Giáo trình Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp - Lê Mỹ Hồng

Tóm tắt Giáo trình Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp - Lê Mỹ Hồng: ...bị bài khí chân không : - Thiết bị bài khí ly tâm : Nước quả đưa vào phòng chân không có ngăn quay rồi theo rãnh vòng đi ra ngoài. - Thiết bị bài khí kiểu phun : nước quả được phun thành tia tạo thành các giọt rất nhỏ ở trong một thùng kín có hút chân không. - Thiết bị bài khí kiểu màng...ẩm mà còn giảm được mức độ nhiễm trùng trong đồ hộp trước khi thanh trùng. Và cũng giảm được thời gian thanh trùng cần thiết. + Ảnh hưởng của loại và số lượng vi sinh vật • Thời gian tiêu diệt của một chế độ thanh trùng phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của các loại vi sinh vật có thể phá...u sắc, độ chắc của đồ hộp và để sắt đỡ bị ăn mòn. 81 VI.Phẩm chất sản phẩm - Định mức sử dụng nguyên liệu Bảng 6.4. Thành phần hoá học và độ sinh nhiệt của một số đồ hộp quả nước đường Thành phần hoá học (%) Loại quả nước đường Nước Glucid Protid Các chất hữu cơ khác Tro Độ sinh nhiệ...

pdf127 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp - Lê Mỹ Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thịt cá còn chắc, nguyên vẹn không bị tổn thương, mắt tươi trong 
và có trong lượng khoảng 60 đến 100g/con. 
- Xử lý sơ bộ 
 Cá được rửa sạch, đánh vảy, cắt đầu, chặt đuôi, mổ bụng lấy sạch nội tạng, sau 
đó rửa sạch cho hết máu, nhớt, bẩn trong khoang bụng và trên cá, cần chú ý thao tác 
trong công đoạn này phải nhanh nhằm tránh lây nhiễm vi sinh vật vào sản phẩm. 
 - Ngâm giấm 
Mục đích: Trong cá biển có nhiều Trimethylamin oxyd gây mùi tanh khó 
chịu, hợp chất này cá tính bazơ nên dùng acid acetic để loại chúng. Ngoài ra, nồng độ 
H+ có tác dụng ức chế vi sinh vật. Khi pH = 6 thì vi khuẩn thối rửa bị khống chế, pH = 
4.5 vi khuẩn ngừng sinh sản, và khi pH = 3 thì các enzyme bị kìm hãm. Khi ngâm 
giấm, protein bề mặt bị biến tính, thịt cá trở nên rắn chắc hơn. 
 - Ngâm dung dịch muối 
Thành phần gồm: muối 15%, đường, bột ngọt, hành. 
Tác dụng của việc ngâm dung dịch muối là: 
Muối: kìm hãm sự tự phân của enzyme và vi khuẩn. 
Nồng độ muối lớn gây nên tác dụng thẩm thấu lớn có thể làm vở màng tế 
bào vi khuẩn, làm thoát nước ra ngoài vì thế vi khuẩn khó phát triển 
NaCl có độc đối với vi khuẩn: sự thối rửa của cá chủ yếu là do tác dụng 
thuỷ phân của các enzyme và vi khuẩn. Các loại enzyme trong thịt cá có hoạt tính 
mạnh nhất trong nước muối loãng hoặc môi trường không muối nhưng ở nồng độ cao 
chúng sẽ bị kìm hãm. 
Đường: làm dịu vị mặn của muối NaCl 
Tác dụng của hành làm cho cá có hương vị thơm ngon hơn. 
 Sự thẩm thấu của muối vào cơ thể cá: quá trình thẩm thấu có thể chia làm 3 
giai đoạn: 
ƒ Khi nồng độ muối cao, các phân tử muối ngấm vào cá nhanh, nước trong 
cá thoát ra ngoài (nước thoát ra gấp 3 lần lượng dung dịch thấm vào) Trong giai đoạn 
này thịt cá ít mùi thơm. 
