Giáo trình Kỹ thuật thi công I - Trường Đại học Lâm nghiệp

Tóm tắt Giáo trình Kỹ thuật thi công I - Trường Đại học Lâm nghiệp: ...Khi đào dọc, máy dịch chuyển từ C  C1 với bước chuyển dịch là a thì có thể đào sâu đến H'I. c. Các sơ đồ đào đất của máy đào gầu dây - Gàu dây có hai cách đào cơ bản là đào dọc và đào ngang: a - Đào dọc b - Đào ngang Hình 2.41. Sơ đồ đào của máy đào gầu dây - Khi tiết diện ngang của hố...g thi công người ta có thể cho vào bê tông một số chất phụ gia như chất tăng khí, chất giảm nước hoặc chất đóng rắn chậm. - Đổ bê tông: Phải được tiến hành liên tục từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một cọc. + Tốc độ đổ bê tông phải được khống chế hợp lý. Phương pháp thông dụng là cấp trực... hơn 300 A/m 2 , thời gian ngắn t = 0,01 ÷ 0,5 s; + Hàn mềm: Dùng cho thép cứng, dòng điện yếu hơn I < 160 A/m2, thời gian hàn lâu hơn t = 0,5 ÷ 4 s. - Áp dụng: Để hàn lưới, khung cho các thanh thép có đường kinh từ 10 mm trở xuống. b.2.3. Phương pháp hàn đối đầu - Nguyên lý: Điện...

pdf182 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 21 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Kỹ thuật thi công I - Trường Đại học Lâm nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chịu lực cắt (mạch ngừng thẳng đứng). 
3.3.9. Đầm bê tông 
3.3.9.1. Bản chất của việc đầm bê tông 
Là tác dụng vào bê tông một lực (trong lòng hay mặt ngoài của vữa bê tông 
mới đổ) làm cho khối bê tông được đồng nhất, đặc chắc, không có hiện tượng 
rỗng bên trong, rỗ bên ngoài, đảm bảo cho bê tông bám chắc vào cốt thép để bê 
tông cốt thép cùng chịu lực. 
3.3.9.2. Các phương pháp đầm bê tông 
a. Đầm bê tông bằng đầm thủ công 
- Áp dụng đầm bằng thủ công khi khối lượng bê tông cần đầm là nhỏ, yêu 
cầu chất lượng bê tông không cao (Ví dụ: Bê tông lót) hay ở những vị trí mà cấu 
tạo cốt thép, ván khuôn không cho phép đầm máy. 
- Dụng cụ chủ yếu dùng để đầm thủ công gồm: đầm gang, xà beng, que sắt, 
vồ gỗ... 
 165 
+ Đầm gang: Có trọng lượng từ 8 - 10 kg, 
dùng để đầm những khối bê tông với độ sụt 
của vữa nhỏ hơn 6 cm, như bê tông nền, bê 
tông sàn. Khi đầm ta nâng đầm nên cao sao 
cho mặt đầm cách mặt bê tông cần đầm từ 10 - 
20 cm và thả xuống. Yêu cầu đầm phải đều 
tay, nhát đầm sau đè lên nhát đầm trước 
khoảng 5 cm và đầm không bỏ sót. 
150
1
0
0
1
0
0
0
-1
2
0
0
Hình 3.53. Đầm gang 
+ Đầm bằng xà beng hay que chọc sắt (thường có Ø  12 cm): Dùng để 
đầm những khối bê tông nhỏ, có tiết diện nhỏ, hay phải đầm ở những nơi có cốt 
thép dày và độ sụt của bê tông  7 cm (hường dùng để đầm bê tông cột, tường, 
dầm...). Khi phải đổ bê tông thành nhiều lớp thì khi đầm lớp trên phải chọc xà 
beng (hay que sắt) sâu xuống lớp dưới khoảng 5 cm để đảm bảo các lớp liên kết 
với nhau được tốt. Khi đầm kết hợp với việc dùng vồ gỗ hay búa gõ vào thành 
ván khuôn (cốp pha trong lẫn ngoài) để khối bê tông sau khi tháo dỡ ván khuôn 
sẽ có mặt bê tông được nhẵn, phẳng và không bị rỗ. 
