Giáo trình Chọn và thả cá giống - Mã số MĐ 02: Nuôi cá lòng bè nước ngọt (Cá chép, cá trắm cỏ)

Tóm tắt Giáo trình Chọn và thả cá giống - Mã số MĐ 02: Nuôi cá lòng bè nước ngọt (Cá chép, cá trắm cỏ): ... trùng bánh xe - Trên thân cá có nhiều chất nhớt màu hơi trắng đục, mang bị phá huỷ. - Cá bơi không định hướng và thường bơi trên tầng mặt < 70 70 < 20 trùng/ 10 x 10(*) 20 trùng/ 10 x 10(*) 3. Bệnh trùng quả dưa - Trùng thường ký sinh trên cơ thể cá thành ...chun: có độ đàn hồi tốt + Nước sạch: nước trong, không lẫn cặn bã, chất hữu cơ, pH từ 7-8 + Dụng cụ bơm oxy: bình oxy, không lẫn tạp khí khác + Thau, vợt: được vệ sinh sạch sẽ + Cân 50kg; sai số: ±100g Hình 2.3.9: Bao nilon Hình 2.3.10: Bao bảo vệ 31 Hình 2.3.11: Thùng xốp Hình 2.3.12...lít nước Lượng muối cần pha = 300l x 30g/l = 9.000g = 9kg muối Ví dụ 2: Lượng nước trong thùng = 300 lít, nồng độ thuốc tím = 20ppm Nồng độ thuốc tím = 20ppm = 20mg/l, nghĩa là cần 20mg thuốc tím trong 1lít nước. Lượng thuốc tím cần pha = 300l x 20mg/l = 6.000mg = 6g thuốc tím Thực h...

pdf67 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Chọn và thả cá giống - Mã số MĐ 02: Nuôi cá lòng bè nước ngọt (Cá chép, cá trắm cỏ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Đặt dụng cụ chứa cá để tắm bên cạnh lồng bè chuẩn bị thả cá. 
- Cân lượng muối hoặc thuốc tím cần pha, cho vào thùng nước, khuấy tan 
hết. 
Trong trường hợp không có cân thích hợp để cân thuốc tím, có thể dùng 
muỗng cà phê để định lượng (tính đơn giản, muỗng cà phê vun đầy có khoảng 5g 
thuốc tím). 
Nếu nước chứa cá còn sạch, có thể pha nước muối hoặc thuốc tím bên ngoài 
rồi cho vào thùng chứa để tắm cá, giúp cá không bị sốc. 
Tập trung cá và nước trong các bao vào thùng chứa. 
Cho 1-2 dây sục khí vào thùng. 
Dùng vợt lưới mắt nhỏ, không gút vớt cá giống cho vào thùng, tắm 5-10 
phút. 
Hình 2.4.21: Tắm nước muối cho cá giống 
3. Thả cá giống vào lồng bè 
 50 
3.1. Ngâm bao cá giống 
- Trường hợp không tắm cá giống Đối với cá giống mua từ cơ sở đã được 
kiểm tra giống thì không cần tắm cá giống. 
- Trước khi thả cần ngâm bao cá giống trong nước trong lồng khoảng 15 - 20 
phút để cân bằng nhiệt độ bên trong bao và bên ngoài môi trường nước 
Hình 2.4.22: Ngâm bao cá giống trong lồng, bè 
Nếu cá được vận chuyển hở bằng ghe thường, thay 1/2 nước trong ghe bằng 
nước sông trong 15-30 phút. Sau đó, chuyển cá vào bè bằng xô, thau. 
3.2. Thả cá giống 
- Mở miệng bao, cho nước từ từ vào bao. 
- Để cá trong bao bơi ra ngoài, không được đổ ngay cá ra khỏi bao chứa 
- Đếm số cá chết để tính tỷ lệ hao hụt. 
Hình 2.4.23: Thả cá trong lồng 
 51 
* Đối với cá giống được xử lý (tắm cá giống) 
Sau khi xử lý, cá giống được chuyển vào lồng bè bằng thau, xô hay sọt. 
- Dùng xô múc cá giống đã tắm thả giống vào ao. Nghiêng xô trong nước để 
cá từ từ bơi ra ngoài. Không được đổ mạnh thau giống xuống ao sẽ là cá bị sốc. 