ƒ Do sự thẩm thấu dung dịch muối vào bên trong cơ thể cá nên nồng độ 
giảm dần làm cho nước thoát ra ngoài chậm hơn, protein bị biến tính, thịt rắn chắc. 
ƒ Áp suất thẩm thấu giảm dần tới 0, nồng độ muối trong cá dần dần bằng 
nồng độ muối của dung dịch bên ngoài. Thịt cá giai đoạn này rắn chắc, mùi thơm đặc 
trưng. 
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ướp muối: 
 102
ƒ Phương pháp ướp: phương pháp ướp muối ướt nhanh hơn phương pháp 
muối khô. 
ƒ Nồng độ: nồng độ cao thì tốc độ thẩm thấu nhanh 
ƒ Thời gian: tốc độ thẩm thấu của dung dịch muối vào cá tăng lên tỉ lệ 
thuận với thời gian, nhưng đến một tốc độ nhất định nào đó thì quá trình thẩm thấu 
giảm dần và đạt trạng thái cân bằng. 
ƒ Thành phần hoá học của muối: các thành phần khác như Ca2+, Mg2+ sẽ 
làm giảm quá trình thẩm thấu của muối vào cá. 
ƒ Nhiệt độ: nhiệt độ tăng thì tốc độ thẩm thấu sẽ tăng, tuy nhiên ở nhiệt độ 
cao thì các enzyme và vi khuẩn hoạt động làm giảm chất lượng của cá. 
ƒ Chất lượng cá: cá tươi thì tốc độ thẩm thấu mạnh, cá mỏng thì tốc độ 
thẩm thấu mạnh hơn cá dày, cá nhỏ thì tốc độ thẩm thấu mạnh hơn cá to, cá béo thì tốc 
độ thẩm thấu kém hơn cá gầy. 
Những biến đổi của cá trong quá trình ướp dung dịch muối: 
ƒ Khối lượng cá giảm do nước thoát ra ngoài nhiều gấp 3 lần lượng muối 
thấn vào, lượng nước thoát ra phụ thuộc vào phương pháp muối, nồng độ muối va thời 
gian muối... 
ƒ Hao hụt chất dinh dưỡng: chất béo hao hụt ít, protein hao hụt nhiều, do 
hàm lượng Nitơ hoà tan khuếch tán ra dung dịch muối, lượng protein trong nước tăng. 
Sự hao hụt protein phụ thuộc vào phương pháp muối (phương pháp khuấy đảo bị hao 
hụt nhiều protein hơn phương pháp không khuấy đảo). 
 - Hấp 
Cá sau khi cắt khúc và xử lý được tiến hành hấp ở nhiệt độ 950C đến 1000C 
Mục đích của quá trình hấp: 
ƒ Ngừng quá trình sinh hoá, giữ độ tươi của cá 
ƒ Làm biến tính protein, tách loại nước nhằm ổn định sản phẩm (lượng 
nước còn lại khoảng 60-70%) 
ƒ Đuổi khí trong nguyên liệu tránh phồng hộp khi tiệt trùng 
 - Xếp hộp 
 Cá sau khi hấp được đem xếp hộp và cho nước sauce cà chua vào, nước sauce 
cà chua được chuẩn bị như sau : 
2.2Chuẩn bị sauce cà chua 
 - Nguyên liệu 
Chọn cà còn tươi, màu đỏ sáng, không quá chín, không sâu bệnh,dập nát. 
 - Xử lý: rửa cà trong nước sạch nhằm loại bỏ tạp chất, đất, cát. Loại bỏ những 
quả bị thối, không đủ quy cách chế biến. 
 - Đun nóng 
ƒ Mục đích: vô hoạt enzyme pectinase để giữ cho sản phẩm không bị tách 
nước. Bên cạch đó, enzyme oxy hoá cũng bị vô hoạt. Ngoài ra, đun nóng làm cho cấu 
trúc mềm hơn nhằm tăng hiệu suất thu hồi dịch quả. 
 103
ƒ Nhiệt độ đun nóng: 85 0C 
- Chà 
Nhằm tách vỏ, hạt và làm nhỏ thịt cà trong tế bào nguyên liệu. 
