Giáo trình Chuẩn bị điều kiện trước khi trồng - Mã số MĐ 01: Trồng bầu, bí, dưa chuột

Tóm tắt Giáo trình Chuẩn bị điều kiện trước khi trồng - Mã số MĐ 01: Trồng bầu, bí, dưa chuột: ...i: + Độ cao của luống: 20 – 25 cm + Mặt luống: 0,9 – 1 m + Rãnh: 40 – 50 cm Mặt luống 0,9 - 1 m Độ cao 30 – 35 cm Rãnh(40 – 50 cm) Mùa mưa: 35 cm để chống úng Mùa khô: 20 – 25 cm Hình số 1.1.9: Kích thước luống trồng dưa chuột - Bước 4: San phẳng mặt luống 13 + Tạo ch...25 tấn/ha. Phân vô cơ: Các loại phân vô cơ thương phẩm số lượng sử dụng được quy theo nguyên chất: Đạm 25 kg/ha; Lân 50kg/ha; Kali 25kg/ha. 20 3. Chuẩn bị các loại thuốc bảo vệ thực vật - Các loại thuốc bảo vệ thực vật thường dùng trong việc sản xuất bầu, bí, dưa chuột như sau: + Thu...g (rò rỉ, định lượng sai) + Thuốc BVTV trôi dạt từ vùng liền kề 20 14 14 14 7 7 5 3 3 7 0 5 10 15 20 25 Kinalux 25EC Forwathion 50EC Cyperan 25 EC Polytr in P440 ND Alphan 5 EC Forvin 85 WP Match 50 ND Actara 25SC Vertimex1.8EC Bassan 50 EC 29 Hình 1.2.10: Vứt thuốc t...

pdf42 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị điều kiện trước khi trồng - Mã số MĐ 01: Trồng bầu, bí, dưa chuột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng nitrat ở trong sản phẩm cây rau quá nhiều gây ảnh hưởng 
đến sức khỏe con người 
 - Hàm lượng nitrat tồn tại ở trong cơ thể người gây nên ung thư đường 
tiêu hóa 
 - Nguyên nhân làm cho hàm lượng nitrat có ở trong rau cao: 
 24 
 + Do bón quá nhiều đạm 
 + Bón gần đến ngày thu hoạch 
 - Hình thức lây nhiễm nitrat vào trong cây rau. 
 + Trong đất tồn tại nhiều phân bón cây rau hút lên 
4.2.2. Hàm lượng kim loại nặng (Asen, Chì, Thủy ngân, Cadimi, ...) 
 - Asen, Chì, Thủy ngân, Cadimi,.... đó là những kim loại khi xâm nhập 
vào cơ thể con người với mức quá nhiều gây bệnh sỏi thận, mật, u gan cổ 
chướng,. 
 - Nguyên nhân kim loại nặng có ở trong rau 
 + Bón nhiều phân hóa học 
 + Sử dụng nước thải nhà máy, bệnh viện,... 
 - Các thức lây ô nhiễm 
 + Cây rau hút từ đất các loại kim loại nặng 
4.2.3. Các sinh vật gây bệnh (Vi khuẩn, virut, và ký sinh) 
 - Các sinh vật gây hại như vi khuẩn Samolla, Colifoms, E.coli,... và vật 
ký sinh gây bệnh tiêu chảy cấp, giun sán, giun chui ống mật 
 - Nguyên nhân các sinh vật có ở trong rau 
 + Bón phân tươi, phân chuồng,...chưa qua xử lý 
 + Phân ủ chưa đạt yêu cầu có một số lượng lớn sinh vật gây bệnh 
 - Các thức lây nhiễm 
 + Do tiếp xúc với phân trực tiếp khi bón phân chuồng cho rau 
 + Nguồn sinh vật có ở trong đất 
4.2.4. Yêu cầu thực hành theo Viet GAP 
* Mua và tiếp nhận phân bón 
- Chỉ mua và nhận phân bón và chất bón bổ sung được cấp phép trong 
danh mục 
 25 
 Hình số 1.2.7: Trang thông tin danh mục phân bón và chất bổ sung được sử dụng 
- Mua phân hữu cơ đã qua xử lý 
- Phân tươi (mua/của nhà) phải trộn ủ với phương pháp thích hợp để giảm 
thiểu mầm bệnh 
* Bảo quản và xử lý 
Bảo quản phân hóa học: nơi thích hợp tránh lây nhiễm cho sản phẩm, 
nguồn nước,... nên có kho bảo quản 
Phân hữu cơ cần được bảo quản và vận chuyển cẩn thận tránh nguy cơ 
lây nhiễm cho sản phẩm. 
