Giáo trình Cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến - Trần Văn Khẩn

Tóm tắt Giáo trình Cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến - Trần Văn Khẩn: ...i băng VHF là -90 dB tại ±30 kHz và -105 dB tại ±1MHz. d. Đặc tuyến õm tần: là đặc tuyến tần số đối với õm tần từ 300 ữ 3000 Hz. Tiền nhấn được sử dụng để tăng cỏc thành phần tần số cao của õm tần so với cỏc tần số thấp. Tiền nhấn thường là 6dB /octave, cú nghĩa là nhõn đụi tần số õm tần ...ớc của mỏy thu phỏt). Điều này đạt được nhờ tớch luỹ kinh nghiệm sản xuất (hệ số nhiệt độ tần số đạt được trong dải tần rộng - 250 Hz/độ). Phối hợp an ten KĐCT Trộn 1 Lọc thạch anh KĐTG Hạn biên TSTS KĐÂT KĐ micro Lọc thạch anh KĐTGPTKDĐNS Trộn 2 KĐTG TS pha DĐ gốc (thạch anh)... phõn số. Cụ thể N gồm một số nguyờn cộng với một phõn số 0 AQN N P = + , (N0, A, Q, P đều là cỏc số nguyờn) Khi đú 0 0. .ra AQf N P f P ⎛ ⎞= +⎜ ⎟⎝ ⎠ fra = (PN0 + AQ)f0 (4.21) Về mặt lý thuyết, biểu thức (4.21) hoàn toàn cú thể thực hiện được, nhưng thực tế thực hiện nú rất khú....

pdf208 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến - Trần Văn Khẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ dài bất kì. Mặc dù 
tốc độ truyền khá thấp, các thông báo nghiệp vụ vẫn có thể truyền đi khi không 
có loại truyền dẫn nào khác có thể nếu chất lượng kênh rất tồi. 
6.3 HỆ THỐNG TRUNG KẾ VÔ TUYẾN (Radio Trunking) 
6.3.1 Đặt vấn đề 
 Trong lĩnh vực thông tin di động thì dải tần là nguồn tài nguyên có giá trị 
nhất. Khi các tần số ngày càng trở nên dày đặc khắp nơi, những nhà sản xuất tiếp 
tục tìm kiếm các cách sử dụng các dải tần có hiệu quả hơn. 
 Trong những năm gần đây, một trong những phương pháp có hiệu quả phổ 
biến và thành công nhất là hệ thống trung kế vô tuyến. Trong khi các hệ thống 
trung kế di tần từ 800 đến 900 MHz đã khá phát triển thì các hệ thống dùng các 
kênh VHF và UHF thông thường chỉ vừa mới được giới thiệu và cũng đã có 
thành công nhanh chóng. 
 Việc đưa vào các đài vô tuyến tổng hợp tần số đa tần (DTMF) ở cuối 
những năm 70 cho phép có thể áp dụng khái niệm trung kế với các ứng dụng vô 
tuyến di động. Thay vì có một truy nhập vô tuyến đơn vào một kênh đơn, thì hệ 
thống trung kế cho phép đài vô tuyến tìm kiếm hoặc quét một kênh rỗi trong các 
kênh đã chuẩn bị trước. Trung kế vì thế có nghĩa là tự động tìm kiếm một kênh 
rỗi trong một hay nhiều kênh có thể. Nếu kênh chính này bận thì đài vô tuyến tự 
động quét tới kênh có sẵn tiếp theo. Vì việc quét là rất nhanh và tự động nên 
người sử dụng không thể xử lý kịp. Do đó cần phải có sự kiểm soát trước khi 
phát, ngay cả khi việc quét được làm tự động. Cũng có thể xảy ra việc nghe trộm 
hoặc can thiệp từ những người sử dụng khác trên cùng một kênh, cả khi những 
nhân tố ngoài này không cùng ở trong một hệ thống trung kế. Tóm lại, ba yếu tố 
 199
chính của hệ thống trung kế là: chế độ quét kênh nhanh, tự động chọn kênh rỗi và 
tính riêng biệt (không bị nghe trộm). 
