Giáo trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình (Phần 2): ...Tiêm phòng lao BCG 65 - Uống vacxin phòng bại liệt. - Tiêm vacxin phòng viêm gan B. 3.8- Một số tình huống có thể xẩy ra và hướng dẫn xử trí:. * Tuần đầu sau đẻ: - Sốt cao, nhiễm khuẩn rốn: Chuyển bé tới bệnh viện ngay. - Vàng da sớm trong hai ngày đầu sau sinh hoặc vàng da đậm: Chu...đứng thứ hai sau ung thư vú. Tuổi thường gặp là trên 45 nhưng cũng có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Quá trình diễn biến thường kéo dài qua nhiều năm, do đó khi phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể khỏi hẳn trên 90%. Các dấu hiệu dẫn bệnh nhân đến khám là: - Khí hư hôi, màu hồng. -... đạt tới cái mà họ mong muốn. Họ cố gắng giải đáp các câu hỏi: Ta là ai? Ta có thể làm được điều gì? Quá trình này tạo ra kinh nghiệm cho mỗi cá nhân. Đồng thời nhân cách giới tính cũng được phát triển: Bạn gái thích làm dáng, thích trang điểm, tính tình trở nên dịu dàng hơn. Bạn trai thích ...

pdf62 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am giới trong chăm sóc SKSS như: 
- Sử dụng biện pháp tránh thai vẫn chủ yếu là phụ nữ, nam giới sử dụng biện 
pháp bao cao su và triệt sản chiếm tỷ lệ thấp. 
- Vẫn còn tình trạng người chồng không quan tâm, chăm sóc cho người vợ khi 
mang thai được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và lao động hợp 
lý. 
- Nhiều người vợ bị tổn thương đến sức khỏe thể chất và tinh thần do người 
chồng bạo hành, ép buộc tình dục hay sinh thêm con khi người vợ không muốn. 
 99
- Tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn chưa bị xóa bỏ, cả người vợ và người 
chồng và mọi thành viên trong gia đình còn thiếu hiểu biết về giới và lợi ích của 
việc thực hiện bình đẳng giới, đối với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội. 
- Vẫn còn phong tục lạc hậu thích con trai hơn con gái, cho nên khi có 2 con 
gái, một số phụ nữ vận bị chồng hoặc gia đình nhà chồng ép sinh thêm con thứ ba 
với hy vọng là sinh con trai. 
- Nạn nhân của bạo hành trong gia đình thường là phụ nữ. Cộng đồng, các tổ 
chức xã hội, các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa quan tâm đến việc phòng ngừa, ngăn 
chặn và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những hành vi vẫn cho rằng đó là chuyện 
riêng của mỗi gia đình. 
- Việc xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền chưa 
kịp thời, triệt để dẫn đến việc người có hành vi bạo hành coi thường pháp luật, tiếp 
tục tái phạm. 
- Nạn nhân của bất bình đẳng giới chưa được bảo vệ, dẫn đến không khai báo 
với các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền vì sợ bị trả thù, nếu vụ việc không được giải 
quyết kịp thời và nghiêm minh. 
3. Hậu quả của bất bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS: 
3.1. Đối với người phụ nữ và gia đình 
- Làm tổn thương sức khỏe của người phụ nữ về thể chất và tinh thần, ảnh 
hưởng tới sức khỏe sinh sản. Ảnh hưởng tới hạnh phúc vợ chồng, gia đình bất hạnh, 
không hòa thuận. 
- Làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế gia đình, do đó sẽ ảnh hưởng tới việc 
chăm sóc sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình. 
- Vợ chồng không sống hạnh phúc sẽ ảnh hưởng tới con cái: Sự quan tâm chăm 
sóc sẽ không tốt, có thể dẫn tới nghiện hút, cơ bạc, có khi chúng lại trở thành người 
sau này sẽ gây bạo lực cho người khác. 
