Giáo trình Chế biến chè đen bán thành phẩm - Mã số MĐ 05: Nghề chế biến chè xanh, chè đen

Tóm tắt Giáo trình Chế biến chè đen bán thành phẩm - Mã số MĐ 05: Nghề chế biến chè xanh, chè đen: ...ạn tiếp theo. - Bốc chè vào dụng cụ chứa đựng: + Khối lượng chè trong túi hoặc sọt không vượt quá 15kg. + Khối chè trên xe: đúng trọng tải, không được lèn ép. - Vận chuyển chè làm héo đến công đoạn tiếp theo: Khẩn trương, tránh để rơi vãi chè. *Lỗi thường gặp: Chè bị lèn ép, chất đống ở ... + Thu hồi chè bị bắn xuống đất dưới áp lực cắt mạnh: dùng chổi thu hồi thường xuyên. + Thu hồi chè bám vào hộp dao cắt: dùng cây gậy đập nhẹ vào hộp để chè rơi xuống băng tải. vào Không để chè rơi vãi hoặc bám dính quá lâu trong hộp dao cắt. - Vệ sinh sau khi kết thúc sản xuất: Bao gồm v...è nhiệt độ thường cao hơn so với yêu cầu và chè lên men thường xuyên bị khô dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao. Do vậy phải theo dõi thường xuyên và có biện pháp kịp thời để điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm của khối chè đang lên men. 3.5. Chuyển chè lên men đi sấy. - Kiểm tra hoạt động của ...

pdf71 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Chế biến chè đen bán thành phẩm - Mã số MĐ 05: Nghề chế biến chè xanh, chè đen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao động đầy đủ trước khi làm nhiệm vụ sấy chè. 
- Kiểm tra và làm vệ sinh máy sấy và khu vực sấy chè. 
- Kiểm tra an toàn thiết bị gồm: 
+ Kiểm tra độ căng, trùng của xích tải. 
+ Kiểm tra hệ thống các tầng băng vỉ. 
+ Kiểm tra hệ thống truyền chuyển động. 
+ Kiểm tra hệ thống thay đổi tốc độ (hộp số). 
+ Kiểm tra chế độ dầu mỡ ở các vị trí cần thiết theo quy định. 
+ Kiểm tra gầm máy, độ kín của các cửa buồng sấy, hệ thống cửa lùa và các 
cánh gạt điều chỉnh tốc độ, lưu lượng không khí nóng. 
+ Kiểm tra hệ thống mô tơ, cầu dao điện, đồng hồ báo nhiệt và điều chỉnh mức 
nhiệt cần sấy chè theo yêu cầu kỹ thuật 
- Cho máy chạy không tải và bật quạt hút bụi để thổi bụi bẩn trong máy sấy từ 5- 
7 phút đảm bảo cho máy chạy ổn định, sau đó tiến hành vệ sinh lại. 
- Chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ các dụng cụ sản xuất như: cào chè, dụng cụ chứa 
chè vò, xe đẩy chè chuyên dùngtất cả phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. 
- Báo cho thợ lò cấp nhiệt vào buồng sấy và bật quạt hút để cấp nhiệt làm nóng buồng 
sấy. 
- Vận chuyển chè vò hoặc chè đã lên men đúng mức tới khu vực băng tải tiếp 
liệu và sẵn sàng cho việc sấy chè (chú ý không được dồn chè quá nhiều ở đầu 
băng chuyền máy sấy). 
2.2. Chuyển chè vào thiết bị sấy. 
- Theo dõi nhiệt độ đạt yêu cầu để cấp chè vào máy sấy: 
+ Nhiệt độ máy khoảng 70- 800C thì cấp chè vào máy sấy. 
59 
+ Đối với chè đã sấy 1 lần: Chè đã được làm nguội sau khi sấy lần 1từ 1- 1,5 
giờ. 
- Cấp chè vào máy sấy: 
 + Rải chè bằng tay trên các dụng cụ sấy thủ công, máy sấy lật tay hoặc rải 
chè trên băng chuyền trong trường hợp máy sấy không có bộ phận san gạt chè. 
 + Đổ chè vào phễu hoặc máng tiếp liệu. 