 Hình số 1.2.8: Bảo quản phân hữu cơ 
* Hướng dẫn ủ phân 
Hướng dẫn quy trình ủ phân động vật, rác thải hữu cơ tại trang trại 
 26 
- Lựa chọn phương pháp thích hợp: (đảo, độ ẩm, nhiệt độ,) đảm bảo 
giảm thiểu mầm bệnh có trong phân, rác thải. 
- Nơi ủ phân cách xa nơi sản xuất, không gây ô nhiễm lên sản phẩm, 
nguồn nước, (30-60 m xa các nguồn nước). 
Nơi ủ phân và cách ủ đảm bảo hạn chế hoặc không gây nên mùi khó chịu 
cho trang trại hoặc dân cư xung quanh. 
Nơi ủ phân phải có vách ngăn vật lý, mái che đảm bảo không gây phát 
tán phân ra ngoài trong điều kiện thời tiết xấu (mưa, gió). 
Dụng cụ, con người tiếp xúc với phân phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi 
ra khu vực sản xuất 
* Sử dụng phân 
- Chỉ sử dụng phân bón và chất bón bổ sung khi cần thiết và theo yêu cầu 
về dinh dưỡng cây trồng. 
- Nếu có thể, nên trộn phân bón và chất bón bổ sung với đất ngay sau khi 
bón. 
- Không bón phân lên phần ngọn của cây rau. 
 - Rau có thời gian sinh trưởng nhỏ hơn 60 ngày, cần sử dụng phân hữu cơ 
trước khi gieo hạt/trồng cây và trộn phân với đất. 
- Đối với rau có thời gian sinh trưởng lớn hơn 60 ngày, có thể bón phân 
sau trồng và bón rạch hàng 
- Dừng bón đạm 20 ngày đối với rau ăn lá 
- Dừng bón đạm 15 ngày đối với rau ăn củ 
- Dụng cụ bón phân, cần điều chỉnh, bảo dưỡng và vệ sinh. 
- Không nên bón phân hữu cơ hoặc phân ủ trong những ngày có gió to. 
- Sau khi bón hoặc xử lý phân hữu cơ cần vệ sinh sạch sẽ giày ủng, quần 
áo và chân tay trước khi sang những ruộng khác làm việc. 
4.2.5. Mẫu ghi chép 
* Mẫu ghi chép về việc sử dụng phân bón 
 Cần ghi đầy đủ thông tin sau: 
 + Ngày 
 + Cây trồng 
 + Lô 
 + Diện tích 
 + Loại phân (phân bón) 
 + Số lượng 
 27 
 + Phương pháp bón 
 - Ví dụ: Mẫu ghi chép theo dõi phân bón cây dưa chuột 
Ngày 
Cây 
trồng 
Lô 
Diện 
tích 
Loại 
phân 
Số 
lượng 
Phương 
pháp 
bón 
Lưu ý 
29/9/10 Dưa 
chuột 
A3 400 Đạm 2.5 kg Bón 
thúc 
Bón lên 
lá gây 
cháy lá 
* Mẫu ghi chép về mua phân bón và chất bổ sung 
 - Cần ghi đầy đủ các thông tin sau 
 + Ngày, tháng, năm 
 + Tên phân bón 
 + Số lượng 
 + Đơn giá 
 + Địa chỉ bán hàng 
 - Mẫu ghi chép 
Ngày, tháng, 
năm 
Tên phân 
bón 
Số 
lượng 
( Kg/lít) 
Đơn giá 
( đồng/kg, 
lít) 
Tên người, cửa 
hàng/ đại lý bán và 
địa chỉ 
* Mẫu ghi chép về việc xử lý phân hữu cơ 
 - Cần ghi đầy đủ các thông tin sau: 
 + Ngày, tháng, năm 
 + Nguồn giống hữu cơ 
 + Số lượng 
 + Phương pháp xử lý 
 + Thời gian được sử dụng 
 - Bảng mẫu như sau: 
 28 
Ngày, 
tháng, 
năm xử 
lý 
Nguồn giống 
hữu cơ 
Số lượng 
( kg) 
Phương pháp 
xử lý 
Thời gian 
được sử 
dụng 
Tên người 
thực hiện 
4.3. Phân tích và nhận diện mối nguy từ hóa chất bảo vệ thực vật 
4.3.1. Hóa chất bảo vệ thực vật 
 - Đó là các loại thuốc trừ cỏ, trừ sâu, trừ bệnh.. tồn tại trên cây rau khi 
con người sử dụng sẽ gây bệnh ung thư phổi, ung thư cổ chướng, gan....... 
