Giáo trình Chất gây nghiện và xã hội

Tóm tắt Giáo trình Chất gây nghiện và xã hội: ... lại sự lệ thuộc vào người mẹ (Jammer, 1989). Khi này ma túy được xem như vật gì đó thay thế cho người mẹ của đứa trẻ khi còn ở tuổi nhỏ. Do vậy để can thiệp cai nghiện người ta thường cố tìm ra những yếu tố gây lo hãi mang tính vô thức, từ đó giúp cá nhân vượt qua sự lo âu. Nếu con người biế...y. Não bộ không chỉ có một chất dẫn truyền thần kinh là dopamine, mà còn có nhiều chất dẫn truyền thần kinh khác có liên quan đến quá trình hình thành sự lệ thuộc vào chất gây nghiện. Bảng dưới đây cung cấp một số chất dẫn truyền thần kinh khác và tác động của chúng. Bảng 2: Một số chất dẫn tr...ên 90%, tình hình an ninh trật tự xã hội liên quan đến ma túy trở lại phức tạp như trước. Bên cạnh CHƯƠNG 5 –– Chính sách và các can thiệp với vấn đề sử dụng chất gây nghiện 101 đó, chính phủ còn tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục tác hại của ma túy, luật phòng chống ma túy để...

pdf140 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Chất gây nghiện và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Dương và các cộng sự (2005), Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam, NXB Thế giới
5. Hồ Ngọc Đại (1983). Tâm lý học dạy học. NXB Giáo dục. 
6. Phan Thị Mai Hương, (2002), Luận án tiến sỹ: Tìm hiểu đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội của thanh niên nghiện ma túy và mối 
tương quan giữa chúng
7. Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
8. Cục phòng chống tệ nạn xã hội-Bộ LĐ-TB&XH, Báo cáo tổng kết công tác phòng chống ma túy 2012
9. Romeo Yap, Hoàng Huyền Trang, Bùi Thị Xuân Mai, (1996), Tài liệu Tập huấn Hỗ trợ tâm lý xã hội cho những người dễ bị tổn thương, Tổ 
chức Quốc tế phục vụ Cộng đồng và Gia đình - Tổ chức Liên Hợp quốc – Bộ LĐTBXH
10. Bùi Thị Xuân Mai và các cộng sự (2009), CTXH với người nhiễm HIV/AIDS. NXB Lam Sabacu Printing
11. Phan Trọng Ngọ,(2003). Các lý thuyết phát triển tâm lý người. Nhà xuất bản sư phạm.
12. Phan Trọng Ngọ (2000), Dương Diệu Hoa, Nguyễn Thị Mùi. Tâm lý học hoạt động và khả năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học. Nhà 
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Trần Xuân Kỳ (2008), Giáo trình Trợ giúp xã hội, NXB Lao động –Xã hội 2008
14. S.Freud (1970). Nhập môn phân tâm học. Nhà xuất bản khai trí Sài Gòn. 
15. S.Freud-K.Jung – G. Bachelard- G.Tucci-V.Dundes (2000).. Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật. Nhà xuất bản văn hóa thông tin. 
16. Luật phòng, chống ma túy năm 2000 và sửa đổi năm 2008
17. Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình Chính sách xã hội, NXB Lao động –Xã hội
18. Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống 
ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy.
19. Nghị định số 94/2010 ngày 9/9/2010 quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
20. Nghị định 61/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ 
sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa 
thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
21. Quyết định số 1010/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 
2020 và định hướng đến năm 2030.
22. CARE (2001), Bộ công cụ và hướng dẫn công tác vận động
23. Cục Phòng chống tện nạn xã hội (2009), Tài liệu tập huấn “Giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV, dự phòng tái nghiện theo dõi và 
đánh giá các hoạt động dự án”, Tài liệu tập huấn dùng cho BQLDA tỉnh và các Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội.
24. Cục phòng chống tệ nạn xã hội (2011), Truyền thông thay đổi hành vi trong can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV- Tài liệu 
dành cho các học viên trong các trung tâm giáo dục lao động xã hội.