3.2. Đối với cộng đồng 
 - Cản trở đến việc xây dựng gia đình văn hóa mới và cộng đồng văn hóa. 
 - Mất thời gian để giải quyết những xung đột do bất bình đẳng giới gây ra. 
Ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội và sự phát triển bền vững của cộng đồng. 
3.3. Ảnh hưởng tới địa phương và đất nước 
 - Làm chậm sự phát triển kinh tế văn hóa của đất nước. 
 - Cản trở đến việc thực hiện mục tiêu: Xây dựng một xã hội công bằng, dân 
chủ, văn minh mà Đảng và Nhà nước đề ra. 
 100
4. Các biện pháp thực hiện để thực hiện bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS: 
4.1 Đối với cá nhân và gia đình 
 - Mọi thành viên trong gia đình cần chủ động tìm hiểu thông tin và kiến thức 
về các nội dung của bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS, các quyền mà mình được 
hưởng, hậu quả của bất bình đẳng giới gây ra. 
 Người vợ cần chủ động bàn bạc với chồng mình và mọi thành viên trong gia 
đình mình ủng hộ và tạo điều kiện để được tiếp cận với các dịch vụ thông tin, dịch 
vụ chăm sóc SKSS mà mình cần. 
- Về phía nam giới cần giúp đỡ, chia sẻ trách nhiệm với người vợ trong việc 
thực hiện các nội dung về bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS. 
4.2 Đối với cộng đồng 
Đảng, Nhà nước và chính quyền cơ sở cần phải: 
- Gắn thực hiện bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS với các chương trình, kế 
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: Nội quy, hương ước của làng xã 
vào kế hoạch của các ban ngành, đoàn thể tổ chức chính trị xã hội. 
- Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo và chỉ đạo của các ban ngành, đoàn thể, tổ 
chức chính trị xã hội cùng tham gia tuyên truyền vận động, thực hiện chương trình 
bình đẳng trong chăm sóc SKSS. 
- Giám sát và xử lý nghiêm minh và kịp thời những người có hành vi vi phạm 
về bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS đặc biệt là những hành vi ngược đãi, bạo 
lực đối với phụ nữ. 
- Đánh giá kết quả thực hiện bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS hàng năm. 
5. Thực hiện tiến trình bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS: 
5.1 Thiếu nhạy cảm giới 
Không nhận thức được sự bất bình đẳng giới và tác động của nó lên cuộc sống 
sức khỏe của nam và nữ. Thì bất bình đẳng giới có đất tồn tại và phát triển. 
5.2 Nhạy cảm giới 
Khi nhận thức được vai trò trách nhiệm khác nhau của nam và nữ xuất phát từ 
xã hội không bình đẳng. Sự khác nhau này có thể dẫn đến mức độ tham gia và 
hưởng lợi từ sự phát triển cũng khác nhau giữa nam và nữ. 
 Cho nên mọi người phải hiểu rằng nam và nữ đều có vị trí, vai trò ngang 
nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy những năng lực của mình cho sự phát 
triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát 
triển đó. 
Chứ không phải như quan điểm của một số người cho rằng phụ nữ phải chịu 
trách nhiệm trong vấn đề sinh đẻ, mà đàn ông là người có quyền lực, uy tín như 
người cao tuổi trong gia đình cũng gây ảnh hưởng lớn trong vấn đề này. Không nên 
làm tăng gánh nặng cho người phụ nữ. 
5.3 Đáp ứng giới 
Có nhận thức về các khái niệm giới, sự khác biệt giới và nguyên nhân khác 
biệt, có hành động nhằm khắc phục và vượt qua bất bình đẳng giới. Tuy nhiên các 
 101
biện pháp này có thể chưa làm thay đổi được những nguyên nhân sâu xa của bất 
bình đẳng giới. 