- Điều chỉnh độ dày của lớp chè bằng cách nâng, hạ bộ phận san gạt chè trên 
băng chuyền tiếp liệu phù hợp với loại chè, đảm bảo độ đồng đều của chè trên 
toàn bộ băng tải. 
H5-18: Chuyển chè vào thiết bị sấy 
2.3. Theo dõi, điều chỉnh việc vận hành máy sấy và các thông số của quá trình sấy. 
- Thường xuyên nghe ngóng sự chuyển động và các tiếng động của máy. 
- Theo dõi nhiệt độ không khí nóng, thời gian sấy và độ ẩm còn lại của chè sau 
sấy để điều chỉnh tốc độ máy, độ dày lớp chè vào máy cho phù hợp. 
+ Đối với sấy 1 lần. 
  Nhiệt độ không khí nóng: t0 = 95- 1050C 
  Độ ẩm không khí nóng: φ = 9% 
  Thời gian sấy: ح = 25- 30 phút 
  Độ ẩm còn lại của chè: w = 3- 5% 
60 
Loại chè Nhiệt độ sấy(0C) Tốc độ máy 
A,B 95- 105 1 hoặc 2 
C 95- 100 1 hoặc 2 
D 90- 97 2 hoặc 3 
+ Đối với sấy 2 lần: Các thông số kỹ thuật trong quá trình sấy chè 2 lần thực 
hiện theo bảng kê dưới đây: 
Thông số kỹ thuật Sấy lần 1 Sấy lần 2 
Nhiệt độ sấy(0C) 90- 95 80- 90 
Thời gian sấy(phút) 15 15 
Độ ẩm còn lại của chè sấy(%) 18- 20 3- 5 
2.4. Cho chè ra khỏi máy sấy (đối với máy sấy bán cơ giới) và đánh giá màu 
sắc, hương thơm, độ giòn chè sấy 
- Xác định thời điểm ra chè khỏi máy sấy bán cơ giới: Thời gian tương tự như 
đối với máy sấy băng chuyền. 
- Cho chè ra khỏi máy sấy bán cơ giới: Dùng tay lắc mạnh bộ phận tay cầm của 
từng tầng chứa chè để chè rơi từ tầng trên xuống tầng dưới, chè ở tầng cuối cùng 
rơi xuống gầm chứa. 
- Kiểm tra chè sấy: Dựa trên chỉ tiêu cảm quan về trạng thái và hương thơm của 
chè. 
+ Đối với chè sấy đến khô. 
  Chè có màu đen, xoăn chắc. 
  Nắm một ít chè vào tay rồi vê chè nát ra thành từng mảnh vụn. 
  Có hương thơm kết hợp mùi hoa quả, mùi mật ong, mùi cốm. 
+ Đối với chè sấy lần 1: 
  Chè hơi ngả đen, còn duỗi. 
  Cầm nắm chè trên tay còn độ dẻo nhất định, có độ ẩm lan tỏa ra tay. 
  Có hương thơm nhẹ. 
- Xử lý chè sau khi sấy: 
+ Đối với chè sấy lần 1: Rải mỏng, làm nguội chè sau sấy lần 1 để chuẩn bị cho 
việc sấy khô chè lần 2. 
61 
+ Đối với chè sấy đã khô: Thu gọn thành đống, tránh dẫm đạp lên chè. 
- Quan sát ngoại hình chè sấy và xác định tỷ lệ vụn, cám, bồm, cẫng bằng cảm 
quan. 
- Pha mẫu chè sau sấy để đánh giá chất lượng qua các chỉ tiêu: Màu nước pha, 
mùi, vị và xem bã chè. 
H5-19: Ra chè khỏi máy sấy nhờ băng tải 
*Lỗi thường gặp và biện pháp phòng tránh, khắc phục: Khi thực hiện sấy chè 
trên máy sấy bán cơ giới rất có thể để xảy ra tình trạng cháy chè. Để khắc phục 
điều này cần chú ý xem xét, ghi chép thời gian khi thực ra từng mẻ chè. Khi thấy 
có mùi chè cháy cần nhanh chóng tắt quạt hút lò, mở cửa và giải tán toàn bộ chè 
dưới gầm và băng tải cuối cùng ra. Lọc phần chè bị cháy để riêng. 
