Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh môi trường - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình

Tóm tắt Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh môi trường - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình: ...iếu sáng thích hợp. Chiếu sáng thích hợp sẽ tránh mệt mái thị giác, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. 4.2. Mµu s¾c. Các dao động của điện trường trong ánh sáng tác động mạnh đến các tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người. Có 3 loại tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người, cảm nhận 3 vùn... - Trong các tổn thương về điện thì hiện tượng bị điện giật là nguy hiểm nhất vì dòng điện sẽ tác dụng tới khu trung tâm của vỏ não, làm hô hấp của con người bị ngừng trệ, tim đập rối loạn; - Cùng một trị số dòng điện qua người nhưng tác dụng có thể khác nhau tuỳ theo đường đi của dòng điện qua ngư... việc ở các máy có bộ phận quay nhanh, để đề phòng vướng vào các bộ phận đó, quần áo phải gọn gàng, ống tay hẹp, áo phải cho trong quần, không để khăn quàng, tóc dài loà xoà. Khi làm việc ở phân xưởng nóng, ở đó có tia lửa điện hoặc kim loại lỏng bắn ra có nguy cơ bỏng thì trái lại áo không được cho...

doc45 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 72 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh môi trường - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í hệ thống chiếu sáng không hợp lý như thiếu hoặc thừa ánh sáng...;
 	 + Làm việc ngoài trời có thời tiết xấu như nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông...; 
 	+ Thiếu các trang thiết bị cho hệ thống thông gió, chống bụi, chống ồn, hút khí độc...;
 	 + Thiếu trang bị phòng hộ lao động hoặc có nhưng sử dụng và bảo quản không tốt...;
 	 + Công tác thực hiện quy tắc VSLĐ và ATLĐ chưa tốt, chưa triệt để.
2. Các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp:
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng.
Từ tháng 2 năm 1997 đến nay Nhà nưíc Việt Nam đã công nhận 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Đó là:
Bệnh bụi phổi do silic;
Bệnh bụi phổi do xi măng;
Bệnh bụi phổi bông;
Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất của chì;
Bệnh nhiễm độc do benzen và đồng đẳng của benzen;
Bệnh nhiễm độc do thuỷ ngân;
Bệnh nhiễm độc do mangan và các hợp chất của mangan;
Bệnh nhiễm độc do TNT (Trinitrôtôluen);
Bệnh nhiễm các tia phóng sxạ và tia X;
Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn;
Bệnh rung chuyển nghề nghiệp;
Bệnh sạm da nghề nghiệp;
Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc;
Bệnh lao nghề nghiệp;
Bệnh viêm gan do vi rút nghề nghệp;
Bệnh do leptospira nghề nghiệp;
Bệnh nhễm độc asen và các hợp chất của asen nghề nghiệp;
Bệnh nhiễm độc nicôtin nghề nghiệp;
Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp;
Bệnh giảm áp nghề nghiệp;
Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp;
Trong số 21 bệnh nghề nghiệp này, ở Việt Nam, có tới 21 loại bệnh do nhiễm độc;
 mãn tính khi tiếp xúc với hoá chất trong công việc.
2.2: Biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Tùy tình hình cụ thể, có thể áp dụng các biện pháp đề phòng sau:
a. Biện pháp kỹ thuật công nghệ: 
Bằng cách cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cơ khí hóa, tự động hóa , hạn chế dùng hoặc thay thế các chất có tính độc cao...
b. Biện pháp kỹ thuật vệ sinh:
 bằng cách cải tiến các hệ thống thông gió, chiếu sáng, hút bụi... để cải thiện điều kiện làm việc.
c. Biện pháp phòng hộ cá nhân: 
Đây là một biện pháp hỗ trợ nhưng trong một số điều kiện sản xuất cụ thể thì các phương tiện bảo vệ cá nhân đóng vai trò chủ yếu để bảo vệ người lao động trong sản xuất và phòng bệnh nghề nghiệp.
d. Biện pháp tổ chức lao động khoa học: Bằng cách thực hiện phân công lao động khoa học và hợp lý phù hợp với đặc điểm sinh lý của người lao động. 
e. Biện pháp y tế bảo vệ sức khoẻ:
 Bao gồm các công tác kiểm tra sức khoẻ người lao động, khám tuyển đê không chọn người mắc bệnh nào đó vào làm những vị trí bất lợi về sức khoẻ.