5.4 Cải thiện quan hệ giới 
- Tích cực tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của bất bình đẳng giới trong chăm sóc 
SKSS và có hành động hiệu quả nhằm chuyển đổi quan hệ bất bình đẳng giữa nam 
và nữ, kết quả đem lại là quá trình chuyển đổi quan hệ giới: Tức là vị trí của người 
phụ nữ được cải thiện và bình đẳng giới được tăng cường. 
- Muốn thực hiện cải thiện vai trò của nam giới ta cần khuyến khích sự tham 
gia của nam giới trong các chương trình sau: 
+ Khuyến khích nam giới áp dụng biện pháp tránh thai. 
+ Bố trí thời gian và địa điểm thuận tiện để nam giới có thể tiếp cận được các 
dịch vụ. 
+ Tăng cường sự nhận thức về tình dục an toàn và có trách nhiệm. 
+ Các chương trình giáo dục SKSS trong học đường từ bậc tiểu học đến đại học 
cho cả học sinh nam và nữ đều được tiếp cận vai trò giới, mối quan hệ giới trong 
chăm sóc SKSS. 
- Muốn thực hiện quá trình bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS nó là một quá 
trình liên tục: Từng cá nhân và tổ chức có thể thực hiện từ bước này tới bước kia 
trong quá trình đề cập ở trên. Quá trình này đòi hỏi thời gian, sự cam kết cũng như 
năng lực của cá nhân và của các tổ chức. 
6. Lợi ích của sự thực hiện bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS: 
Nội dung của bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS là sự bình đẳng trong việc 
thực hiện quyền sinh sản, KHHGD, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phòng 
tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và BLTQĐTD và HIV, chăm sóc SKSS 
vị thành niên. 
 Thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm các nội dung của bình đẳng giới trong 
chăm sóc SKSS, đem lại lợi ích nhiều mặt cho cá nhân, gia đình và xã hội. 
6.1 Đối với cá nhân 
 - Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS. 
 - Có hành vi ứng xử đúng đắn và biết cách tự bảo vệ mình tránh khỏi những 
hậu quả do bất bình đẳng giới gây ra, sẽ có lợi ích cho sức khỏe bản thân, các thành 
viên trong gia đình. 
 Người phụ nữ được bình đẳng sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn, vui vẻ hơn, trẻ 
trung và giữ được nhan sắc bền vững hơn, sức khỏe tốt hơn, có điều kiện và cơ hội 
học hành nên sẽ có việc làm và thu nhập cao hơn. 
- Người chồng cũng sẽ được hưởng hạnh phúc nhiều hơn do người vợ quan tâm 
chăm sóc nhiều hơn. 
- Cả vợ và chồng cảm thấy mình được tôn trọng hơn. 
6.2 Đối với gia đình 
 - Có nhiều điều kiện và cơ hội để phát triển kinh tế, nâng cao sức khỏe cho 
các thành viên trong gia đình và có nhiều điều kiện nuôi dạy con cháu hơn. 
 102
 - Gia đình sẽ hòa thuận và hạnh phúc hơn khi mọi người đều quan tâm đến 
nhau. Đồng thời là tấm gương cho con cháu noi theo trong học tập và rèn luyện để 
trở thành người con hiếu thảo trong gia đình và người có ích cho xã hội. 
6.3 Đối với cộng đồng 
 Gia đình hòa thuận hạnh phúc là môi trường lành mạnh cho phát triển kinh tế, 
văn hóa xã hội ở cụm dân cư, làng xã và cộng động. 
- Kinh tế gia đình phát triển, sức khỏe các thành viên được nâng cao, không có 
người vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội là trực tiếp góp phần thúc đẩy xây 
dựng gia đình Việt Nam theo chuẩn mực: No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và 
phát triển. 
Bài 23. BẠO HÀNH VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH 
MỤC TIÊU: 
1. Trình bày được khái niệm và phân loại bạo hành/ bạo lực gia đình 
2. Trình bày được nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình. 
3. Tư vấn được cho phụ nữ phòng ngừa bạo lực gia đình và nạn nhân bị bạo lực gia đình. 
NỘI DUNG: 
1. Đại cương: 
Bạo hành trong gia đình là một vấn đề hiện nay được nhiều người quan tâm đến 
nó vì bạo hành mang lại hậu quả không tốt cho gia đình và xã hội. 