2.5. Đóng bao, cân chè và chuyển chè BTP về kho bảo quản. 
- Chuẩn bị đầy đủ: Bao dứa, bai ni lông, dây, kim khâu hoặc máy khâu, cân bàn, 
xe vận chuyển, vị trí chứa chè. 
- Lồng bao ni lông vào trong bao dứa hoặc xúc vài xẻng chè vào bai ni lông sau 
đó mới lồng vào bao dứa. 
- Xúc chè vào bao: Chè sấy ra đã nguội, không dẫm đạp, ấn bao chè. 
- Khâu hoặc buộc kín bao chè: Dàn cho lớp ni lông kín toàn bộ bề mặt bao chè 
sau đó dùng kim khâu lớp bao dứa lại cho kín và tạo được hai vị trí cho tay cầm. 
Lưu ý, khi khâu chú ý tạo được vị trí thuận tiện cho việc bê vác, vận chuyển bao 
chè. 
62 
- Cân khối lượng bao chè và ghi kết quả vào sổ theo dõi, kết quả này có thể sử 
dụng để tính lương cho công nhân trong toàn bộ công đoạn sản xuất bán thành 
phẩm. 
- Xếp chè lên phương tiện vận chuyển và trở về nơi bảo quản: Lưu ý, chè cồng 
kềnh nên không trở quá đầy xe làm rơi bao chè trong quá trình vận chuyển. 
- Sắp xếp chè vào kho theo từng loại, từng ca sản xuất để thuận lợi cho công 
đoạn phân loại sau này. 
H5- 20: Đóng bao chè đen sau khi sấy khô 
2.6. Vệ sinh sau khi kết thúc quá trình sấy chè. 
- Toàn bộ dụng cụ chứa chè lên men cần được trả về công đoạn làm dập tế bào 
hoặc công đoạn lên men. 
- Thu gom chè rơi vãi: Trong công đoạn có chè rơi vãi nhiều, cần thu gom phần 
chè lên men riêng để đưa vào sấy, thu gom phần chè khô đưa vào khu vực đóng 
bao. 
- Vệ sinh toàn bộ bụi xung quanh máy sấy và khu vực để chè khô. 
- Các chổi vệ sinh, trang, cào chè cần được đưa đi cất giữ đúng vị trí quy định. 
*Lỗi thường gặp và biện pháp phòng tránh, khắc phục khi thực hiện công việc: 
- Khi đang sấy chè, nghe thấy những tiếng động lớn, khác thường trong máy 
sấy, tiếng kêu lạ ở các bộ phận truyền chuyển động, hiện tượng kẹt máy hoặc 
63 
mất điện đột xuất khi đang tiến hành sấy chè. Ngay lập tức dừng máy, tắt quạt 
lò, cắt cầu dao điện, mở hết cửa hông của máy cho thoát nhiệt nhanh, rải mỏng 
chè sau sấy để làm nguội; đồng thời báo cho thợ lò hạ nhiệt và ngay sau đó báo 
cho thợ cơ khí, thợ điện đến kiểm tra, sửa chữa. 
- Khi đang sấy chè, nhiệt độ đột ngột tăng quá cao: tạm ngừng cho chè vào máy, 
mở bộ phận cửa hòa khí, có thể chuyển sang tốc độ chạy máy nhanh hơn, báo 
cho thợ lò giảm nhiệt, để riêng, rải mỏng phần chè sấy ở nhiệt độ cao và báo cho 
bộ phận quản lý kỹ thuật cho phương án xử lý. Khi nhiệt độ không khí nóng trở 
lại mức ổn định, điều chỉnh được theo yêu cầu mới tiếp tục cho chè vào sấy. 
- Nhiệt độ sấy chè đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, tốc độ máy sấy là chậm nhất, 
độ dày lớp chè trên băng tải là nhỏ nhất mà chè ra khỏi máy vẫn chưa đạt mức 
thủy phần còn lại theo yêu cầu (chưa khô). Tạm dừng chuyển động của các băng 
tải chè và giữ chè trong buồng máy sấy từ 5-7 phút. 
