Giáo trình Chuẩn bị lồng bè nuôi cá - Mã số MĐ 01: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (Cá chép, cá trắm cỏ)

Tóm tắt Giáo trình Chuẩn bị lồng bè nuôi cá - Mã số MĐ 01: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (Cá chép, cá trắm cỏ): ...t quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản - Người nhận kết quả đem giấy hẹn đến nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. - Công chức trả kết quả cho người nhận. Trường hợp mất giấy hẹn thì phải có giấy cam kết của cá nhân hoặc tổ chức nộp hồ sơ. 4.2. Cách thức thực... 1.1.3. Khảo sát độ sâu đoạn sông Xác định độ sâu bằng cách dùng dây chia vạch 0,5-1m có buộc vật nặng thả theo phương thẳng đứng. Xác định độ sâu tối thiểu khi triều xuống thấp nhất và không có dòng chảy. Độ sâu mực nước lúc thấp nhất tại vị trí đặt bè phải cao hơn chiều cao ngập ...u PVC Dài 4m, Ф 220mm 150kg Dài 4m, Ф 168mm 85kg Dài 4m, Ф 114mm 40kg Phao nhựa dạng mô đun 507 x 507 x 430 mm 125kg hoặc theo quy cách SX Phao mốp xốp 1 x 0,5 x 0,6m 300kg Khối xốp được bao bên ngoài bằng bạt và cố định vào khung lồng bằng dây cước. Hình 1.4.43: Phao xốp 74 ...

pdf103 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị lồng bè nuôi cá - Mã số MĐ 01: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (Cá chép, cá trắm cỏ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn 
vào miếng ván đã bị hỏng. 
Hình 1.6.3: Kiểm tra, sửa chữa bè nuôi bị 
hư 
* Khung lồng bằng gổ 
Kiểm tra khung gỗ, ván, bu 
lông, đinh ốc, những trường hợp bị 
rỉ sét cần thay thế bằng bulong, 
đinh ốc mới. 
Hình 1.6.4: Ván gổ bị gãy, mục 
 86 
* Khung lồng bằng kim loại 
Sau thu hoạch, đưa lồng nuôi 
lên bờ để kiểm tra toàn bộ xung 
quanh lồng nuôi, sửa chữa những 
chỗ bị hỏng cho chắc chắn lại. 
Sửa chữa xong dùng sơn để 
sơn lại khung lồng. 
Hình 1.6.5: Sửa chữa lại lồng sau khi 
nuôi 
1.2.2. Kiểm tra và sửa chữa 
lưới 
- Bước 1: Tháo lồng lưới, giặt 
lưới. 
Hình 1.6.6: Giặt lưới 
- Bước 2: Phơi lưới khô, loại 
bỏ các vật bám còn sót lại như: rong, 
tảo còn bám trên lưới. 
Hình 1.6.7: Phơi khô và vệ sinh lưới 
 87 
- Bước 3: Sửa chữa chỗ lưới 
bị hư hỏng. Kiểm tra toàn bộ diện 
tích lưới của lồng nuôi. Lưới bị rách 
phải vá lại chắc chắn. 
Hình 1.6.8: Vá lưới của lồng nuôi 
1.2.3. Kiểm tra và sửa chữa 
phao 
- Loại bỏ các sinh vật bám 
trên phao. 
- Kiểm tra thay thế hoặc buộc 
lại dây cột phao. 
Hình 1.6.9: Loại bỏ các sinh vật bám trên 
phao 
1.2.4. Kiểm tra và sửa chữa 
dây neo 
Kiểm tra các mối buộc của 
dây neo và buộc lại những mối buộc 
của dây neo bị lỏng, dây hỏng hoặc 
bị yếu phải thay thế bằng dây neo 
mới. 
Hình 1.6.10: Kiểm tra và buộc lại dây 
neo 
 88 
2. Vệ sinh lồng bè 
2.1. Vệ sinh khung lồng 
Cọ rửa sạch khung và khử 
trùng khung bằng Chlorua canxi, 
pha nồng độ 5% (pha 1kg Chlorua 
canxi với 20 lít nước được nồng 
độ 5%) quét đều toàn bộ lồng 
nuôi. 
Sau khi phun xong, phơi 
khô lồng nuôi từ 1 - 2 ngày, rửa 
sạch lồng trước khi nuôi cá. 
