Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô (Phần 2): ...rong lúc máy nén không bơm. Trong quá trình nạp, khi ta lật ngược thẳng đứng bình chứa môi chất, môi chất sẽ được nạp vào hệ thống ở dạng thể lỏng. Phương pháp này giúp nạp nhanh nhưng khá nguy hiểm vì có thể làm hỏng máy nén nếu thao tác sai kỹ thuật. Trong quá trình nạp môi chất lạnh vào m...uạt giàn lạnh tới các vị trí LO, MED và HI. Nếu có tiếng ồn không bình thường hoặc sự quay của mô tơ không bình thường, thì phải thay thế mô tơ quạt giàn lạnh. Các vật thể lạ kẹp trong quạt giàn lạnh cũng có thể tạo ra tiếng ồn và việc lắp mô tơ cũng có thể làm cho mô tơ quay không đúng do đó ... hãy lập tức rửa mắt với nước trong vòng 15 phút, rồi đến bác sĩ gần nhất để điều trị . 2. Phải đeo găng tay khi nâng, bê bình chứa chất làm lạnh hoặc tháo lắp các mối nối trong hệ thống làm lạnh. Chất làm lạnh vào tay, vào da sẽ gây tê cứng. 3. Phải tháo tách dây cáp âm ắc quy trước khi...

pdf53 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. 
 Bảng sau giới thiệu tóm tắt cụ thể năm trường hợp áp suất bất thường 
cùng với các nguyên do hỏng hóc tạp ra sự bất thường này trong hệ thống điện 
lạnh ôtô. 
1. Áp suÊt hót thÊp, 
¸p suÊt ®Èy b×nh th-
êng. 
- Bé æn ®Þnh nhiÖt bÞ háng. 
- Mµng trong van gi·n në bÞ kÑt. 
- NghÏn ®êng èng gas gi÷a b×nh läc/hót Èm vµ 
van gi·n në. 
- Cã lÉn chÊt Èm ít trong hÖ thèng l¹nh. 
- NÕu ®ång hå phÝa thÊp ¸p chØ ch©n kh«ng 
chøng tá van gi·n në kh«ng më. 
2. Áp suÊt hót cao, ¸p 
suÊt ®Èy b×nh th-
êng. 
- Ho¹t ®éng cña van gi·n në kh«ng ®óng. 
- BÇu c¶m biÕn nhiÖt cña van gi·n në háng 
hoÆc r¸p tiÕp xóc kh«ng tèt. 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
87 
3. Áp suÊt hót cao, ¸p 
suÊt ®Èy thÊp. 
- M¸y nÐn háng. 
- Háng van lìi gas m¸y nÐn. 
- Cã thÓ háng bÇu ch©n kh«ng van tiÕt lu. 
4. Áp suÊt ®Èy cao. 
- N¹p qu¸ lîng m«i chÊt vµo hÖ thèng. 
- Dµn nãng bÞ nghÏn giã kh«ng thæi qua ®îc. 
- Cã hiÖn tîng t¾c nghÏn trong dµn l¹nh, b×nh 
läc/hót Èm, ®êng èng dÉn cao ¸p. 
- Qu¸ nhiÒu dÇu b«i tr¬n trong m¸y. 
- §éng c¬ qu¸ nãng. 
5. Áp suÊt ®Èy thÊp 
- BÞ hao hôt m«i chÊt hoÆc n¹p m«i chÊt l¹nh. 
- Háng mµng cña van gi·n në. 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày các hiện tượng hư hỏng thông thường của hệ thống điều hòa 
không khí trên ô tô? Nêu nguyên nhân và các biện pháp khắc phục? 
2. Nêu các thiết bị chính được sử dụng để kiểm tra trong hệ thống điều hòa 
không khí? 
3. Trình bày các phương pháp kiểm tra, chẩn đoán các hư hỏng của hệ thống 
điều hòa không khí trên ô tô? 
BÀI 4: KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU 
HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ 
1. BẢO DƯỠNG 
1.1. Quy trình bảo dưỡng 
Trong quá trình công tác thực hiện bảo trì sửa chữa một hệ thống điện 
lạnh ôtô, người thợ phải đảm bảo tốt an toàn kỹ thuật bằng cách tôn trọng các 
chỉ dẫn của nhà chế tạo. Sau đây giới thiệu thêm một số quy định về an toàn kỹ 
thuật mà người thợ điện lạnh cần lưu ý. 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
88 
1. Luôn luôn đeo kính bảo vệ mắt khi chuẩn đoán hay sửa chữa. Chất làm 
lạnh (chất sinh hàn) rơi vào mắt có thể sinh mù. Nếu chất làm lạnh rơi vào mắt 
hãy lập tức rửa mắt với nước trong vòng 15 phút, rồi đến bác sĩ gần nhất để 
điều trị . 