Theo dõi sức khoẻ người lao động thường xuyên và liên tục. Tiến hành giám định khả năng lao động và hướng dẫn tập luyện phục hồi lại khả năng lao động cho những người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh mãn tính.... Thường xuyên kiểm tra VSATLĐ, cung cấp đầy đủ nước uống, thức ăn đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
CHƯƠNG 5: PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
Mã chương: C 05
GIỚI THIỆU:
Bài học. Phòng chống cháy nổ thuộc bài thứ năm trong Môn học an toàn lao động và vệ sinh môi trường nhằm cung cấp cho người học hiểu được những nguyên nhân gây ra cháy nổ và ý nghĩa của phòng chống cháy nổ, nắm được các biện pháp phòng chống cháy nổ. 
MỤC TIÊU: 
Trình bày được mục đích, ý nghĩa, nguyên nhân và biện pháp phòng chống cháy nổ;
Thực hiện đúng các nhiệm vụ phòng, chống cháy nổ;
Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ học tập.
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Mục đích, ý nghĩa của phòng chống cháy nổ:
1.1. Mục đích của phòng chống cháy nổ.
	Từ xa xưa ông cha ta đã tổng kết trong cuộc sống của con người có bốn loại tai nạn đáng kể là: ‘ Thủy, hỏa, đạo, tặc’ Giặc lửa là kẻ thù của co người. Do vậy phải phòng nó và dập tắt nó khi xẩy ra;
	Phòng cháy chữa cháy nhằm đạt được những mục đích sau:
Ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất không để nạn cháy xảy ra, chữa cháy kịp thời và có hiệu quả. Phát hiện các nguyên nhân, điều kiện gây cháy để có biện pháp phòng ngừa bảo vệ tài sản của chủ quản.
1.2. Ý nghĩa của phòng chống cháy nổ.
	 Trong sự nghiệp xây dựng XHCN và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Công tác Phòng cháy chữa cháy có một vị trí hết sức quan trọng, Phòng cháy chữa cháy làm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhà nước, tài sản tập thể và của công dân. Vì cháy là một loại tai nạn đễ xảy ra và khi đã xảy ra thì vật chất bị tiêu hủy, gây thiệt hại đến tính mạng của con người và các cơ sở vật chất kỹ thuật khác;
	Mục tiêu của chế độ ta là xây dựng cho nhân dân có cuộc sống yên vui lành mạnh và hạnh phúc, tính mạng và tài sản của nhân dân được bảo đảm. Để đảm bảo cho cuộc sống yên vui hânhj phúc cần thực hiện nhiều công tác khác nhau trong đó có việc phòng cháy chữa cháy. 
2. Nguyên nhân gây ra cháy nổ :
Nguyên nhân gây ra cháy nổ rất phức tạp, song có thể nêu ra 5 nguyên nhân chính sau đây:
a. Do phản ứng hoá học.
Một số chất nào đó khi tác dụng với nhau sẽ phát sinh quá trình cháy, phản ứng có thể xảy ra giữa chất lỏng và chất rắn (như axit nhỏ vào rơm, gỗ, nút chai ...), giữa chất rắn với nhau như nitrat, kali trộn với phốt pho.., hoặc giữa chất lỏng và chất khí như dầu mỡ và ôxy... Phản ứng cháy cỏ thể xảy ra nhanh chóng nhưng cũng có thể kéo dài.
b. Do điện.
Khi cách điện hỏng, quá tải, hỏng ngắn mạch, dòng điện nung nóng dây dẫn có thể gây cháy. Hồ quang điện sinh ra khi cháy cầu chì, chập mạch, đóng mở cầu dao đều có thể là nguồn lửa gây cháy nổ. Tĩnh điện sinh ra khi mở van quá mạnh, dung môi ma sát vào thành bình sinh ra khi truyền động dây đai, điện áp có thể tới hàng vạn vôn, điện áp của sét có tới hàng ngàn vôn, dòng điện tới hàng vạn Ampe và do đó nhiệt độ sinh ra có thể tới hàng nghìn độ.
c. Do sức nóng hoặc tia nắng mặt trời.
