Giáo trình Chọn và thả cá giống cá chim vây vàng - Mã số MĐ 03: Nghề nuôi cá chim vây vàng

Tóm tắt Giáo trình Chọn và thả cá giống cá chim vây vàng - Mã số MĐ 03: Nghề nuôi cá chim vây vàng: ... có chất lượng tốt cần đảm bảo những tiêu chuẩn như mặt cân sáng rõ, kim của cân thẳng, thang đo của cân chính xác. Chọn vị trí cân nơi có bóng mát, đủ rộng, đủ ánh sáng để thực hiện thao tác cân cá giống. Nếu thực hiện thao tác cân cá nơi có nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá giố...y vào túi Chú ý: - Để lại khoảng 15 - 20cm từ miệng túi xuống để buộc dây. - Khi bơm ôxy vào trong túi cần lưu ý tùy theo cỡ cá khác nhau mà tốc độ bơm ôxy khác nhau, cá nhỏ bơm với vận tốc nhỏ, cá lớn hơn với vận tốc lớn hơn, tốc độ bơm ôxy vào trong túi phải được tăng lên từ từ. Sau đó ...hay trong ao khoảng 10 - 15 phút, sau đó mở túi bao cho nước vào và thả từ từ cá ra ngoài. - Đối với cá giống được vận chuyển bằng phương pháp vận chuyển hở, phải thuần hóa nhiệt độ như sau: + Thay từ từ nước trong dụng cụ vận chuyển bằng nước trong ao. + Mỗi lần thay 10 - 15% nước. + Đị...

pdf86 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Chọn và thả cá giống cá chim vây vàng - Mã số MĐ 03: Nghề nuôi cá chim vây vàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g xuyên theo dõi, kiểm tra số lượng cá bị 
chết vào lúc sáng sớm, khi cho ăn, và lội xuống ao kiểm tra xem có cá chết 
chìm đáy không. Sau đó vớt bỏ những con chết trong ao. 
Bước 2: Ghi lại số liệu cá chết 
 Sau khi xác định số lượng cá chết, cần ghi lại chính xác số lượng cá chết 
vào sổ để tính được tỷ lệ chết của đàn cá giống. 
Tỷ lệ chết được xác định theo công thức sau: 
Tỷ lệ chết (%) = 
Số lượng cá chết 
x 100 
Số lượng cá giống thả 
Thực tế, tỷ lệ chết của cá sau thả là 10 - 20%. 
 73 
Hình 3.4.2. Vớt bỏ cá chết 
 Hàng ngày ghi chép đầy đủ số lượng, khối lượng cá bị chết và tìm 
hiểu nguyên nhân cá chết để có hướng khắc phục. Phiếu ghi chép theo mẫu 
sau: 
Bảng 3.4.2: Mẫu nhật ký nuôi cá 
NHẬT KÝ THEO DÕI VỤ NUÔI CÁ 
STT Ngày/tháng 
Môi trường ao 
Cho ăn 
(kg/lần cho ăn) 
Số 
lượng 
cá 
chết 
Ghi 
chú 
T
0
C O2 pH S‰ Sáng Chiều 
1 
... 
n 
Tổng 
 - Xác định tỷ lệ sống của cá sau khi thả 
Thời gian kiểm tra liên tục từ 2-10 ngày, bắt đầu từ ngày thả giống. 
Khi tổng hợp được số lượng cá chết sau khi thả, tiến hành tính tỷ lệ sống của cá 
theo công thức sau: 
Tỷ lệ sống (%) = 
Số lượng cá sống 
x 100 
Số lượng cá thả 
Trong đó: 
 74 
Số lượng cá sống (con) = Số cá thả (con) - Số cá chết (con) 
4. Kết luận và xử lý 
 Sau 10 ngày theo dõi nếu thấy cá không bị chết, hay chết ít chứng tỏ 
chất lượng cá giống tốt. 
 Trường hợp thấy cá chết nhiều cần phải thả bù, lượng cá thả bù ít 
nhất bằng lượng cá bị chết. 