 - Nguyên nhân thuốc bảo vệ thực vật có ở trên cây rau: 
+ Sử dụng thuốc cấm cho rau: Padan, Monito, Wofatox, Kinalux,.. 
+ Không đảm bảo thời gian cách lý của thuốc 
Hình số 1.2.9: Thời gian cách lý của một số thuốc hóa học 
+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều lần/ một vụ 
+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định (hỗn hợp nhiều 
loại, tăng hỗn hợp khuyến cáo) 
+ Công cụ phun, rải kém chất lượng (rò rỉ, định lượng sai) 
+ Thuốc BVTV trôi dạt từ vùng liền kề 
20
14
14
14
7
7
5
3
3
7
0 5 10 15 20 25
Kinalux 25EC 
Forwathion 50EC 
Cyperan 25 EC
Polytr in P440 ND
Alphan 5 EC
Forvin 85 WP
Match 50 ND
Actara 25SC 
Vertimex1.8EC 
Bassan 50 EC
 29 
Hình 1.2.10: Vứt thuốc trừ sâu, bệnh ra ruộng 
+ Thuốc BVTV phun gần sản phẩm đã thu hoạch hoặc các vật liệu đóng 
gói; 
Hình số 1.2.11: Phun thuốc trừ sâu gần đến ngày thu hoạch 
+ Dư lượng thuốc BVTV tích luỹ trong đất từ các lần sử dụng trước; 
+ Thuốc BVTV bám dính trong dụng cụ chứa sản phẩm 
 - Cách thức thuốc bảo vệ gây ô nhiễm cho rau: 
+ Cây rau hấp thụ hoặc bám dính lên sản phẩm 
4.3.2. Các hóa chất khác 
- Nguyên nhân gây ô nhiễm cho rau: 
+ Sử dụng các loại hoá chất bảo quản không được phép hoặc sai quy 
định; 
+ Sử dụng hoá chất làm sạch, tẩy rửa không phù hợp để lại dư lượng 
trong dụng cụ, thùng chứa,. 
 30 
+ Nhiên liệu (xăng, dầu, sơn) trên thiết bị, dụng cụ thu hoạch, đóng 
gói, vận chuyển gây ô nhiễm trực tiếp lên sản phẩm và bao bì chứa sản phẩm. 
+ Đất, nước bị ô nhiễm hoá chất từ các khu công nghiệp, nhà máy hoá 
chất lân cận 
4.3.3. Yêu cầu thực hành theo Viet GAP 
* Mua và tiếp nhận thuốc bảo vệ thực vật 
 - Chỉ mua và nhận các loại thuốc BVTV có trong danh mục được phép sử 
dụng tại Việt nam. 
- Thuốc BVTV phải được cất, bảo quản tại kho (hoặc tủ chứa) đảm bảo 
an toàn 
Hình số 1.2.12: Cất thuốc bảo vệ thực vật đúng nơi quy định 
* Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 
 - Trước khi sử dụng, kiểm tra bình bơm bằng nước sạch. Nếu bị tắc hoặc 
có lỗi thì phải sửa chữa và khắc phục ngay; 
- Chỉ sử dụng loại thuốc BVTV đăng ký sử dụng đối với chủng loại rau cụ thể; 
- Sử dụng nước sạch để pha thuốc. 