Tháng 12/1993: Đại hội đồng liên hiệp quốc thông qua tuyên bố về loại trừ bạo 
hành với phụ nữ. 
Bạo hành phụ nữ là vi phạm nghiêm trọng quyền con người cơ bản nhất, và 
mang màu sắc bất bình đẳng giới rõ rệt. Nó là một trong những nguyên nhân gây tử 
vong và mất sức khoẻ cho người phụ nữ. 
2. Khái niệm: 
2.1. Bạo hành: 
 Là bất cứ hành động bạo lực nào trên cơ sở kỳ thị giới gây ra hoặc có thể gây 
tổn hại cho người phụ nữ về mặt thể chất, chức năng tình dục hoặc tâm lý, bao gồm 
đe doạ, ép buộc hay cố tình tước đoạt 1 cách tuỳ tiện sự tự do dù xảy ra trong xã hội 
hay trong đời sống riêng tư. 
 103
 Bạo hành trong gia đình là những hành vi của một hay nhiều thành viên trong gia 
đình làm tổn thương hoặc có thể gây tổn thương đến sức khoẻ thể chất, tinh thần của 
thành viên khác trong gia đình. Phụ nữ thường là nạn nhân của bạo hành gia đình. 
2.2. Bình đẳng giới: 
Là việc nam nữ có vị trí vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy 
những năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng của gia đình và thụ hưởng 
như nhau về thành quả của sự phát triển đó. 
2.3. Bình đẳng giới trong CSSKSS: 
 Được hiểu là cả nam và nữ đề có quyền, nghĩa vụ và được hưởng lợi ngang 
nhau trong việc thực hiện KHHGĐ và CS SKSS. 
3. Phân loại bạo hành: 
- Bạo hành về tâm lý: Là hình thức lấn át ý kiến mắng chửi, xúc phạm nhân phẩm, bôi 
nhọ danh dự, uy tín, lăng nhục, cô lập, đe dọa, bỏ rơi, hành hạ con cái (nhất là con riêng 
của vợ hoặc chồng) nhằm làm cho người khác đau khổ. 
- Bạo hành thể chất: Đó là các hình thức đanh, túm tóc, đấm đá, bóp cổ giam hãm 
hay nhốt, tạt axit gây thương tổn cho người khác thậm chí chết người. 
- Bạo hành về sinh sản và tình dục: Bị ngược đãi trong khi mang thai, cưỡng bức 
quan hệ tình dục không cho sử dụng BPTT, ép buộc sinh con, xúi dục người khác đi 
vào con đường mại dâm hoặc sử dụng mỹ nhân kế để hại người khác. 
- Bạo hành về kinh tế: không cho vợ hoặc chồng kiếm việc làm, buộc họ phải lệ 
thuộc vào mình đồng thời có hành động chiếm đoạt tài sản riêng của người khác. 
4. Hậu quả của bạo lực gia đình: 
4.1. Hậu quả đối với bản thân người bị bạo hành: 
* Hậu quả về thể xác: 
-Thương tổn, tàn phế, giảm sức khoẻ, rối loạn tiêu hoá, rối loạn giấc ngủ 
- Có thể biểu hiện ở hành vi hút thuốc lá sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ, uống rượu 
* Hậu quả về tinh thần: 
- Sốc về tinh thần sau bạo lực: Có thể sốc tồn tại hàng tháng, có khi hàng năm, có 
khi ảnh hưởng cả đời. 
- Có khi biểu hiện trầm cảm: Buồn, mất đi sự quan tâm hoặc thích thú với bất cứ thứ 
gì xung quanh. Nạn nhân cảm thấy tuyệt vọng cô đơn và cho rằng tình cảnh của 
mìnhlà không thể cải thiện được. 