Hình 1.6.11: Chất khử trùng Clorua 
canxi 
2.2. Vệ sinh các mặt lồng 
(lưới) 
Dùng dung dịch chlorine để 
ngâm lưới trước khi sử dụng. 
Pha chlorine nồng độ 
100ppm, cho lưới vào dung dịch 
này, ngâm khoảng 30 phút để khử 
trùng lưới. 
Hình 1.6.12. Chất khử trùng lưới 
chlorine 
* Cách Pha chlorine: 
Ví dụ: Tính lượng chlorine cần hòa tan với 50 lít nước để có dung dịch 
nước chlorine nồng độ 100ppm để sát trùng lưới 
Bước 1: Cho 50 lít nước sạch vào vật chứa: Thau, chậu 
Bước 2: Tính và cân lượng chlorine cần dùng: 
- Đổi 100ppm = 100mg/l nghĩa là mỗi lít nước hòa tan với 100mg 
chlorine 
- Vậy: 50 lít nước cần 100mg/l x 50 lít = 5000mg = 5g chlorine 
Bước 3: Cho từ từ chlorine vào vật chứa nước. 
Bước 4: Dùng que khuấy cho chlorine tan đều trong nước 
 89 
Sau khi ngâm, vớt lưới, xả 
lại bằng nước sạch và phơi khô 
lưới trước khi sử dụng. 
Hình 1.6.13: Lưới đã được phơi khô sau khử trùng 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Câu hỏi thảo luận: Anh (chị) hãy trình bày cách vệ sinh lồng bè. 
2. Bài tập thực hành 
2.1. Bài tập thực hành 1: Sát trùng lồng lưới bằng chlorine 
2.2. Bài tập thực hành 2: Vá 3 điểm bị rách của lồng nuôi cá, mỗi điểm 
rộng 0,3 m2. 
C. Ghi nhớ 
Lồng nuôi phải được kiểm tra đảm bảo tiêu chuẩn trước khi thả cá giống. 
 90 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 
- Vị trí: Mô đun “chuẩn bị bè lồng nuôi cá” là mô đun chuyên môn trong 
chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt; được 
giảng dạy đầu tiên trong chương trình đào tạo. 
- Tính chất: Chuẩn bị bè lồng nuôi cá là mô đun tích hợp giữa kiến thức 
và kỹ năng thực hiện lập kế hoạch sản xuất, thực hiện an toàn lao động, chọn địa 
điểm đặt lồng bè, làm lồng bè nuôi mới, di chuyển, cố định lồng bè và vệ sinh 
lồng bè nuôi cũ. Mô đun được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương 
nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng bè có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết. 
II. Mục tiêu: 
- Kiến thức: 
+ Trình bày được các bước lập kế hoạch nuôi cá lồng; 
+ Nêu được các yêu cầu địa điểm đặt lồng nuôi cá; 
+ Nêu được yêu cầu vật liệu làm lồng; 
+ Trình bày được cách lắp ráp, di chuyển và cố định lồng. 
- Kỹ năng: 
+ Lập được kế hoạch nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng bè; 
+ Chọn được địa điểm đặt lồng bè; 
+ Tính toán, chọn được vật liệu làm lồng bè phù hợp; 
+ Tổ chức lắp ráp, di chuyển và cố định lồng đảm bảo yêu cầu, an toàn; 
+ Tu sửa, vệ sinh được lồng bè nuôi cá. 
- Thái độ: 
+ Tuân thủ quy trình kỹ thuật; 
+ Rèn tính cẩn thận; 
+ Đảm bảo an toàn lao động. 
