điều kiện sau: 
1) Có sức khoẻ phù hợp với công tác thẩm định tại văn phòng và ở hiện trường 
2) Có trình độ từ đại học trở lên (với dự án nhóm C cho phép một trung cấp vận 
tải) về chuyên ngành giao thông đường bộ (đường bộ, cầu, giao thông công 
chính, vận tải đường bộ), có thời gian làm việc về thiết kế công trình đường 
bộ ít nhất 3 năm hoặc có trình độ từ đại học trở lên đã trực tiếp quản lý giao 
thông đường bộ ít nhất 5 năm và tham gia thiết kế, trực tiếp xử lý an toàn 
giao thông từ 3 công trình trở lên 
3) Tham gia chương trình đào tạo thẩm định viên an toàn giao thông do Bộ 
Giao thông vận tải tổ chức 
™ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thẩm định ngoài đáp ứng các 
điều kiện về sức khỏe và phải có chứng chỉ đào tạo thẩm định viên (nêu tại 
mục 1 và mục 3 ở trên) còn phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: 
• Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ, có thời 
gian làm việc về thiết kế công trình đường bộ ít nhất 10 năm; 
• Có trình độ từ đại học trở lên đã trực tiếp quản lý giao thông đường bộ ít 
nhất 12 năm và tham gia thiết kế, trực tiếp xử lý ATGT từ 3 công trình trở 
lên; 
• Đã đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế ít nhất 3 dự án có cấp công 
trình tương đương với cấp công trình cần thẩm định ATGT (cấp công trình 
theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý 
chất lượng công trình xây dựng). 
3.2.6 Thẩm quyền quyết định thẩm định an toàn giao thông 
™ Đối với công trình xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo: Người có thẩm quyền 
quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tư quyết định dự án phải thẩm định và giai 
đoạn của dự án phải thẩm định ATGT 
An toàn giao thông đường bộ Road Traffic Safety 86
™ Đối với công trình đường bộ đang khai thác: 
• Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam quyết định thẩm định ATGT đối với 
quốc lộ và đường cao tốc 
• Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thẩm 
định ATGT đối với đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện 
• Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thẩm định ATGT đối với đường xã 
3.2.7 Các căn cứ làm cơ sở thẩm định an toàn giao thông 
™ Quyết định của người có thẩm quyền theo quy định về việc thực hiện thẩm định 
ATGT và các giai đoạn cần phải thẩm định ATGT của dự án 
™ Hồ sơ dự án: Báo cáo đầu tư xây dựng công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ 
thuật (đối với công trình thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (đối với 
công trình thiết kế 1 bước và 2 bước) và các tài liệu liên quan đến dự án 
™ Đối với trường hợp thẩm định ATGT trước khi nghiệm thu bàn giao đưa công 
trình vào khai thác phải có biên bản kiểm tra hiện trường giữa tổ chức thẩm 
định ATGT với chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn 
thiết kế, tư vấn giám sát 
™ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và các tiêu 
chuẩn liên quan đã được cấp có thẩm quyền quyết định sử dụng cho dự án 
™ Đề cương, dự toán thẩm định ATGT do chủ đầu tư lập. Trường hợp thuê tư vấn 
lập thì chủ đầu tư tổ chức thẩm định trước khi trình cấp có thẩm quyền phê 
duyệt 
3.2.8 Kinh phí thẩm định an toàn giao thông 
™ Chi phí thẩm định ATGT được tính trong tổng mức đầu tư, tổng dự toán công 
trình giao thông hoặc tính trong chi phí quản lý, bảo trì đường bộ đối với công 
trình đã đưa vào khai thác theo nguyên tắc sau: 
• Đối với dự án xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp, kinh phí thẩm định 
ATGT được bố trí trong nguồn vốn đầu tư của dự án 
• Đối với công trình đang khai thác, kinh phí thẩm định ATGT được xác 
định trên cơ sở đề cương và dự toán được duyệt và được bố trí trong nguồn 
vốn bảo trì hàng năm 
3.2.9 Ví dụ về thẩm định an toàn giao thông mẫu 
An toàn giao thông đường bộ Road Traffic Safety 87
Sau đây sẽ trình bày một số ví dụ về thẩm định an toàn giao thông mẫu đã được tư vấn C2 
(CONSIA) và tư vấn A1.1 tập hợp trong dự án An toàn giao thông Việt Nam (VRSP). 