Hình 2.4.24: Thả cá giống vào lồng bè 
- Kiểm tra sau khi thả cá giống 
Trong ngày đầu, không cho ăn để cá thích nghi với môi trường mới. 
Thường xuyên kiểm tra vớt bỏ cá chết sau khi đếm số lượng. 
Nếu số lượng cá chết ít (nhỏ hơn 5% so với lượng giống thả), thì vụ thả cá 
giống đạt yêu cầu. 
Nếu số lượng cá chết nhiều, phải tìm hiểu nguyên nhân để có hướng xử lý 
thích hợp, kịp thời.Thả bù số lượng bằng với lượng cá chết. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Câu hỏi: Trắc nghiệm nội dung phương pháp thả cá giống 
- Nguồn lực: Bảng câu hỏi trắc nghiệm 
- Cách tổ chức thực hiện: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi và chọn 
phương án trả lời 
- Thời gian hoàn thành: 45 phút 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá kết quả trắc nghiệm của học 
viên dựa vào kết quả bảng câu hỏi đã trả lời 
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Học viên trả lời đúng những câu hỏi trắc 
nghiệm 
 52 
2. Bài tập thực hành: 
2.1. Bài tập thực hành 2.4.1: Đo các yếu tố môi trường nước: độ pH, Oxy, độ 
trong. 
2.2. Bài thực hành số 2.4.2. Tắm cá giống bằng nước muối 
C. Ghi nhớ 
- Tắm cá giống nước muối nồng độ 2 - 3% trong thời gian 10- 15 phút. 
- Thả cá giống vào lồng bè lúc sáng sớm hoặc chiều mát 
 - Ngâm bao cá giống để cân bằng nhiệt độ nước trước khi thả cá ra ngoài. 
 53 
 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY ĐUN 
I. Vị trí, tính chất c a mô đun: 
- Vị trí: Mô đun Chọn và thả cá giống là mô đun chuyên môn trong 
chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt; được 
giảng dạy sau mô đun Chuẩn bị lồng bè nuôi cá, trước các mô đun Chăm sóc cá 
nuôi. 
- Tính chất: Chọn và thả cá giống là mô đun được tích hợp giữa kiến thức 
và kỹ năng thực hiện chọn cá giống khỏe mạnh; Vận chuyển và thả giống đúng kỹ 
thuật. Mô đun được tổ chức giảng dạy vào mùa vụ có cá giống, tại cơ sở đào tạo 
hoặc địa phương có cơ sở cung cấp giống. Lồng bè cần được chuẩn bị sẵn sàng 
cho việc thả cá giống. 
II. Mục tiêu: 
- Kiến thức: 
+ Nêu được thời vụ thả cá giống thích hợp; 
+ Trình bày được các tiêu chuẩn và đặc điểm chọn cá chép, trắm cỏ giống; 
+ Mô tả được kỹ thuật vận chuyển và thả cá giống. 
- Kỹ năng: 
+ Xác định được thời vụ thích hợp thả cá giống; 
+ Chọn được cá chép, trắm cỏ giống đảm bảo đúng tiêu chuẩn; 
+ Vận chuyển và thả được cá giống đạt tỉ lệ sống trên 95%. 