- Tất cả các phương pháp đầm ở trên phải được đầm theo thứ tự, không bỏ 
sót làm ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông.Tiến hành đầm đến khi vữa bê 
tông không lún xuống nữa và trên mặt xuất hiện sữa xi măng là được. 
b. Đầm bê tông bằng cơ giới 
b.1. Nguyên lý chung 
Các máy đầm sẽ gây ra một lực chấn động khi đầm làm vữa bê tông bị rung 
làm cho lực ma sát (lực dính) giữa các hạt giảm đi và độ chảy của vữa tăng lên, 
các hạt cốt liệu dần dần sát lại gần nhau và đẩy không khí ra ngoài làm cho bê 
tông đặc chắc. 
b.2. Đặc điểm 
- Áp dụng khi đầm khối lượng lớn, yêu cầu chất lượng bê tông cao. 
- Đầm cơ giới có nhiều ưu điểm hơn so với đầm thủ công. 
- Có thể đầm được vữa bê tông có độ sụt nhỏ hơn nên tiết kiệm được xi 
măng từ 10 ÷ 15%. Mặt khác, vì độ sụt nhỏ nên lượng nước trong vữa bê tông ít 
làm thời gian đông cứng của bê tông nhanh hơn, do đó thời gian tháo ván khuôn 
nhanh hơn. Đồng thời do lượng nước ít nên giảm được sự co ngót trong bê tông 
dẫn đến hạn chế được vết nứt. 
 166 
- Đầm cơ giới giảm công lao động, năng suất cao, tiến độ thi công nhanh và 
chất lượng bê tông đảm bảo. 
- Tránh được nhiều khuyết tật trong thi công bê tông và không bị rỗ mặt, 
rạn chân chim... 
- Đầm cơ giới thường sử dụng ba loại: 
+ Đầm chấn động trong (đầm dùi): Dùng để đầm móng, cột, tường, dầm; 
+ Đầm chấn động ngoài (đầm cạn): Dùng để đầm tường, cột; 
+ Đầm mặt (đầm bàn): Dùng để đầm nền, sàn. 
b.3. Đầm sâu (đầm dùi) 
- Cấu tạo: 

l
1
2
43
5 6
Hình 3.54. Cấu tạo đầm dùi 
 1. Đầu rung; 2. Lõi hình nón; 3. Trục quay cứng; 4. Lò xo nổi; 
5. Dây mềm; 6. Động cơ 
+ Đầm dùi được cấu tạo gồm 3 bộ phận chính: đầu rung, dây mềm và động cơ; 
+ Đầu rung: Được chế tạo vỏ bằng gang, trong gồm có lõi hình nón được 
gắn với trục xoay cứng, khi quay lệch tâm tạo ra lực rung; 
+ Đầm rung có nhiều loại đường kính: Loại nhỏ  = 29,5 mm, loại trung bình 
 = 45 mm, loại lớn  = 72 mm. Chiều dài đầm rung khoảng l0 = 360 ÷ 520 mm; 
+ Dây mềm dùng để nối đầu rung và đông cơ; 
+ Động cơ dùng để xoay đầu rung. Động cơ có thể là động cơ điện hay 
động cơ xăng; 
+ Chiều dài của dây mềm (gồm đầu rung và dây mềm) thường L = 4 ÷ 6 m. 
- Sơ đồ đầm: 
+ Sơ đồ hình vuông: Vị trí của dùi khi đầm bê tông tạo thành những ô 
vuông có cạnh là a = 1,5.r với r là bán kính tác động của đầm, m. Sơ đồ này 
được sử dụng rộng rãi ngoài công trường vì dễ dàng xác định một hình vuông. 