Hệ thống trung kế di động trên mặt đất cho tới hiện tại: 
Phần quan trọng nhất của hệ thống trung kế hiện tại được thiết kế cho hoạt 
động trong di tần từ 800 đến 900 MHz. Những đề xuất thiết kế chính là của 
Motorola, E.F Johnson và Ericsson/GE. Ngoài ra, hệ MPT - 1327 được Philips 
hỗ trợ lần đầu đã được sử dụng rộng rãi trên thị trường chấu Âu. Những hệ thống 
này giá rất cao, cả cho thiết bị di động và thiết bị trạm chủ ở vị trí chuyển tiếp 
(lặp lại). 
Mặc dù các hệ thống này cũng dùng cho các ứng dụng kết nối điện thoại, 
chúng chủ yếu được thiết kế cho các hoạt động nhanh trong từng nhóm. 
Cấu hình điển hình thường là 5 kênh, những hệ thống này đem lại hiệu 
quả và lợi ích của trung kế cho các ứng dụng vô tuyến di động. Thực tế, trung kế 
800 và 900 MHz đã phát triển vô tuyến di động thương mại nhanh chóng trong 
giai đoạn 10 năm qua, với sự cạnh tranh của lĩnh vực điện thoại tổ ong. Tuy 
nhiên tất cả các loại trung kế có hai trở ngại khi sử dụng ở các nước đang phát 
triển đó là giá thành của nó quá cao và không thể thích hợp với việc sử dụng tần 
số thấp hơn 800 MHz. 
Giới thiệu các kiểu hệ thống trung kế vô tuyến: 
 Một trong những yếu tố quan trọng trong việc chọn lựa hệ thống trung kế 
vô tuyến là vùng phủ sóng. Trong khi một bộ chuyển tiếp đơn chỉ có thể cung 
cấp đủ vùng phủ sóng cho một số bộ phận, nhưng một số các bộ phận khác lại 
cần có hệ thống phủ sóng vùng rộng lớn hơn. Trong các trường hợp này thì cần 
thiết phải có hệ thống phủ sóng vùng rộng. Nhiều nhà sản xuất đã đề ra nhiều 
giải pháp để có thể đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng khác nhau, một cách tổng 
quát có thể tham khảo hãng Motorola chia hệ thống trung kế vô tuyến thành 2 
nhóm chủ yếu sau: 
 - Các hệ thống trung kế vô tuyến đơn trạm. 
 - Các hệ thống trung kế vô tuyến với phủ sóng vùng rộng. 
6.3.2 Các hệ thống trung kế vô tuyến đơn trạm 
 a. Hệ thống trung kế Smartrunk 
1. Khái quát về hệ thống trung kế Smartrunk 
Các hãng của Mỹ đã bắt đầu giới thiệu một hệ thống trung kế vô tuyến 
 200 
mới được thiết kế đặc biệt với giá thành hợp lý. Sử dụng một hệ báo hiệu mang 
tên “Smartrunk”, hệ thống này sẽ hoạt động trên bất kỳ một dải tần nào và nó sẽ 
tương thích với nhiều máy thu di động và cầm tay phổ thông. Khác hẳn với các 
dạng trung kế vô tuyến đã mô tả ở trước, Smartrunk được thiết kế đặc biệt cho 
các ứng dụng kết nối điện thoại vô tuyến mặc dù nó đảm bảo cho các cuộc gọi 
giữa đài di động với đài di động cũng rất tốt. 
Ý tưởng về Smartrunk bắt nguồn từ Trung Quốc, nơi có hơn một triệu 
máy thu cầm tay giá thấp đang được dùng như máy thu cầm tay. Giống như 
nhiều nước đang phát triển, xây dựng mạng điện thoại dây ở Trung Quốc rất đắt 
và khó khăn. Để cung cấp các phương tiện truyền thông nhiều hơn nữa, các nhà 
kinh doanh và các cá nhân ở Trung Quốc đã thiết lập hệ thống từ 3 đến 5 kênh vô 
tuyến để kết nối giữa các trạm cơ sở và mạng lưới điện thoại công cộng. Tuy 
nhiên hệ thống này không có tính năng trung kế vô tuyến và rất cồng kềnh. Ví 
dụ, để tạo một cuộc gọi trên một hệ thống 4 kênh, người sử dụng đầu tiên phải 
nghe kênh số 1, nếu nó bận, anh ta phải chuyển mạch vô tuyến bằng tay sang 
kênh số 2 và như vậy đến kênh số 4 cho đến khi kênh nghe rõ được tìm thấy. Tất 
nhiên, trong khi làm như vậy, anh ta có thể dễ dàng nghe trộm trên các kênh khác 
hoặc truyền qua một cuộc gọi khác đang được thực hiện. Với bất cứ nơi nào từ 
25 đến 100 người sử dụng trên một kênh thì hệ thống này có thể trở thành rất hỗn 
loạn và không hiệu quả. 