- Thái độ: 
+ Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật; 
+ Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 
III. Nội dung chính c a mô đun: 
Mã bài Tên bài 
Loại bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian (giờ) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ02-01 
Chuẩn bị điều 
kiện thả giống 
Lý 
thuyết 
Phòng 
học 
4 4 0 
MĐ02-02 Chọn cá giống Tích hợp 
Cơ sở 
sản xuất 
20 4 16 2 
MĐ02-03 
Vận chuyển cá 
giống 
Tích hợp 
Cơ sở 
sản xuất 
20 4 16 
 54 
Mã bài Tên bài 
Loại bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian (giờ) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ2-04 Thả cá giống Tích hợp 
Cơ sở 
sản xuất 
24 2 20 2 
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 
Cộng 72 12 52 8 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 
4.1. Bài tập thực hành 2.1.1: Tham quan cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cá 
chép và trắm cỏ tại cơ sở nghiên cứu và địa phương 
- Nguồn lực: 
+ Trại sản xuất cá giống của doanh nghiệp hay hộ gia đình 
+ Sổ ghi chép, bút, thước kẻ . 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 - 6 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Tìm hiểu về kỹ thuật ương cá 
+ Tìm hiểu về cá giống của cơ sở 
+ Tìm hiểu về nhân lực trong trại. 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị nhân lực, phương tiện Đủ nhân lực, dụng cụ 
2 Tìm hiểu kỹ thuật ương cá 
hương, cá giống 
Quy trình ương cá hương, cá giống 
3 Báo các kết quả Viết báo cáo thu hoạch 
4.2. Bài tập thực hành 2.1.2: Xác định thời gian thả giống 
- Nguồn lực: 
+ Phiếu điều tra: 6 phiếu/ 1 nhóm 
+ Tài liệu về thời tiết, khí hậu các vùng miền Việt Nam 
+ Vở viết, bút bi: 6 chiếc/ 1 nhóm 
 55 
+ Máy tính tay 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Công tác chuẩn bị nhân lực, dụng cụ; 
+ Thu thập thông tin và số liệu; 
+ Tính toán, tổng hợp thông tin và đưa ra kết luận. 
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị tài liệu về khí hậu 
Việt Nam. 
6 bộ, thông tin đầy đủ trong 12 tháng 
của 2 - 3năm. 
2 Tổng hợp số liệu theo từng 
tuần, tháng, năm. 
Đầy đủ và chính xác theo từng tháng, 
năm. 
3 Đưa ra kết quả Xác định được mùa vụ nuôi cá 
4.3. Bài tập thực hành 2.2.1: Kiểm tra chất lượng cá giống 
- Nguồn lực: cho mỗi nhóm 
+ Vợt vớt cá giống 01 cái 
+ Thau nhựa đường kính 40-60cm 01 cái 
+ Cân đồng hồ 2-5kg, độ chính xác 20g 01 cái 
+ Kính lúp 01 cái 
+ Thước kẻ mm 01 cái 
+ Cá chép, trắm cỏ giống 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 - 6 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: 
Các nhóm thực hiện bài tập theo các nội dung: 
+ Kiểm tra ngoại hình, trạng thái hoạt động 
+ Đo chiều dài 
+ Cân khối lượng 
- Thời gian hoàn thành: 8 giờ 
 56 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị nhân lực, phương tiện Đủ nhân lực, dụng cụ 
2 Kiểm tra hoạt động của cá Ngoại hình của cá giống 
Trạng thái hoạt động của cá 
3 Cân, đo cá Chiều dài cá thể, chiều dài trung 
bình đàn cá 
Khối lượng cá thể, khối lượng trung 
bình quần đàn cá 
4.4. Bài tập thực hành 2.3.1: Đóng bao cá giống 
- Mục tiêu: Thực hiện được các bước đóng bao cá giống 
- Nguồn lực: cá giống, thau, xô, vợt, bao nilon, dây thun, nước sạch, dụng cụ 
bơm oxy 
- Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên 
- Nhiệm vụ của nhóm: 
+ Đếm, cân cá giống 
+ Bơm Oxy vào bao 
+ Đóng bao 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị nhân lực, phương tiện Đủ nhân lực, dụng cụ 
2 Đếm cá giống Đủ số lượng theo yêu cầu 
Cân chính xác số lượng cá giống 
3 Bơm ô xy vào bao Hết khí trong bao 
Bơm căng khí ô xy 
4 Đóng bao Dùng dây chun buộc bao 
Đảm bảo không lọt khí ra ngoài 
 57 
4.5. Bài tập thực hành 2.3.2: Vận chuyển cá giống 
- Nguồn lực: cho mỗi nhóm 
+ Cá chép, trắm cỏ giống (vận chuyển hở) 1-2 kg 
+ Bao cá giống (vận chuyển kín) 1-5 bao 
+ Thùng mốp cách nhiệt 1 thùng 
+ Máy sục khí pin 01 máy 
+ Nhiệt kế 01 cái 
+ Xe tải hoặc xe lạnh 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5- 6 học viên. 