- Trong quá trình sấy, chè rơi xuống gầm máy quá nhiều gây hiện tượng chè bị 
cao lửa hoặc cháy khét. Cần kiểm tra cơ cấu lật vỉ sấy ở cuối các tầng băng tải, 
kiểm tra độ cong vênh hoặc rách của các vỉ sấy để nắn, sửa hoặc thay thế và phải 
tăng số lần cào gầm để chè không bị cao lửa hoặc cháy khét. 
- Khi sấy chè mà ống gang (ống lửa), thành lò hoặc lò nhiệt bị thủng, vỡ, nứt 
thông với buồng lò dẫn đến bụi than, tàn lửa hoặc lửa trực tiếp bị hút vào buồng 
lò và đẩy vào buồng máy sấy làm cho chè bị nhiễm khói than củi, khê khét hoặc 
cháy chè. Dùng vật liệu chịu nhiệt tạm thời bịt kín đầu ra của ống lửa bị thủng 
hoặc chít chát kín chỗ thành lò bị nứt, hở. 
- Lò cấp nhiệt cháy tốt, nhiệt cao, lửa khói phì ra cửa lò, nhưng nhiệt vào buồng 
sấy chè lại thấp hoặc nhiệt độ cao nhưng lưu lượng gió trong buồng sấy yếu dẫn 
đến chè sấy ra không khô hoặc có khi vẫn bị cao lửa hay khê khét. Xem xét lại 
toàn bộ các cánh cửa điều chỉnh của hệ thống ống hút khói, kiểm tra lượng tro 
bụi trong các mương dẫn của hệ thống thoát khói để cào, xúc bỏ hết tro bụi đã 
lắng đọng lâu ngày làm tắc và hạn chế độ hút gió. Đồng thời căn chỉnh lại các 
cánh gạt điều chỉnh lưu lượng gió trên đường di chuyển của không khí nóng vào 
buồng máy sấy nhằm loại bỏ các nguyên nhân khi lò đốt có nhiệt nhưng khói lửa 
phì ra ngoài hoặc lò cháy tốt mà sấy chè không khô và vẫn mắc các khuyết tật. 
- Chè sấy ra khỏi máy có mắc các khuyết tật như: nhiễm khói, bụi than, cao lửa, 
khê, khét hoặc có thủy phần còn lại chưa đảm bảo theo yêu cầu. Để riêng và 
cách ly toàn bộ những phần chè và báo cho người có trách nhiệm để có các 
phương án xử lý tiếp theo. 
- Sự cố cháy nổ xảy ra trong khu vực sấy chè: Tìm mọi biện pháp dập tắt nguồn 
lửa và cách ly sản phẩm chè sấy trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra. 
- Tai nạn lao động bất ngờ xảy ra như: Điện giật, bị máy va đập, bị bỏng, bị 
ngất Tùy vào mức độ năng, nhẹ có thể sơ cứu người bị nạn nếu có thể đồng 
thời báo cho cán bộ quản lý và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. 
64 
3. Làm khô chè đen CTC. 
3.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị sấy. 
- Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ trước khi làm nhiệm vụ sấy chè. 
- Kiểm tra và làm vệ sinh máy sấy và khu vực sấy chè. 
- Kiểm tra an toàn thiết bị gồm: 
+ Kiểm tra hệ thống nhíp truyền chuyển động. 
+ Kiểm tra hệ thống thay đổi tốc độ (hộp số). 
+ Kiểm tra chế độ dầu mỡ ở các vị trí cần thiết theo quy định. 
+ Kiểm tra hệ thống mô tơ, cầu dao điện, đồng hồ báo nhiệt  
- Cho máy chạy không tải và bật quạt hút bụi để thổi bụi bẩn trong máy sấy từ 5- 
7 phút đảm bảo cho máy chạy ổn định, sau đó tiến hành vệ sinh lại. 
- Chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ các dụng cụ sản xuất như: cào chè, dụng cụ chứa 
chè vò, xe đẩy chè chuyên dùng tất cả phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. 
- Báo cho thợ lò cấp nhiệt vào buồng sấy và bật quạt hút để cấp nhiệt làm nóng 
buồng sấy. Để nhiệt độ vào máy sấy đạt 128- 1320C thì nhiệt độ lò phải cao hơn 
21- 22
0
C. 
- Vận chuyển chè CTC đã lên men đúng mức tới khu vực băng tải tiếp liệu và 
sẵn sàng cho việc sấy chè (chú ý không được dồn chè quá nhiều ở đầu băng 
chuyền máy sấy). 