2. Giải pháp trung kế Smartrunk 
Khi dùng các trạm cơ sở và máy di động cùng trang bị các module của 
Smartrunk thì các đài vô tuyến này sẽ tự động quét từ 2 đến 16 kênh trung kế để 
đóng và mở một kênh. 
Với Smartrunk, có thể giám sát hoặc can thiệp vào một cuộc gọi ngay 
trong khi đang tiến hành (gọi khẩn cấp). Người điều hành hệ thống có thể tăng số 
lượng kênh tải nhờ vào hiệu quả vốn có của trung kế. Khi người sử dụng muốn 
các chức năng riêng thì hệ trung kế có thể cung cấp cho họ. Về mặt này, 
Smartrunk như một hệ thống điện thoại tổ ong giá thành thấp do nó cung cấp 
được rất nhiều đặc tính cũng như tính dễ dùng của một hệ thống điện thoại tổ ong 
nhưng với một giá thấp hơn nhiều. 
3. Cấu hình hệ thống Smartrunk 
Hệ thống Smartrunk gồm 2 phần chính: một bộ điều khiển trạm cơ sở mà 
các giao diện có thể nối tới bất kỳ trạm cơ sở song công nào khác hoặc tới máy 
 201
khuếch đại lặp lại; một bảng logic cho máy di động được lắp đặt trên mỗi máy di 
động hoặc máy thu cầm tay. Bộ điều khiển trạm cơ sở phục vụ như một máy điện 
thoại kết nối với đầy đủ chức năng được thêm vào để điều khiển toàn bộ chức 
năng trung kế. Mỗi bộ phận điều khiển đòi hỏi một kênh trung kế. Bảng logic 
cho máy di động điều khiển quét các kênh vô tuyến, kiểm tra, chống ồn và các 
chức năng PTT (ấn phát) và cũng đưa ra toàn bộ các chức năng báo hiệu. Ở máy 
cầm tay thì bảng logic này thay thế các bộ điều chế và giải mã DTMF thông 
thường. 
Hệ thống Smartrunk đảm bảo từ 2 đến 16 kênh trung kế vô tuyến và có 
dung lượng tới 1100 thuê bao trong hệ thống. Ngoài ra do kết nối giữa các trạm 
cơ sở thì các kênh trung kế có thể đạt các giá trị khác nhau, những vị trí khác 
nhau trong một vùng rộng. 
Cấu hình thông dụng dùng cho liên lạc điện thoại thường gồm 4 kênh vô 
tuyến với mức tải là 25 đến 30 người trên một kênh. Các thuê bao trong vùng 30 
kilomet có thể không cần xâm nhâp vào mạng điện thoại công cộng mà có thể 
phục vụ tại chỗ khi dùng dịch vụ di động tới di động. 
Tx/Rx
Tx/Rx
GhÐp Rx
Bé ®iÒu khiÓn
Tx/Rx
Bé ®iÒu khiÓn
Bé ®iÒu khiÓn
Tæ hîp Tx
Tæng ®µi
DTMF Tel.
Pulse Tel.
M¸y di ®éng
M¸y cÇm tay
Tr¹m cè ®Þnh song c«ng
ghÐp Fax, Tel., M¸y tÝnh
Hình 6-6. Sơ đồ cấu trúc hệ thống Smartrunk điển hình 
 202 
 Hình 6-6 là các sơ đồ xây dựng cấu trúc hệ thống Smartrunk điển hình. 
Chúng chỉ ra rõ hơn cấu hình hệ thống. 
4. Khả năng ứng dụng 
Có 5 dạng cuộc gọi có thể được thực hiện qua hệ thống: từ di động tới cố 
định; từ cố định tới di động; từ di động tới di động; các cuộc gọi nhóm; các cuộc 
gọi điều hành/khẩn cấp (xem hình 6-7). 