 167 
a
a
R
VÞ trÝ qu¶ dïi
Hình 3.55. Sơ đồ đầm hình vuông 
+ Sơ đồ tam giác: vị trí quả đầm khi đầm bê tông tạo thành những tam giác 
đều có cạnh kích thước a = (1,7  1,8).r với r là bán kính tác dụng của đầm. 
a
a
R
VÞ trÝ qu¶ dïi
Hình 3.56. Sơ đồ đầm hình tam giác 
+ Khi đầm theo sơ đồ tam giác, năng suất đầm cao hơn khi đầm theo sơ đồ 
ô cờ. Nhưng để xác định được ba đỉnh của một tam giác đều là khó khăn, do đó 
sơ đồ tam giác ít được áp dụng ngoài công trường. Sơ đồ đầm tam giác được áp 
dụng nhiều trong các nhà máy bê tông đúc sẵn. các quả đầm được gắn thành một 
chùm 3 quả hay 6 quả tạo thành những tam giác đều. 
- Năng suất đầm N, m3: 
+ Năng suất lý thuyết của đầm được xác định theo công thức: 
2. . . .ltN r h n k (3.27) 
Trong đó: 
 r: Bán kính tác dụng của đầm, m; 
 h: Chiều dày của lớp bê tông cần đầm, m; 
 k: Hệ số kể đến sự chồng lên nhau khi đầm, k = 0,7 ÷ 0,8; 
 168 
 n: Số lần đầm trong một giờ n = 3600/Tck, với Tck là chu kỳ đầm, s. 
1 2ckT t t  (3.28) 
Với: t1 là thời gian đầm tại một vị trí do hồ sơ thiết kế quy định, s; t2 là thời 
gian dịch chuyển vị trí đầm, thông thường t2 = 5 ÷ 8 s. 
+ Năng suất hữu ích của đầm trong một ca Ntt, m
3
: 
.tt t ltN k N (3.29) 
Trong đó: kt là hệ số sử dụng thời gian (kt = 0,6 ÷ 0,85). 
- Kỹ thuật đầm: 
+ Đầm luôn phải để hướng vuông góc với mặt bê tông cần đầm; 
+ Khi đổ bê tông thành nhiều lớp thì đầm phải cắm sâu 5 ÷ 10 cm vào lớp 
bê tông đã đổ trước (b = 5 ÷ 10 cm). 
l1 l2
Líp bt ®ang ®Çm
Líp bt ®æ tr-íc
V¸n khu«n
§Çm dïi
b
Hình 3.57. Kỹ thuật đầm bê tông bằng đầm dùi 
+ Chiều dài của mỗi lớp bê tông đổ để đầm không được vượt quá 3/4 chiều 
dài đầu rung của đầm; 
+ Thời gian đầm tại một vị trí phải thích hợp, không được ít quá (bê tông chưa 
đạt được độ đặc, chắc). Nếu thời gian đầm lâu quá thì làm cho bê tông bị phân tầng. 
Thời gian đầm phụ thuộc vào từng loại đầm và do nhà sản xuất quy định. Tuy 
nhiên, dấu hiệu để nhận biết bê tông đã được đầm đạt yêu cầu là: Vữa bê tông 
không lún xuống nữa và nước xi măng nổi lên mặt (thường tđầm = 15 ÷ 60 s); 
+ Khi đầm xong một vị trí phải nhẹ nhàng di chuyển sang vị trí khác, rút 
lên hoặc dùi xuống từ từ; 
+ Khoảng cách từ vị trí đầm đến ván khuôn phải là: 
2 < l1  0,5r (3.30) 
 169 
+ Khoảng cách giữa vị trí đầm cuối cùng đến vị trí sẽ đổ bê tông tiếp theo là: 
l2  2r (3.31) 
Trong đó: 
+ : Đường kính của đầu rung, m; 
+ r: Bán kính tác dụng của đầm, m. 
b.4. Đầm mặt (hay đầm bàn) 
§éng c¬
MÆt ®Çm
D©y kÐo ®Çm
Hình 3.58. Đầm bàn 
- Cấu tạo: Đầm mặt gồm 3 bộ phận chính. 
