Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm - Mã số MĐ 05: Nghề nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả

Tóm tắt Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm - Mã số MĐ 05: Nghề nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả: ...ệc định giá này là người chăn nuôi phải mất thời gian khảo sát thị trường, khám phá nhận thức của người tiêu dùng về giá trị sản phẩm của đối thủ cạnh tranh so với sản phẩm của mình. Giới thiệu giá sản phẩm 3.2.2. Định giá theo mức cạnh tranh hiện hành: Định giá theo mức cạnh tranh hiệ...ũng như tinh thần. - Mỗi khách hàng khác nhau về tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tính cáchThì mục đích mua hàng của họ cũng khác nhau. Do vậy với cùng một sản phẩm nhưng mục đích mua sẽ khác nhau. - Khi nhu cầu chưa cấp bách thì mục đích mua chưa thôi thúc,...ượng dự tính x giá bán dự tính Việc dự tính sản lượng và giá cả của các sản phẩm chăn nuôi phải căn cứ vào rất nhiều thông tin sau: + Thời tiết, dịch bệnh, giá cả thị trường, + Nhu cầu của người tiêu dùng.... + Năng suất và sản lượng của các loại sản phẩm cho năm tới dựa trên số liệu...

pdf47 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm - Mã số MĐ 05: Nghề nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đầu tư ban đầu để mua sắm tài sản cố 
định (tài sản được dùng nhiều lần trong quá trình chăn nuôi như chuồng trại, 
máy móc, trang thiết bị..) được tính vào chi phí sản xuất để tạo ra sản phẩm. 
 - Công thức tính khấu hao như sau: 
 Chí phí – Giá trị thu hồi 
 Khấu hao hàng năm = ---------------------------------- 
 Thời gian sử dụng 
 Ví dụ : 
 Một gia đình ở Phú Thọ mua máy cắt thức ăn để cắt thức ăn xanh dùng 
cho nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả. Giá mua một máy này theo giá thị trường là 
200.000.000 đ, thời gian sử dụng trong 10 năm thì mỗi năm giá trị khấu hao là: 
 200.000.000 đ : 10 năm = 20.000.000 đ 
 33 
 Và mức độ hao mòn là: 
 (20.000.000 đ/200.000.000 đ) x 100 = 10% trong một năm 
 (giá trị đào thải không đáng kể). 
 Ví dụ : 
 Trang trại nuôi lợn rừng lai của ông Đông ở Tân Sơn – Phú Thọ mua 
máy cắt thức ăn xanh. Giá mua máy là 190.000.000 đ. Thời gian sử dụng trong 
10 năm. Trong quá trình sử dụng có 05 lần sửa chữa lớn với số tiền là 
40.000.000 đ. Sau khi sử dụng ông bán được 10.000.000 đ. Hãy tính khấu hao 
hàng năm? 
 Áp dụng công thức tính khấu hao ta có khấu hao của máy đó theo năm 
là: 
 (190.000.000 đ + 40.000.000 đ -10.000.000 đ) : 10 = 22.000.000 đ/năm 
 Lập bảng chi phí khấu hao tài sản cố định theo mẫu sau: 
Bảng 1: Chi phí tính khấu hao tài sản cố định 
TT Tên tài sản Số lượng 
(cái) 
Đơn giá 
(đ) 
Thành 
tiền (đ) 
Thời 
gian sử 
dụng 
(năm) 
Khấu 
hao năm 
(đ) 
1 Chuồng trại 
2 Máy nghiền 
trộn thức ăn 
3 Máy cắt thức 
ăn 
4 ... 
 Ví dụ: 
 Để đầu tư xây dựng mô hình nuôi lợn nuôi thả tại địa phương, trang trại 
của nnh Lý Seo Dùng ở Thanh Sơn – Phú Thọ đã chi phí: 
Xây dựng chuồng trại: 300.000.000 đ (sử dụng trong 20 năm) 
 Mua máy cắt thức ăn xanh 02 cái; giá 50.000.000 đ/cái; thời gian sử 
dụng trong 10 năm. 
 Mua máy nghiền thức ăn: 01 cái, giá 45.000.000 đ/cái, thơi gian sử dụng 
15 năm. 
 Hãy tính chi phí khấu hao của các tài sản trên. 