 Khi thả bù phải chú ý kích thước của cá thả bằng với kích thước của 
cá trong ao, nhằm mục đích tạo sự đồng đều của cá và không bị cạnh tranh 
thức ăn. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
 1. Các câu hỏi 
 Câu hỏi 1: Phương pháp đánh giá hoạt động của cá sau khi thả? 
 Câu hỏi 2: trình bày cách tính tỷ lệ sống của cá giống? 
 2. Các bài thực hành 
Bài thực hành số 3.4.1: Kiểm tra cá sau khi thả 
- Mục tiêu: Hướng dẫn kỹ năng kiểm tra mức độ phân tán của cá và xử 
lý một số tình huống xảy ra. 
- Nguồn lực: 
+ Vở: 1 cuốn/1 nhóm 
+ Bút: 1 cái/1 nhóm 
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người học 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Công tác chuẩn bị nhân lực, dụng cụ. 
+ Kiểm tra hoạt động của cá sau khi thả. 
- Thời gian hoàn thành: 7 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị dụng cụ Theo yêu cầu của nguồn lực 
2 Kiểm tra hoạt động Cá bơi theo đàn, nhanh nhẹn 
3 Xử lý tình huống Cá phát triển bình thường 
 C. Ghi nhớ 
- Kiểm tra mức độ phân tán của cá. 
- Xử lý một số tình huống sau khi thả giống. 
 75 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun 
1. Vị trí 
Mô đun 03 "Chọn và thả giống cá chim vây vàng" được bố trí học sau 
mô đun Chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng và trước mô đun Chăm sóc, quản lý 
ao nuôi cá chim vây vàng trong chương trình sơ cấp của nghề Nuôi cá chim vây 
vàng trong ao. Việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy 
các mô đun tiếp theo của chương trình. 
2. Tính chất 
Là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, 
nên tổ chức giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang 
thiết bị, dụng cụ cần thiết và mô hình nuôi cá chim vây vàng. 
II. Mục tiêu mô đun 
1. Kiến thức 
- Nêu được phương pháp lựa chọn, vận chuyển cá giống; 
- Mô tả được kỹ thuật thả cá giống, đánh giá chất lượng cá sau khi thả. 
2. Kỹ năng 
- Chọn được cá giống đảm bảo tiêu chuẩn; 
- Thực hiện vận chuyển cá giống đảm bảo tiêu chuẩn; 
- Thực hiện thả cá giống đúng kỹ thuật. 
3. Thái độ 
- Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật; 
- Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 
III. Nội dung chính của mô đun 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài 
Địa điểm 
Thời lượng 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
(*) 
M03-01 Lựa chọn cá 
giống 
Tích 
hợp 
Lớp học 
Cơ sở thực 
hành 
18 2 14 2 
M03-02 Vận chuyển 
cá giống 
Tích 
hợp 
Lớp học 
CCơ sở thực 
hành 
24 3 19 2 
 76 
M03-03 Thả cá giống Tích 
hợp 
Lớp học 
Cơ sở thực 
hành 
14 2 12 
M03-04 Kiểm tra cá 
sau khi thả 
giống 
Tích 
hợp 
Lớp học 
Cơ sở thực 
hành 
12 1 11 
 Kiểm tra hết 
mô đun 
4 4 
Tổng cộng 72 8 56 8 
 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (8 giờ) bao gồm: 04 giờ kiểm tra định 
kỳ trong mô đun (được tính vào giờ thực hành), 04 giờ kiểm tra hết mô đun. 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
Bài 1: Lựa chọn cá giống 
Thực hành: Kiểm tra và đánh giá chất lượng giống cá chim vây vàng. 
 - Nguồn lực: 
+ Cá chim vây vàng giống: 03kg 
+ Cân (loại 5kg): 01 chiếc 
+ Vợt cá giống: 03 chiếc 
+ Chậu nhựa (loại 20 lít): 03 chiếc 
+ Chậu nhựa (loại 7 lít): 03 chiếc 
+ Vở, bút: 1 bộ/1 nhóm 5 - 7 người. 
- Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 5 - 7 nhóm, mỗi nhóm 5 - 7 học 
viên. 
- Thời gian thực hiện: 6 giờ. 
- Tiêu chuẩn sản phẩm: Đánh giá được chất lượng cá giống. 
 Bài 2: Vận chuyển cá giống 
Thực hành: Đóng túi vận chuyển cá giống. 
 - Nguồn lực: 
+ Cá chim vây vàng giống: 06kg 
+ Vợt cá giống (loại 60 mắt/1cm2): 03 chiếc 
+ Túi ni lông: 18 chiếc 
+ Dây chun buộc túi (dài x rộng = 80 x 0,8cm): 20 chiếc 
+ Bao tải xác rắn: 06 chiếc 
 77 
+ Xô nhựa loại 10 lít: 03 chiếc 
+ Thùng xốp chuyển cá (loại 30 lít): 06 chiếc 
+ Bình ôxy: 01 bộ (bình, van, dây dẫn) 
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 7 nhóm, mỗi nhóm 5 - 7 học 
viên. 
- Thời gian thực hiện: 6 giờ. 
- Tiêu chuẩn sản phẩm: Đóng được túi cá giống trước khi vận chuyển. 
 Bài 3: Thả cá giống 
Thực hành: Tắm và thả cá giống 
 - Nguồn lực: 
+ Cá chim vây vàng giống: 03kg 
+ Nước ngọt: 02m2 
+ Thuốc tím: 0,01kg 
+ Túi cá chim vây vàng giống: 06 túi 
+ Chậu nhựa (loại 20 lít): 06 chiếc 
+ Găng tay y tế, vợt cá giống, cân (loại 5kg), chậu nhựa (loại 20 lít): 01 
bộ/nhóm 5 - 7 học viên 
+ Máy sục khí (loại dùng ắc quy 12V): 01 chiếc (gồm có: máy sục khí, 
dây dẫn 15m, đá bọt 6 quả), máy tính cá nhân, vở viết, bút viết: 01 bộ/nhóm 5 - 
7 học viên. 
- Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 5 - 7 nhóm, mỗi nhóm 5 - 7 học 
viên. 
- Thời gian thực hiện: 6 giờ. 
- Tiêu chuẩn sản phẩm: Tắm và thả được giống cá chim vây vàng. 
 Bài 4: Kiểm tra cá sau khi thả giống 
Thực hành: 
 - Nguồn lực: 
+ Vở: 1 cuốn/1 nhóm 
+ Bút: 1 cái/1 nhóm 
- Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 5 - 7 nhóm, mỗi nhóm 5 - 7 học 
viên. 
- Thời gian thực hiện: 4 giờ. 
- Tiêu chuẩn sản phẩm: Kiểm tra và đánh giá được sự phân tán của cá 
sau khi thả. 
 78 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
4.1. Bài thực hành số 3.1.1. Xác định mùa vụ có giống. 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm làm chưa tốt; biểu dương nhóm thực hiện 
tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Mời 01 nhóm thực hiện kỹ năng của bài thực hành. 
- Các nhóm khác theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình. 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả 
lớp học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành như sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị được các 
phiếu điều tra, bút viết. 
Đếm số lượng và kiểm tra chất lượng 
phiếu điều tra, bút. 
Tiêu chí 2: Thu thập được thông 
tin của cơ sở sản xuất cá giống. 
Quan sát cách đặt câu hỏi, thông tin cần 
được cung cấp. 
Tiêu chí 3: Xác định được mùa vụ 
có giống. 
Căn cứ vào kết quả đưa ra. 
4.2. Bài thực hành số 3.2.1. Đánh giá chất lượng cá giống, xác định được 
mẫu cá giống. 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm làm chưa tốt; biểu dương nhóm thực hiện 
tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Gọi 01 nhóm thực hiện kỹ năng của bài thực hành. 
- Các nhóm khác theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình. 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả 
lớp học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành như sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn được bị dụng 
cụ 
Kiểm tra số lượng và chất lượng. 