Bé ®iÒu
khiÓn
Bé ®iÒu
khiÓn
Bé ®iÒu
khiÓn
Duplexer
M¸y thu
M¸y ph¸t
®−êng ®iÖn tho¹i
giao diÖn ©m tÇn
Kªnh v« tuyÕn #1
M¸y thu
M¸y ph¸t
giao diÖn ©m tÇn
Kªnh v« tuyÕn #2
Duplexer ®−êng ®iÖn tho¹i
M¸y thu
M¸y ph¸t
giao diÖn ©m tÇn
Kªnh v« tuyÕn #3
Duplexer ®−êng ®iÖn tho¹i
®iÖn tho¹i vµo di ®éng
di ®éng vµo ®iÖn tho¹i
di ®éng víi di ®éng
gäi nhãm / khÈn cÊp
Hình 6-7. Mô hình hệ thống 3 kênh trung kế vô tuyến và khả năng ứng dụng 
 b. Hệ thống trung kế Smartrunk II 
 Phần trên đã trình bày khái quát về hệ thống Smartrunk dùng điều chế mã 
DTMF. Kỹ thuật số được đưa vào áp dụng cho ra đời hệ thống Smartrunk II như 
được trình bày dưới đây. 
1. Mô tả chung 
 Qua thời gian ngắn kể từ khi giới thiệu vào năm 1992, Smartrunk II của 
Selectone trở thành tiêu chuẩn thế giới cho các hệ thống tổng đài vô tuyến với giá 
thành hạ. Smartrunk II là thế hệ sau cùng của Smartrunk, có nhiều đặc tính mới 
 203
ưu việt đối với người sử dụng và người điều khiển hệ thống. Khuôn dạng 
(format) đánh tín hiệu riêng của Smartrunk II đem lại tốc độ cao, dải phủ sóng 
rộng và độ bảo mật thông tin cao hơn. 
 Có thể lựa chọn chế độ làm việc gồm: tạo trung kế thoại vô tuyến, tạo 
trung kế phát nhanh và chế độ vô tuyến thông thường. Đối với người sử dụng, 
Smartrunk II cung cấp một dịch vụ kiểu cellular thực sự với các đặc tính như nhớ 
và phát quay số, quay số nhớ và quay lại số. Đồng thời hệ thống Smartrunk II 
cung cấp độ bảo mật cao để chống lại người dùng không được phép. Ngoài ra 
còn có thể lựa chọn một vài dạng làm việc linh hoạt hơn trong thiết kế hệ thống. 
Và hơn hết, Smartrunk II có khả năng tương thích với Smartrunk nguyên gốc. 
2. Các đặc điểm mới 
 Ngoài các đặc điểm đã có của Smartrunk, Smartrunk II có các đặc điểm 
ưu việt và mới sau đây: 
- Lựa chọn chế độ trung kế: thoại và gửi nhanh 
- Làm việc giống như điện thoại tổ ong thực sự trong chế độ trung kế thoại vô 
tuyến 
- Hoạt động “PTT” thực sự trong chế độ trung kế 
- Format báo hiệu số riêng cho phép bảo vệ tối đa việc ngăn cản người dùng 
không được phép, cự ly tăng đáng kể, tốc độ truyền số liệu nhanh hơn. 