Bố trí cho mỗi nhóm học viên thực hành phụ trách vận chuyển cá giống theo 
hình thức vân chuyển kín hoặc hở với phương tiện vận chuyển là xe tải hoặc xe 
lạnh. 
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: 
Vận chuyển cá giống từ cơ sở sản xuất giống về đến nơi nuôi. 
Các nhóm quan sát, nhận xét lẫn nhau về quá trình vận chuyển cá giống. 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị nhân lực, phương tiện Đủ nhân lực, dụng cụ 
2 Vận chuyển cá giống Đúng thời gian, thời điểm 
Cá bình thường sau vận chuyển 
3 Báo cáo kết quả Làm bản báo cáo kết quả 
4.6. Bài tập thực hành 2.4.1: Đo các yếu tố môi trường nước: độ pH, Oxy, độ 
trong 
- Nguồn lực: Các bộ test kiểm tra môi trường như test pH, test oxy, nhiệt kế, 
đĩa đo độ trong, ao hay lồng, bè chuẩn bị thả cá giống 
- Cách tổ chức thực hiện: Chia 5-6 học viên/nhóm, mỗi nhóm tiến hành đo 
các yếu tố môi trường 
- Nhiệm vụ của nhóm: Đo độ pH; Đo oxy; Đo độ trong 
- Thời gian đo các yếu tố là: 4 giờ 
 58 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
2 Xác định độ pH Đo và đọc chính xác kết quả độ pH 
nước. 
3 Xác định hàm lượng oxy hòa tan Thực hiện đúng các bước và đọc 
chính xác kết quả hàm lượng oxy hòa 
tan 
4 Ghi chép kết quả Ghi chính xác các chỉ tiêu môi 
trường đo được vào sổ theo dõi (theo 
mẫu ở dưới). 
4.7. Bài thực hành số 2.4.2. Tắm cá giống bằng nước muối 
- Nguồn lực: cho mỗi nhóm 
+ Cá diêu hồng hay rô phi giống 50-100 con 
+ Xô hoặc thau 30-40 lít 1-2 cái 
+ Dây sục khí 01 dây 
+ Vợt vớt cá 01 cái 
+ Muối ăn 0,1-0,2kg 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5- 6 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: 
+ Pha nước muối 2-3% 
+ Tắm cá bằng nước muối. 
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
2 Pha nước muối Nước muối 2% 
3 Tắm cá bằng nước muối Tắm cá đúng thời gian 
Cá khỏe sau khi tắm 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Đánh giá bài thực hành 2.1.1. Tham quan cơ sở sản xuất, kinh doanh 
giống cá chép và trắm cỏ tại cơ sở nghiên cứu và địa phương 
 59 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 
nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên). 
- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn. 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp 
học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: 
Nhận xét, đánh giá về kỹ thuật ương và 
chất lượng sản phẩm cá giống của trại. 
Đánh giá báo cáo nhận xét của nhóm 
Tiêu chí đánh giá chung: 
Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành 
đúng thời gian 
Quan sát sự phối hợp hoạt động của 
nhóm khi thực hiện bài tập và thời 
gian hoàn thành bài tập. 
5.2. Đánh giá bài thực hành 2.1.2. Xác định thời gian thả giống 
 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị tài liệu về khí hậu. Mức độ đầy đủ, chính xác của tài liệu 
Tiêu chí 2: Số liệu tổng hợp Đầy đủ, chính xác 
Tiêu chí đánh giá chung: 
Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành 
đúng thời gian 
Quan sát sự phối hợp hoạt động của 
nhóm khi thực hiện bài tập và thời 
gian hoàn thành bài tập. 
5.3. Đánh giá bài thực hành 2.2.1. Kiểm tra chất lượng cá giống 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chọn cá giống 
Cá giống được chọn đúng theo các yêu 
cầu về: 
- Ngoại hình 
- Trạng thái hoạt động 
- Chiều dài 
- Khối lượng 
Quan sát đàn cá giống và đánh giá 
Tiêu chí 2: Kiểm tra cá 
Cá được kiểm tra theo hướng dẫn 
Quan sát học viên thực hiện và đánh 
giá 
 60 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí đánh giá chung: 
Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành 
đúng thời gian 
Quan sát sự phối hợp hoạt động của 
nhóm khi thực hiện bài tập và thời 
gian hoàn thành bài tập. 