25. Cục phòng chống tệ nạn xã hội (2011), Tài liệu nâng cao kiến thức quản lý, giáo dục cho cán bộ Trung tâm chữa bệnh, giáo dục lao động 
xã hội (tập 1, 2, 3) 
26. Sổ tay thông tin điều trị Methadone dành cho người bệnh, Tổ chức FHI 360.
27. Tài liệu Hội Thảo Quốc tế tại Việt Nam (2012), Các rối loạn nghiện chất và HIV ở Việt Nam
28. Tài liệu tập huấn: Ma túy và xã hội (FHI, 2010)
29. Tài liệu Tập huấn: Tư vấn điều trị nghiện ma túy (FHI,2010)
30. Thông tư số 21/2010/TT-BLĐTBXH ngày 5 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế 
quản lý, tư vấn, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm Quản lý sau cai nghiện và Trung tâm 
Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.
31. Thông tư liên tịch số 27/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 24 tháng 02 năm 2012 về Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế 
độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, chế độ đóng góp và miễn, giảm, hỗ trợ đối với đối tượng trong cơ sở chữa bệnh và tổ 
chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng.
32. Trung tâm thông tin và giáo dục sức khỏe Tp. Hồ Chí Minh (1996), Sổ tay tham vấn HIV/AIDS.
33. UNODC(2011), Tìm hiểu thông tin về ma túy.
34. Uỷ Ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em - UNICEF, Hà Nội (2002), Tài liệu tập huấn lớp đào tạo giảng viên về công tác tham vấn.
35. Ari Rosmarin và Niamh Eastwood (201)., Một cuộc cách mạng thầm lặng – Các chính sách phi hình sự hóa ma túy trên toàn cầu
Viện nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ về lạm dụng ma túy (NIDA), Cơ chế tác động của ma túy lên não
36. Viện nghiên cứu phát triển xã hội (2007), Sổ tay thầy thuốc an toàn và thân thiện trong thời đại có HIV, NXB Lao động -Xã hội.
37. Viện Khoa học giáo dục (2000), Giáo dục kỹ năng sống, bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS trong trường học
Tài liệu tiếng Anh
38. Cormier S. & Cormier H. (1986), Interview and Helping Skills for Health Professionals, Jones and Bartlett Publishers.
39. Chalse Zastrow. (1985), The Practice of Social Work, 2nd Edition. The Dorsey Press, Chicago.
40. Corey Gerald (1991), Theory and Practice of Counseling and Psychotherapy, Brooks/Cole Publishing Company.
41. Carkhuff R. (1993) The Art of Helping, Amberst Human Resource Development Press.
42. D. Gursansky; Judy Harvey & Rosemany Kennedy. (2003). Case management. Policy, practice and professional business. 
Allen & Unwin. Australia.
43. David Mee – Lee, (2010). Tips and topics: opening the toolbox for Transforming Services and Systems, The Change 
Comapnies
44. David M. Aronstein (1998). HIV and Social work - A preactitioner’s Guide. Haworth Press
45. Kate and Karban (2011), Social Work and mental health, Polity Press
46. Laura E. Berk ((1994), Child Development, Allyn and Bacon
47. James W. Vander Zanden 9(1977), Social Psychology, Random House, New York
48. Ronald Akers (1985). Social learning theory. CA: Wadsworth Publishing Company, Inc
49 Thompson T, & Schuster CR (1964). Morphine self-administration, food-reinforced and avoidance behavior in monkey 
Psychopharmacologia, 5, 87-94 PMID: 14137126
50 Thomas Szasz (1960). The myth of mental illness. Journal of Psychiatric and Mental health Nursing
51 Sutherland, E, H (1939). Criminal Psychology. Book : English : 3d ed., rev. and reset. Chicago, Philadelphia [etc.] J. B. 
Lippincott company.
CHƯƠNG 5 –– Chính sách và các can thiệp với vấn đề sử dụng chất gây nghiện 131
Luật pháp, chính sách về phòng, 
chống và kiểm soát ma túy
PHỤ LỤC
CHƯƠNG 5 –– Chính sách và các can thiệp với vấn đề sử dụng chất gây nghiện132
PHỤ LỤC –– Luật pháp, chính sách về phòng, chống và kiểm soát ma túy 133
Chất gây nghiện nói chung và ma túy nói riêng bên cạnh những tác dụng tích cực thì 
phần lớn mang lại nhiều tác dụng không mong muốn không chỉ với bản thân người 
nghiện mà còn ảnh hưởng đến gia đình, xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra 
nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ và can thiệp với người nghiện, trong đó đặc biệt 
là người nghiện ma túy. 
I. Luật Phòng, chống ma tuý 
Luật Phòng, chống ma túy được ban hành năm 2000, quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu 
tranh chống tệ nạn ma tuý; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý; trách 
nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma tuý.