III. Nội dung chính của mô đun 
Mã bài Tên bài 
Loại bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời lượng 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
M01-01 
Lập kế hoạch 
sản xuất 
Tích hợp Phòng học 
Cơ sở sản 
xuất 
8 4 4 
MĐ01-02 Thực hiện an Tích hợp Phòng học 8 4 4 
 91 
toàn lao động Cơ sở sản 
xuất 
MĐ01-03 Chọn địa điểm 
đặt lồng bè 
Tích hợp Phòng học 
Cơ sở sản 
xuất 
20 2 18 
MĐ01-04 Tổ chức làm 
lồng bè nuôi 
mới 
Tích hợp Phòng học 
Cơ sở sản 
xuất 
20 2 16 2 
MĐ01-05 Di chuyển và cố 
định lồng bè 
Tích hợp Phòng học 
Cơ sở sản 
xuất 
12 2 10 
MĐ01-06 Tu sửa, vệ sinh 
lồng bè cũ 
Tích hợp Phòng học 
Cơ sở sản 
xuất 
16 2 12 2 
Kiểm tra kết thúc mô đun Thực 
hành 
Phòng học 
Cơ sở thực 
hành 
4 4 
Tổng 88 16 64 8 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 
4.1. Bài tập thực hành 1.1.1: lên kế hoạch sản xuất 
- Nguồn lực: 
+ Các biểu mẫu kế hoạch sản xuất 
+ Bút, máy tính, giấy A4 
+ Đồng hồ bấm giờ: 1 chiếc 
- Cách thức tiến hành: 
+ Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 5 - 6 học viên, thực hành theo 
hướng dẫn của giáo viên; 
+ Mỗi nhóm nhận một bộ tài liệu gồm: giấy, bút, máy tính và kết quả sản 
xuất kinh doanh. 
- Nhiệm vụ của mỗi nhóm: 
+ Nhóm thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của 
nhóm mình; 
+ Trình bày kế hoạch sản xuất vào giấy A4; 
 92 
+ Trình bày kết quả thực hiện của nhóm trước giáo viên hướng dẫn và các 
nhóm khác. 
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/ 1 nhóm, hướng dẫn thực hiện 1 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
2 Thảo luận về kế hoạch sản xuất - Các bước lập kế hoạch sản xuất 
- Các kế hoạch cụ thể trong sản xuất: 
vật tư, dụng cụ, tài chính, tiêu thụ 
sản phẩm 
3 Ghi kết quả thảo luận Bảng kế hoạch sản xuất của nhóm 
viết trên giấy 
 4.2. Bài tập thực hành 1.2.1: cấp cứu người bị đuối nước 
- Nguồn lực: 
+ Học viên đóng vai nạn nhân 
+ Bạt, chiếu 
- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ mỗi nhóm 5 học viên 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập 
+ Bước 1: Đưa nạn nhân vào bờ 
+ Bước 2: Vệ sinh miệng nạn nhân 
+ Bước 3: Sơ cứu nạn nhân 
- Thời gian hoàn thành: 0,5 giờ/nhóm. 1 giờ chuẩn bị nguồn lực và hướng 
dẫn thực hiện 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ Người đóng vai nạn nhân 
Bạt, chiếu 
2 Đưa nạn nhân vào bờ Bơi, dùi nạn nhân 
Dùng các vật dụng chuyển nạn nhân 
vào bở 
3 Sơ cứu nạn nhân Xốc nước 
Vệ sinh miệng đúng cách 
Hà hơi, thổi ngạt cho nạn nhân đúng 
kỹ thuật 
4.3. Bài tập thực hành 1.3.1: Đo lưu tốc nước sông 
- Nguồn lực: 
+ Lưu tốc kế cơ hoặc điện tử 
 93 
+ Quả bóng nhựa 
+ Đồng hồ 
+Thuyền 
+ Áo phao 
+ Giấy bút, máy tính 
- Cách thức tiến hành: 
Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 5 - 6 học viên, thực hành theo hướng 
dẫn của giáo viên. 
Học viên đi ghe, xuồng ra sông, cách bờ 10-20m, dùng lưu tốc kế đo tốc 
độ dòng chảy của nước. 
Sau đó, cho quả bóng nhựa trôi trên sông một quãng đã biết độ dài, tính 
thời gian quả bóng trôi. 
Tính lưu tốc nước của 2 cách đo. So sánh kết quả 2 cách đo. 
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/ 1 nhóm, hướng dẫn thực hiện 1 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
2 Đo lưu tốc nước Lưu tốc nước được xác định chính 
xác 
Sự chênh lệch lưu tốc giữa hai 
phương pháp đo 
Ghi kết quả 
4.4. Bài thực hành 1.3.2: Chọn địa điểm đặt lồng bè nuôi cá 
- Nguồn lực: 
+ Các bộ thử nhanh pH, oxy hòa tan, độ kiềm, NH3 
+ Nhiệt kế 
+ Đĩa Secchi 
+ Lưu tốc kế cơ hoặc điện tử 
+ Dây thừng cột vật nặng hoặc sào 
+ Ghe, xuồng, 
+ Áo phao 
- Tổ chức thực hiện: 
Chia lớp thành các nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. 