5.4. Đánh giá bài thực hành 2.3.1. Đóng bao cá giống 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Bao cá giống đạt yêu cầu: 
Đúng tỷ lệ nước/thể tích bao bơm căng 
Lượng cá giống trong bao 
Bao căng 
Quan sát bao cá giống và đánh giá 
Tiêu chí 2: Đóng bao Quan sát học viên thực hiện và đánh 
giá 
Tiêu chí đánh giá chung: 
Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành 
đúng thời gian 
Quan sát sự phối hợp hoạt động của 
nhóm khi thực hiện bài tập và thời 
gian hoàn thành bài tập. 
5.5. Đánh giá bài thực hành 2.3.2. Vận chuyển cá giống 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Thay nước, xử lý sự cố 
Thay nước, xử lý được bao mềm hoặc 
bị thủng trong quá trình vận chuyển 
theo hướng dẫn 
Quan sát học viên thực hiện và đánh 
giá 
Tiêu chí 2: Cá giống bình thường sau 
quá trình vận chuyển 
Quan sát cá và đánh giá 
Tiêu chí đánh giá chung: 
Phối hợp hoạt động tốt, hoàn 
thành đúng thời gian 
Quan sát sự phối hợp hoạt 
động của nhóm khi thực hiện bài tập 
và thời gian hoàn thành bài tập. 
5.6. Đánh giá bài thực hành 2.4.1. Đo các yếu tố môi trường nước: độ pH, 
Oxy, độ trong, nhiệt độ 
 61 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Lấy mẫu nước kiểm tra Quan sát học viên thực hiện và đánh giá 
Tiêu chí 2: Thao tác đo pH, đo Oxy, đo 
độ trong, đo nhiệt độ 
Quan sát học viên thực hiên và đánh giá 
Tiêu chí 3: Đọc kết quả Ghi nhận kết quả và đánh giá 
Tiêu chí 4: Thời gian Tính thời gian hoàn thành 
Tiêu chí đánh giá chung: 
Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành 
đúng thời gian 
Quan sát sự phối hợp hoạt động của 
nhóm khi thực hiện bài tập và thời 
gian hoàn thành bài tập. 
5.7. Đánh giá bài thực hành 2.4.2. Tắm cá bằng nước muối 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Tính và pha dung dịch nước 
muối đúng nồng độ 
Quan sát học viên thực hiện và đánh 
giá 
Tiêu chí 2: Tắm cá giống theo hướng dẫn Quan sát học viên thực hiện và đánh giá 
Tiêu chí đánh giá chung: 
Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng 
thời gian 
Quan sát sự phối hợp hoạt động của 
nhóm khi thực hiện bài tập và thời 
gian hoàn thành bài tập. 
 62 
VI. Tài liệu tham khảo 
1. Đoàn Quang Sửu, Kỹ thuật nuôi cá gia đình và cá lồng, Nhà xuất bản 
Văn hóa dân tộc Hà Nội, Năm 2000. 
2. Lê Văn Thắng- Ngô Chí Phương, Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Nhà xuất 
bản nông nghiệp, năm 2007. 
3. Ngô Trọng Lư- Thái Bá Hồ, Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (tập II), 
Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nôi, Năm 2003. 
4. Trường Đại học thủy sản, Kỹ thuật nuôi cá tăng sản, năm 2003. 
5. Trung tâm Khuyến ngư quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi một số 
loài thủy sản nước ngọt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2005. 
 63 
PHỤ LỤC 1 
Mẫu hợp đồng mua cá giống 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
HỢP ĐỒNG 
v/v – Mua bán cá giống 
- Căn cứ Bộ luật Dân sự nước CHXHCNVN số 33/2005 QH11 và Luật Thương 
mại số 36/2005 – QH11 ban hành ngày 14/6/2005. 
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khả năng và nhu cầu của hai bên. 
Hôm nay, ngày .. tháng . năm, đại diện hai bên gồm có: 
BÊN A 
- Do ông: ............................................................................................................ 
- Địa chỉ: ............................................................................................................ 
- Điện thoại: ........................................................................................................ 
CMT số:.......................Ngày cấp:.................,Nơi cấp: .................... 