 79 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 2: Chuẩn bị được cá 
giống. 
Cân số lượng cá giống. Kiểm tra chất 
lượng cá giống. 
Tiêu chí 3: Đánh giá được chất 
lượng cá. 
Chất lượng cá tốt, xấu. 
Tiêu chí 4: Tính cỡ cá giống. Quan sát thao tác cân đo cá giống. 
Quan sát thao tác đếm số lượng cá giống 
4.3. Bài thực hành số 3.2.2. Bài tập: Tính lượng cá giống cần mua để thả 
vào ao có diện tích 1300m2, dự kiến nuôi với mật độ 2 - 3con/m2. 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm làm chưa tốt; biểu dương nhóm thực hiện 
tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Gọi 01 nhóm thực hiện kỹ năng của bài thực hành. 
- Các nhóm khác theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình. 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả 
lớp học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành như sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn được bị học 
cụ. 
Kiểm tra số lượng và chất lượng. 
Tiêu chí 2: Phương pháp tính 
toán. 
Kết quả tính toán. 
4.4. Bài thực hành số 3.2.3. Chọn cá giống bằng ngoại hình 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm làm chưa tốt; biểu dương nhóm thực hiện 
tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Gọi 01 nhóm thực hiện kỹ năng của bài thực hành. 
- Các nhóm khác theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình. 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả 
lớp học. 
 80 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành như sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị cá giống. Cân số lượng cá giống. Kiểm tra chất 
lượng cá giống. 
Tiêu chí 2: Chuẩn bị được chậu. Đếm số lượng và kiểm tra chất lượng 
chậu. 
Tiêu chí 3: Chọn được cá giống. - Quan sát thao tác chọn cá giống. 
- Kiểm tra chất lượng cá giống được chọn 
bằng ngoại hình. 
4.5. Bài thực hành số 3.2.4. Xác định số lượng giống cần mua 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm làm chưa tốt; biểu dương nhóm thực hiện 
tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Gọi 01 nhóm thực hiện kỹ năng của bài thực hành. 
- Các nhóm khác theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình. 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả 
lớp học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành như sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị học cụ. Kiểm tra số lượng và chất lượng. 
Tiêu chí 2: Xác định được số 
lượng cá giống cần mua cho 
một vụ sản xuất. 
Căn cứ vào kết quả tính toán. 
Tiêu chí 3: Xác định được kích 
cỡ và đánh giá được chất lượng 
cá giống. 
Quan sát, đối chiếu với tiêu chuẩn kỹ 
thuật và kết quả tính toán. 
 4.6. Bài thực hành số 3.3.1: Đánh giá chất lượng cá giống trước khi vận 
chuyển và xác định độ vận chuyển. 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
 81 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm làm chưa tốt; biểu dương nhóm thực hiện 
tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Gọi 01 nhóm thực hiện kỹ năng của bài thực hành. 
- Các nhóm khác theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình. 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả 
lớp học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành như sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị được chậu. Đếm số lượng và kiểm tra chất lượng 
chậu. 
Tiêu chí 2: Chuẩn bị được cá 
giống. 
Cân số lượng cá giống. Kiểm tra chất 
lượng cá giống. 
Tiêu chí 3: Kiểm tra cá. Khoẻ mạnh, có phản ứng nhanh. 
Tiêu chí 4: Chọn được mật độ. Mật độ cá trong dụng cụ vận chuyển 
không dày. 
 4.7. Bài thực hành số 3.3.2: Đóng túi bơm ôxy vận chuyển cá giống. 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm làm chưa tốt; biểu dương nhóm thực hiện 
tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Gọi 01 nhóm thực hiện kỹ năng của bài thực hành. 
- Các nhóm khác theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình. 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả 
lớp học. 
 Việc đánh giá cụ thể bài thực hành như sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị được dụng cụ Đếm số lượng và kiểm tra chất lượng. 
Tiêu chí 2: Chuẩn bị cá giống. Cân số lượng và kiểm tra chất lượng. 
 82 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 3: Đóng được túi vận 
chuyển cá giống. 