 Giải: Áp dụng công thức tính khấu hao, ta có kết quả như sau: 
 34 
TT Tên tài sản Số 
lượng 
(cái) 
Đơn giá 
(đ) 
Thành tiền 
(đ) 
Thời 
gian sử 
dụng 
(năm) 
Khấu hao 
năm (đ) 
1 Chuồng trại 01 300.000.000 300.000.000 20 15.000.000 
2 Máy nghiền 
trộn thức ăn 
01 45.000.000 45.000.000 15 3.000.000 
3 Máy cắt 
thức ăn 
02 50.000.000 100.000.000 10 10.000.000 
 Cộng 28.000.000 
 + Chí phí cho nguyên vật liệu: 
 Là chi phí mua vật tư, nguyên vật liệu để sử dụng nuôi dưỡng và chăn 
sóc vật nuôi được ghi bảng theo dõi sau: 
Bảng 2: Chi phí cho nguyên vật liệu 
TT Tên vật tư Số lượng 
(kg) 
Đơn giá (đồng) Thành tiền 
(đồng) 
1 Rau cỏ 
2 Củ quả 
3 Cám gạo 
4 Bột ngô 
5 ... 
6 Khác 
 Tổng cộng 
 + Chi phí nhân công 
 Chi phí công lao động cho toàn bộ quá trình chăn nuôi được ghi trong 
bảng sau: 
Bảng 3: Yêu cầu về nhân công và chi phí về nhân công cho 1 chu kỳ 
Công việc Số công cần Giá tiền công Thành tiền 
Chăm sóc nuôi 
dưỡng. 
 35 
Phối trộn, chế 
biến thức ăn 
. 
 + Chi phí bán sản phẩm 
 Chi phí cho việc bán sản phẩm bao gồm, vận chuyển, bốc xếp, thuê địa 
điểm bán hàng, quản lý bán sản phẩm, quảng cáo...Chi phí này được ghi bảng 
theo dõi sau: 
Bảng 4: Chi phí cho tiêu thụ bán hàng 1 chu kỳ kinh doanh 
Các công việc phục 
vụ tiêu thụ sản 
phẩm 
Số tiền cần chi Tăng chi phí Chi chung 
- Vận chuyển 
- Bốc xếp 
- Quảng cáo 
-Bán sản phẩm 
. 
 + Chi phí tiền vay 
 Chi phí tiền vay phụ thuộc vào khả năng tài chính và quy mô chăn nuôi 
của từng hộ, có hộ phải vay vốn từ ngân hàng, có hộ không vay. Tuy nhiên chi 
phí này được ghi bảng theo dõi theo mẫu sau: 
Bảng 5: Thanh toán tiền vay 1chu kỳ chăn nuôi 
Ngày/tháng/năm Tổng tiền 
vay 
Tiền lãi phải 
trả 
Tiền gốc 
phải trả 
Tổng số tiền 
phải trả 
- Vay ngắn hạn 
- Vay trung hạn 
- Vay dài han 
.. 
 + Tính tổng chi phí cho một chu kỳ chăn nuôi 
 Tổng chi phí chăn nuôi được ghi trong bảng theo dõi theo mẫu sau: 
Bảng 6: Tổng chi phí cho một chu kỳ chăn nuôi 
 36 
TT Các khoản mục Số tiền Ghi chú 
1 
Chi phí cho nguyên vật liệu: 
bao gồm tiền mua Giống, 
thức ăn, thuốc thú y... 
2 
Chi phí về nhân công: công 
chăm sóc, quản lý, bảo vệ... 
3 Chi phí về tiêu thụ bán hàng 
4 Thanh toán tiền vay 
5 
Chi phí khấu hao tài sản, máy 
móc... 
 Tổng 
 3.2. Tính tổng thu cho một chu kỳ chăn nuôi 
 Tổng thu trong chăn nuôi bao gồm tiền thu từ sản phẩm chính, tiền thu từ 
sản phẩm phụ và được ghi bảng theo dõi theo mẫu sau: 
 Bảng 7. Tổng thu trong một chu kỳ chăn nuôi 
TT Các khoản mục Số tiền Ghi chú 
1 Thu bán giống 
2 Thu bán thịt 
3 Thu bán sản phẩm phụ 
4 Thu khác 
 Tổng 
 3.3. Tính hiệu quả kinh tế cho một chu kỳ chăn nuôi 
 Hiệu quả kinh tế cho một chu kỳ chăn nuôi là phần chênh lệch giữa tổng 
thu và tổng chi, nếu chênh lệch này là số âm người chăn nuôi lỗ, nếu là số 
dương người chăn nuôi lãi. 