2. Phải đeo găng tay khi nâng, bê bình chứa chất làm lạnh hoặc tháo lắp 
các mối nối trong hệ thống làm lạnh. Chất làm lạnh vào tay, vào da sẽ gây tê 
cứng. 
3. Phải tháo tách dây cáp âm ắc quy trước khi thao tác sửa chữa các bộ 
phận điện lạnh ôtô trong khoang động cơ cũng như sau bảng đồng hồ. 
4. Khi cần thiết phải kiểm tra các bộ phận điện cần đến nguồn ắc quy thì 
phải cẩn thận tối đa. 
5. Dụng cụ và vị trí làm việc phải tuyệt đối sạch sẽ. 
6. Trước khi tháo tách một bộ phận ra khỏi hệ thống điện lạnh phải lau 
chùi sạch sẽ bên ngoài các đầu ống nối. 
7. Các nút bịt đầu ống, các nút che kín cửa của một bộ phận điện lạnh 
mới chuẩn bị thay vào hệ thống, cần phải giữ kín cho đến khi lắp ráp vào hệ 
thống. 
8. Không được xả chất làm lạnh trong một phòng kín. Có thể gây chết 
người do ngột thở. Khi môi chất xả ra không khí, gặp ngọn lửa sẽ tạo ra khí 
phosgene là một loại khí độc, không màu. 
9. Trước khi tháo một bộ phận điện lạnh ra khỏi hệ thống, cần phải xả 
sạch ga môi chất, phải thu hồi ga môi chất vào trong một bình chứa chuyên 
dùng. 
10. Trước khi tháo lỏng một đầu nối ống, nên quan sát xem có vết dầu 
nhờn báo hiệu xì hở ga để kịp thời xử lý, phải siết chặt bảo đảm kíncác đầu nối 
ống. 
11. Khi thao tác mở hoặc siết một đầu nối ống rắc co phải dùng hai chìa 
khoá miệng tránh làm xoắn gãy ống dẫn môi chất lạnh. 
12. Trước khi tháo hở hệ thống điện lạnh để thay bộ phận hay sửa chữa, 
cần phải xả hết sạch ga, kế đến rút chân không và nạp môi chất mới. Nếu để cho 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
89 
môi chất chui vào máy hút chân không trong suốt quá trình bơm hút chân không 
hoạt động sẽ làm hỏng thiết bị này. 
13. Sau khi tháo tách rời một bộ phận ra khỏi hệ thống lạnh, phải tức thì 
bịt kín các đầu ống nhằm ngăn cản không khí và tạp chất chui vào. 
14. Không bao giờ được phép tháo nắp đậy trên cửa một bộ phận điện 
lạnh mới, hay tháo các nút bít các đầu ống dẫn khi chưa sử dụng các bộ phận 
này. 
15. Khi ráp trở lại một đầu rắc co phải thay mới vòng đệm chữ O có thấm 
dầu nhờn bôi trơn chuyên dùng. 
16. Lúc lắp đặt một ống dẫn môi chất nên tránh uốn gấp khúc quá mức, 
tránh xa vùng có nhiệt và ma sát. 
17. Siết nối ống và các đầu rắc co phải siết đúng mức quy định, không 
được siết quá mức. 
18. Dầu nhờn bôi trơn máy nén có ái lực với chất ẩm (hút ẩm) do đó 
không được mở hở nút bình dầu nhờn khi chưa sử dụng. Đậy kín ngay nút bình 
dầu nhờn khi đã sử dụng. 
19. Tuyệt đối không được nạp môi chất lạnh thể lỏng vào trong hệ thống 
lúc máy nén đang bơm. Môi chất lỏng sẽ phá hỏng máy nén. 
20. Môi chất lạnh có đặc tính phá hỏng mặt bong loáng của kim loại xi 
mạ và bề mặt sơn, vì vậy phải giữ gìn không cho môi chất lạnh vấy vào các mặt 
này. 