Một số các giải pháp khác được chọn lọc từ kinh nghiệm thực tiễn về thẩm định an toàn 
giao thông của các chuyên gia quốc tế. 
Một số bản vẽ thiết kế mất an toàn Kiến nghị & 
đề xuất trong quá trình thẩm định 
Bản vẽ thiết kế của tư vấn Nippon Koel 
Bố trí đảo tam giác trên QL3 (Sóc sơn- Hà 
Nội) tạo nên những góc xung đột nguy hiểm 
tại các vị trí A, B, C và khó khăn trong việc 
sử dụng biển báo để kiểm soát giao thông 
Đề xuất thiết kế đảo giọt nước trên đường 
phụ để tăng mức độ nhận biết tại nút giao 
và dẫn hướng cho xe rẽ trái 
An toàn giao thông đường bộ Road Traffic Safety 88
Một số bản vẽ thiết kế mất an toàn Kiến nghị & 
đề xuất trong quá trình thẩm định 
Hai đường nhánh hình thành nên một ngã tư 
tạo nên xung đột phức tạp tại nút 
Nắn các đường nhánh để giao với đường 
chính một góc 700 ÷ 900 
Nút giao QL 53 với ĐT 914 (Km 138+800), 
bố trí đảo xuyến lệch và thiếu đảo tách làn 
Nắn các đường nhánh để giao với đường 
trục QL.53 với góc giao từ 700 ÷ 900 
Cải thiện tầm nhìn, tăng khả năng dẫn hướng 
và buộc xe chạy quanh đảo xuyến 
Nút giao “chữ Y” tại (Km267+586) trên 
QL.1A (Vũng Trắm/ Ninh Bình), bố trí đảo 
tam giác tại trung tâm của “nhánh chữ Y” sẽ 
tạo nhiều xung đột nguy hiểm 
Thiết kế đảo tròn tại trung tâm của “nhánh 
chữ Y” và các đảo tam giác để kênh hóa 
dòng giao thông. Đồng thời điều chỉnh phân 
luồng dòng giao thông. 
An toàn giao thông đường bộ Road Traffic Safety 89
3.3 XÁC ĐỊNH, KHẢO SÁT VÀ XỬ LÝ ĐIỂM ĐEN 
3.3.1 Tổng quan về công tác xác định điểm đen trên đường bộ đang khai 
thác 
Từ năm 2005 trở về trước, việc xác định các điểm đen trên các Quốc lộ do các đơn vị Quản 
lý Đường bộ căn cứ vào tình hình tai nạn giao thông tại các vị trí thường xuyên xảy ra tai 
nạn. Đồng thời kết hợp với các đề cử của các ngành công an, chính quyền địa phương để 
lập danh sách đề xuất Bộ GTVT và Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam cho xử lý. Nhưng từ 
năm 2005 trở lại đây, công việc xử lý điểm đen sẽ căn cứ theo quyết định số 13/2005/QĐ-
BGTVT ngày 02/2/2005. Có thể tóm tắt nội dung của Quyết định này như sau (Bảng 3.3): 
Mục 
Nội dung 
Định nghĩa 
Điểm đen là điểm nguy hiểm tại đó thường xảy ra tai nạn giao 
thông. “Điểm” ở đây được hiểu là một vị trí hoặc một đoạn đường 
trong khu vực nút giao 
Tiêu chí 
Tiêu chí xác định điểm đenphải căn cứ vào tình hình tai nạn giao 
thong xảy ra trong một năm về số vụ, mức độ thiệt hại: 
™ 02 vụ tai nạn nghiêm trọng (chết người ) hoặc 
™ 03 vụ tai nạn trở lên , trong đó có 1 vụ nghiêm trọng hoặc 
™ 04 vụ tai nạn trở lên , nhưng chỉ có người bị thương 