- Tương thích trực tiếp với các dạng trung kế vô tuyến khác trong hệ cellular, 
PCS, CT2 và các dạng khác như Smartnet, LTR, MPT 
- Nhớ và phát tín hiệu quay số (giống như cellular) 
- Tự động quay số nhanh 10 kênh nhớ do người dùng lập trình 
- Quay lại số điện thoại sau cùng 
- Đa âm chuông để phân biệt loại cuộc gọi 
- Có tín hiệu báo kênh rỗi cho người dùng biết 
- Có 10 mức gọi ưu tiên 
- Bảo mật 5 số được lập trình 
- Nhiều chế độ hoạt động bình thường 
- Điều khiển vô tuyến từ xa để cắt những người sử dụng bất hợp pháp (hay 
không trả tiền) 
 204 
- Tự động nhận biết máy di động để giảm bớt thời gian lãng phí (Radio 
check) 
- Thời gian thâm nhập kênh nhanh hơn 
- Nhiều lựa chọn mới có thể lập trình được 
- Tương thích với các hệ hiện có 
- Có sẵn các bộ nâng cấp với giá thành thấp cho phân điều khiển Smartrunk 
hiện có 
3. Tóm tắt đặc tính kỹ thuật hệ Smartrunk II 
- Làm việc trong mọi dải tần: dải thấp VHF, UHF hoặc 800/900 MHz 
- Hoạt động hoàn toàn tự động: từ các điện thoại theo kiểu tone hay pulse 
- Gọi riêng biệt và an toàn: tới hơn 11000 thuê bao 
- Các thuê bao ưu tiên: điều hành / khẩn cấp 
Khả năng bổ sung của hệ Smartrunk II 
– Cơ sở dữ liệu thuê bao 
- Ghi giữ tới 1800 cuộc gọi trên một kênh 
- Nội dung ghi mỗi cuộc gọi gồm có: thuê bao, số quay số, thời gian gọi và 
loại cuộc gọi 
- Các file cấu hình có thể tạo lập hay gỡ bỏ 
– Các interface 
- 2 đường điện thoại / một bộ điều khiển DTMF (đa tần) hay xung, đầu nối 
RJ11-C 
- Interface vô tuyến - âm tần phát, âm tần thu, đường phát PTT, triệt ồn, đầu ra 
- Mã triệt ồn CTCSS 
6.3.3 Các hệ thống trung kế vô tuyến vùng rộng 
 Đối với nhiều bộ phận, vị trí một bộ chuyển tiếp đơn có thể bao phủ một 
vùng toàn bộ các hoạt động của họ. Tuy nhiên nếu nhu cầu sử dụng tăng lên vượt 
xa vùng phủ sóng địa lý của một hệ thống đơn trạm thì cần thiết phải có một hệ 
thống vùng rộng để cho những người sử dụng máy vô tuyến dễ dàng liên lạc ở 
mọi nơi mà họ cần, cho dù họ di chuyển giữa các trạm chuyển tiếp khác nhau. 
 Những lợi ích của thông tin vùng rộng: 
- Phối hợp giữa các tổ chức và các đơn vị với nhau trên một vùng rộng lớn. 
 205
- Vùng phủ sóng được mở rộng vượt ra ngoài khả năng của một hệ thống 
hiện có. 
- Độ tin cậy vùng phủ sóng được nâng lên. 
- Phối hợp thành một tổ chức lớn hơn và có kiểm tra nhờ người điều phối 
duy trì liên lạc với những người sử dụng trong suốt vùng phủ sóng. 
Hãng Motorola đưa ra 3 cấu hình hệ thống sau: 
 a. Hệ thống đồng phát (Simulcast) 
 Simulcast sử dụng nhiều trạm thu phát để mở rộng vùng phủ sóng của hệ 
thống. Simulcast sử dụng kiểu báo hiệu Smartnet II. Có thể xắp xếp tới 10 trạm 
trong một hệ thống Simulcast. Mỗi trạm xa gồm có một bộ điều khiển từ xa và 
nhiều bộ chuyển tiếp với các tần số giống nhau đặt tại trạm chủ. Hệ thống yêu 
cầu có một đường kết nối (Link) bằng viba hoặc cáp quang để kết nối giữa các 
trạm với nhau. 
 Hình 6-8 minh họa cho cấu hình này. 
Hình 6-8. Hệ thống thông tin vùng rộng Simulcast 
 Simulcast thực hiện truyền đồng thời tín hiệu sóng mang giống nhau từ 
nhiều trạm có tính địa lý riêng biệt. Điều này có tầm quan trọng đặc biệt đảm bảo 
khả năng nhận biết chất lượng thoại trong các vùng bị chồng lấn. Để thực hiện tốt 
những yêu cầu này cần có một thiết bị đặc biệt để kiểm tra tần số phát và sự đồng 
bộ thoại trong toàn hệ thống. 
F1 F1 
F1 
 206 
 b. Hệ thống chọn đa trạm tự động (Automatic Multiple Site Selection - 
AMSS) 
 Chọn đa trạm tự động (AMSS) là một phương pháp tạo ra một vùng phủ 
sóng rộng lớn thông qua sử dụng chỉ định kênh phối hợp tại nhiều trạm kênh 
chung. AMSS đặc biệt thích hợp ứng dụng trong các vùng rộng lớn, khi mà đòi 
hỏi thiết kế hệ thống có nhiều vùng chồng lấn, vùng địa lý được phủ sóng là rất 
lớn và không có sự giao thoa tần số. 