Các tia bức xạ, các nguồn lửa, mẫu thuốc lá cháy dở, tia nắng mặt trời đều có thể gây cháy khi tác dụng với hỗn hợp cháy. Nắng khi rọi qua những miếng thuỷ tinh lồi lõm có thể tạo ra sức nóng và gây cháy. Vì vậy, việc đặt các bình điều chế khí axêtylen, bình ôxy, các chất cháy nổ gần nơi hàn, gần các nguồn nhiệt là rất nguy hiểm.
d. Do ma sát, va chạm
Ổ trượt, ổ bi khi hết dầu mỡ sẽ xảy ra hiện tượng ma sát khô làm cho nhiệt độ của ổ bi tăng lên. Nếu các ổ này đặt trong môi trường dễ cháy nổ thì đó chính là nguồn lửa gây cháy nổ. Va chạm giữa các vật rắn với nhau có thể gây ra tia lửa. Trong phân xưởng có nhiều bụi nổ ở trạng thái lơ lửng, khi rơi một thỏi thép xuống nền nhà, tia lửa mài có thể là nguyên nhân gây nổ. Có trường hợp dùng búa sắc và đục để mở nắp thùng xăng đã bị nổ và gây nên tai nạn.
e. Do áp lực thay đổi.
Áp lực thay đổi dễ gây nổ hơn gây cháy. Đổ nước vào nước gang sôi sẽ làm cho nước gang nổ tung vì nước gặp nhiệt độ cao sẽ bốc hơi tức khắc kèm theo việc tăng áp suất phốt pho hyđrô (PH3) bình thường không nổ khi có ôxy nhưng khi hạ áp suất xuống lại có thể gây nổ. Bình đựng các loại khí nén, khi chịu tác dụng của các loại tia nhiệt, áp lực tăng lên có thể dẫn tới bị nổ.
3. Biện pháp phòng chống cháy nổ:
Chúng ta cần phải có các biện pháp phòng cháy ngay từ khi thiết kế và thi công công trình cũng như trong quá trình sản xuất.
a. Các biện pháp phòng cháy trong thiết kế nhà máy.
Dựa vào mức độ nguy hiểm về cháy, người ta chia các xí nghiệp thành 5 hạng A, B, C, D, E (xem bảng). Khi thiết kế nhà máy cần lưu ý một số điểm sau đây: 
- Cần xếp riêng các nhà máy có nguy hiểm về cháy sang một khu vực;
- Làm đường cho ô tô chữa cháy có thể đi vào để có thể chữa cháy kịp thời khi xảy ra hoả hoạn.
- Bố trí các vòi nước, các bình chữa cháy để có thể kịp thời dập tắt đám cháy ngay từ đầu;
- Thiết kế các bức tường hay khoảng cách chống cháy để ngăn ngừa lửa chảy lan sang các công trình khác;
- Có lối thoát khi cháy. Lối thoát phải bố trí sao cho từ chỗ làm việc đến lối thoát không có các chướng ngại vật như: hào, hố, bậc ... có thể làm ngã người.
b. Các biện pháp phòng cháy trong sản xuất.
Việc chọn lựa phương pháp sản xuất, sơ đồ công nghệ, thiết bị sản xuất, vật liệu xây dựng có ảnh hưởng quan trọng đến công tác phòng cháy;
Để đảm bảo an toàn cháy nổ, khi tiến hành quá trình sản xuất cần quan tâm đến các biện pháp sau đây: 
- Thay thế các khâu sản xuất có nguy hiểm về cháy nổ bằng những khâu ít nguy hiểm hơn;
- Phân loại xí nghiệp theo mức độ nguy hiểm về cháy.