21. Không được chạm bộ phận đồng hồ đo và các ống dẫn vào ống thoát 
hơi nóng cũng như quạt gió đang quay. 
Kẻ thù của hệ thống điện lạnh 
Hệ thống điện lạnh ôtô và điện lạnh nói chung có 3 kẻ thù tồi tệ cần loại 
bỏ, đó là: chất ẩm ướt, bụi bẩn và không khí. Các kẻ thù này không thể tự nhiên 
xâm nhập được vào trong hệ thống điện lạnh hoàn hảo. Tuy nhiên chúng có thể 
xâm nhập một khi có bộ phận điện lạnh bị hỏng hóc do va đập hay sét gỉ. Quá 
trình bảo trì sửa chữa không đúng kỹ thuật, thiếu an toàn vệ sinh cũng sẽ tạo 
điều kiện cho tạp chất xâm nhập vào hệ thống. 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
90 
1.2. Bảo dưỡng thường xuyên: 
- Dây curoa của máy nén phải được căng đúng mức quy định. Quan sát 
kỹ dây curoa không bị mòn khuyết, tước sợi, chai bóng và thẳng hàng giữa các 
buly truyền động. Nên dùng thiết bị chuyên dùng. 
- Chân gắn máy nén phải được xiết đủ lực vào thân động cơ, không nứt 
vỡ long lỏng. 
- Các đường ống dẫn môi chất lạnh không được mòn khuyết, xì hơi và 
phải bố trí xa các bộ phận di động. 
- Phớt của trục máy nén phải kín. Nếu bị hở sẽ nhận thấy dầu quay trục 
máy nén, trên mặt buli và mâm bị động bộ ly hợp điện từ máy nén. 
- Mặt ngoài giàn nóng phải thật sạch sẽ đảm bảo thông gió tốt và được 
lắp ráp đúng vị trí, không áp sát vào két nước động cơ. Sâu bọ và bụi bẩn 
thường gây che lấp giàn nóng, ngăn cản gió lưu thông xuyên qua để giải nhiệt. 
Tình trạng này sẽ làm cản trở sự ngưng tụ của môi chất lạnh. Màng chắn côn 
trùng đặt trước đầu xe, ngăn được côn trùng nhưng đồng thời cũng ngăn chặn 
gió thổi qua giàn nóng. Trong mọi trường hợp nên tạo điều kiện cho gió lưu 
thông tốt xuyên qua giàn nóng. 
- Quan sát tất cả các ống, các hộp dẫn khí các cửa cánh gà cũng như hệ 
thống cơ khí điều khiển phân phối luồng khí, các bộ phận này phải thông suốt 
hoạt động nhạy, nhẹ và tốt. 
- Bên ngoài các ống của giàn lạnh và cả bộ giàn lạnh phải sạch, không 
được bám bụi bẩn. Thông thường nếu có mùi hôi trong khí lạnh thổi ra chứng tỏ 
giàn lạnh đã bị bám bẩn. 
- Động cơ điện quạt gió lồng sóc phải hoạt động tốt, chạy đầy đủ mọi tốc 
độ quy định. Nếu không đạt yêu cầu này, cần kiểm tra tình trạng chập mạch của 
các điện trở điều khiển tốc độ quạt gió. 
- Các bộ lọc thông khí phải thông sạch. 
- Nếu phát hiện vết dầu vấy bẩn trên các bộ phận hệ thống lạnh, trên 
đường ống dẫn môi chất lạnh chứng tỏ có tình trạng xì thoát ga môi chất lạnh. 
Vì khi môi chất lạnh xì ra thường kéo theo dầu bôi trơn. 
 1.3. Bảo dưỡng định kỳ: 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
91 
 Đối với Cân chỉnh dây curoa: 
- Yêu cầu: Lực căng dây curoa lớn hay bé có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi 
thọ sử dụng của curoa và có ảnh hưởng nhất định đến gối đỡ trục của máy nén 
khí. Độ võng mỗi mét khoảng cách 2 puly curoa là 16 mm (ở đây 2 puly là puly 
trung gian và puly trục cơ,lực tác dung lên dây khi đó khoảng 20N đến 30N 
hoặc 2 đến 3 Kg). Căn cứ vào số liệu này để căng chỉnh dây cho thích hợp. 