- Có khi tự trách mình, cảm thấy mình thật tồi tệ, xấu hổ và sợ hãi: Nạn nhân luôn 
suy nghĩ về sự cố đó và luôn cho rằng mình phải chịu trách nhiệm chính. 
 104
- Giận giữ và có khi có hành động khiêu khích: Nạn nhân có thể cảm thấy cuộc đời 
không công bằng với họ và không thể giải thivhs tại sao họ lại phải chịu đựng như 
vậy. Những suy nghĩ như vậy có thể dẫn họ tới hành động bạo lực khác hoặc vi 
phạm pháp luật. 
* Hậu quả liên quan tới sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản: 
- Gây tổn hại tới cơ quan sinh dục của phụ nữ. 
- Sảy thai hoặc đẻ non. 
- Bạo hành tình dục có thể dẫn tới có thai không mong muốn. 
- Có thể lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV. 
- Gây tổn hại tới cơ quan sinh dục của người phụ nữ và dễ bị nhiễm trùng và HIV. 
- Có thể gây mất cảm giác tình dục, không còn húng thú tình dục vì người phụ nữ 
phải chịu sự kìm nén về tâm lý. 
4.2. Hậu của đối với con cái và gia đình: 
- Làm ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. 
- Con cái không được quan tâm và nuôi dạy tốt, thường những đứa trẻ lớn lên sẽ bị 
ám ảnh và nhiều khi là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Có khi chúng lại trở thành 
những con người vũ phu. 
- Kinh tế gia đình không phát triển được. 
- Ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ mọi thành viên trong gia đình. 
4.3. Ảnh hưởng tới cộng đồng và xã hội: 
- Cản trở việc xây dựng gia đình và cộng đồng văn hoá mới. 
- Làm chậm sự phát triển kinh tế, văn hoá bền vững của địa phương và đất nước. 
- Mất thời gian để giải quyết các xung đột, làm mất an toàn trật tự xã hội. 
- Dễ dẫn con người tiếp xúc với rượu và ma tuý để giải sầu. 
5. Nguyên nhân của bạo hành: 
Thường bắt nguồn từ 
- Ý thức gia trưởng: trọng nam khinh nữ trong cả ý thức và hành động. 
- Do bản thân người phụ nữ vẫn còn cho mình là thấp kém hơn nam giới. Nên cam 
chịu do đó bạo hành lại càng có đất để tồn tại. Có thể do người phụ nữ nói nhiều 
hoặc đoảng trong công việc cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới bạo hành. 
- Bản thân người bị bạo hành, gia đình họ, và cộng đồng vẫn coi đó là chuyện riêng 
của mỗi gia đình. 
- Nhận biết sự bình đẳng trong nhân dân vẫn còn thấp kém. 
- Sự tuyên truyến, giáo dục và can thiệp chưa đủ mạnh của xã hội và cộng đồng để 
ngăn chặn nạn bạo hành. 
 105
6. Vai trò của cán bộ y tế: 
- CBYT cần nhận thức bạo hành ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn tới người phụ nữ do 
đó ảnh hưởng lớn đến chương trình làm mẹ an toàn, KHHGĐ 
- Do đó cần cung cấp thông tin về bạo hành gia đình cần bắt đầu ngay từ phòng chờ 
của người phụ nữ trưng bày các thông điệp, pano áp phích về phòng chống bạo hành 
phụ nữ và giới thiệu các địa chỉ giúp đỡ người phụ nữ bị bạo hành. 
- Phát hiện những dấu hiệu quả bạo hành khi người phụ nữ đến các cơ sở y tế khám 
bệnh hoặc đến khám với các lý do khác. Người CBYT cung cấp thông tin hỗ trợ 
giúp đỡ người phụ nữ bị bạo hành. Do đó CBYT phải lầ người được đào tạo về kỹ 
năng tiếp xúc và ghi chép đầy đủ hồ sơ, bệnh án, sổ sách chuyên biệt cho người 
khách hàng này. 