Hạng sản xuất
Đặc tính nguy hiểm về nạn cháy của quy trình công nghệ
Tên ngành sản xuất
A
Sản xuất có sử dụng những chất có thể bốc cháy hoặc nổ khi bị tác dụng của nước hay ôxy trong không khí, những chất lỏng mà nhiệt độ bắt cháy của hơi bằng hoặc thấp hơn 280C, những hơi đốt mà giới hạn nổ dưới nó nhỏ hơn 10% theo thể tích so với không khí, khi khối lượng của hơi đốt đủ để tạo với không khí thành một hỗn hợp nổ.
Những xưởng điều chế natri và kali, các phân xưởng của các nhà máy làm sợi nhân tạo, các phân xưởng sản xuất nhiên liệu lỏng nhân tạo, xăng, các kho chứa các bình hơi đốt, kho xăng, những căn phòng chứa ắc quy kiềm và axít của những nhà máy điện, những trạm bơm chất lỏng có nhiệt độ bắt cháy của hơi thấp hơn hoặc bằng 280C.
B
Sản xuất có sử dụng những chất lỏng mà nhiệt độ bắt cháy của hơi từ trên 280C đến 1200C, những hơi đốt và chất lỏng mà giới hạn nổ dưới của nó trên 10% theo thể tích so với không khí, khi khối lượng của hơi đốt đủ để tạo với không khí thành một hỗn hợp nổ.
Những phân xưởng sản xuất và vận chuyển than cám, mùn cưa, những trạm tẩy rửa các thùng chứa dầu ma dút và các chất lỏng có nhiệt độ bắt cháy của hơi từ trên 280C đến 1200C, những phân xưởng chế biến cao su nhân tạo, đường, than bùn. Những kho chứa dầu ma dút của các nhà máy điện, những trạm bơm chất lỏng có nhiệt độ bắt cháy của hơi từ trên 280C đến 1200C.
C
Sản xuất có liên quan đến việc gia công hoặc sử dụng các chất rắn và vật liệu dễ cháy, các chất lỏng có nhiệt độ bắt cháy của hơi trên 1200C.
Những phân xưởng xẻ gỗ, gia công gỗ, các phân xưởng của xí nghiệp dệt và giấy, các bộ phận sảy, sàng của nhà máy xay, các phân xưởng tái sinh dầu mỡ, các kho chứa, các trạm bơm chất lỏng có nhiệt độ bắt cháy của hơi trên 1200C.
D
Sản xuất có liên quan đến các chất không cháy và những vật liệu trong trạng thái bị nung nóng hay nấu chảy và kèm theo hiện tượng phát nhiệt hay phát tia lửa sản xuất có liên quan đến việc đốt cháy những nhiên liệu rắn, lỏng hoặc hơi.
Những phân xưởng đúc hoặc luyện kim, những bộ phận lò của các trạm sản xuất hơi đốt, những phân xưởng rèn, hàn, sửa chữa đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước và động cơ nổ, những phân xưởng cán nóng kim loại, những trạm thử động cơ nổ, gia công nóng kim loại, những gian chính của nhà máy điện (lò tuốc bin, những phòng thí nghiệm điện cao thế).
E
Sản xuất có liên quan đến gia công những chất không cháy và những vật liệu trong trạng thái nguội.
Những phân xưởng cơ khí gia công nguội kim loại, những trạm sản xuất xút (trừ bộ phận lò). Các trạm nén không khí và các loại không khí cháy, các phân xưởng tái sinh axit, các trạm bơm các chất lỏng không cháy, các phân xưởng chế biến thực phẩm ...
Cơ khí hoá, tự động hoá các quá trình sản xuất có nguy hiểm về cháy, các quá trình quan trọng nếu thấy cần thiết;
Thiết bị phải đảm bảo kín;
Nếu quá trình sản xuất cần dung môi thì nên chọn dung môi nào khó bay hơi, khó cháy;
Trong quá trình sản xuất có nguy cơ cháy nổ thì tìm mọi cách hạn chế nó bằng cách đưa khí trơ vào hoặc gia công trong chân không. Ở những nơi có khí nổ, trước khi sửa chữa hay cho máy hoạt động trở lại khi đã sửa chữa xong, phải thổi hơi nước hay khí trơ vào thiết bị đó để tránh tích luỹ hỗn hợp nổ;
Trên các đường ống dẫn khí phải đặt các van nước, bộ phận chặn lửa, màng chống nổ để đề phòng nổ cháy lan ở những khu vực sản xuất có hỗn hợp nổ và cháy, tránh các ngọn lửa trần, va đập, ma sát. Người lao động đi vào khu vực này phải đi giày mềm không có đinh sắt để tránh tạo ra tia lửa;
Cần tổ chức học tập các nội quy về phòng cháy, chữa cháy và đôn đốc mọi người thực hiện nghiêm chỉnh. Mặt khác, phải tổ chức đội chữa cháy có tập luyện để khi cần có thể dập tắt đám cháy một cách nhanh chóng.