3.2. Chuyển chè vào thiết bị sấy. 
- Xác định thời điểm chuyển chè vào máy sấy: Khi nhiệt độ đã ổn định, đạt trên 
70-80
0
C. 
- Lấy đúng loại chè để đưa vào máy sấy: Mỗi máy sấy quy định để sấy riêng chè 
của một dây chuyền để dễ dàng theo dõi chất lượng của cả dây chuyền. 
- Cấp chè vào máy sấy: Yêu cầu cấp chè vào máy sấy phải đảm bảo đồng đều và 
liên tục để đảm bảo quá trình sôi ổn định từ 3- 5cm. 
+ Nếu chè cấp vào ít: Trong khi sấy chè sẽ bị bay, chè dễ bị cao lửa hoặc cháy 
đồng thời năng suất sấy giảm và lãng phí nhiên liệu. 
+ Nếu cấp vào nhiều: Chè khó sôi và chè bị khê, ẩm. 
3.3. Theo dõi, điều chỉnh việc vận hành máy sấy và các thông số của quá trình 
sấy. 
- Theo dõi nhiệt độ: 
+ Máy sấy có 4 khoang tương ứng với 4 nhiệt độ: Toàn bộ nhiệt độ trên máy sấy 
được xác định trên bảng điện tử nhờ các nhiệt kế đặt trong 4 khoang, yêu cầu 
nhiệt độ đưa vào và xả ra như sau: 
+ Nhiệt độ đưa vào khoang 1: T1 = 130- 1400C. 
65 
+ Nhiệt độ đưa vào khoang 2: T2 = 100- 1100C. 
+ Nhiệt độ khí xả khoang 1: T3 = 42- 450C. 
+ Nhiệt độ khí xả khoang 2: T4 = 82- 900C. 
- Đánh giá quá trình cấp liệu và xác định khả năng thoát ẩm căn cứ vào T3 và 
T4: 
+ T3 cao chứng tỏ lượng chè đưa vào máy sấy ít, T3 càng thấp càng tốt (420C), 
chứng tỏ lượng chè cấp vào máy đồng đều và đạt tiêu chuẩn, khi T3 thay đổi 
thất thường là quá trình cấp liệu không đúng và thất thường... 
+ T4 càng cao càng tốt (900C) để đạt tới nhiệt độ sấy tốt, nhưng nếu cao trên 
90
0C sẽ khó khống chế nhiệt. 
- Theo dõi độ ẩm không khí trong phòng sấy: Yêu cầu độ ẩm đạt 64- 68%. 
- Theo dõi vị trí kim trên đồng hồ cấp báo của bảng điện tử: 
+ Khi kim đứng thẳng: Quá trình sấy đạt yêu cầu. 
+ Khi kim lệch trái: Nhiệt độ sấy chưa đạt yêu cầu. 
+ Khi kim lệch phải: Nhiệt độ sấy cao. 
- Theo dõi độ sôi của chè trên khay máy sấy: Độ sôi cao 3-5cm là đạt yêu cầu. 
3.4. Đánh giá màu sắc, hương thơm, độ giòn chè sấy. 
- Chè sau khi sấy thuỷ phần đạt 2.5- 3.5%. 
- Đánh giá cảm quản: 
  Chè có màu nâu đen bóng, chắc. 
  Có hương thơm kết hợp mùi hoa quả, mùi mật ong, mùi cốm. 
- Quan sát ngoại hình chè sấy và xác định tỷ lệ các mặt hàng, tỷ lệ vụn, cục, râu 
xơ. 
- Pha mẫu chè sau sấy để đánh giá chất lượng qua các chỉ tiêu: Màu nước pha, 
mùi, vị và xem bã chè. 
3.5. Vệ sinh sau khi kết thúc sấy. 
- Trong quá trình chè sôi, các xơ nhẹ bay lên bị hệ thống xyclon dập xuống. 
Đồng thời bên trong máy có các cửa hút râu xơ ra ngoài và đi vào các xyclon 
cạnh máy sấy. Toàn bộ bụi, xơ này cần được thu hồi sau đó bảo quản đợi phân 
loại riêng. 