 37 
 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 
 1. Câu hỏi 
 1.1. Tính chi phí trong chăn nuôi 
 1.2. Tính toán lỗ lãi 
 2. Bài tập thực hành 
 2.1: Lập bảng dự toán chi phí trong nuôi lợn rừng lai 
 2.2: Lập bản chi phí trong chăn nuôi lợn nuôi thả. 
 2.3: Lập bảng thu trong nuôi lợn nuôi thả. 
 2.4: Lập bảng chi, thu và tính hiệu quả kinh tế trong nuôi lợn rừng lai 
 C. Ghi nhớ: 
 - Nhận biết được các chi phí, cách tính và lập bảng trong chăn nuôi nuôi 
lợn rừng, lợn nuôi thả 
 - Nhận biết các khoản thu, cách tính và lập bản thu trong chăn nuôi nuôi 
lợn rừng, lợn nuôi thả. 
 - Xác định các tài sản cần được tính khấu hao trong chăn nuôi nuôi lợn 
rừng, lợn nuôi thả. 
 38 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
 I. Vị trí, tính chất của mô đun 
 1. Vị trí: Mô đun tiêu thụ sản phẩm là mô đun bổ trợ trong chương trình 
dạy nghề trình độ sơ cấp: Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả; được giảng dạy cuối 
cùng của chương trình, sau mô đun phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi 
thả (MĐ04). Mô đun có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun 
khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. 
 2. Tính chất: Đây là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực 
hành nghề. Là mô đun cung cấp các kiến thức giúp người chăn nuôi lựa chọn 
được hình thức quảng cáo giới thiệu sản phẩm, chọn địa điểm bán hàng, cách 
bán hàng và biết tính toán các khoản chi phí, tính được doanh thu và lợi nhuận 
khi nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả. Mô đun được giảng dạy tại địa bàn có mô hình 
chăn nuôi thực tế để học viên tham quan, thu thập số liệu và áp dụng vào bài 
học. 
 II. Mục tiêu 
 - Mô tả được nội dung cơ bản về: Giới thiệu sản phẩm, chuẩn bị địa điểm 
bán sản phẩm, thực hiện bán sản phẩm và tính hiệu quả kinh tế 
 - Tổ chức bán sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả phù hợp quy mô sản 
xuất và có hiệu quả kinh tế. 
 - Nghiêm túc, trung thực, chính xác, khách quan, an toàn vệ sinh thực 
phẩm và bảo vệ môi trường. 
 III. Nội dung mô đun 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài dạy 
Địa điểm 
Thời gian (giờ) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ4-01 
Bài 1: Giới thiệu 
sản phẩm 
Tích 
hợp 
Lớp học 
và HT 
12 04 08 02 
MĐ4-02 
Bài 2: Chuẩn bị 
địa điểm bán sản 
phẩm 
Tích 
hợp 
Lớp học 
và HT 
16 04 10 
MĐ4-03 
Bài 3: Bán sản 
phẩm 
Tích 
hợp 
Lớp học 
và HT 
12 04 08 
MĐ4-04 
Bài 4: Tính hiệu 
quả kinh tế 
Tích 
hợp 
Lớp học 
và HT 
16 04 10 02 
Kiểm tra kết thúc Mô đun 04 04 
 39 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài dạy 
Địa điểm 
Thời gian (giờ) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
Cộng 60 16 36 08 
 Ghi chú: * Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành nên thời gian 
kiểm tra được tính trong tổng số giờ thực hành. 
 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
 4.1.Bài tập thực hành: Nhận biết tài liệu, công cụ giới thiệu sản phẩm 
và xây dựng nội dung giới thiệu sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả bằng tờ 
rơi, tờ phát tay. 