- Người quản lý y tế cần giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về bạo hành phụ nữ vì đó là 
nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng suy yếu và huỷ hoại sức khoẻ phụ nữ. 
Đồng thời cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông đại chúng đề ra những 
hướng dẫn để có thể nâng cao khả năng nhận biết và xử trí những trường hợp bạo 
hành hay lạm dụng phụ nữ. 
7. Phương pháp kỹ năng xác định nạn nhân của bạo hành: 
Nạn nhân của bạo lực gia đình thường không muốn nói ra, thường có xu hướng 
dấu diếm câu chuyện của họ. Với vai trò là cán bộ dân số ytế cần phải xem xét các 
dấu hiệu về thể xác và tâm lý để xác định nạn nhân của bạo lực gia đình: 
- Các vết thương có thể nhìn thấy trên người: 
 + Thâm tím, vết cắn, gãy xương 
 + Sảy thai hoặc sinh non bất thường. 
 + Trì hoãn trong việc điều trị vết thương. 
- Ốm đau: 
 + Ốm đau liên quan đến sự căng thẳng. 
 + Ốm liên quan đến sự lo loắng. 
- Các biểu hiện khác: 
 + Tình trạng hôn nhân và hạnh phúc gia đình. 
 + Hiện tượng trầm cảm, tự tử, uống rượu 
 + Không tự tin, tự nhận lỗi hết về mình. 
 + Cảm thấy mình có lỗi 
• Tìm hiểu lý do tại sao nạn nhân bị bạo lực gia đình lại không muốn nói ra chuyện 
của mình. Bằng sự cảm thông với họ,ta cố gắng để họ tự nguyện nói ra. Các lý do 
sau đây làm cho họ không muốn nói là: 
 106
 Có thể là một hoặc nhiều lý do sau: 
 + Sợ hãi . 
 + Rào cản liên quan tới giới: Người phụ nữ cam chịu. 
 + Các giá trị về truyền thống. 
 + Xấu hổ. 
 + Không tin tưởng cán bộ đan số ytế có thể giúp đỡ được họ. 
 + Sợ không muốn nói ra sẽ ảnh hưởng tới con cái và hạnh phúc gia đình. 
 + Họ bị cách ly khỏi gia đình và bạn bè. 
 + Người chông hứa với họ là sẽ sửa chữa. 
 + Vẫn còn tình cảm với người chồng. 
8. Các biện pháp phòng ngừa bạo hành trong gia đình: 
8.1. Đối với bản thân người bị bạo hành: 
- Tìm hiểu, nâng cao nhận thức về bạo hành gia đình, về bình đẳng giới. 
- Có hành vi ứng xử đúng đắn, tự biết bảo vệ mình để tránh khỏi bạo hành gia đình. 
- Quan tâm chăm sóc tốt cho chồng con. 
- Chủ động bàn bạc với chồng về những nguyên nhân gây ra sự xung đột trong gia 
đình. Và yêu cầu chồng giúp đỡ, chia sẻ, và có trách nhiệm thực hiện sự bình đẳng 
trong gia đình. 
- Không nên nói nhiều, không khiêu khích khi chồng nóng dận. 
- Khi cần thiết có thể nói ra với người mình tin tưởng để tìm lời khuyên và cách xử 
lý thích hợp, hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của chính quyền. 
 8.2. Đối với gia đình: 
- Mọi thành viên cần chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật về bình đẳng giới, 
chống phân biệt đối xử với phụ nữ, phòng chống bạo hành trong gia đình để nâng 
cao nhận thức và sự hiểu biết, từ đó có hành vi đúng đắn trong quan hệ ứng xử với 
mọi người vì sự hoà thuận và hạnh phúc gia đình. 
- Người chồng cần tránh xa với các tệ nạn xã hội, như rượu chè, cờ bạc, ma tuý mà 
sống chung thuỷ với vợ. 