c. Biện pháp phòng cháy khi vận hành máy.
- Những nơi chứa xăng dầu và gara để xe máy phải treo biển “cấm lửa”.
- Trong buồng lái các loại máy phải có bình chữa cháy và các dụng cụ chữa cháy đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, phải huấn luyện cho thợ lái máy biết cách sử dụng các loại phương tiện này;
- Khi động cơ đang nổ không được rót thêm xăng dầu vào máy;
- Không được bơm rót xăng, dầu khi có cơn giông, sấm sét;
- Không được chứa xăng, dầu đầy quá 98% dung tích của thùng chứa;
- Khi nạp điện cho ắc quy không được để xăng, dầu hoặc giẻ lau có xăng, dầu ở bên cạnh, không được hút thuốc khi rót xăng, dầu;
- Nghiêm cấm để các bình xăng, dầu và các chất dễ cháy ở trong buồng lái;
- Cấm dùng các vật rắn đập vào nắp kim loại của thùng xăng dầu khi mở nó;
- Phải đảm bảo các ống dẫn xăng dầu luôn kín, không được chạm vào ống xả và phát nhiệt của động cơ. Phải giữ cho ống xả động cơ không có tàn lửa;
- Khi cần thiết phải hàn các bộ phận ở trên máy thì chỉ được hàn ở những vị trí xa thùng xăng, dầu và phải tháo dây mát ắc quy khỏi thùng xe, máy. Những chi tiết ở gần thùng nhiên liệu phải tháo ra ngoài để hàn;
- Xe, máy chuyển xăng, dầu phải có bánh cao su và có dây sắt tiếp đất;
- Khi bảo dưỡng, sửa chữa máy thi công, không được để xăng, dầu bắn tung toé ra nền xưởng. Sau đó, phải dọn sạch các chất dễ cháy, các giẻ lau dầu phải được tập trung trong thùng sắt;
- Khi di chuyển thùng xăng, dầu phải nhẹ nhàng, những thùng xăng đặt trên xe, máy phải có đệm lót để tránh phát ra tia lửa điện, không được lăn thùng xăng dầu trên nền xưởng, sân gạch;
- Khi ô tô, máy thi công bị cháy phải nhanh chóng đưa nó ra khỏi khu vực để xe, máy (nếu được) và có biện pháp dập tắt lửa. Nếu phát sinh đám cháy cho khu vực nhất thiết phải báo cho bộ phận chữa cháy.
4. Chữa cháy:
4.1. Các biện pháp chữa cháy cơ bản.
a. Làm loãng nồng độ chất cháy bằng chất không cháy
- Để chữa cháy trong hầm ngầm, các chất lỏng và các khí cháy, người ta phun vào khu vực cháy các khí trơ như hơi nước, cacbonic (CO2)... Nếu các chất cháy là các chất có xenlulô như: gỗ giấy, vải... thì chữa cháy bằng phương pháp này không có hiệu quả vì chúng còn có khả năng cháy âm ỉ;
- Để chữa cháy các chất lỏng có thể hoà tan trong nước, người ta pha thêm vào nước đến một nhiệt độ nào đó thì nó sẽ không cháy được nữa.
Ví dụ: Cồn khi pha loãng còn 11%, axêtôn đến 10% thì sự cháy sẽ dừng lại.
b. Ngăn không cho chất cháy tiếp xúc với không khí
Có nhiều cách không cho chất cháy tiếp xúc với không khí.