 Hình 6-9 minh hoạ cấu hình này, AMSS giống với Simulcast ở chỗ đòi 
hỏi các trạm phải được kết nối với nhau để cung cấp thông tin cho các khu vực 
giữa các trạm. Sự khác nhau, đối với AMSS là mỗi trạm sử dụng các tần số khác 
nhau trong khi Simulcast lại đòi hỏi mỗi trạm sử dụng cùng một tần số. 
Hình 6-9. Hệ thống chọn đa trạm tự động (AMSS) 
Vì AMSS không đòi hỏi tần số giống nhau tại mỗi trạm như Simulcast, 
nên đã hạn chế được sự cần thiết phải có thiết bị đặc biệt để cân bằng và duy trì 
các chỉ tiêu kỹ thuật về tần số. Tuy nhiên AMSS lại cần nhiều tần số đan xen và 
không thích hợp trong các vùng đông đúc tần số. Mặc dù các tần số có thể được 
tái sử dụng trong hệ thống AMSS, nhưng chúng không thể được phân định lại tại 
các trạm lân cận. 
Mỗi trạm AMSS có một bộ điều khiển trung tâm từ xa và một ngân hàng 
các bộ chuyển tiếp với các tần số, mà các tần số này là duy nhất cho trạm đó. Vì 
chỉ có một kênh điều khiển trên một trạm trong một hệ thống AMSS, nên tại mỗi 
trạm cần phải có một kênh điều khiển dự phòng. 
Hệ thống Simulcast và AMSS đa thoả mãn nhiều yêu cầu phủ sóng vùng 
F1 F2 
 F3 
 207
rộng của nhiều tổ chức. Song một số tổ chức lại cần có thêm các yêu cầu khác 
như dung lượng cao hơn và tích hợp được nhiều hệ thống hiện có và mới vào 
trong một hệ thống có vùng phủ sóng rộng lớn hơn nhiều. Hệ thống thỏa mãn 
được những yêu cầu này là hệ thống SmartZone. 
 c. Hệ thống SmartZone 
SmartZone là một hệ thống vô tuyến trunking phủ sóng vùng rộng, được 
tích hợp, dung lượng cao. Mặc dù SmartZone được thiết kế dùng với kỹ thuật 
trunking, nhưng nó có thể tích hợp các hệ thống thông thường (Conventional) 
vào trong hệ thống khá dễ dàng, hệ thống SmartZone được minh họa trong hình 
6-10 sau đây: 
Vì SmartZone có thể kết hợp các hệ thống con Simulcast có khả năng về 
tần số và các hệ thống tái sử dụng lại tần số, nên SmartZone có thể tối đa hoá khả 
năng hiện có của tần số. Điều này giúp cho SmartZone có ưu điểm hơn các kiểu 
hệ thống vùng rộng khác đã được tích hợp, một hệ thống điển hình đòi hỏi có 
một số lượng lớn về tần số. Thêm vào đó cơ sở hạ tầng hiện đại của SmartZone 
cho phép SmartZone cung cấp một giải pháp về mạng cho các yêu cầu thông tin 
vùng rộng với giao diện người dùng đơn giản. 
Hình 6-10. Hệ thống SmartZone tích hợp các hệ thống con khác nhau 
Các ưu điểm của hệ thống SmartZone: 
Chuyển tiếp 
xen băng Trunking 
mật độ thấp 
Trunking 
đơn vùng 
Chuyển tiếp 
thông thường 
SMARTZONE
F1
Trunking 
đồng phát 
F1 
F1 
 208 
 SmartZone có tính đột phá cải tiến và mở rộng trên các khả năng vùng 
rộng Smartnet hiện có và cung cấp các ưu điểm sau: 
ƒ Vùng phủ sóng 
 SmartZone cho phép phủ sóng vùng địa lý rộng lớn hơn. Một vùng (Zone) 
trong hệ thống SmartZone có thể có tới 48 trạm (Site), tuỳ thuộc vào hệ thống và 
cấu hình tuỳ chọn. Và có thể tích hợp 4 hệ thống SmartZone thành hệ thống đa 
vùng. 