 Đối với dàn lạnh và dàn nóng 
- Yêu cầu: 
+ Dàn nóng: sau một thời gian sử dụng bụi bẩn bám vào các cánh toả 
nhiệt hạn chế đến độ thoát nhiệt của dàn, làm cho hiệu suất làm lạnh của hệ 
thống bị giảm đi. Do đó chúng ta phải có thao tác thường xuyên kiểm tra và làm 
sạch các cánh toả nhiệt cũng như làm sạch dàn nóng (dùng khí nén làm sạch, xịt 
bằng nước) để luôn bảo đảm độ thông thoáng cho dàn. 
+ Dàn lạnh: Cũng cần được bảo dưỡng, nhưng cách làm lại khác, cần 
phải tiến hành xịt khí và lau dàn cho sạch. Dàn lạnh có sạch thì không khí lưu 
chuyển trong khoang xe mới trong lành không có mùi khó chịu. Chú ý làm sạch 
và kiểm tra đường ống thoát nước của dàn có dễ thoát không. 
(Chú ý: khi tháo, bulông của nắp dàn (bu lông inox) cần được để vào 
khay, trách trường hợp thất thoát.) 
 Đối với quạt dàn nóng và quạt dàn lạnh 
- Thời gian bảo dưỡng: Sau thời gian sử dụng khoảng 2500 giờ (hoặc 
thấy quạt dàn nóng, lạnh chạy có hiện tượng bất thường). 
- Yêu cầu: Quạt dàn nóng và lạnh: thì chúng ta cần tiến hành bảo dưỡng 
quạt. Khi bảo dưỡng cần tiến hành kiểm tra: 
- Cho dầu mỡ vào vòng bi hoặc bạc 
- Thay chổi than nếu mòn hết hoặc gần hết. 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
92 
- Khi lắp lại quạt phải có keo hoặc gioăng lót vào vị trí mép lắp ghép 
quạt. 
- Đối với quạt dàn lạnh khi lắp lại thì cần phải kiểm tra cả chiều quay của 
cánh quạt có đúng không 
- Khi lắp ghép xong phải kiểm tra cho quạt chạy thử. 
- Lắp lại quạt lên dàn nóng và dàn lạnh phải bảo đảm lắp đúng như ban 
đầu. 
Nạp bổ sung gas cho hệ thống điều hòa không khí 
Do sử dụng lâu ngày hệ thống lạnh ôtô bị hao hụt một phần môi chất, 
năng suất lạnh không đạt được tối đa, ta phải nạp bổ sung thêm môi chất, thao 
tác như sau: 
1. Khoá kín hai van bộ áp kế. Lắp ráp bộ đồng hồ đo áp suất vào hệ thống 
điện lạnh ôtô đúng kỹ thuật. 
2. Xả không khí trong ống xanh bằng cách mở nhẹ van đồng hồ thấp áp 
trong vài giây cho ga áp suất bên trong hệ thống đẩy hết không khí ra ở đầu ống 
vàng, khoá kín van đồng hồ thấp áp. 
3. Thao tác như thế để xả khí trong ống đỏ bằng cách mở nhẹ van đồng 
hồ cao áp cho không khí bị đẩy hết ra ngoài. Khoá kín van đồng hồ cao áp. 
4. Ráp ống giữa bộ màu vàng của bộ đồng hồ vào bìnhchứa môi chất đặt 
thẳng đứng và ngâm trong một chậu nước nóng 400C. 
5. Tiến hành xả không khí trong ống màu vàng như sau: 
- Mở van bình chứa môi chất sẽ thấy ống màu vàng căng lên vì áp suất 
ga. 
- Mở nhẹ rắc co đầu nối ống màu vàng tại bộ áp kế cho không khí và chút 
ga xì ra, siết kín rắc co này lại. 
6. Khởi động động cơ ôtô, cho nổ máy trên mức galăngti. 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
93 
7. Mở rộng hai cánh cửa trước ôtô, đặt núm chỉnh ở mức lạnh tối đa, quạt 
gió ở vận tốc tối đa. 
8. Mở van đồng hồ phía thấp áp cho ga môi chất lạnh nạp vào hệ thống. 
9. Khi môi chất lạnh đã được nạp đủ, khoá kín van bình chứa môi chất, 
khoá kín van đồng hồ thấp áp, tắt công tắc A/C, tắt máy, tháo bộ đồng hồ đo áp 
suất ra khỏi hệ thống, vặn kín các nắp đậy cửa thử. 