- Người vợ cần có hành vi ứng xử tế nhị, lịch sử để xử lý những tình huống dễ dẫn 
đến hành vi bạo lực do chồng gây ra. 
- Khi bị bạo hành cần gặp ngay những người mình tin tưởng để được giúp đỡ và tìm 
cách báo cho chính quyền can thiệp kịp thời và đúng lúc. 
8.3. Đối với cộng đồng: 
- Mỗi người dân khi thấy có người bị bạo hành cần can thiệp ngay để chấm dứt bạo 
hành, đồng thời báo cho chính quyền ngay. 
 107
- Lãnh đạo Đảng chính quyền các cấp cần chỉ đạo giải quyết xử lý kịp thời, dứt 
điểm, nghiêm minh những người gây ra bạo hành theo đúng pháp luật, cần có biện 
pháp phù hợp để bảo vệ nạn nhân của bạo hành. 
9. Tư vấn cho nạn nhân bị bạo hành: 
Tuân thủ các nguyên tắc, kỹ năng và các bước của tư vấn: 
Bước 1: Gặp gỡ khách hàng: Giới thiệu với khách hàng về mình để khách hàng yên 
tâm tin tưởng. 
- Gợi hỏi để khách hàng tự cho CBYT biết là mình đang bị bạo hành là điều tốt vì 
điều đó sẽ giúp CBYT hỗ trợ khách hàng hiệu quả hơn. 
- Nói rõ cho khách hàng hiểu cuộc tư vấn này không làm giảm bạo hành ngay được. 
Nhưng sẽ giúp khách hàng giảm thiểu nguy cơ liên quan đến SKSS, tình dục của 
khách hàng và giúp đảm bảo an toàn cho khách hàng và con cái của hộ. Đồng thời 
qua cuộc tư vấn này CBYT có thể giúp khách hàng kết nói đến các hỗ trợ trong và 
ngoài y tế khác. 
- Khẳng định tính bí mật của cuộc tư vấn cho khách hàng yên tâm. 
Bước 2: Gợi hỏi: 
- Tiểu sử, tên tuổi, hoàn cảnh gia đình, mức độ bị bạo hành Cần tìm hêỉu hiện 
trạng bị bạo hành của khách hàng ở tất cả các khía cạnh về thể xác tinh thần và tình 
dục. 
- Đánh giá nguy cơ mangthai và BLTQĐTD. 
- Tìm hiểu nguy cơ về an toàn của bản thân khách hàng và con cái của họ sau cuộc 
thăm khám này. 
- Tìm hiểu khó khăn trong việc thực hiện chăm sóc và 
Bước 3: Giới thiệu: 
Tuỳ khách hàng mà cung cấp các thông tin là: 
- Khái niệm về bạo hành và quyền của phụ nữ. 
- Nguy cơ về BLTQĐTD, nguy cơ về SKSS do bạo hành gây ra. 
- Cung cấp thông tin về các biện pháp tình dục an toàn, các địa chỉ hỗ trợ khi cần. 
Bước 4: Giúp đỡ khách hàng để có kế hoạch cụ thể về các vấn đề: 
- An toàn tình dục 
- An toàn tính mạng 
- Chăm sóc các vấn đề liên quan đến bạo hành 
- Giảm nguy cơ bạo hành 
- Cung cấp các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng thương thuyết, kỹ năng kiềm chế 
cảm xúc 
 108
Bước 5: Giải thích: thường phối hợp bước 2, 3, 4 và 5 vừa giúp đỡ vừa giải thích 
vừa gợi hỏi, vừa giới thiệu những điều khách hàng chưa rõ. 
Bước 6: Gặp lại bất cứ lúc nào khách hàng cảm thấy cần thiết. Cho khách hàng địa 
chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cham_soc_suc_khoe_sinh_san_va_ke_hoach_hoa_gia_di.pdf
Ebook liên quan