+ Động cơ: Là bộ phận tạo ra chấn động, có gắn quả lệch tâm. Động cơ có 
thể là động cơ điện hay động cơ xăng. 
+ Mặt đầm: Là bộ phận truyền chấn động từ động cơ xuống bê tông cần 
đầm. Mặt đầm được chế tạo bằng thép tấm có độ dày d = 8 - 15 mm và có tiết 
diện chữ nhật F = a x b. 
+ Dây kéo đầm được buộc vào móc gắn sẵn trên mặt đầm. 
- Sơ đồ đầm: 
30-50
3
0
-5
0
1 2
3 4
Hình 3.59. Sơ đồ đầm lợp ngói 
 170 
Đầm bàn được đầm theo sơ đồ lợp ngói. Đầm được chuyển theo phương 
cạnh ngắn sao cho lần đầm sau đè lên lầm đầm trước một khoảng từ 3 - 5 cm. 
- Năng suất của đầm: 
+ Năng suất lý thuyết (m3/ca): 
. . .ltN F h n k (3.32) 
Trong đó: 
 F: Diện tích mặt đầm (F = a x b), m2; 
 h: Chiều dày của lớp bê tông cần đầm, m; 
 k: Hệ số kể đến sự đầm chồng lên nhau (0,8 ÷ 0,9); 
 n: Số lần đầm trong một giờ (công thức 3.28). 
+ Năng suất thực tế: Tương tự công thức 3.29 cho đầm dùi. 
- Kỹ thuật đầm: 
+ Khi đầm phải theo thứ tự đầm, tránh bỏ sót; 
+ Khi di chuyển đầm không được kéo lướt mà phải nhấc đầu đầm lên để di 
chuyển đầm một cách từ từ; 
+ Thời gian đầm tại một vị trí thích hợp nhất là t = 30 ÷ 50 giây; 
+ Khoảng cách giữa hai vị trí đầm liền nhau phải được chồng lên nhau một 
khoảng 3 ÷ 5 cm. 
VÞ trÝ ®ang ®Çm
Di chuyÓn ®Çm
®Çm ë vÞ trÝ míi
30 - 50
Hình 3.60. Đầm bê tông bằng đầm bàn 
 171 
b.5. Đầm treo (đầm chấn động ngoài) 
- Đặc điểm: 
+ Đầm chấn động ngoài được dùng để đầm bê tông các kết cấu mỏng như 
tường, hoặc những kết cấu có độ cốt thép dày.khi đầm người ta treo đầm vào 
ván khuôn, với sức chấn động của đầm làm rung cả ván khuôn và bê tông; 
+ Hiện nay, đầm chấn động ngoài ít được sử dụng ngoài hiện trường vì ít 
hiệu quả, đòi hỏi hệ ván khuôn phải chắc chắn, có độ ổn định cao. Đầm chấn 
động ngoài được sử dụng nhiều trong các nhà máy bê tông chế tạo sẵn. 
- Phương pháp đầm: 
+ Đầm được móc trực tiếp vào sườn của ván khuôn. Liên kết giữa đầm và 
ván khuôn nhờ các bu lông; 
+ Khi bố trí đầm, bao giờ cũng phải bố trí lệch nhau. 
1
2 3
4
6
5
Hình 3.61. Đầm bê tông bằng đầm chấn động ngoài 
1. Động cơ đầm; 2. Bản đế đầm; 3. Đai thép; 4. Bulông liên kết; 
5. Sườn ngang; 6. Sườn đứng 
3.3.10. Bảo dưỡng bê tông 
Bảo dưỡng bê tông mới đổ xong là tạo điều kiện tốt nhất cho sự đông kết 
của bê tông và ngăn ngừa những ảnh hưởng có hại trong sự đóng rắn của bê 
tông. Chất lượng của bê tông chỉ đảm bảo theo yêu cầu thiết kế khi nó được ninh 
kết (đông cứng, rắn chắc) trong môi trường được cung cấp đầy đủ và thích hợp 
về nhiệt độ, đổ ẩm và tránh va chạm đến nó. 