Thực hiện các cơ 
quan có thẩm 
quyền 
™ Cục đường bộ chịu trách nhiệm hướng dẫn xử lý điểm đen 
™ Đường quốc lộ: Cục đường bộ Việt Nam hay Sở GTVT (nếu 
được ủy quyền) 
™ Đường địa phương: Sở GTVT 
™ Đường đang thi công: Chủ dự án, chủ đầu tư 
Trình tự xử lý 
Trình tự xử lý điểm đen gồm 8 bước: 
1- Xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên 
2- Thị sát hiện trường lần đầu 
3- Thu thập thêm số liệu và tiến hành phân tích 
4- Phân tích hiện trường lần 2 để xác định nguyên nhân 
5- Lựa chọn giải pháp khắc phục 
6- Trách nhiệm của cơ quan xử lý điểm đen 
7- Thực hiện xử lý điểm đen 
8- Theo dõi đánh giá kết quả 
Bảng 3.3: Tóm tắt nội dung công việc xử lý điểm đen theo quyết định số 13/2005/QĐ-
BGTVT ngày 02/2/2005 
• Theo quyết định này các đơn vị Quản lý đường bộ sẽ đối chiếu những tiêu 
chí đã nêu và trình tự thủ tục ghi trong quyết định để lập danh sách xử lý các 
điểm đen và điểm mất an toàn giao thông (xếp theo thứ tự ưu tiên); 
An toàn giao thông đường bộ Road Traffic Safety 90
• Sau đó, các báo cáo được chuyển về Bộ GTVT và Tổng Cục Đường Bộ Việt 
Nam (DRVN) để xin chủ trương xử lý; 
• Thông qua báo cáo, Bộ GTVT xem xét, chấp thuận giao cho Tổng Cục 
Đường Bộ đưa vào kế hoạch hàng năm để xử lý; 
• Nguồn kinh phí xử lý điểm đen được lấy trong kinh phí bảo trì đường bộ mà 
Nhà Nước cấp cho Tổng Cục hàng năm. Nếu thiếu nguồn vốn, Bộ GTVT sẽ 
tìm nguồn kinh phí khác thực hiện (như vay vốn Ngân hàng thế giới (World 
Bank), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); 
• Hiện tại công việc xử lý các điểm mất An toàn giao thông (bao gồm: điểm 
đen và điểm tiềm ẩn nguy hiểm) được Bộ GTVT giao cho Tổng Cục Đường 
Bộ chủ động xử lý. Trong những năm qua Tổng Cục Đường Bộ đã cố gắng 
bố trí kinh phí để xử lý. Mặc dầu kinh phí bảo trì đường bộ hàng năm nhà 
nước cấp còn hạn hẹp, thế nhưng Tổng cục đã cứu chữa được rất nhiều điểm 
mất an toàn trên các Quốc lộ và làm giảm đáng kể tai nạn giao thông, tiến tới 
giảm thương vong, đói nghèo. Theo báo cáo của Tổng cục đường bộ Việt 
Nam (DRVN) năm 2006 có 69 vị trí điểm đen trên 14 tuyến quốc lộ đã được 
đưa vào kế hoạch sửa chữa hàng năm. Năm 2009, DRVN đã cho xử lý tiếp 
156 điểm mất an toàn giao thông với tổng kinh phí 108,6 tỷ VNĐ. 
3.3.2 Thu thập và phân tích số liệu tai nạn 
Để công việc phân tích số liệu có hiệu quả cần phải phân loại tai nạn và miêu tả các tình 
huống va chạm. Ngoài ra, đồ thị xung đột (hay đồ thị va chạm) “collision diagram” nên 
thường xuyên được cập nhập để phục vụ cho công việc phân tích và tìm kiếm giải pháp. 