- Chỉ pha đủ lượng nước thuốc cho diện tích rau cần phun; 
- Các vỏ thuốc BVTV dùng hết cần được xúc rửa 3 lần; 
- Mang đủ bảo hộ lao động khi pha, phun thuốc; 
 31 
Hình số 1.2.13: Dùng bảo hộ lao động khi phun thuốc 
- Không phun thuốc lúc nắng, gió to và khi trời sắp mưa; 
- Cần kiểm tra trên cây trồng để biết việc phun thuốc có đều và đến hết 
các bộ phận của cây không; 
- Phải đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc 
- Nên sử dụng thuốc luân phiên để hạn chế dịch hại kháng thuốc 
 Phun lần 1 Phun lần 2 Phun lần 3 Phun lần 4 
Hình số 1.2.14: Sử dụng luân phiên thuốc để trừ sâu, bệnh hại rau 
* Sau khi sử dụng thuốc 
- Rửa sạch, đảm bảo không còn thuốc trong bình phun; 
- Đặt biển cảnh báo tại các vùng vừa phun thuốc; 
- Rửa sạch tất cả các đồ dùng, dụng cụ phục vụ phun thuốc và đảm bảo 
không gây ô nhiễm nguồn nước; 
- Dụng cụ phun thuốc phải được bảo quản tại kho riêng 
- Giặt, rửa sạch các dụng cụ bảo hộ; 
- Kiểm tra số lượng bình đã phun thuốc có tương đương với lượng nước 
thuốc dự kiến không để điều chỉnh phương pháp phun hoặc dụng cụ phun. 
4.3.4. Bảng mẫu ghi chép và theo dõi 
 32 
* Mẫu ghi chép về việc mua hoá chất 
 Ghi đầy đủ các thông tin sau: 
 + Tên thuốc 
 + Nhà cung cấp 
 + Số lượng 
 + Ngày mua 
 + Ngày hết hạn 
 - Ví dụ: Ghi theo mẫu mua hóa chất 
Tên thuốc 
Nhà cung 
cấp 
Số 
lượng 
Ngày mua 
Ngày hết 
hạn 
Lưu ý 
Ridomil Syngenta 100g 20/7/10 15/5/12 
PSO SK99 Cty thuốc trừ 
sâu Sài Gòn 
250 ml 15/10/10 15/12/12 
* Mẫu ghi chép về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 
 Ghi đầy đủ các thông tin sau: 
 + Ngày + Loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) 
 + Cây trồng + Nồng độ 
 + Sâu bệnh hại + Lượng dùng 
 + Diện tích + Cách phun 
 Ví dụ: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây bí, dưa chuột 
Ngày 
Cây 
trồng 
Sâu 
bệnh 
hại 
Lô 
Diện 
tích 
(m2) 
Loại 
thuốc 
BVTV 
Nồng 
độ 
Lượng 
dùng 
Cách 
phun 
Người 
phun 
Lưu ý 
2/10 Bí 
xanh 
Phấn 
trắng 
A3 400 Ridomil 0,3% 30g 
ridomil 
Bình 
phun 
Lê 
Cầu 
Bệnh 
không 
giảm 
cần 
phun 
dưới 
mặt lá 
20/10 Dưa 
chuột 
Bọ 
phấn, 
sâu 
vẽ 
bùa 
A7 360 PSO 1% 360 ml 
PSO 
Bình 
phun 
Lê Tỳ Khi 
phun 
gặp 
mưa 
 33 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Các câu hỏi: 
Câu 1: Anh (chị) hãy nêu yêu cầu về nguồn nước tưới cho bầu, bí, dưa 
chuột? 
Câu 2: Anh (chị) hãy nêu các Tiêu chuẩn về nước tưới, phân bón và 
thuốc bảo vệ thực vật cho việc trồng bầu bí, dưa chuột theo tiêu chuẩn 
VietGAP. 
2. Bài thực hành: 
* Bài thực hành số 1.2.1: Chuẩn bị nguồn nước tưới cho cây dưa chuột 
- Mục tiêu: 
 Nêu được tiêu chuẩn nguồn nước để tưới cho cây dưa chuột; 
 Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để tiến hành tưới; 
 Lựa chọn nguồn nước tưới phù hợp. 