 - Nguồn lực: Mẫu tài liệu, công cụ giới thiệu sản phẩm, sản phẩm nuôi 
lợn rừng, lợn nuôi thả cần được giới thiệu quảng cáo 
 - Cách thức tổ chức: học viên quan sát, nhận biết các tài liệu, công cụ 
giới thiệu sản phẩm chăn nuôi. Thực hiện xây dựng nội dung giới thiệu sản 
phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả cần được giới thiệu, quảng cáo 
 - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 học viên 
 - Phương pháp đánh giá: học viên được phát và điền vào ô trả lời của 
mình trong phiếu trắc nghiệm, Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện thông qua 
đáp án. 
 - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: học viên điền đúng tên tài liệu, 
công cụ giới thiệu sản phẩm và xây dựng được nội dung giới thiệu sản phẩm 
nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả trên tờ rơi, tờ phát tay theo yêu cầu kỹ thuật. 
 4.2.Bài tập thực hành: Nhận biết phương pháp giới thiệu sản phẩm, 
chọn phương pháp giới thiệu sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả . 
 - Nguồn lực: Giới thiệu sản phẩm ngoài trời, truyền hình, truyền thanh, 
báo chí, tạp chí 
 - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), 
mỗi nhóm thực hành quan sát các phương pháp giới thiệu sản phẩm, và quyết 
định một phương pháp giới thiệu sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả. 
 - Thời gian hoàn thành: 1giờ/1 nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: học viên được phát và điền vào ô trả lời của 
mình trong phiếu trắc nghiệm, Giáo viên đánh giá kết quả thông qua đáp án. 
 - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên chọn được phương pháp 
giới thiệu sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả theo yêu cầu kỹ thuật . 
 4.3.Bài tập thực hành: Xây dựng thang giá sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi 
thả . 
 - Nguồn lực: Sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả cần được định giá . 
 40 
 - Cách thức: học viên thực hiện được việc xây thang giá sản phẩm lợn 
rừng, lợn nuôi thả theo yêu cầu giả định. 
 - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, 
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng xây dựng thang giá sản phẩm 
lợn rừng, lợn nuôi thả. 
 - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: 
 + Xây dựng được thang giá từng sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả phù 
hợp thị trường giả định 
 + Nhận xét, đánh giá ưu, nhược điểm của các phương pháp xây dựng 
thang giá sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả . 
 4.4.Bài tập thực hành: Chuẩn bị địa điểm bán sản phẩm lợn rừng, lợn 
nuôi thả . 
 - Nguồn lực: Tiêu chuẩn để chọn địa điểm bán hàng. Một số vị trí đặt 
cửa háng bán sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả. 
 - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), 
mỗi nhóm thực hành quan sát một vị trí đặt cửa hàng bán sản phẩm lợn rừng, 
lợn nuôi thả. 
 - Thời gian hoàn thành: 1giờ/1 nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: học viên được phát và điền vào ô trả lời của 
mình trong phiếu trắc nghiệm, Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện thông qua 
đáp án. 
 - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên chọn được vị trí đặt cửa 
hàng bán sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật . 
 4.5.Bài tập thực hành: Trưng bày sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả. 
 - Nguồn lực: Sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả cần được trưng bày trong 
địa điểm bán hàng . 
 - Cách thức: học viên thực hiện được việc trưng bày sản phẩm nuôi lợn 
rừng, lợn nuôi thả. 
 - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, 
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng trưng bày sản phẩm nuôi lợn 
rừng, lợn nuôi thả tại nơi bán hàng . 
 - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: 
 + Trưng bày được sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả 
 + Nhận xét, đánh giá ưu, nhược điểm của phương pháp trưng bày sản 
phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả . 
 4.6.Bài tập thực hành: Xác định mục đích mua hàng của khách hàng 
 41 
 - Nguồn lực: 4 nhóm khách hàng, mỗi nhóm 3-5 người phân theo các lứa 
tuổi từ trẻ dưới 18 tuổi, từ 18 – 30 tuổi, từ 30 – 50 tuổi và trên 50 tuổi, tại cửa 
hàng bán sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả. 
 - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), 
mỗi nhóm thực hành thăm dò 1 nhóm khách hàng. 