Từ đồ thị xung đột có thể nhận biết được con số tai nạn, các nhân tố tác động lên tai nạn và 
hướng chuyển động của phương tiện trong quá trình xung đột. Đồng thời, đồ thị xung đột là 
một công cụ hữu ích để so sánh sự xuất hiện của tai nạn trước và sau khi đề xuất giải pháp 
(Hình 3.7 và Hình 3.8). 
An toàn giao thông đường bộ Road Traffic Safety 91
Hình 3.7: Đồ thị xung đột tai nạn tại nút 
giao thông trước khi có giải pháp cứu chữa 
Hình 3.8: Đồ thị xung đột tai nạn tại nút 
giao thông sau khi đề xuất giải pháp cứu 
chữa 
3.3.3 Khảo sát hiện trường 
Khảo sát hiện trường là bước quan trọng trong việc lựa chọn biện pháp xử lý hoặc phòng 
ngừa tai nạn. Theo dự thảo 22TCN 352-06 mục đích của việc khảo sát hiện trường là: 
™ Liên hệ các kết quả phân tích tai nạn (loại tai nạn và nhóm tai nạn) với hành vi của các 
đối tượng tham gia giao thông và đặc điểm đường bộ 
™ Quan sát hoạt động của phương tiện và hành vi của đối tượng tham gia giao thông 
™ Kiểm tra các đặc điểm của đường và khu vực ven đường; bao gồm tình trạng đường và 
tiêu chuẩn bình đồ tuyến đường bộ 
™ Xác định các đặc điểm có thể làm phát sinh ra tai nạn tại hiện trường 
™ Cân nhắc các phương án xử lý làm giảm tai nạn hiện trường 
Khi kiểm tra hiện trường cần chú ý xem xét các nhân tố sau đây: 
™ Hành vi của người lái xe 
™ Tốc độ của phương tiện 
™ Lưu lượng giao thông và thành phần giao thông 
™ Thành phần giao thông không cơ giới (người đi bộ, người đi xe đạp và xe xúc vật kéo) 
™ Môi trường đường bộ bao gồm địa hình và tình hình sử dụng đất xung quanh 
™ Các loại hình điều khiển giao thông (không có đèn tín hiệu hay có đèn; có biển báo hay 
không có biển báo; loại hình nút giao thông: vòng xuyến hay ngã ba, ngã tư) 
™ Làn đường dành cho người bộ hành 
™ Tầm nhìn cho lái xe khi tiếp cận vị trí hiện trường 
™ Tầm nhìn cho lái xe trên các đường nhánh 
™ Tầm nhìn dành cho người đi bộ khi cắt ngang qua đường 
™ Xem xét các tiêu chuẩn thiết kế hình học tại các điểm giao cắt (bao gồm bình đồ, vị trí 
và hình dáng đảo giao thông, trắc dọc và trắc ngang trong phạm vi giao cắt) 
An toàn giao thông đường bộ Road Traffic Safety 92
™ Hiệu lực và mức độ tác dụng của của các tín hiệu và biển báo hiệu 
™ Tác dụng của vạch kẻ trên đường 
™ Tình trạng mặt đường 
™ Tình trạng giao thông vào thời điểm ban đêm 
™ Tình trạng đường khi trời mưa và khi sương mù 
3.3.4 Các phương án xử lý điểm đen 
Khi lựa chọn các biện pháp xử lý cần phải chú ý đến những vấn đề sau: 
™ Giải quyết những nhóm tai nạn hiện trường 
™ Hiệu quả của biện pháp xử lý 
™ Tính phù hợp của biện pháp xử lý tại một vị trí cụ thể, có xét đến: 
• Hoạt động giao thông, ví dụ như lưu lượng xe trong giờ cao điểm 
• Môi trường đường bộ, cấp đường và mạng lưới đường bộ 
• Tình trạng hiện trường 
™ Chi phí xử lý 
™ Đánh giá kinh tế dự án đề xuất 
™ Sự phối hợp tham gia của các cơ quan quản lý đường bộ UBATGT địa phương và cảnh 
sát giao thông 
Mục tiêu khi lựa chọn biện pháp xử lý là giải quyết được nguyên nhân tai nạn chính. Trong 
một số trường hợp, chỉ cần áp dụng một biện pháp xử lý cũng có thể giải quyết được 
nguyên nhân tai nạn chính. Trường hợp khác, thì cần phải có sự kết hợp của nhiều biện 
pháp xử lý. 