- Quan sát thao tác đóng túi. 
- Kiểm tra hoạt động của cá giống trong 
túi sau khi đóng. 
4.8. Bài thực hành số 3.4.2: Tắm cho cá, thuần hoá nhiệt độ và thả cá 
giống 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm làm chưa tốt; biểu dương nhóm thực hiện 
tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Gọi 01 nhóm thực hiện kỹ năng của bài thực hành. 
- Các nhóm khác theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình. 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả 
lớp học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành như sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị được dụng cụ, 
thuốc, hoá chất. 
Đếm số lượng và kiểm tra chất lượng. 
Tiêu chí 2: Chuẩn bị cá giống. Cân số lượng và kiểm tra chất lượng. 
Tiêu chí 3: Tính được liều lượng 
thuốc. 
Quan sát quá trình thực hiện của người 
học và kết quả tính toán. 
Tiêu chí 4: Thực hiện được phương 
pháp tắm phòng bệnh cho cá. 
Quan sát thao tác thực hiện. 
Tiêu chí 5: Thuần hoá cá. - Trung hoà nhiệt độ trong dụng cụ vận 
chuyển và ao thả cá. 
- Cá không bị sốc nhiệt khi thả. 
Tiêu chí 6: Thực hiện được công tác 
thả cá giống. 
Quan sát thao tác thực hiện. 
4.10. Bài thực hành số 3.5.1: Kiểm tra cá sau khi thả 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm làm chưa tốt; biểu dương nhóm thực hiện 
tốt theo quan sát của giáo viên. 
 83 
- Gọi 01 nhóm thực hiện kỹ năng của bài thực hành. 
- Các nhóm khác theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình. 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả 
lớp học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành như sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Xác định được sức 
khoẻ đàn cá, mức độ phân tán của 
cá sau khi thả giống. 
Quan sát quá trình thực hiện kiểm tra 
của người học. 
Tiêu chí 2: Xử lý được một số tình 
huống sau khi thả cá. 
Căn cứ vào từng tình huống và kết quả. 
VI. Tài liệu tham khảo 
[1] Thái Thanh Bình, Lê Ngọc Quân, 2010. Kỹ thuật sản xuất giống và 
nuôi thương phẩm cá chim vây vàng. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 
[2] Thái Thanh Bình, Trần Thanh, 2012. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến 
tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng nuôi trong ao. Tạp chí Khoa 
học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 
[3] Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2011. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi 
thương phẩm cá chim vây vàng trong lồng (Phim khuyến nông) 
[4] Ngô Vĩnh Hạnh, Nguyễn Văn Quyền, 2007. Giáo trình kỹ thuật sản 
xuất giống và nuôi cá biển. NXB Nông nghiệp. 
[5] Lê Xuân Sinh, 2005. Giáo trình kinh tế thủy sản. Đại học Cần Thơ. 
[6] Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, 2003. Kỹ thuật nuôi trồng một số 
đối tượng thủy sản ở biển. NXB Nông nghiệp. 
[7] Trung tâm khuyến ngư quốc gia, 2005. Sổ tay nuôi một số đối tượng 
thuỷ sản nước mặn. NXB NN. 
[8] Trung tâm KHKT&SX giống thuỷ sản Quảng Ninh, 2009. Tuyển tập 
kỹ thuật nuôi thương phẩm một số loài cá biển. 
 84 
PHỤ LỤC 
Mẫu hợp đồng mua bán cá giống 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
HỢP ĐỒNG MUA BÁN CÁ GIỐNG 
Số:___/.../HĐ 
- Căn cứ Bộ luật Dân sự có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006. 
- Căn cứ Luật Thương mại có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006. 
- Căn cứ vào nhu cầu, khả năng và sự thỏa thuận của hai bên. 
Hôm nay, ngày  tháng  năm ........... Chúng tôi gồm: 
BÊN A : 
Doanh nghiệp :. 
GCNĐKKD số:..cấp ngày. tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh .... 
Địa chỉ : .... 
Điện thoại :...Fax :.. 