 94 
Học viên đi ghe dọc sông, quan sát hình dáng, chiều rộng, đo độ sâu của 
đoạn sông và các chỉ tiêu pH, oxy hòa tan, độ kiềm, hàm lượng NH3, độ mặn, 
nhiệt độ, độ trong và lưu tốc nước sông. 
Khảo sát 2 đoạn sông, rạch trong khu vực. So sánh 2 đoạn sông (độ dài, 
chiều rộng, độ sâu, các vị trí bất lợi và các chỉ tiêu môi trường). 
Báo cáo kết luận 
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/nhóm, 2 giờ giáo viên hướng dẫn 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
2 Quan sát hình dạng đoạn sông Vẽ hình mô tả khái quát hình dạng 
đoạn sông 
3 Đo các chỉ tiêu môi trường Kết quả đo các chỉ tiêu: độ sâu của 
đoạn sông và các chỉ tiêu pH, oxy 
hòa tan, độ kiềm, hàm lượng NH3, 
độ mặn, nhiệt độ, độ trong và lưu tốc 
nước 
So sánh kết quả với lý thuyết 
4 Báo cáo Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra và 
kết luận 
4.5. Bài tập thực hành 1.4.1: Chọn vật liệu làm lồng bè 
- Nguồn lực: 
+ Bản vẽ lồng bè 
+ Các vật liệu làm lồng bè: Gỗ, tre, ống sắt, lưới, thùng phuy sắt hoặc 
nhựa, xốp. 
+ Thước dây: 20m 
+ Thước cây: 1m 
+ Thước kẹp kỹ thuật 
+ Cân 50kg 
- Tổ chức thực hiện: Chia nhóm 5 – 6 học viên. 
Học viên đo và cân các vật liệu làm lồng bè. 
Ghi chép các thông tin vật liệu. 
- Thời gian hoàn thành: 0,5 giờ/nhóm, giáo viên hướng dẫn 0,5 giờ 
- Phương pháp đánh giá: 
Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời 
gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo của học viên. 
 95 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
2 Kiểm tra các dạng vật liệu làm 
lồng bè 
Thông số kỹ thuật các dạng vật liệu 
làm lồng bè 
3 Báo cáo Ghi kết quả kiểm tra 
Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra 
và kết luận 
4.6. Bài tập thực hành 1.4.2. Tham quan cơ sở làm bè 
- Nguồn lực: Cơ sở làm lồng bè tại địa phương 
- Tổ chức thực hiện: 
Chia lớp thành 3 nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. 
Học viên đến các cơ sở đóng bè nuôi cá tại địa phương thực hiện: 
Tìm hiểu về quy trình đóng bè 
Quy cách bè, vật liệu đóng bè 
Báo cáo kết luận 
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/nhóm, giáo viên hướng dẫn 1 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị nguồn lực Cơ sở làm lồng bè nuôi cá tại địa 
phương hoặc gia đình đang đóng 
lồng bè nuôi cá 
2 Quy trình đóng lồng bè Trình tự các bước đóng lồng bè 
Các kết quả và lưu ý khi kiểm tra, tổ 
chức đóng lồng bè 
3 Tìm hiểu vật liệu đóng lồng bè Các loại vật liệu đóng lồng bè, thông 
số kỹ thuật 
Vật liệu được chọn phù hợp với yêu 
cầu 
4 Báo cáo Báo cáo tổng hợp kết quả tham quan 
4.7. Bài tập thực hành 1.5.1: Chọn neo, buộc dây neo và thả neo. 
- Nguồn lực 
Mỗi nhóm học viên gồm có: 
+ 01 neo: 50 kg 
+ 01 thuyền 
+ 01 dây buộc neo: Ø 32 – 35mm, dài 20-25m 
 96 
- Các bước thực hiện 
Chia lớp thành 5 nhóm và thực hiện các bước sau: 
+ Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ 
+ Bước 2. Chọn neo, dây neo đúng theo yêu cầu kỹ thuật. 
+ Bước 3. Buộc dây neo và neo. 