VD: Đóng kín nắp một thùng dầu đang cháy phủ lên mặt chất lỏng, bịt chặt đầu ống dầu bên trong đang cháy, đổ cát kim lên trên mặt đám cháy. Có trường hợp chỉ dùng một cái chăn mỏng cũng có thể dập tắt được ngọn lửa. Cần nhớ rằng, càng ngăn kín chừng nào thì ngọn lửa càng chóng tắt chừng ấy.
c. Làm nguội chất cháy đến nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bắt cháy
Để làm nguội chất cháy người ta có thể dụng nước, bọt khí, khuấy hoặc đưa vào vùng cháy những chất thu nhiều nhiệt (như Clorua Cacbon CCl4 ...) Dùng phương pháp khuấy đảo thì chỉ có hiệu quả khi nhiệt độ vùng cháy của chất lỏng cao hơn 450C;
Trong thực tế, người ta không chỉ dập tắt đám cháy bằng cách khử đi một điều kiện mà thường kết hợp khử nhiều điều kiện một lúc;
Chẳng hạn, khi phun nước vào đám cháy, ngoài việc làm nguội hơi nước bốc lên còn pha loãng nồng độ khí cháy và ôxy. Dùng cách kết hợp mới có thể đạt hiệu quả cao, nhanh chóng dập tắt đám cháy.
4.2. Các chất chữa cháy.
Các chất chữa cháy là các chất dùng để dập tắt đám cháy ;
Chất chữa cháy có nhiều loại như: chất rắn, chất lỏng, chất khí. Mỗi loại có một đặc tính riêng và phạm vi sử dụng nhất định ;
Yêu cầu cơ bản của các chất chữa cháy là: Có hiệu quả cứu chữa cao, có tỷ lệ nhiệt cao, không gây độc cho người và làm hư hại các chất cần cứu chữa, rẻ tiền, dễ kiếm và dễ sử dụng ;
Có thể nêu lên một số chất dễ cháy thường dùng ở nước ta như sau:
a. Nước: 
Nước có tỷ lệ cao. Muốn làm nóng 1 kg từ 200C - 1000C chỉ mất 80 kilôkalo/kg, còn muốn làm cho nó bay hơi thì phải mất 539 kilôkalo/kg. Khi bốc hơi, thể tích của nó giảm 1700 lần so với thể tích ban đầu, vì vậy nó vừa có khả năng làm nguội vừa có khả năng pha loãng như đã phân tích ở trên;
Ngoài ra, nước rất dễ lấy, dễ điều khiển và chỗ nào cũng có. Nhưng bên cạnh đó, nước cũng có một số nhược điểm khi chữa cháy như: dẫn điện nên không dùng để chữa cháy điện được, tác dụng với Na, KaCaC2... tạo sức nóng và phân hoá ra khi cháy nên có thể làm cho cháy lan rộng, tác dụng với axit sunfuric đậm đặc sinh ra nổ; có thể làm hư hỏng các vật cần cứu chữa ... khi nhiệt độ đám cháy đã cao quá 17000C thì không được dùng nước để dập tắt.
b. Hơi nước và các khí trơ
Hơi nước và các khí trơ (cacbonic, nitơ...) có thể sử dụng để phun vào đám cháy để pha loãng nồng độ chất cháy và giảm nhiệt;
Các loại này có thể dùng chữa cháy điện, chữa cháy hầm ngầm, buồng kín, nhưng không được dùng trong trường hợp nó có thể kết hợp với các chất cháy để tạo thành hỗn hợp nổ.