- Quét sạch toàn bộ khu vực sấy. 
*Bài tập thực hành: Học viên thực hiện sản xuất ra sản phẩm chè bán 
thành phẩm. 
*Ghi nhớ: Trình tự và tiêu chuẩn thực hiện các công việc: làm héo chè, làm 
dập tế bào và tạo hình sản phẩm, lên men chè, sấy khô chè. 
66 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun: 
- Vị trí của mô đun: Mô đun này được bố trí học sau mô đun Cân nhận chè tươi 
và mô đun Đốt lò cấp nhiệt; bố trí học trước các mô đun Phân loại chè, Đóng gói 
chè. 
- Tính chất của mô đun: Đây là mô đun chuyên môn trong nghề Chế biến chè xanh, 
chè đen. Nội dung bao hàm toàn bộ các công việc từ đầu vào của nguyên liệu đến 
hết quá trình chế biến ra sản phẩm ở dạng khô là chè đen bán thành phẩm. 
II. Mục tiêu của mô đun: 
* Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng: 
- Liệt kê được các loại thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến chè đen bán thành 
phẩm. 
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến từng công đoạn trong quy trình sản 
xuất chè đen bán thành phẩm. 
- Trình bày được các bước và tiêu chuẩn để thực hiện từng công đoạn trong quy 
trình sản xuất. 
- Vận hành được các thiết bị chế biến chè đen bán thành phẩm OTD và CTC. 
- Làm được các công việc trong quy trình chế biến chè đen bán thành phẩm. 
- Đánh giá được chất lượng cảm quan về mặt ngoại hình, màu sắc, hương thơm 
của chè trong từng công đoạn của quy trình sản xuất. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã 
bài 
Tên các bài 
trong mô 
đun 
Loại bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
M5-
01 
Bài mở đầu Lý thuyết Phòng học lý 
thuyết 
2 2 
M5-
02 
Làm héo chè Tích hợp - Khu vực làm 
héo của phân 
xưởng chế biến 
chè đen OTD, 
chè đen CTC. 
32 4 26 2 
67 
Mã 
bài 
Tên các bài 
trong mô 
đun 
Loại bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
M5-
03 
Làm dập tế 
bào và tạo 
hình sản 
phẩm 
Tích hợp - Khu vực làm 
dập tế bào và 
tạo hình sản 
phẩm của phân 
xưởng chế biến 
chè đen OTD, 
chè đen CTC. 
28 4 24 
M5-
04 
Lên men chè Tích hợp - Khu vực lên 
men chè của 
phân xưởng 
chế biến chè 
đen OTD, chè 
đen CTC. 
32 4 26 2 
M5-
05 
Sấy khô chè Tích hợp - Khu vực sấy 
khô chè của 
phân xưởng 
chế biến chè 
đen OTD, chè 
đen CTC. 
38 6 30 2 
 Kiểm tra kết thúc mô đun 6 6 
 Cộng 136 20 104 12 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. 
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
Sau khi học viên thực hiện theo từng bước công việc của từng công đoạn, 
tiến hành phân nhóm (5 học viên/nhóm, 6 nhóm/lớp) thực hiện sản xuất ra sản 
phẩm chè bán thành phẩm. Thời gian thực hiện 12 giờ. 
- Công đoạn làm héo: Các nhóm cùng thực hiện, có phân vùng nguyên 
liệu của từng nhóm. 
- Công đoạn làm dập tế bào và tạo hình sản phẩm các nhóm thực hiện 
riêng lần vò 1, sau đó 3 nhóm tập trung lại cho lần vò 2 và 3. 
68 
- Công đoạn lên men tập trung 3 nhóm đã ghép khi thực hiện vò, có phân 
vùng chè cho từng nhóm theo dõi. 
- Công đoạn làm khô: Sử dụng nguyên liệu đã phân khi thực hiện lên 
men, các nhóm thực hiện làm khô ra sản phẩm chè đen bán thành phẩm. 
*Điều kiện thực hiện: 
- Chè tươi: 1.500 kg. 
- Than đá: 600 kg. 
- Dụng cụ và thiết bị: 
+ Dụng cụ chứa và vận chuyển chè. 
+ Dụng cụ vệ sinh. 
+ Dụng cụ đảo chè. 