- Phối chế 
 Thành phần: bột, muối, đường, bột ngọt. 
ƒ Bột: có tác dụng tăng độ sệt của nước sauce, giảm vị chua của nguyên 
liệu làm tăng giá trị kinh tế. Lượng bột sử dụng vừa phải, nếu quá nhiều sẽ làm giảm 
chất lượng sản phẩm 
ƒ Các gia vị khác có tác dụng điều vị, tăng giá trị cảm quan. 
 - Cô đặc 
Quá trình cô đặc được thực hiện trong điều kiện chân không với độ chân 
không khoảng 600-650 mmHg. Trong điều kiện chân không nhiệt độ sôi của dung dịch 
rất thấp, khoảng 50-550C. Khi đó, cấu trúc pectin không bị phá vỡ nên giữ được độ sệt 
của nước sauce. Ngoài ra các thành phần khác cũng ít bị biến đổi nhất là Vitamin C. 
Cô đặc đến độ khô nước sauce khoảng 13-150Bx. 
Sau khi cô đặc xong nước sauce cà chua ta tiến hành rót nước sốt vào hộp lúc 
nhiệt độ còn nóng khoảng hơn 850C theo tỉ lệ : sauce cà/cá = 4/6 sau đó tiến hành 
ghép nắp . 
 - Ghép nắp 
 Ghép nắp được tiến hành lúc còn nóng nhằm đuổi hết khí ra khỏi hộp tránh hiện 
tượng phồng hộp lúc tiệt trùng. 
 - Tiệt trùng 
Vì pH của sản phẩm lớn hơn 4,6 nên chọn chế độ tiệt trùng ở 115-1210C trong 
80-90 phút. Thời gian có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật là khoảng 30-40 phút, thời gian 
còn lại có tác dụng làm mềm xương cá. 
Sau khi tiệt trùng phải xả khí từ từ trong thiết bị ra ngoài để tránh hiện tượng 
phồng hộp. 
- Bảo ôn 
Để phát hiện hộp bị hở hoặc bi hư hỏng, để các thành phần trong cá và nước sốt 
khuếch tán qua lại giúp cho sản phẩm có hương vị ổn định. Thời gian bảo ôn là 15 
ngày. 
 104
II. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT ĐỒ HỘP THỊT 
 1. Cơ sở chung 
1.1. Nguyên liệu 
Nguyên liệu thịt dùng trong chế biến phải đảm bảo yêu cầu chất lượng, không 
dùng thịt bị bệnh. Trong sản xuất sản phẩm đồ hộp thịt thường dùng thịt heo, gan heo, 
gia cầm, thịt bò 
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 
 - Ảnh hưởng của protein nguyên liệu 
 Sự hình thành nhũ tương có liên quan đến tính tan của protein. Nồng độ protein 
và sự tạo thành nhũ tương có mối quan hệ với nhau. Chúng sẽ gia tăng cùng với sự gia 
tăng nồng độ protein ở mức giới hạn. 
 Để nhũ tương được hình thành, tác nhân hoạt động bề mặt là protein sẽ hoà tan 
trong môi trường phân tán. 
 - Ảnh hưởng của phụ gia 
 * Tinh bột 
 Tinh bột bổ sung vào hỗn hợp nhũ tương nhằm mục đích: 
− Hạ giá thành sản phẩm 
− Hấp thụ một lượng nước 
 − Dưới tác dụng của nhiệt tạo ra dạng gel gia tăng khả năng kết dính, ngăn 
chặn hiện tượng đọng túi mỡ. 
 Tinh bột có khả năng tạo gel do sự tạo thành và sắp xếp lại các phân tử tinh bột 
tạo thành cấu trúc mạng 3 chiều do các liên kết hydro giữa các mạch polyglucoside 
hay gián tiếp qua cầu phân tử nước. Tinh bột cũng có khả năng đồng tạo gel với 
protein nhờ vào liên kết hydro và lực Van Der Waals. Trong trường hợp này cả protein 
và tinh bột đều sắp xếp lại phân tử để tạo gel. 