Các biện pháp bảo đảm nạp đủ lượng ga cần thiết 
Nhằm đảm bảo đảm đã nạp đủ lượng môi chất lạnh cần thiết vào hệ 
thống điện lạnh ôtô, tuỳ theo phương pháp nạp, ta có thể áp dụng một trong các 
biện pháp sau đây: 
Cân đo: áp dụng phương pháp này mỗi khi chúng ta biết được lượng môi 
chất lạnh cần nạp nhờ sách chỉ dẫn sửa chữa. Trước khi tiến hành nạp môi chất, 
ta đặt bình chứa môi chất lên một chiếc cân. 
Hiệu số trọng lượng của bình chứa ga trước và sau khi nạp cho biết chính 
xác trọng lượng ga đã nạp vào trong hệ thống. 
Theo dõi áp kế: Trong lúc nạp ga, máy nén đang bơm ta theo dõi các áp 
kế, đến lúc áp suất bên phía thấp áp và cao áp chỉ đúng thông số quy định là 
được. 
Theo dõi cửa sổ quan sát môi chất (mắt ga): Trong lúc đang nạp ga, ta 
thường xuyên quan sát tình hình dòng môi chất lạnh đang chảy qua mắt ga. Khi 
chưa đủ ga, bọt bong bóng xuất hiện liên tục, đến khi ga đủ, bọt sẽ ít lại. 
Vỗ vào đáy bình ga: Nếu bình chứa môi chất lạnh là loại nhỏ 0,5 kg, 
trước khi chấm dứt nạp ga, ta nên vỗ vào đáy bình để xem đã hết ga trong bình 
chứa. 
2. SỬA CHỮA 
 Kiểm tra sửa chữa máy nén khí 
 - Bộ ly hợp từ: 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
94 
 Quan sát tình trạng bị rò rỉ mỡ bôi trơn của các vòng bi. Xem kỹ lưỡng 
mặt ma sát của đĩa bị động bộ ly hợp từ có bị bám dầu nhờn không. Phải sửa 
chữa hoặc thay mới nếu cần. 
 - Kiểm tra vòng bi pu ly máy nén bằng cách: 
 + Khởi động động cơ 
 + Công tắc A/C off, lắng nghe tiếng khua bất thường. Nếu có tiếng kêu 
phải thay mới vòng bi của puly máy nén. 
 - Kiểm tra bộ ly hợp từ như sau: 
 + Tháo giắc nối dây điện bộ ly hợp 
 + Đấu cọc âm và dương của ắc quy vào các đầu dây bộ ly hợp từ, kiểm 
tra xem lực từ mạnh không. Nếu cần, thay mới bộ ly hợp từ. 
 - Kiểm tra khe hở giữa các mặt ma sát của mâm bị động và pu ly như 
hình 4.1. Khe hở quy định là 0,50 ÷ 0,15 mm. 
Hình 4.1 Kiểm tra khe hở khớp ly hợp puly máy nén 
Sửa chữa một số hư hỏng thường gặp 
Sự cố Biệu hiện Nguyên nhân Cách sử lý 
Thiếu môi 
chất lạnh 
trong hệ 
thống. 
- Lạnh ít 
- Có bong bóng 
trong dòng môi 
chất lạnh 
Thiếu môi chất 
lạnh hoặc bị xì gas 
- Nạp thêm gas. 
- Tìm chỗ bị xì . 
- Nếu cần thiết nên 
hút chân không và 
nạp gas lại. 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
95 
Hệ thống 
không có gas 
- Hoàn toàn không 
lạnh 
- Qua kính xem gas 
thấy bong bóng, 
đôi khi có sương 
mờ. 
- Hệ thống bị xì 
gas 
- Ngưng không cho 
máy nén hoạt động. 
- Tìm kiếm chỗ bị xì 
gas, và khắc phục 
chỗ bị xì. 
- Nên thay mới bình 
lọc và hút ẩm. 
- Kiểm tra dầu bôi 
trơn 
- Hút chân không và 
nạp gas lại. 
Kém lạnh 
trong khi 
đường ống 
hút đọng 
sương. 
- Kém lạnh 
- Đường ống hút 
đổ mồ hôi. 
- Van tiết lưu 
phun quá nhiều 
môi chất lỏng vào 
trong dàn lạnh 
- Kiểm tra van tiết 
lưu khắc phục sửa 
chữa, nếu áp suất 
phía ống hút vẫn 
không giảm xuống ta 
nên thay mới van tiết 
lưu . 