3.3.10.1. Bảo dưỡng bê tông ở mùa hè 
- Như ta đã biết lượng nước trong hỗn hợp bê tông theo tỷ lệ N/X có hai tác dụng: 
+ Giúp trộn đều hỗn hợp bê tông; 
+ Thực hiện phản ứng thủy hoá xi măng. 
 172 
- Lượng nước thừa sẽ bay hơi dưới tác dụng của nhiệt độ ngoài trời. 
- Vào mùa hè, nhiệt độ ngoài trời rất cao (t0 > 30
o
C), lượng nước trong hỗn 
hợp bê tông vừa đổ bốc hơi quá nhanh dẫn đến không đủ lượng nước để thực 
hiện phản ứng thuỷ hoá xi măng trong quá trình bê tông ninh kết. Do đó, làm 
cho bê tông kém chất lượng, không đạt cường độ như thiết kế, phổ biến là hiện 
tượng trắng mặt bê tông. Vì vậy, sau khi đổ bê tông, ta phải tiến hành bảo dưỡng 
bê tông (sau 7 ÷ 8 giờ) bằng các cách sau: 
- Tưới nước đều 3 lần/ngày. Nếu t0 cao quá thì phải tưới nước đều 3 
giờ/lần/ngày đêm. Thời gian bảo dưỡng phụ thuộc vào loại xi măng. Với bê tông 
dùng xi măng pooc-lăng cần giữ ẩm ít nhất là 7 ngày đêm. Nếu dùng xi măng 
oxit nhôm thì cần giữ ẩm 3 ngày đêm; 
- Dùng bao tải gai hay cát phủ lên mặt bê tông rồi tưới nước để giữ ẩm cho 
bê tông; 
- Với những kết cấu cần chống thấm như bể nước, sênô thì kết hợp ngâm 
nước xi măng chống thấm để bảo dưỡng (5 kg xi măng/1 m2) . 
3.3.10.2. Bảo dưỡng bê tông ở mùa đông 
- Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng đến tốc độ phát triển 
cường độ của bê tông do đó phải chú ý đến thời gian tháo dỡ ván khuôn chịu lực 
cho phù hợp. 
- Có thể trải lên mặt bê tông một lớp bao tải gai rồi tưới nước ẩm để tăng 
nhiệt độ, giúp cho bê tông phát triển nhanh cường độ. 
- Khi trời mưa, bê tông sẽ thừa một lượng nước, sau khi nước bốc hơi hết 
sẽ tạo lỗ rỗng trong bê tông dẫn đến giảm cường độ. Do đó, khi bê tông mới đổ 
gặp trời mưa phải dùng bạt để che đậy mặt bê tông. 
3.3.10.3. Bảo dưỡng bê tông tránh những chấn động 
Không được đi lại hay kê giáo, va chạm bề mặt bê tông khi bê tông chưa đạt 
đến cường độ 25 kg/cm2 (mùa hè khoảng 1 ÷ 2 ngày; mùa đông khoảng 3 ngày). 
3.3.11. Phụ gia trong bê tông 
3.3.11.1. Khái niệm 
Phụ gia là một loại hợp chất ở dạng bột lỏng được sản xuất trong nhà máy, 
khi hòa trộn với vữa bê tông theo một tỷ lệ nhất định sẽ cho bê tông có một số 
đặc tính nổi trội như: khả năng chống thấm cao, tăng độ đặc chắc, tăng độ dẻo 
làm chậm thời gian đóng rắn hoặc rút ngắn thời gian đóng rắn của bê tông 
 173 
Hiện nay, phụ gia bê tông được sử dụng rộng rãi trên thế giới và ở nước ta. 
Sử dụng phụ gia tùy theo yêu cầu của từng công trình, chẳng những làm tăng chất 
lượng của bê tông cốt thép, mà còn tạo điều kiện hạ giá thành xây dựng và sớm 
đưa công trình vào khai thác. Toàn bộ các quy định liên quan đến phụ gia đều 
được trình bày trong tiêu chuẩn TCVN 8826:2011 - Phụ gia hóa học cho bê tông. 