- Nguồn lực: Nguồn nước tưới đạt tiêu chuẩn, Bảng tiêu chuẩn nguồn nước 
tưới, dụng cụ máy móc và bảo hộ lao động. 
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) 
hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần 
các bước/nhóm bước công việc. 
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Tìm nguồn nước tưới, 
quyết định sử dụng nguồn nước tưới nào, chuẩn bị dụng cụ máy móc 
- Thời gian hoàn thành: 24 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Đánh giá 
nguồn nước tưới, lựa chọn được nguồn nước tưới cho cây dưa chuột. 
C. Ghi nhớ 
- Tiêu chuẩn nguồn nước tưới. 
- Các loại phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. 
- Tiêu chuẩn về nước tưới, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho việc 
trồng bầu bí, dưa chuột theo tiêu chuẩn VietGAP. 
 34 
BÀI 03: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU LÀM GIÀN 
Mã bài: MĐ 01-03 
Mục tiêu: 
 - Liệt kê được các loại nguyên liệu có thể làm giàn cho bầu, bí, dưa 
chuột; 
 - Lựa chọn nguyên liệu phù hợp cho từng loại cây trồng; 
 - Biết cách làm giàn cho bầu, bí, dưa chuột. 
A. Nội dung 
1. Tác dụng của việc làm giàn leo 
- Một cách tổng quát, việc làm giàn leo không chỉ đơn giản là để cho cây 
leo mà còn phải đảm bảo tạo ra một vùng tiểu khí hậu phù hợp với sự phát triển 
của cây. Như thế, việc làm giàn leo ngoài việc để cung cấp cho cây một lượng 
ánh sáng thích hợp còn giúp cho cây bầu có khả năng ra hoa, đậu quả tốt. Ngoài 
ra khi làm giàn leo cho cây bầu cũng cần phải quan tâm đến việc kiểm soát các 
yếu tố khác như là: Nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng. Làm giàn che đúng sẽ 
giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí để kiểm soát các yếu tố liên quan này. 
Làm giàn cho một số loại cây trồng như bầu, bí, dưa chuột Trong vụ 
mưa bà con cần làm giàn kiên cố hơn so với mùa nắng nhằm giúp cho cây phát 
triển tốt hơn, quang hợp tốt hơn, thu hoạch được dài hơn, năng suất cao hơn, 
chống đổ và hạn chế được sự gây hại của sâu bệnh. Tùy theo từng loại cây trồng 
và điều kiện kinh tế mà làm giàn cao, thấp hoặc bằng các loại vật liệu khác nhau 
như tre, gỗ, lưới nilon cho phù hợp. 
2. Lựa chọn nguyên liệu làm giàn bầu 
- Có thể dùng dây thép căng 
thành giàn bầu. 
- Làm có chiều cao từ 1 – 2m, 
căng dây thép theo kiểu hình ô 
vuông. 
Hình số 1.3.1: Dùng dây thép làm giàn bầu 
 35 
- Dùng các loại thanh tre, gỗ 
để làm giàn bầu. 
- Dùng các cây tre lớn làm 
khung chính, các cây tre nhỏ 
làm thanh leo cho cây bầu. Cố 
định các thanh này với nhau 
bằng dây thép. 
- Chiều cao của giàn leo từ 1 
– 2,5 m. 
 Hình số 1.3.2: Giàn bầu làm bằng thanh tre, gỗ 
3. Lựa chọn nguyên liệu làm giàn bí 
- Dùng thanh tre lớn để làm 
giàn bí theo hình bán nguyệt. 
- Uốn cong các cây tre lớn 
theo hình bán nguyệt. Hai đầu 
được cắm chắc trên chính 
giữa luồng. Các cây che nhỏ 
được cố định với thanh tre 
hình bán nguyệt, giúp cho 
giàn được vững chắc hơn và 
tạo điều kiện cho cây bí leo 
lên giàn được thuận lợi hơn. 
- Chiều cao của giàn leo từ 1 
– 2,5 m. 
Hình số 1.3.3: Làm giàn bí bằng các thanh tre 
 36 
- Có thể dùng các loại 
cây nhỏ để làm giàn bí 
theo kiểu hình chữ A. 
- Chiều cao của giàn 
leo từ 1 – 2 m tính từ 
đỉnh chữ A. 