Sơ đồ khối phía dưới (Hình 3.9) miêu tả các nhóm giải pháp cơ bản thường được áp dụng 
trong quá trình xử lý điểm đen. 
An toàn giao thông đường bộ Road Traffic Safety 93
Hình 3.9: Các nhóm giải pháp đặc trưng được áp dụng xử lý điểm đen 
3.3.5 Chu trình của một dự án xử lý điểm đen 
Trong cuốn sổ tay về “Xác định, khảo sát và xử lý điểm đen trên đường ô tô- Manual for 
Road Black-spot Identification, Investigation and Treatment (CONSIA, 2008)” (hoặc cuốn 
dự thảo 22 TCN 352-06 [3a]) đã đề xuất chu trình của một dự án xử lý điểm đen theo 5 giai 
đoạn (Hình 3.10) 
Hình 3.10: Chu trình của một dự án xử lý điểm đen 
Các giải pháp đặc trưng xử lý tại điểm đen 
Biện pháp xây 
dựng 
Biện pháp kỹ 
thuật giao thông 
Biện pháp 
cưỡng chế 
Giáo dục và đào 
tạo 
• Lắp tường hộ lan 
• Thiết bị giao 
thông 
• Mở rộng đường 
• Đèn tín hiệu 
• Sơn vạch kẻ 
• Biển báo 
• Hạn chế 
tốc độ 
• Cưỡng chế 
về luật 
• Giáo dục luật 
giao thông 
• Giáo dục nhận 
thức cộng đồng 
An toàn giao thông đường bộ Road Traffic Safety 94
3.3.6 Một số ví dụ về các giải pháp xử lý điểm đen 
Hiện trạng tại điểm đen Đề xuất giải pháp 
Tai nạn tại cầu Ba Gian 
(Km315+467) trên QL.1A (Thanh 
Hóa) 
Đề xuất giải pháp thiết kế lan can hộ lan và vạch kẻ dẫn 
hướng xe chạy màu trắng (2 bên mép phần xe chạy) từ vị 
trí mặt đường rộng đến vị trí cầu hẹp. 
Thiết kế gắn chặt lan can 
hộ lan vào lan can bê tông 
của cầu bằng bu lông đặc 
biệt để hạn chế mức độ 
biến dạng của lan can hộ 
lan khi xe đâm vào. 
Hiện trạng tại điểm đen Đề xuất giải pháp 
Tai nạn giao thông tại vị trí giao cắt giữa đường 
phụ “nhánh B” với QL.1A, nút giao thiết kế chéo 
góc (Km320+150) QL.1A (Thanh Hóa) 
Điều chỉnh đường phụ “nhánh B” hợp với 
trục đường chính (QL1A) một góc ≥ 72° , 
đồng thời kênh hóa dòng xe bằng các đảo và 
các làn xe rẽ 
Hoặc điều chỉnh 3 đường nhánh phụ (đường 
nét đứt) thành một đường nhánh hợp với trục 
đường chính (QL.1A) một góc 90° 
An toàn giao thông đường bộ Road Traffic Safety 95
Hiện trạng tại điểm đen Đề xuất giải pháp 
Tai nạn tại đường cong bằng (Km340) 
QL.1A (Thanh Hóa) 
Giải pháp lắp biển hướng rẽ (No.507, có chiều 
cao 25cm và bề rộng 120cm) phía lưng đường 
cong và sơn vạch gờ giảm tốc có thể giảm tốc 
độ xe chạy khoảng 5(km/h) 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_an_toan_giao_thong_duong_bo_phan_1_bui_xuan_cay.pdf
Ebook liên quan