Mã số thuế :.................................................................. 
Đại diện : Ông ..Chức vụ : ... 
BÊN B : 
Cá nhân :..... 
CMND số :..cấp ngày. tại Công An tỉnh ........................ 
Địa chỉ : .... 
Điện thoại :Fax :...... 
Sau khi bàn bạc hai bên đã thoả thuận thống nhất ký kết hợp đồng mua bán cá 
...... giống theo các điều khoản sau: 
ĐIỀU 1 : TÊN HÀNG - QUY CÁCH PHẨM CHẤT 
1.1 Tên hàng : . 
1.2 Vị trí nuôi : . 
1.3 Màu sắc cá : .. 
1.4 Quy cách : .. 
ĐIỀU 2 : SỐ LƯỢNG - ĐƠN GIÁ 
2.1 Số lượng :........................................................................................................... 
2.2 Đơn giá :........................................................................................................... 
ĐIỀU 3 : HÌNH THỨC - CHỨNG TỪ - PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN 
3.1 Hình thức thanh toán : ................................................................................... 
3.2 Chứng từ thanh toán : .............................................................................................. 
 85 
3.3 Phương thức thanh toán : ................................................................................... 
ĐIỀU 4 : THỜI GIAN & ĐỊA ĐIỂM GIAO NHẬN CÁ 
4.1 Thời gian giao nhận : ............................................................................................... 
4.2 Địa điểm giao nhận : ................................................................................................ 
ĐIỀU 5: PHƯƠNG THỨC GIAO NHẬN - VẬN CHUYỂN - BỐC XẾP 
5.1 Phương thức giao nhận cá :....................................................................................... 
5.2 Vận chuyển :  
5.3 Chi phí bốc xếp : .. 
ĐIỀU 6: ĐẶT CỌC ĐẢM BẢO VIỆC MUA CÁ  
... 
ĐIỀU 7 : TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN A . 
... 
ĐIỀU 8 : TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN B 
... 
ĐIỀU 9: PHẠT VI PHẠM & BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI 
... 
 ĐIỀU 10 : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 
... 
ĐIỀU 11: ĐIỀU KHOẢN CHUNG 
... 
ĐẠI DIỆN BÊN B 
(ký tên) 
ĐẠI DIỆN BÊN A 
(ký tên, đóng dấu) 
 86 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG 
 CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
NGHỀ: NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO 
 ( Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.) 
 1. Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Việt, Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng thủy 
sản 
 2. Phó chủ nhiệm: Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên, Bộ Nông nghiệp và 
PTNT 
 3. Thư ký: Nguyễn Hữu Loan, Trưởng phòng, Trường Cao đẳng thủy 
sản 
 4. Các ủy viên: 
- Thái Thanh Bình, Trưởng phòng, Trường Cao đẳng thủy sản 
- Nguyễn Văn Quyền, Phó trại trưởng, Trường Cao đẳng thủy sản 
- Nguyễn Thị Tím, Giảng viên, Trường Trung học thủy sản 
- Hà Thanh Tùng, Trưởng phòng, Trung tâm Khảo nghiệm khiểm 
nghiệm kiểm định nuôi trồng thủy sản – Tổng cục Thủy sản 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
NGHỀ: NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO 
 (Theo Quyết định số 1378 /QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của 
Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.) 
 1. Chủ tịch: Lê Thị Minh Nguyệt, Phó Hiệu trưởng, Trường trung học 
thủy sản 
 2. Thư ký: Nguyễn Văn Lân, Trưởng phòng, Bộ Nông nghiệp và PTNT 
 3. Các ủy viên: 
- Lê Văn Thích, Giáo viên, Trường trung học thủy sản 
- Chu Chí Thiết, Phân viện trưởng, Phân viện nghiên cứu nuôi trồng thủy 
sản Bắc Trung bộ -Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I 
- Vương Văn Oanh, Chi cục phó, Chi cục nuôi trồng thủy sản Quảng 
Ninh. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chon_va_tha_ca_giong_ca_chim_vay_vang_ma_so_md_03.pdf