3.3.11.2. Một số loại phụ gia bê tông thường dùng 
a. Phụ gia đóng rắn tức thời (PLACC-JET) 
Đây là loại phụ gia có tác dụng làm xi măng đóng rắn tức thời chịu được áp 
lực của nước trong thời gian từ 2 đến 4 phút. 
Phụ gia đóng rắn tức thời sử dụng khi thi công ở nơi có mạch nước ngầm, ở 
khu vực có dòng chảy, trong sửa chữa các công trình chứa nước. 
b. Phụ gia đóng rắn nhanh (PLACC-07) 
Phụ gia đóng rắn nhanh có tác dụng làm dẻo hóa hỗn hợp vữa và bê tông, 
cho phép giảm 10% lượng nước trộn vữa, rút ngắn thời gian đông kết của vữa xi 
măng và bê tông, nâng cao cường độ của vữa bê tông. 
Phụ gia đóng rắn nhanh được sử dụng khi thi công trong thời tiết giá lạnh, 
đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công, thỏa mãn yêu cầu thi công trong 
môi trường ngập nước. 
c. Phụ gia trương nở (TR-01) 
Phụ gia trương nở cho vữa bê tông có khả năng nở và chống co ngót, làm 
tăng độ dẻo và giảm sự tách nước của hỗn hợp vữa bê tông, cho phép kéo dài 
thời gian thi công, tăng khả năng chống thấm và khả năng chống xâm thực của 
kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. 
Phụ gia trương nở được dùng để chèn khe, xử lý vết nứt, chế tạo bê tông 
chèn, bê tông chống thấm. 
d. Phụ gia chống ăn mòn (PLACC-CR) 
Phụ gia chống ăn mòn có tác dụng ức chế quá trình ăn mòn bê tông và cốt 
thép, tăng độ đặc chắc và chống thấm cho bê tông, giảm lượng nước trộn và tăng 
cường độ tuổi sớm cũng như cường độ sau cùng của bê tông. 
Phụ gia chống ăn mòn sử dụng rất hiệu quả trong các công trình xây dựng 
ở ven biển, ngoài biển và ở những khu vực nước ngầm có tính xâm thực cao. 
 174 
e. Phụ gia chống thấm (TL-12) 
Phụ gia chống thấm có tác dụng làm dẻo hóa hỗn hợp vữa và bê tông, cho 
phép giảm 10% lượng nước trộn. Duy trì độ sụt lâu dài và tăng cường độ tuổi 
sớm cũng như cường độ sau cùng của bê tông. Nâng cao đáng kể khả năng 
chống thấm nước của bê tông. Đặc biệt, phụ gia này thích hợp với điều kiện khí 
hậu nóng. 
Phụ gia chống thấm được dùng ở các công trình: đập, hồ chứa nước, bể bơi, 
bể chứa nước, mái nhà. 
f. Phụ gia hóa dẻo chậm đóng rắn (PLACC-02A) 
Phụ gia hóa dẻo có tác dụng làm tăng độ sụt, chống hiện tượng tổn thất độ 
sụt, loại bỏ hiện tượng phân tầng khi vẫn giữ nguyên lượng nước trộn, cho phép 
giảm đến 18% lượng nước trộn vữa bê tông, kéo dài đáng kể khả năng thi công 
hỗn hợp bê tông trong điều kiện thời tiết nắng nóng. 
Phụ gia hóa dẻo được sử dụng trong chế tạo bê tông trộn sẵn, thích hợp 
trong thi công bê tông khối lớn và bê tông thủ công, chế tạo các sản phẩm bê 
tông trong điều kiện khô nóng. 
g. Phụ gia siêu dẻo giảm nước cao cấp (SELFILL-2010S) 
Phụ gia siêu dẻo cho phép giảm 25 - 30% lượng nước trộn, làm tăng đáng 
kể cường độ tuổi sớm của bê tông, làm cho bê tông đặc chắc, tăng độ chống 
thấm và tăng độ bền. 