ƒ Hiệu quả của phổ tần 
 SmartZone cho phép sử dụng các tài nguyên về kênh tần số rất hiệu quả. 
Điều này đạt được thông qua tính năng việc "chỉ định trạm năng động", cho phép 
SmartZone có khả năng chỉ cấp các kênh tại những trạm có các thành viên của 
nhóm hoạt động. 
ƒ Hiệu quả đầu tư 
 SmartZone cung cấp khả năng trang bị cho các trạm chỉ với một số bộ 
chuyển tiếp phù hợp với nhu cầu thông tin tại trạm đó. Điều này có nghĩa rằng 
mỗi trạm có thể có số lượng bộ chuyển tiếp khác nhau. Những khu vực mật độ 
lưu lượng thấp có thể được phủ sóng với số lượng bộ chuyển tiếp tối thiểu, và 
giảm đáng kể giá thành. 
ƒ Độ tin cậy cao hơn 
 SmartZone không đòi hỏi các trạm xa phải có bộ điều khiển trung tâm khi 
sử dụng bộ chuyển tiếp thông minh (IntelliRepeater). Các bộ chuyển tiếp thông 
minh được trang bị khả năng vận hành Trunking nội tại (tự đóng vai trò bộ điều 
khiển trung tâm). Và các bộ chuyển tiếp thông minh này có thể làm dự phòng 
cho nhau, giúp cho độ tin cậy của trạm được nâng cao. 
ƒ Dung lượng cuộc gọi tối đa 
 SmartZone cung cấp các khả năng để khai thác tối đa dung lượng cuộc gọi 
cho hệ thống, với các tính năng như thiết lập cuộc gọi khi kênh bận (Busy 
Override), ấn định trạm quan trọng (Critical Site Assignment) và vận hành trạm 
ưu tiên. 
ƒ Tính mềm dẻo của hệ thống 
 SmartZone có thể phối ghép các hệ thống đơn trạm có cấu hình khác nhau 
và các hệ thống đồng phát Simulcast. SmartZone được áp dụng triển khai các 
công nghệ khác nhau như công nghệ tương tự, công nghệ số hoặc kết hợp tương 
tự và số. 
 209
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Brennan V. P, "Phase-Locked Loops: Principles and Practice," McGraw-Hill, 
New York, 1996. 
2. Conely Mgr., "Kenwood Trunked Radio Systems", Kenwood Trunked 
System. 
3. D. C. Green, “Radio Systems for Technicians,” 2nd Edition, Longman, 1995, 
294 pp. 
4. Edward Singer, “Land Mobile Radio Systems,” Prentice Hall, 1989, 258 pp. 
5. "Giới thiệu chung về lý thuyết viễn thông - General Introduction of Tele-
communication Theory," LG Information & Communications, Ltd. (Sách 
song ngữ Việt-Anh). Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1995. 
6. Jack R. Smith, “Modern Communication Circuits,” 2nd Edition, McGraw-
Hill, 1996, 580 pp. 
7. Proakis G. J, "Digital Communications," McGraw-Hill, New York, 1989. 
8. Rappaport S. T, "Wireless Communications," Prentice Hall, New Jersey, 
1996. 
9. Shakhgildyan V. V, “Radio Transmitter Design,” Mir Publisher, Moscow, 
1987, 487 pp. 
10. "ST-853 SmarTrunk II - Digital Trunking Systems Overview for Icom Two-
way Radios", March 2000. 
11. Steele R. (Ed), "Mobile Radio Communications," Pentech Press, London, 
1992. 
12. Ulrich L.Rohde, T.T.N. Bucher, “Communications Receivers: Principles and 
Design,” McGraw-Hill, 1994, 584 pp. 
13. Viterbi J. A, "CDMA-Principles of Spread Spectrum Communication," 
Addision-Wesley, Reading, Massachusetts, 1995. 
14. Wayne Tomasi, “Electronic Communications Systems: Fundamentals 
through Advanced,” 4th Edition, Prentice Hall, 2001, 947 pp. 
15. Wozencraft J. M., Jacobs I. M, "Principles of Communication Engineering," 
John Willey & Sons, Inc., New York-London-Sydney, 1965. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_co_so_ky_thuat_thong_tin_vo_tuyen_tran_van_khan.pdf