Hình số 1.3.4: Làm giàn bí theo kiểu chữ A 
4. Lựa chọn nguyên liệu làm giàn dưa chuột 
- Đối với dưa chuột trồng giàn, khi cây bắt đầu có tua cuốn (20 NSKG) 
thì làm giàn kiểu chữ X, cao khoảng 2 m. Giàn bằng chà gai tốt hơn tre sậy vì 
chà gai có nhiều nhánh ngang, dưa dễ bám khi bò và sử dụng được 2 - 3 vụ, cần 
40.000 - 50.000 cây chà/ha . Giàn cũng có thể làm cố định bằng cọc tre và dây 
kẽm để sử dụng được 3 - 5 năm. Hiện nay, việc sử dụng lưới ni long để làm 
giàn cho dưa chuột cũng được phổ biến trong sản xuất vì giảm bớt được số 
lượng cây giàn, giảm chi phí, thao tác nhanh gọn và dùng được nhiều mùa. 
2.1. Các loại nguyên liệu làm giàn 
 - Dùng các loại cây tre nhỏ (chà, dèo) 
Hình số 1.3.5: Cây tre loại nhỏ để làm giàn dưa chuột 
 - Dùng lưới nylon để làm giàn 
 37 
Hình sô 1.3.6: Dùng lưới nylon để làm giàn 
- Dùng các cây tre nhỏ để làm 
giàn leo cho cây dưa chuột theo 
kiểu chữ A hoặc giàn theo kiểu 
chữ X. 
- Cắm một đầu cây nghiêng 450 
xuống mép luống, bên cạnh cây 
dưa và cách mép luống khoảng 
10 cm. Cắm cây thứ 2 theo chiều 
ngược lại làm sao cho 2 cây tre 
tạo thành hình chữ X. 
- Cho một cây tre ngang trên 
giao điểm của chữ X, sau đó cố 
định chúng lại với nhau bằng dây 
buộc. 
Hình số 1.3.7: Giàn leo cho cây dưa chuột 
theo kiểu chữ X 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Các câu hỏi: 
Câu 1: Anh (chị) hãy liệt kê các loại nguyên liệu có thể làm giàn cho bầu, 
bí, dưa chuột? 
Câu 2: Anh (chị) hãy nêu tác dụng của việc làm giàn cho bầu bí, dưa 
chuột? 
2. Bài thực hành: 
* Bài thực hành số 1.2.1: Làm giàn leo cho cây dưa chuột. 
- Mục tiêu: 
 38 
 Nêu được các loại nguyên liệu làm giàn leo cho cây dưa chuột; 
 Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để tiến hành làm giàn leo; 
- Nguồn lực: Vườn dưa chuột, dây buộc, tre, nứa làm giàn leo, dụng cụ 
máy móc và bảo hộ lao động. 
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) 
hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần 
các bước/nhóm bước công việc. 
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị đầy đủ 
nguyên vật liệu, thực hiện làm giàn leo cho 5 luống dưa chuột 
- Thời gian hoàn thành: 17 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: làm giàn 
leo cho 5 luống dưa chuột đạt yêu cầu kỹ thuật. 
C. Ghi nhớ 
- Các loại nguyên liệu để làm giàn leo. 
- Các loại giàn leo cho bầu , bí, dưa chuột. 
 39 
 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 
I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: 
- Vị trí: Mô đun 01: Chuẩn bị đất trồng được bố trí học trước các mô đun 
khác trong chương trình sơ cấp của nghề trồng bầu, bí, dưa chuột. Việc giảng dạy 
mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các mô đun tiếp theo của 
chương trình. 
 - Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành 
nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các vườn cây, cơ 
sở sản xuất của nghề. 
II. Mục tiêu: 
 - Kiến thức: 
+ Hiểu được các loại đất phù hợp với từng loại cây bầu, bí, dưa chuột 
+ Hiểu được tác dụng của việc làm giàn cho bầu, bí, dưa chuột; 
+ Biết được tiêu chuẩn về đất, nước, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 
trong sản xuất bầu, bí, dưa chuột theo tiêu chuẩn VietGAP. 
- Kỹ năng: 
+ Lựa chọn được đất trồng phù hợp với yêu cầu của từng loại cây bầu, bí, 
dưa chuột; 
+ Thực hiện làm đất theo đúng yêu cầu kỹ thuật. 