Phụ gia siêu dẻo giảm lượng nước sử dụng sản xuất bê tông lỏng và bê tông 
bơm, chế tạo bê tông đặc chủng, sản xuất bê tông đạt cường độ tuổi sớm cao, 
chế tạo cấu kiện mỏng có cốt thép dày. 
h. Phụ gia kết dính cho vữa và bê tông (IMATEX-C) 
Phụ gia này có tác dụng làm tăng khả năng dính bám giữa lớp vữa hoặc 
bê tông cũ và mới. Phụ gia kết dính đáp ứng điều kiện thi công bê tông có kết 
cấu phức tạp, không liên tục. Sử dụng có hiệu quả trong nâng cấp, sửa chữa 
công trình. 
3.3.12. Khuyết tật và biện pháp khắc phục khi tháo ván khuôn 
3.3.12.1. Hiện tượng rỗ 
a. Phân loại 
 175 
Trong thi công bê tông, sau khi tháo ván khuôn, thường gặp ba dạng rỗ bê 
tông như sau: 
- Rỗ ngoài (rỗ mặt): Là mặt bê tông có hình dạng như tổ ong, nó chỉ xuất 
hiện thành những lỗ nhỏ ở mặt ngoài và chưa vào tới cốt thép; 
- Rỗ sâu: Là lỗ rỗ đã sâu tới tận cốt thép; 
- Rỗ thấu suốt: Là rỗ xuyên qua kết cấu, từ mặt này nhìn thấy mặt kia. 
b. Nguyên nhân gây rỗ 
- Do độ rơi tự do của bê tông quá lớn so với độ cao cho phép làm cho vữa 
bê tông bị phân tầng. 
- Do độ dày của lớp bê tông quá lớn, vượt quá phạm vi ảnh hưởng tác dụng 
của đầm. 
- Do vữa bê tông bị phân tầng khi vận chuyển hay do đầm tại một vị trí nào 
đó lâu quá vượt thời gian quy định. 
- Do vữa bê tông trộn không đều. 
- Do vữa bê tông bị mất nước xi măng trong quá trình vận chuyển (thiết bị 
vận chuyển không kín khít hay ván khuông không kín khít, khi đầm sẽ bị mất 
nước xi măng). 
- Do đầm không kỹ, nhất là tại lớp vữa bê tông giữa cốt thép chịu lực và 
ván khuôn (lớp bảo vệ). Hay do máy đầm có sức rung quá yếu. 
- Cốt thép ken quá dày làm cốt liệu lớn không lọt được xuống dưới hay do 
cốt liệu lớn không đúng quy cách (kích thước cốt liệu quá lớn)... 
c. Cách sửa chữa 
- Đối với rỗ mặt: Dùng xà beng, que sắt hay bàn chải sắt tẩy sạch các viên 
đá năm trong vùng rỗ, quét sạch bụi, rửa nước rồi đợi đến khi khô rồi dùng vữa 
xi măng mác cao hơn bê tông để trát. 
- Đối với lỗ rỗ sâu: Dùng đục để lấy hết chỗ rỗ cho đến lớp bê tông tốt, 
đánh sờn bằng bàn chải sắt, rửa sạch bằng nước, đợi khô và cạo rỉ thép rồi dùng 
bê tông sỏi nhỏ có mác cao hơn mác bê tông cũ để trát lại. nếu cần thiết thì ghép 
ván khuôn rồi đổ và đầm chặt bê tông. 
 176 
- Đối với rỗ thấu suốt: Trước khi sửa chữa thì phải tiến hành chống đỡ kết 
cấu (nếu cần). Tẩy chỗ rỗ cho đến tập lớp bê tông tốt, sau đó ghép ván khuôn 
(ván khuôn gỗ, hay là bê tông cốt thép) bao quanh rồi dùng máy bơm để bơm 
vữa bê tông mác cao vào kết cấu qua lỗ đục của ván khuôn. Nếu lỗ rỗng gây tổn 
hại trầm trọng cho kết cấu chịu lực thì ta dùng ván khuôn là bê tông cốt thép tạo 
thành lớp vỏ bao quanh kết cấu. Sau khi bơm vữa bê tông, ván khuôn này sẽ 
được lưu lại mãi mãi như một lớp gia cường. 