BÊN B 
- Do ông: ............................................................................................................ 
- Địa chỉ: ............................................................................................................ 
- Điện thoại: ........................................................................................................ 
CMT số:.........................Ngày cấp:...............,Nơi cấp: ............................. 
Hai bên cùng thống nhất ký hợp đồng với các điều khoản sau: 
ĐIỀU 1: Tên hàng – Số lượng – Đơn giá 
Bên A bán cho bên B: 
- Tên hàng: cá giống trắm cỏ 
- Do ông: ............................................................................................................ 
- Địa chỉ: ............................................................................................................ 
- Điện thoại: ........................................................................................................ 
ĐIỀU 2: Tiêu chuẩn – Kỹ thuật – Quy cách – Phẩm chất 
 64 
- Số lượng 
- Kích cỡ 
- Chất lượng: 
ĐIỀU 3: Địa điểm và thời gian giao nhận 
- Địa điểm giao nhận: 
- Bốc xếp bên nào bên đó chịu trách nhiệm 
- Thời gian giao nhận: Từ ngày ............ 
ĐIỀU 4: Phương thức thanh toán 
Bên B thanh toán cho bên A bằng tiền mặt 
- Bên B đặt cọc trước cho bên A: ...................................................................... 
- Bên B thanh toán cho bên A theo từng đợt nhận hàng. Số tiền bên B đã ứng trước 
sẽ khấu trừ vào tất toán chuyển nhận cuối cùng. 
ĐIỀU 5: Điều khoản chung 
Hai bên cam kết việc thực hiện đầy đủ các điều kiện khoản ghi trong hợp đồng. 
Nếu bên B không thực hiện hợp đồng thì không được nhận lại số tiền đặt cọc trước. 
Ngược lại, nếu bên A không thực hiện hợp đồng thì phải bồi thường gấp đôi số tiền bên B 
đã đặt cọc trước. 
Trong quá trình thực hiện, nếu có gì trở ngại, hai bên phải cùng bàn bạc, thống nhất 
giải quyết bằng văn bản mới có giá trị. Nếu một bên tự ý vi phạm hợp đồng thì phải bồi 
thường những thiệt hại đã gây ra cho bên kia. 
Hợp đồng được lập thành 4 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 2 bản. 
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B 
XÁC NHẬN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 
 65 
PHỤ LỤC 1 
Giấy đăng ký kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật th y sản 
 CỘNG HOÀ XÃ HỘi CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
GIẤY ĐĂNG KÝ 
KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN 
(sử dụng đối với hàng thủy sản lưu thông trong nước) 
Kính gửi: (cơ quan kiểm dịch) 
1. Tên tổ chức/cá nhân: 
2. Địa chỉ : 
3. Điện thoại: 
Đề nghị Quí cơ quan kiểm dịch lô hàng động vật (sản phẩm động vật) thủy 
sản sau đây: 
3. Tên hàng: 
- Tên thương mại/tên khoa học 
4. Số lượng: 
5. Kích cỡ cá thể 
- Trọng lượng 
6. Tên và địa chỉ người nhận 
7. Địa điểm kiểm dịch 
8. Thời gian kiểm dịch 
 Ý kiến c a cơ quan kiểm dịch Người đăng ký kiểm dịch 
 66 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Ông Nguyễn Văn Việt Chủ tịch 
2. Bà Đào Thị Hương Lan Phó chủ tịch 
3. Ông Ngô Thế Anh Thư ký 
4. Bà Nguyễn Thanh Hoa Ủy viên 
5. Ông Ngô Chí Phương Ủy viên 
6. Ông Lê Tiến Dũng Ủy viên 
7. Ông Trần Văn Tín Ủy viên 
8. Ông Nguyễn Tiến Thịnh Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 (Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Bà Nguyễn Trọng nh Tuyết Chủ tịch 
2. Bà Trần Thị Anh Thư Thư ký 
3. Ông Nguyễn Văn Tiến Ủy viên 
4. Bà Nguyễn Kim Nhi Ủy viên 
5. Ông Hà Thanh Tùng Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chon_va_tha_ca_giong_ma_so_md_02_nuoi_ca_long_be.pdf
Ebook liên quan