+ Xe goòng. 
+ Đồng hồ. 
+ Dụng cụ đo nhiệt và ẩm. 
+ Dụng cụ vun, cào, xúc chè. 
+ Quạt làm mát. 
+ Nhiệt kế. 
+ Khay chứa mẫu chè. 
+ Nguồn nước sạch. 
+ Củi làm lòm, dầu hỏa... 
 + Lò nhiệt. 
+ Xe chuyên dùng. 
+ Khay đựng mẫu. 
+ Bao bì chứa đựng chè khô: Bao tơ tằm và túi ni lông (10 bộ). 
+ Dây chuyền thiết bị chế biến chè đen OTD bán thành phẩm. 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
* Bài kiểm tra kết thúc mô đun. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Trình tự và tiêu chuẩn để thực hiện 
từng bước công việc làm héo chè, làm 
dập tế bào và tạo hình sản phẩm, lên 
men chè, sấy chè. 
- Trình bày được trình tự và tiêu chuẩn 
thực hiện các công việc. 
- Tiến hành thường xuyên trong các 
buổi thực hành về thực hiện các công 
việc làm héo, làm dập tế bào và tạo 
hình sản phẩm, lên men, sấy khô chè. 
- Đánh giá kỹ năng thực hiện các bước 
công việc làm héo, làm dập tế bào và 
tạo hình sản phẩm, lên men, sấy khô 
chè. 
69 
- Đánh giá chất lượng sản phẩm thu 
được qua từng công đoạn. 
 Điểm kiểm tra kết thúc mô đun được tính theo công thức: 
 ĐKTMĐ= (ĐLT + 3ĐTH)/ 4 
Trong đó: + ĐKTMĐ : Điểm kiểm tra kết thúc mô đun 
+ ĐLT : Điểm lý thuyết. 
 + ĐTH : Điểm thực hành. 
 + Hệ số của mô đun là 4. 
VI. Tài liệu tham khảo 
[1]. Dự án phát triển chè và cây ăn quả (2003), Sổ tay kiểm tra và đánh giá chất 
lượng chè miền bắc, NXB Nông nghiệp. 
[2]. Dự án phát triển chè và cây ăn quả (2003), Sổ tay Kỹ thuật chế biến chè, 
NXB Nông nghiệp. 
[3]. Đỗ Văn Chương (1999), Nghiên cứu một số biện pháp héo chè trong sản 
xuất chè đen và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trong quá trình héo chè, 
Luận án tiến sỹ kỹ thuật, Hà Nội. 
[4]. Đỗ Văn Chương (2002), Vệ sinh công nghiệp trong công nghệ chế biến chè, 
Tổng công ty chè Việt Nam. 
[5]. Hoàng Văn Chước (1997), Kỹ thuật sấy chè, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà 
Nội. 
[6]. Ngô Hữu Hợp, Hóa sinh chế biến chè, ĐH Bách khoa Hà Nội. 
[7]. Tổng Công ty chè Việt Nam (2002), Thiết bị chế biến chè. 
[8]. TCVN -1993, Chè đen rời VN 1454. 
[9]. Trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm, Giáo trình Kỹ thuật chế biến 
chè. 
[10]. Vũ Hữu Hào (2002), Công tác kiểm tra sản xuất chế biến chè, Tổng công 
ty chè Việt Nam. 
70 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN-TCCB, ngày 15 tháng 10 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Minh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề 
Cơ điện Phú Thọ 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán 
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thƣ ký: Bà Nguyễn Thị Lưu - Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Phú 
Thọ 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Nguyễn Đăng Quân, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Phú 
Thọ 
 - Bà Nguyễn Thị Tuyết Thanh, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện 
Phú Thọ 
 - Ông Ngô Xuân Cường, Trưởng bộ môn Viện Khoa học kỹ thuật Nông 
lâm nghiệp Miền núi phía Bắc - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 
 - Ông Nguyễn Ngọc Kính, Chuyên gia Hiệp hội chè Việt nam./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm 
3. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Lê Đức Lợi - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm 
 - Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ 
và Kinh tế Bảo Lộc 
 - Ông Đỗ Hồng Quân - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc 
gia./ 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_che_bien_che_den_ban_thanh_pham_ma_so_md_05_nghe.pdf