3.3.12.2. Hiện tượng nứt nẻ 
a. Hiện tượng 
- Thường gặp ở các khối bê tông khối lớn, trong các sàn có 2 lớp thép, 
đường ống ngầm chôn sẵn trong sàn nhiều. 
- Các vết nứt ở bề mặt ngoài làm giảm khả năng chịu lực và sức chống 
thấm của bê tông. Vết nứt thường có hình dạng chân chim. 
b. Nguyên nhân 
- Do sự co ngót không đều của bê tông và không đảm bảo đúng các biện 
pháp và quy trình bảo dưỡng bê tông sau khi đổ. 
- Đối với các kết cấu dầm sàn, trong thiết kế và thi công, do xem xét không 
cẩn thận và bố trí không thoả đáng đối với việc sắp đặt cốt thép giữa dầm và sàn 
hoặc giữa cốt thép dầm sàn với đường ống chôn sẵn làm cho cốt thép phía trên 
của sàn bị nâng cao tới gần hoặc vượt quá mặt sàn, tất cả làm cho lớp bảo vệ có 
ở thép phía trên nhỏ lại (nếu vẫn đổ đúng bề dày sàn như thiết kế) sẽ tạo nên các 
vết nứt co ngót chạy dọc theo cốt thép phía trên mặt sàn. 
c. Cách sửa chữa 
- Trước hết tiếp tục bảo dưỡng thêm từ 1 ÷ 2 tuần nữa. Khi vết nứt đã ổn 
định mới tiến hành sửa chữa. 
- Nếu vết nứt nỏ thì dùng vữa xi măng trát lại. 
- Nếu vết nứt lớn thì dùng cách phun vữa xi măng để lấp kín hoặc có thể 
đục mở rộng vết nứt, vệ sinh sạch rồi dùng bê tông sỏi nhỏ mác cao để đổ vào. 
 177 
3.3.12.3. Hiện tượng trắng mặt 
a. Hiện tuợng 
Thường gặp ở các kết cấu móng. khi dỡ ván khuôn thì thấy mặt bê tông 
bị trắng. 
b. Nguyên nhân 
Do bảo dưỡng không tốt. bê tông không đủ nước để thực hiện phản ứng 
thủy hóa xi măng. 
c. Cách sửa chữa: 
Đắp bao tải, dùng cát hoặc mùn cưa, tưới nước thường xuyên từ 5 ÷ 7 ngày. 
 178 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đỗ Đình Đức, Lê Kiều, Nguyễn Việt Tuấn (2004). Kỹ thuật thi công, tập 1. 
Nxb Xây Dựng, Hà Nội. 
2. Lê Khánh Toàn (2008). Kỹ thuật thi công, tập 1. Đại học bách khoa Đà Nẵng, 
Đà Nẵng. 
3. Tiêu chuẩn Việt Nam: 
+ TCVN 4447:2012 Công tác đất - Thi công và nghiệm thu; 
+ TCVN 9394:2012 Đóng và ép cọc - Thi công và nghiệm thu; 
+ TCVN 9395:2012 Cọc khoan nhồi - Thi công và nghiệm thu; 
+ TCVN 11713:2017 Gia cố nền yếu bằng giếng cát - Thi công và nghiệm thu; 
+ TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm 
thi công và nghiệm thu; 
+ TCVN 8163:2009 Thép cốt bê tông - Mối nối bằng ống ren; 
+ TCVN 8828:2011 Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên; 
+ TCVN 9341:2012 Bê tông khối lớn - Thi công và nghiệm thu. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_thuat_thi_cong_i_truong_dai_hoc_lam_nghiep.pdf
Ebook liên quan