- Có không 
khí ẩm trong 
hệ thống lạnh 
- Kém lạnh 
- Tại kính xem gas 
quan sat thấy có 
bọt. 
- Bên phía đường 
hút ống có thể đo 
được độ chân 
không hoặc giao 
động trong khoảng 
- Có lẫn không khí 
ẩm trong hệ thống. 
- Hệ thống bị 
nghẽn do chất ẩm 
đóng băng tai van 
tiết lưu. 
- Phin lọc không 
còn hút ẩm dc 
nữa. 
- Xả gas toàn bộ hệ 
thống 
- Thay phin lọc mới. 
- Hút chân không thật 
kỹ và nạp gas lại. 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
96 
(6 psi). 
- Gió thồi ra nóng 
chứ không lạnh. 
- Van tiết lưu 
làm việc 
không ổn 
định. 
- Không đạt độ 
lạnh 
- Van tiết lưu làm 
tắt nghẽn dòng 
môi chất. 
- Bầu cảm biến 
nhiệt bị xì mất 
môi chất. 
- Xả gas hệ thống, 
tháo van làm sạch 
hoặc thay cái mới, 
hút chân không nạp 
gas lại cho hệ thống. 
- Máy nén 
hoạt động 
không tốt 
- Kém lạnh - Máy nén bị hư 
chi tiết bên trong 
- Bị hở, xì đệm 
hay van 
- Dây curoa máy 
nén trùng hay bị 
đứt. 
- Tháo máy nén để 
kiểm tra. 
- Sửa hoặc thay mới 
nếu cần thiết. 
- Kiểm tra dầu bôi 
trơn 
- Thay mới phin lọc 
- Dàn nóng 
hoạt động 
không ồn 
định 
- Không lạnh 
- Động cơ bị quá 
nhiệt. 
- Đường ống hút 
nóng. 
- Thấy bong bóng 
qua mắt gas. 
- Dàn nóng không 
giải nhiệt được . 
- Dàn nóng bị hư. 
- Dàn nóng bị bẩn. 
- Nạp dư gas hoặc 
bị nghẽn dầu. 
- Kiểm tra quạt két 
nước. 
- Đảm bảo tính kỹ 
thuật của dàn nóng. 
Xem dàn nóng có bị 
bẩn hay không. 
- Kiểm tra lượng gas 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
97 
và kiểm tra xem dàn 
nóng có bị nghẽn dầu 
không. 
- Đường ống 
phía cao áp bị 
nghẽn. 
- Đường ống dẫn 
lỏng phía cao áp 
động sương. 
- Không đạt độ 
lạnh 
- Dàn nóng nóng 
hơn lúc bình 
thường. 
- Nghẽn phin lọc 
- Nghẽn đường 
ống phía cao áp. 
- Đường ống bị 
gấp. 
- Kiểm tra lại đường 
ống phía cao áp. 
- Thay phin lọc mới 
- Hút chân không. 
- Nạp gas lại cho hệ 
thống. 
- Dầu bôi trơn 
tồn đọng lại 
trên hệ thống. 
- Không đạt độ 
lạnh 
- Máy nén hoạt 
động nóng hơn 
bình thường. 
- Dầu bôi trơn quá 
nhiều trên đường 
ống, chiếm chỗ 
một phần diện tích 
thành ống làm 
giảm khả năng 
trao đổi nhiệt dẫn 
đến giảm năng 
suất lạnh. 
- Bố trí hệ thống hồi 
dầu. 
- Châm dầu đúng 
lượng qui định. 
Quạt dàn lạnh 
không hoạt 
động. 
- Không lạnh 
- Quạt lồng sóc 
không chạy. 
- Bộ ngắt mạch cb 
hỏng. 
- Mô tơ quạt hỏng. 
- Hư rơ le nhiệt. 
- Bị đứt cầu chì 
hoặc cầu nối an 
toàn. 
- Kiểm tra mô tơ 
quạt, cầu chì, rơ le 
nhiệt, cảm biến. Có 
thể thay mới nếu cần 
thiết. 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
98 
- Lúc lạnh lúc 
không. 
- Không khí thổi ra 
từng quãng, khi thì 
lạnh khi thì không. 