Trong Luật Phòng, chống ma tuý, các từ ngữ liên quan đến ma tuý như: chất ma tuý, chất gây 
nghiện, người nghiện ma tuý được giải thích rõ ràng, thống nhất. Luật cũng quy định những 
hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý bao gồm các hoạt động nghiên cứu, giám định, sản 
xuất, vận chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, nhập khẩu, 
xuất khẩu, quá cảnh các chất quy định, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho 
phép theo quy định của pháp luật.
Theo điều 3 của Luật, các hành vi bị coi là phạm pháp liên quan đến ma tuý bao gồm: 
 Trồng cây có chứa chất ma tuý; 
 Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, 
xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, tiền 
chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
 Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ 
trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý;
 Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử 
dụng trái phép chất ma tuý;
 Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội về ma tuý mà có;
 Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma tuý;
 Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống ma tuý;
 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý; 
và các hành vi trái phép khác về ma tuý.
PHỤ LỤC –– Luật pháp, chính sách về phòng, chống và kiểm soát ma túy134
Luật cũng quy định trách nhiệm phòng, chống ma tuý không phải chỉ thuộc về Nhà nước mà 
là của tất cả mọi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội. Những cá nhân, tổ chức 
nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm 
tuân thủ các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam về phòng, 
chống ma tuý.
Sau đó, Quốc hội đã ban hành Luật số 16/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, 
chống ma tuý năm 2000. Một số nội dung chủ yếu được sửa đổi, bổ sung như sau:
 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung về các hoạt động của Cơ quan chuyên trách phòng, chống 
tội phạm về ma tuý thuộc Công an nhân dân; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ 
chức trong việc thực hiện quy định theo yêu cầu của cơ quan chuyên trách phòng, chống 
tội phạm về ma túy; Trách nhiệm của cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma 
túy thuộc Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan Hải quan.
 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung về chính sách của Nhà nước về cai nghiện ma túy bao gồm:
+ Áp dụng chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma túy, khuyến khích người nghiện 
ma túy tự nguyện cai nghiện; 
+ Tổ chức cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc; 
+ Khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cai nghiện tự nguyện 
cho người nghiện ma túy, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma tuý, quản lý sau cai nghiện 
và phòng, chống tái nghiện ma túy; nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng thuốc và phương 
pháp cai nghiện ma túy; 
+ Hỗ trợ kinh phí thực hiện cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và phòng, chống tái 
nghiện ma túy;
+ Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ, đầu tư vào hoạt động 
cai nghiện ma tuý, quản lý sau cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma tuý được 
hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.”
 Điều 26 được sửa đổi, bổ sung về trách nhiệm của gười nghiện ma túy, gia đình người 
nghiện ma túy.
 Bổ sung Điều 26a vào sau Điều 26 về các biện pháp cai nghiện ma tuý bao gồm: a) Cai 
nghiện ma túy tự nguyện; b) Cai nghiện ma túy bắt buộc và Các hình thức cai nghiện ma 
tuý bao gồm: a) Cai nghiện ma túy tại gia đình; b) Cai nghiện ma túy tại cộng đồng; c) Cai 
nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện.
 Điều 27 được sửa đổi, bổ sung về đối tượng cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện tại 
cộng đồng tự nguyện và bắt buộc; Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma 
túy tại cộng đồng từ sáu tháng đến mười hai tháng. 
PHỤ LỤC –– Luật pháp, chính sách về phòng, chống và kiểm soát ma túy 135
 Điều 33 được sửa đổi về quản lý người nghiện ma túy sau cai tại trung tâm, quy định nội 
dung quản lý sau cai nghiện, hình thức xử lý đối với người cai nghiện bỏ trốn, chính sách 
hỗ trợ cho người sau cai nghiện.
Ngoài ra, Luật sửa đổi còn quy định về kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức cai nghiện 
ma túy, quản lý sau cai nghiện, phòng, chống tái nghiện ma túy; Quy định trách nhiệm của các 
Bộ: Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế trong công tác 
quản lý, thực hiện chính sách phòng, chống ma túy. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 
tháng 01 năm 2009.
II. Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy 
ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
“Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định 
hướng đến năm 2030” được ban hành trong bối cảnh tình hình tệ nạn ma tuý trên thế giới và 
Việt Nam ngày một diễn biến phức tạp. Tội phạm về ma túy liên tục thay đổi phương thức, thủ 
đoạn, địa bàn hoạt động và mang tính quốc tế cao hơn; gắn kết chặt chẽ với các loại tội phạm 
tham nhũng, rửa tiền và buôn bán vũ khí; lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản 
lý, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy để buôn bán, điều chế ma túy tổng 
hợp ở trong nước. Số người sử dụng các loại ma túy tổng hợp, tân dược gây nghiện và các loại 
ma túy mới có xu hướng gia tăng, tập trung nhiều vào đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh, 
sinh viên ở khu vực đô thị. Nguy cơ tái trồng cây thuốc phiện và cây cần sa còn tiềm ẩn ở nhiều 
địa phương. Trước thực trạng đó, chiến lược đặt ra những mục tiêu, hoạch định các chương 
trình và giải pháp phòng, chống ma túy tổng thể, dài hạn nhằm bảo đảm cho công tác này đạt 
hiệu quả cao, bền vững, từng bước kiềm chế, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi 
đời sống xã hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Về mục tiêu chung, chiến lược xác định:
 Nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, gia đình và toàn xã hội để chủ động phòng, chống 
và kiểm soát ma túy. Từng bước ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn ma túy, hạn chế đến mức 
thấp nhất tác hại do ma túy gây ra nhằm tạo môi trường xã hội trong sạch lành mạnh phục 
vụ phát triển đất nước.
 Chặn đứng tốc độ gia tăng người nghiện mới; giảm tỷ lệ người sử dụng trái phép chất ma 
túy trong cộng đồng, đặc biệt là trong nhóm có hành vi nguy cơ cao; tổ chức cai nghiện ma 
túy theo hướng có hiệu quả, bền vững.
PHỤ LỤC –– Luật pháp, chính sách về phòng, chống và kiểm soát ma túy136
Từ mục tiêu chung đó, mục tiêu cụ thể được xác định đến 2020 là:
 Giảm ít nhất từ 30% đến 40% số người nghiện ma túy so với hiện nay; phấn đấu đạt 70% số 
xã, phường, thị trấn, khu dân cư và 90% cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, trường học 
không có tệ nạn ma túy.
 100% số người nghiện ma túy được phát hiện và quản lý; 90% số người nghiện ma túy được 
điều trị, cai nghiện và học nghề; 100% số người nghiện trong trại giam, cơ sở giáo dục, 
trường giáo dưỡng được cai nghiện; giảm từ 10% đến 15% tỷ lệ tái nghiện so với hiện nay.
 Nâng tỷ lệ phát hiện, thu giữ ma túy tại khu vực biên giới lên trên 30% so với tổng số ma 
túy thu giữ trong toàn quốc; xóa bỏ cơ bản các tổ chức mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử 
dụng trái phép chất ma túy ở trong nước.
 Quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh hợp pháp các loại tiền chất, chất gây nghiện, chất 
hướng thần; không để sản xuất trái phép ma túy tổng hợp ở Việt Nam.
Chiến lược cũng đề ra định hướng đến năm 2030 là:
 Trên cơ sở tổng kết đánh giá thực hiện các mục tiêu cụ thể để đến năm 2020, xác định các 
nhiệm vụ trọng tâm để tập trung đầu tư nguồn lực, tiến hành đồng bộ các giải pháp nhằm 
củng cố, duy trì các mục tiêu đã đạt được và hướng tới đẩy lùi tệ nạn ma túy, thu hẹp số xã, 
phường, thị trấn có tệ nạn ma túy, tạo môi trường xã hội lành mạnh phục vụ cho phát triển 
đất nước.
 Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, hạn chế đến mức thấp nhất ma túy thẩm lậu 
qua biên giới; kiên quyết triệt phá và xóa bỏ tận gốc các điểm, tụ điểm mua bán, tổ chức sử 
dụng trái phép chất ma túy trong nội địa.
 Tập trung tuyên truyền và giáo dục có hiệu quả đối với nhóm có hành vi nguy cơ để chủ 
động phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện ma túy mới.
 Loại bỏ hoàn toàn các nguyên nhân, điều kiện dẫn đến việc tái trồng cây có chất ma túy.