+ Bước 4. Thả neo 
+ Bước 5. Cố định dây neo vào lồng bè 
- Tiêu chuẩn thực hiện 
+ Thời gian giáo viên hướng dẫn 1 giờ, mỗi nhóm thực hành 1 giờ 
+ Cố định theo hướng dòng chảy, hướng gió; 
+ Lồng bè cố định, không di chuyển. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
2 Chọn neo, dây neo Thông số kỹ thuật của neo, dây neo 
Loại neo, dây neo phù hợp 
3 Buộc dây neo và neo Mối buộc chắn chắn 
4 Thả neo và cố định Neo được thả xuống sông, hồ đúng 
kỹ thuật 
Neo được buộc cố định vào lồng bè 
4.8. Bài tập thực hành 1.6.1: Sát trùng lồng lưới bằng chlorine 
- Nguồn lực: cho mỗi nhóm 
+ Lồng lưới: 2 lồng 
+ Xô, thùng, ca nhựa 1-2 cái/loại 
+ Khẩu trang, nón, mắt kính, găng tay 01 cái/loại/người 
+ Chlorine 5-10kg 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 - 6 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
Các nhóm thực hiện bài tập pha chlorine nồng độ 20ppm và sát trùng lưới 
bằng chlorine. 
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ /nhóm 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
 97 
2 Tính lượng chlorine Đúng lượng chlorine cần dùng 
Chlorine hòa tan triệt để vào nước 
3 Sát trùng lưới bằng chlorine Lưới được ngâm toàn bộ trong nước 
chlorine 
Lưới được ngâm đúng thời gian quy 
định 
Đảm bảo an toàn lao động 
4.9. Bài tập thực hành 1.6.2: Vá 3 điểm bị rách của lồng nuôi cá, mỗi 
điểm rộng 0,3 m2. 
- Nguồn lực cần thiết: 
Lưới bị rách 3 điểm, mỗi điểm 0,3 m2 
Kim và chỉ vá lưới: Đủ dùng cho bài thực hành 
- Cách tổ chức thực hiện: 
+ Giáo viên nêu mục tiêu bài thực hành, nội dung công việc thực hành. 
+ Chia lớp thành 7 nhóm, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo 
viên quản lý, giám sát nhóm. 
+ Giao kim chỉ và lưới cho từng nhóm. Mỗi nhóm nhận đủ chỉ, kim và 
lưới. 
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc. Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và 
giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác. 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 120 phút 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
2 Vá lưới Kín chỗ lưới rách 
Chỗ vá phẳng, không bị nhăn túm 
Đủ số mắt lưới theo quy định 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
- Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực 
hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm, cá nhân điển hình làm chưa tốt; biểu dương 
nhóm, cá thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được 
chọn 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và 
cho cả lớp học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
 98 
5.1. Bài tập thực hành: Lên kế hoạch sản xuất 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Tiêu chí 1: Thực hiện các bước lên kế 
hoạch 
- Nêu các đúng trình tự các bước 
lên kế hoạch sản xuất 
- Tiêu chí 2: Lên 1 kế hoạch sản xuất - Làm hoàn chỉnh 1 bản kế hoạch 
sản xuất 
5.2. Bài tập thực hành: Cấp cứu người bị đuối nước 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Đưa nạn nhân vào bờ Nêu được các cách đưa nạn nhân 
vào bờ, thực hiện đưa nạn nhân 
vào bờ phù hợp với tình huống 
Tiêu chí 2: Vệ sinh miệng nạn nhân Thực hiện nhanh, gọn 
Tiêu chí 3: Sơ cứu nạn nhân Nêu được các phương pháp sơ cứu 
nạn nhân, thực hiện 1 trong những 
phương pháp sơ cứu đúng kỹ thuật 
5.3. Bài tập thực hành: Đo lưu tốc nước sông 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị máy đo Khởi động được máy 
Tiêu chí 2: Đưa máy vào vị trí đo Máy đo đặt đúng độ sâu quy định 
Tiêu chí 3: Đọc và tính kết quả Đọc và tính được kết quả 
5.4. Bài tập thực hành: Chọn địa điểm đặt bè nuôi cá 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ thiết bị Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và 
dụng cụ 
Tiêu chí 2: Đo các chỉ tiêu môi trường 
nước. 
Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học. 
Tiêu chí 3: So sánh các điều kiện môi 
trường tại các điểm đo khác nhau 
So sánh được các điều kiện môi 
trường tại các điểm đo khác nhau 
5.5. Bài tập thực hành: Chọn vật liệu làm lồng bè 
 99 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ thiết bị Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và 
dụng cụ 
Tiêu chí 2: Kiểm tra các dạng vật liệu 
làm lồng bè 
Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học. 