- Bộ ly hợp từ 
trường của máy 
nén bị trượt 
- Van tiết lưu 
hỏng hoặc có 
không khí ẩm 
trong hệ thống. 
- Đấu sai hệ thống 
dây điện. 
- Kiểm tra bộ ly hợp, 
van tiết lưu. 
- Hút chân không và 
nạp môi chất lại. 
- Đấu lại hệ thống 
dây điện. 
- Gió lạnh chỉ 
thổi ra khi xe 
chạy ở tốc độ 
cao. 
- Kém lạnh khi xe 
chạy ở tốc độ thấp 
khi chạy ở vận tốc 
lớn mới đủ lạnh 
- Dàn nóng bị tắt 
nghẽn. 
- Dây curoa máy 
mén bị trượt. 
- Môi chất lạnh 
thiếu hoặc dư. 
- Có không khí 
trong hệ thống. 
- Kiểm tra dàn nóng. 
- Chỉnh độ căng dây 
đai hoặc thay mới. 
- Kiểm tra lại môi 
chất trong hệ thống. 
- Luồng gió 
lạnh thổi ra 
yếu. 
- Hệ thống làm 
lạnh chậm. 
- Dàn lạnh bị 
nghẽn hay bám 
tuyết trên mặt 
ngoài. 
- Bị xì hở trong 
hộp bọc hay ống 
phân phối không 
khí lạnh. 
- Cửa gió hút vào 
bị tắt nghẽn. 
- Vệ sinh dàn lạnh, 
chú ý các tấm thu 
nhiệt. 
- Khắc phục chỗ bị xì 
trong ống phân phối 
khí lạnh. 
- Kiểm tra cữa gió 
hút và động cơ quạt. 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
99 
- Mô tơ quạt gió 
hỏng 
- Có tiếng ồn 
gần quạt. 
- Khi cho hệ thống 
hoạt động thì tại vị 
trí dàn lạnh phát 
sinh ra tiếng ồn, 
ngay cả khi chỉ có 
quạt dàn lạnh hoạt 
động. 
- Động cơ quạt 
quay không đúng. 
- Có vật lạ bám 
vào quạt. 
- Mô tơ bật không 
đúng. 
- Mô tơ quạt bị 
hỏng chi tiết 
chuyển động. 
- Bật mô tơ quạt tới 
vị trí (LO – MED – 
HI) nếu có tiếng ồn 
hay mô tơ quay 
không đúng, khắc 
phục hoặc thay mới. 
- Kiểm tra không 
gian xung quanh quạt 
có vật lạ hay bị kẹt 
không. 
- Đèn báo của 
hệ thống lạnh 
chớp. 
- Đèn báo của hệ 
thống lạnh chớp. 
- Dây curo của 
máy nén bị trượt. 
- Hỏng hộp cung 
cấp điện chính 
amplifier. 
- Kiềm tra dây đai, 
thay mới nếu cần 
thiết. 
- Kiểm tra hộp cung 
cấp điện chính. 
- Mối nối có 
vết dầu. 
- Tại các mối nối 
có vết dầu của hệ 
thống lạnh. 
- Do dầu máy nén 
trộn lẫn với gas và 
thoát ra cùng với 
gas tại chỗ bị rò 
gas. 
- Xiết chặt lại các chi 
tiết hay thế khi cần 
để chấm dứt sự rò rỉ 
môi chất. 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
100 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày nội dung bảo dưỡng thường xuyên và bảo bảo dưỡn định kỳ hệ 
thống điều hòa không khí trên ô tô? 
2. Nêu các thiết bị chính được sử dụng để kiểm tra trong hệ thống điều hòa 
không khí? 
3. Trình bày quy trình sửa chữa các hư hỏng của hệ thống điều hòa không khí 
trên ô tô? 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ôtô thế hệ mới (Điện lạnh Ôtô) - Nguyễn Oanh - Nhà xuất bản giao thông 
vận tải. 2008 
2. Kỹ thuật sửa chữa hệ thống điện trên xe ôtô - Châu Ngọc Thạch , Nguyễn 
Thành Chí. - Nhà xuất bản trẻ. 
3. Thực hành kỹ thuật cơ điện lạnh - Trần Thế San – Nguyễn Đức Phấn - 
Nhà xuất bản Đà Nẵng. 
4. Sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí - Nguyễn Đức Lợi - Nhà xuất 
bản khoa học kỹ thuật 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_dieu_hoa_khong_khi.pdf