+ Sử dụng thành thạo và bảo trì được các dụng cụ, trang thiết bị, máy 
móc làm đất trồng bầu, bí, dưa chuột đảm bảo chất lượng và hiệu quả. 
- Thái độ: 
 + Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao 
động và bảo vệ môi trường 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ01-
01 
Chuẩn bị đất 
trồng 
Tích 
hợp 
Lớp + 
vườn 
sản xuất 
30 5 25 
MĐ01-
02 
Chuẩn bị nguồn 
nước tưới, phân 
bón và thuốc 
bảo vệ thực vật 
Tích 
hợp 
Lớp + 
vườn 
sản xuất 
35 5 26 4 
MĐ01- Chuẩn bị Tích Lớp + 25 6 19 
 40 
03 nguyên liệu làm 
giàn 
hợp vườn 
sản xuất 
 Kiểm tra hết mô đun 4 4 
 Cộng 94 16 70 8 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành (hoặc lý 
thuyết nếu là bài cung cấp kiến thức). 
IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 
5.1. Đánh giá Bài tập/thực hành 1.1.1: Làm đất và lên luống trồng cây dưa 
chuột. 
- Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
(1 -2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên) 
- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được 
chọn 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho 
cả lớp học. 
 Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ - Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ 
Tiêu chí 2: Làm đất - Đất làm nhỏ, tơi xốp 
Tiêu chí 2: Lên luống - Luống lên phải phẳng, đúng về chiều 
rộng. 
Tiêu chí đánh giá chung - Làm được 10 luống đúng theo yêu cầu 
kỹ thuật. 
5.2. Đánh giá Bài tập/thực hành 1.2.1: Chuẩn bị nguồn nước tưới cho 
cây dưa chuột. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ - Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ. 
Tiêu chí 2: Lựa chọn nguồn nước 
tưới 
- Nguồn nước tưới được lựa chọn chính 
xác. 
Tiêu chí đánh giá chung: Khả năng 
phối hợp của các thành viên trong 
nhóm 
- Phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên 
trong nhóm thông qua sự phân công công 
việc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ. 
5.3. Đánh giá Bài tập/thực hành 1.3.1: Làm giàn leo cho cây dưa chuột. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ - Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ. 
 41 
Tiêu chí 2: Lựa chọn vật liệu làm 
giàn leo 
- Lựa chọn chính xác vật liệu làm giàn. 
Tiêu chí 3: làm giàn - Làm được 5 luống. 
Tiêu chí đánh giá chung: Khả năng 
phối hợp của các thành viên trong 
nhóm 
- Phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên 
trong nhóm thông qua sự phân công công 
việc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ. 
VI. Tài liệu tham khảo 
[1]. Nhóm tác giả PGS. TS. Trần Khắc Thi, TS. Tô Thị Thu Hà. Sổ tay 
hướng dẫn thực hành Viet GAP trên rau 
[2]. Trung tâm khuyến nông quốc gia. Kỹ thuật sản xuất rau an toàn. 
2010 Nhà Xuất bản Nông nghiệp. 
[3]. Bộ NN&PTNT (2008). Viet GAP - Quy trình thực hành nông nghiệp 
tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam ban hành theo quyết định số 379/QĐ-
BNN-KHCN ngày 28/01/2008. 
 42 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN 
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
1. Ông: Trần Văn Dư Chủ nhiệm 
2. Ông: Phùng Hữu Cần Phó chủ nhiệm 
3. Bà: Kiều Thị Thuyên Thư ký 
4. Ông : Trần Ngọc Hưng Ủy viên 
5. Ông: Trần Ngọc Trường Ủy viên 
6. Ông: Hoàng Văn Niên Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
1. Ông: Nghiêm Xuân Hội Chủ tịch 
2. Bà: Đào Hương Lan Thư ký 
3. Ông: Nguyễn Tiến Huyền Ủy viên 
4. Bà: Phạm Thị Bích Liễu Ủy viên 
5. Bà: Nguyễn Thị Huyền Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chuan_bi_dieu_kien_truoc_khi_trong_ma_so_md_01_tr.pdf
Ebook liên quan