5.6. Bài tập thực hành: Tham quan cơ sở làm bè 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Quy trình đóng bè tại cơ sở 
làm bè 
Kiểm tra báo cáo 
Tiêu chí 2: Quy cách các vật liệu làm bè 
tại cơ sở 
Kiểm tra báo cáo 
5.7. Bài tập thực hành: Chọn neo, buộc dây neo và thả neo 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ 
Tiêu chí 2: Chọn neo và buộc dây neo Buộc dây vào neo chắc chắn hay 
không 
Tiêu chí 3: Thả neo Thả neo đúng vào vị trị định sẵn 
5.8. Bài tập thực hành: Sát trùng lồng lưới bằng chlorine 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Tính và hòa tan chlorine Quan sát học viên tính, thực hiện 
hòa tan chlorine và đánh giá 
Tiêu chí 2: Sát trùng nước trong ao bằng 
chlorine theo hướng dẫn 
Quan sát học viên thực hiện và 
đánh giá. 
Tiêu chí đánh giá chung: 
Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng 
thời gian 
Quan sát sự phối hợp hoạt động 
của nhóm khi thực hiện bài tập và 
thời gian hoàn thành bài tập. 
5.9. Bài tập thực hành: Vá 3 điểm bị rách của lồng nuôi cá, mỗi điểm rộng 
0,3 m
2
. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Tổ chức thực hiện Giáo viên nhận xét và ghi điểm 
 100 
- Nhóm phân công các công việc cho 
thành viên trong nhóm 
- Các thành viên trong nhóm thực hiện 
chuẩn bị dụng cụ để vá lưới. 
cho các học viên trong nhóm 
Tiêu chí 2: Vá hết diện tích lưới bị rách So với đáp án, nhận xét, đánh giá 
và ghi điểm 
Tiêu chí 3: Chỗ lưới vá đẹp, phẳng, 
không bị nhăn, túm. 
Giáo viên nhận xét, đánh giá và 
ghi điểm các học viên trong nhóm 
Đánh giá chung 
- Sự điều hành, phân công và sự phối 
hợp của các thành viên trong nhóm. 
- Quá trình thực hiện các bước công việc 
của bài thực hành. 
- Sản phẩm của bài thực hành đúng đáp 
án và thực hiện đúng thời gian quy định. 
Giáo viên nhận xét, đánh giá và 
ghi điểm cho các học viên trong 
nhóm 
 101 
VI. Tài liệu tham khảo 
1. Nguyễn Thanh Bình, Đỗ Đăng Khoa, giáo trình Quản lý chất lượng 
nước trong nuôi trồng thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007 
2. Ngô Trọng Lư - Thái Bá Hồ, Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (tập 
II), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nôi, Năm 2003 
3. Lê Văn Thắng, Ngô Chí Phương, giáo trình Kỹ thuật nuôi cá nước 
ngọt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007 
4. Đoàn Quang Sửu, Kỹ thuật nuôi cá gia đình và cá lồng, Nhà xuất bản 
Văn hóa dân tộc Hà Nội, Năm 2000 
5. Nguyễn Thị Thuyết, giáo trình Công trình nuôi thủy sản, Nhà xuất bản 
Nông nghiệp, 2007 
6. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi 
thương phẩm một số đối tượng thuỷ sản nước ngọt, nhà xuất bản Nông 
Nghiệp, 2005 
7. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Sổ tay nuôi một số đối tượng thủy 
sản nước ngọt, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005. 
8. Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủ sản I, tuyển tập báo cáo khoa học, 
NXB nông nghiệp, 2007 
 102 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Ông Nguyễn Văn Việt Chủ tịch 
2. Bà Đào Thị Hương Lan Phó chủ tịch 
3. Ông Ngô Thế Anh Thư ký 
4. Bà Nguyễn Thanh Hoa Ủy viên 
5. Ông Ngô Chí Phương Ủy viên 
6. Ông Lê Tiến Dũng Ủy viên 
7. Ông Trần Văn Tín Ủy viên 
8. Ông Nguyễn Tiến Thịnh Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 (Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết Chủ tịch 
2. Bà Trần Thị Anh Thư Thư ký 
3. Ông Nguyễn Văn Tiến Ủy viên 
4. Bà Nguyễn Kim Nhi Ủy viên 
5. Ông Hà Thanh Tùng Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chuan_bi_long_be_nuoi_ca_ma_so_md_01_nuoi_ca_long.pdf