c. Các loại bọt chữa cháy
Chữa cháy chuyên nghiệp được trang bị những phương tiện chữa cháy cơ giới hiện đại như: xe chữa cháy, xe thông tin, xe thang... và các hệ thống báo cháy tự động. Ở các xí nghiệp, kho tàng, đường phố nông thôn, người ta trang bị cho các đội chữa cháy các loại dụng cụ chữa cháy như: gầu vảy, bơm, ống thụt, thang, câu liêm, xô xách nước, các loại bình bọt chữa cháy;
Vòi rồng chữa cháy có tác dụng dập tắt ngay đám cháy khi nó mới xuất hiện. Vòi rồng có hai loại kín và hở;
- Vòi rồng kín có nắp ngoài bằng một loại hợp kim dễ chảy (có loại chỉ 720C đã chảy), đặt hướng vào đối tượng cần bảo vệ (máy ra công vật dễ cháy như: bông, nhựa ...);
Khi máy bị bốc cháy, nắp hợp kim chảy ra và nước phun tự động để dập tắt đám cháy;
- Vòi rồng hở không có nắp đậy, hệ thống vòi rồng hở tạo thành các mang nước để bảo vệ các cửa;
Hiện nay, ở nước ta đã dùng rất nhiều loại bình bọt để chữa cháy của các nước và của ta chế tạo. Tuy kết cấu có khác nhau nhưng nguyên tắc tạo bọt và cách sử dụng khá giống nhau. Dưới đây là 3 loại điển hình;
+ Bình chữa cháy bọt hoá học OP - 3.
Vỏ bình làm bằng thép hàn có dung tích 10 lít. Nó gồm có: Bình sắt bên ngoài đựng dung dịch natri đicacbonat, một bình nữa đựng alumin sunfat, mỗi bình có dung tích khoảng 0,45 đến 1 lít. Vỏ bình chịu được áp lực đến 20 Kg/cm2;
Khi có cháy, dốc ngược bình (đập chốt làm vỡ thuỷ tinh bên trong nếu có) để cho hai dung dịch hoá chất trộn lẫn với nhau sinh bọt và tạo thành áp suất (nếu bình là loại có khoá thì phải mở khoá). Hướng vòi phùn vào đám cháy, tia phun xa 8m. Lượng bọt tạo ra khoảng 45 lít trong 1,5 phút;
Bình bọt này dùng để chữa các chất lỏng cháy, chữa các chất rắn cũng được nhưng hiệu quả thấp.
+ Bình chữa cháy tetra cloruacacbon (CCl4) (hình 5-1).
Bình chữa cháy loại này gồm vỏ ngoài có thể tích nhỏ, chủ yếu dùng để chữa cháy trên ô tô, động cơ đốt trong về thiết bị điện cấu tạo có nhiều kiểu.Thông thường là một bình thép chứa khoảng 2,5 lít tetra cloruacacbon. Khi cần, dùng tay đạp vào chốt đập, mũi nhọn của chốt đập đâm thủng tấm đệm và khí cacbonic trong bình nhỏ bay ra ngoài.
Dưới áp lực của các khí cacbonic, dung dịch tetra cloruacacbon phun ra ngoài theo vòi phun thành một tia. Bình được trang bị một màng bảo vệ phòng nổ, một số bình kiểu này người ta dùng không khí nén để thay cho axxit cacbonic.

 Hình 5-1
+ Bình chữa cháy bằng khí CO2 (hình 5-2)
Vỏ bình chữa cháy bằng khí CO2 làm bằng thép dày chịu đựng được áp suất thử 250Kg/cm2 và áp suất làm việc tốt là 180 Kg/cm2. Tại áp suất này, van an toàn sẽ tự động mở ra để xả khí CO2 ra ngoài.
Bình chữa cháy loại này loa phun thường làm bằng chất cách điện để đề phòng khi chữa cháy, chạm loa vào thiết bị điện hình.
Bình chữa cháy bằng khí CO2 dùng để chữa cháy các thiết bị điện, những thiết bị quý... cấm dùng bình chữa cháy này để chữa cháy kim loại như: nitrat, hợp kim tecmit...
 Hình 5-2
Tµi liÖu tham kh¶o
1. T©m lý lao ®éng
	 §µo ThÞ Oanh	 	Nhµ XB §HQG – 2008
2. An toµn søc khoÎ n¬i lµm viÖc	 
 NguyÔn §øc DÇn	 	Nhµ XB L§XH - 2001
3. B¶o hé lao ®éng
 T¹ B¸ Phông - TrÞnh H÷u T©m	Nhµ XB C«ng nh©n kü thuËt - 1984
4. M¸y x©y dùng
	 Chuyªn gia NhËt B¶n: Tomatoka keng Shita

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_an_toan_lao_dong_va_ve_sinh_moi_truong_truong_cao.doc