 - Thời gian hoàn thành: 1giờ/1 nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: học viên được phát và điền vào ô trả lời của 
mình trong phiếu trắc nghiệm, Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện thông qua 
đáp án. 
 - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên nhận biết được mục đích 
của người mua sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả. 
 4.7.Bài tập thực hành: Thực hiện kỹ năng bán sản phẩm lợn rừng, lợn 
nuôi thả . 
 - Nguồn lực: Sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả cần được trưng bày trong 
địa điểm bán hàng. 
 - Cách thức: học viên thực hiện được các chức năng bán sản phẩm nuôi 
lợn rừng, lợn nuôi thả . 
 - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, 
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng bán sản phẩm nuôi lợn rừng, 
lợn nuôi thả tại nơi bán hàng . 
 - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: 
 + Thực hiện được chức năng bán sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả. 
 + Nhận xét, đánh giá ưu, nhược điểm của các kỹ năng bán hàng. 
 4.8.Bài tập thực hành: Thực hiện chăm sóc khách hàng . 
 - Nguồn lực: Các chương trình chăm sóc khách hàng. 
 - Cách thức: Học viên nghiên cứu các chương trình chăm sóc khách hàng 
mà các nhà kinh doanh thường áp dụng 
 - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên. 
 - Phương pháp đánh giá: học viên được phát và điền vào ô trả lời của 
mình trong phiếu trắc nghiệm, Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện thông qua 
đáp án. 
 - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên nhận biết được các 
chương trình chăm sóc khách hàng khi bán sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả. 
 4.9.Bài tập thực hành: Lập bảng dự toán chi phí trong nuôi lợn rừng lai 
 - Nguồn lực: Trại chăn nuôi lợn rừng lai quy mô 100 con, các thông tin 
về giá nguyên liệu đầu vào (chuồng trại, máng ăn, máng uống, thức ăn chăn 
nuôi, giống, thuốc thú y...) 
 42 
 - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), 
mỗi nhóm lập bảng chi theo sự phân công của giáo viên . 
 - Thời gian hoàn thành: 1giờ/1 nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: học viên được phát và điền vào ô trả lời của 
mình trong phiếu trắc nghiệm, Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện thông qua 
đáp án. 
 - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên nhận biết được phương 
pháp lập bảng chi phí trong chăn nuôi lợn rừng lai. 
 4.10.Bài tập thực hành: Lập bản chi phí trong chăn nuôi lợn nuôi thả. 
 - Nguồn lực: Trại chăn nuôi lợn nuôi thả gồm 02 con lợn đực, 10 lợn nái 
và 100 con lợn thịt các giống lợn nuôi thả, các thông tin về các chi phí cho các 
yếu tố đầu vào (chuồng trại, máng ăn, máng uống, thức ăn chăn nuôi, giống, 
thuốc thú y...) 
 - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), 
mỗi nhóm lập bảng chi theo sự phân công của giáo viên . 
 - Thời gian hoàn thành: 1giờ/1 nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: học viên được phát và điền vào ô trả lời của 
mình trong phiếu trắc nghiệm, Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện thông qua 
đáp án. 
 - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên nhận biết được phương 
pháp lập bản chi phí trong chăn nuôi lợn nuôi thả theo qui mô định trước. 
 4.11.Bài tập thực hành: Lập bảng thu trong nuôi lợn nuôi thả. 
 - Nguồn lực: Trại chăn nuôi nuôi lợn nuôi thả qui mô 02 đực giống, 20 
con nái và 100 con lợn thịt: các thông tin về giá các yếu tố đầu vào (chuồng 
trại, máng ăn, máng uống, thức ăn chăn nuôi, giống , thuốc thú y...) 
 - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), 
mỗi nhóm lập bảng thu theo sự phân công của giáo viên . 
 - Thời gian hoàn thành: 1giờ/1 nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: học viên được phát và điền vào ô trả lời của 
mình trong phiếu trắc nghiệm, Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện thông qua 
đáp án. 
 - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên nhận biết được phương 
pháp lập bản thu trong chăn nuôi lợn nuôi thả. 