Để đạt được các mục tiêu, định hướng đó, Chiến lược xác định nhiệm vụ cần thực hiện. Các 
nhóm giải pháp cũng được xác định cho từng chủ thể thực hiện Chiến lược. Đó là các nhóm 
giải pháp về chính trị, xã hội; về pháp luật, chế độ chính sách; nâng cao năng lực quản lý; Nhóm 
giải pháp về thông tin, tuyên truyền phòng, chống ma túy; giải pháp giảm cung và giảm cầu 
về ma túy; Nhóm giải pháp huy động nguồn lực; giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế phòng, 
chống và kiểm soát ma túy.
Trong Chiến lược, các chương trình hành động cụ thể được đề ra gồm:
 Chương trình tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống và kiểm soát ma túy.
 Chương trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống và kiểm soát ma túy.
PHỤ LỤC –– Luật pháp, chính sách về phòng, chống và kiểm soát ma túy 137
 Chương trình nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và hoàn thiện hệ thống tổ chức về phòng, 
chống và kiểm soát ma túy; tăng cường nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực cho cán 
bộ chuyên trách phòng, chống và kiểm soát ma túy.
 Chương trình phòng, chống tội phạm về ma túy.
 Chương tŕnh nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, quản lư sau cai nghiện và giảm 
tác hại của tệ nạn nghiện ma túy.
 Chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên; học sinh, sinh viên; công nhân, 
viên chức, lao động và xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường học không có 
tệ nạn ma túy.
 Chương trình tăng cường quản lý, kiểm soát tiền chất.
 Chương trình hợp tác quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế về phòng, chống và kiểm 
soát ma túy.
Nhiệm vụ và trách nhiệm thực hiện các chương trình hành động được giao cho Bộ Công an, Bộ 
Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc 
phòng, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn 
hóa, Thể thao và Du lịch, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án 
nhân dân tối cao cũng như Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các 
Bộ, ban ngành khác.
III. Các văn bản pháp luật khác về vấn đề ma túy
Như vậy, dựa trên những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đã ban hành một hệ thống 
các văn bản luật, chiến lược, nghị định và các thông tư hướng dẫn nhằm thực hiện hiệu quả 
công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy với phương châm giảm cung, giảm cầu và giảm hại. 
Có thể kể đến một số văn bản quan trọng gần đây như:
 Ngày 26/10/2009 Thủ tướng Chính phủ có Nghị định số 94/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết 
thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai 
nghiện ma túy; Nghị định có hiệu lực thi hành từ 22/12/2009, đồng thời bãi bỏ Nghị định số 
146/2004/NĐ-CP ngày 19/7/2004 của Chính phủ. Theo đó, không áp dụng biện pháp quản 
lý sau cai nghiện đối với nữ trên 55 tuổi và nam trên 60 tuổi. Thời hiệu thi hành quyết định 
áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện là 1 năm, kể từ ngày ký quyết định. 
 Quyết định số 61/2011/QĐ-TTg ngày 8/11/2011 về việc miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất 
đối với diện tích đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích tổ chức lao động, sản xuất phục 
vụ chữa trị cai nghiện ma tuý của các cơ sở cai nghiện ma tuý được Nhà nước giao đất, cho 
thuê đất. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2012.
PHỤ LỤC –– Luật pháp, chính sách về phòng, chống và kiểm soát ma túy138
 Thông tư số 21/2010/TT-BLĐTBXH ngày 5 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động 
- Thương binh và Xã hội về Quy chế quản lý, tư vấn, dạy nghề và giải quyết việc làm cho 
người sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm Quản lý sau cai nghiện và Trung tâm Chữa bệnh 
- Giáo dục - Lao động xã hội
 Nghị định số 94/2010 ngày 9/9/2010 quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai 
nghiện ma túy tại cộng đồng. Nghị định này quy định độ tuổi, thời hạn cai nghiện ma túy 
tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng, nguyên tắc tổ chức cai nghiện ma túy tại gia 
đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng
Giáo trình
Chất gây nghiện và Xã hội
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
Số 36, ngõ Hòa Bình 4, Minh Khai,
Hai Bà Trưng, Hà Nội
ĐT: (04).3.6246920 - 3.6246917
Fax: (04).3.6246915
***
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Nguyễn Hoàng Cầm
Chịu trách nhiệm nội dung:
TRƯỜNG ĐạI HọC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
Vẽ bìa và kỹ thuật vi tính:
Lotus Communications
In 300 cuốn theo giấy phép xuất bản số 1665-2013/CXB/04-275/LĐXH
Mã số ISBN: 978-604-65-0891-5
In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2013

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chat_gay_nghien_va_xa_hoi.pdf