 4.12.Bài tập thực hành: Lập bảng chi, thu và tính hiệu quả kinh tế trong 
nuôi lợn rừng lai 
 - Nguồn lực: Trại chăn nuôi lợn rừng lai quy mô 02 đực giống, 20 con 
nái và 100 con lợn thịt, các thông tin về giá nguyên liệu đầu vào (chuồng trại, 
máng ăn, máng uống, thức ăn chăn nuôi, giống , thuốc thú y...), thông tin về giá 
bán giống, giá thịt lợn rừng lai... 
 43 
 - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), 
mỗi nhóm lập bảng chi, thu và tính hiệu quả kinh tế theo sự phân công của giáo 
viên 
 - Thời gian hoàn thành: 1giờ/1 nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: học viên được phát và điền vào ô trả lời của 
mình trong phiếu trắc nghiệm, Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện thông qua 
đáp án. 
 - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên nhận biết được phương 
pháp lập bảng chi phí, tổng thu và tính hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn 
rừng lai. 
 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 
 1: Giới thiệu sản phẩm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Xác định đúng nội dung giới thiệu sản 
phẩm chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
 Xác định đúng phương pháp giới 
thiệu sản phẩm 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
 Tìm được thị trường bán sản phẩm Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
 Thực hiện được việc định giá sản 
phẩm 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
 2: Chuẩn bị địa điểm bán sản phẩm 
 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Nhận biết đúng các căn cứ để chuẩn bị 
địa điểm bán sản phẩm 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
 Chọn được địa điểm bán sản phẩm 
theo yêu cầu kỹ thuật 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
 Trình bày được các sản phẩm nuôi 
lợn rừng, lợn nuôi thả theo yêu cầu kỹ 
thuật 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
 3: Thực hiện bán sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 
 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Xác định đúng các hình thức bán sản 
phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
 44 
 Nhận biết được quy trình bán sản 
phẩm 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
 Nhận biết đúng tâm lý khách hàng Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
 Thực hiện đúng quy trình bán sản 
phẩm 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
 Thực hiện được việc chăm sóc khách 
hàng 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
 4: Tính hiệu quả kinh tế 
 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tính đủ, đúng các chi phí trong chăn 
nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
 Tính đúng, đủ các khoản thu trong 
nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả. 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
 Tính lỗ lãi cho một chu kỳ nuôi lợn 
rừng, lợn nuôi thả. 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
 45 
 VI. Tài liệu tham khảo 
 [1]. Isabel Lecup và Biện Quang Tú, năm 2011. Phương pháp phân tích 
thị trường và phát triển kinh doanh.NXB Nông nghiệp. 
 [2].Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp giảm nghèo tỉnh Phú Thọ, năm 
2006.Giáo trình quản lý kinh tế hộ, trang trại, NXB Nông nghiệp. 
 [3]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. 
Nhà xuất bàn Lao động xã hội. 
 [4]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Nghiên cứu chiều hướng thị 
trường. Nhà xuất bàn Lao động xã hội. 
 [5]. Dịch giả Lâm Đặng Cam Thảo “ Giải pháp bán hàng – Bí quyết tạo 
khách hàng cho những thị trường khó tiêu thụ sản phẩm. NXB Tổng hợp TP 
HCM 2010. 
 [6]. Lê Minh Cẩn. Huấn luyện kỹ năng bán hàng. NXB Thanh niên. 
 46 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN 
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 726/BNN-TCCB – ngày 5 tháng 4 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
1. Ông Nguyễn Xuân Lới, Chủ nhiệm 
2. Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Phó chủ nhiệm 
3. Ông Hà Văn Lý Thư ký 
4. Ông Nông Văn Trung Ủy viên 
5. Bà Đỗ Huyền Trang Ủy viên 
6. Ông Doàn Văn Soạn Ủy viên 
7. Bà Nguyễn Thị Minh Hiền Ủy viên 
8. Ông Đào Tuấn Minh Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 1374/ BNN-TCCB - ngày 17 tháng 6 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
1. Ông Nguyễn Quang Rạng 
2. Ông Lâm Quang Dụ 
3. Ông Lâm Trần Khanh 
4. Ông Nguyễn Đình Nguyên 
5. Ông Đinh Hồng Tâm 
Chủ tịch
Thư ký 
Ủy viên 
Ủy viên 
Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tieu_thu_san_pham_ma_so_md_05_nghe_nuoi_lon_rung.pdf