 Tuy nhiên, việc sử dụng tinh bột vào sản phẩm là có giới hạn, nếu quá nhiều 
chúng sẽ tạo mùi cho sản phẩm, làm giảm chất lượng. 
 * Muối NaCl 
 Muối được bổ sung vào có tác dụng: 
− Tạo vị cho sản phẩm 
− Kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật 
 − Có khả năng tạo áp suất thẩm thấu, làm giảm aw do đó ngăn cản sự phát triển 
của vi sinh vật 
 * Các phosphate 
 Vai trò chủ yếu của phosphate khi ướp muối là làm gia tăng khả năng liên kết 
của nước với protein của mô cơ, và bằng cách đó làm gia tăng năng suất của sản phẩm 
sau cùng, tăng chất lượng của sản phẩm. Hoạt động của phosphate trong việc cải thiện 
sự giữ nước biểu thị ở 3 mặt: 
− Nâng pH 
− Hình thành liên kết với ion Ca2+ và Mg2+
− Gây ra sự duỗi protein của cơ, tạo các vị trí có khả năng liên kết ẩm tốt hơn. 
* Nitrit 
 105
Mục đích của việc sử dụng natri là tạo màu cho sản phẩm, ngăn cản sự phát 
triển của vi sinh vật. 
Nếu sử dụng với lượng dư sẽ tạo hợp chất gây độc cho cơ thể (Nitrosamin là 
chất dẫn đến ung thư), và nó kết hợp với Hemoglobin trong cơ thể tạo thành 
Methemoglobin, ngăn cản sự hấp thụ oxy gây nên hiện tượng thiếu máu não. 
 * Natri ascorbate 
 Lượng ascorbate hoạt động giống như một chất chống oxy hoá. Làm giảm độc 
tính của Nitrit. 
 * Đường 
 Đường làm dịu mềm sản phẩm, trợ giúp quá trình giữ màu đỏ của thịt do đường 
có tính khử, sẽ khử Fe3+ thành Fe2+ 
 *Tác dụng của nước đá 
 Nước đá bổ sung vào trong hỗn hợp thịt xay nhằm hạ nhiệt độ của khối thịt 
xuống dưới 10oC giữ cấu trúc dai, chắc của khối nguyên liệu. 
2. Giới thiệu qui trình chế biến paté gan 
2.1Nguyên liệu 
- Thịt 
Nguyên liệu thịt dùng trong chế biến phải đảm bảo yêu cầu chất lượng, không 
dùng thịt bị bệnh. Trong sản xuất sản phẩm đồ hộp thịt thường dùng thịt heo. 
- Gan 
Gan là bộ phận quan trọng nhất trong sự chuyển hóa vật chất của hoạt động 
sống . Gan chiếm 1,5% khối lượng con vật. Phía ngoài của gan được bao bọc bằng một 
lớp màng cứng. Gan hơn hẳn các sản phẩm phụ khác về hàm lượng đạm. Trong thành 
phần của gan có globulin, albumin, glucoproteid, ferritin, ferrin. Lipid của gan chứa 
triglyceride, phosphatit, urêkhối lượng glycogen đạt đến 2 – 5%. 
Gan dùng để sản xuất patê có thể là gan tươi hay gan đã làm lạnh đông nhưng 
đều phải đảm bảo tiêu chuẩn có màu gụ sán, không dập nát và không có màu vàng của 
nước mật. 
Bảng 9.1. Giá trị thực phẩm của gan 
Thành phần Giá trị (%) 
Nước 71,4 
Tro 1,5 
Chất béo 3,6 
Chất hòa tan 4,7 
Protein 18,8 
Protein hoàn thiện 17,6 
Collagen 1,1 Protein không 
hoàn thiện Elastin 0,04 
Ngoài ra gan còn chức một lượng hematocuprein (chứa 0,24% đồng vitamin 
nhóm B, trong số này có vitamin B12 và A) 
- Bì (da) 
 106
Sử dụng da lợn tươi được lấy ngay sau khi giết mổ hoặc sau khi pha lóc. Bì 
phải có màu trắng và không dính hay sót lông. 
- Trứng 
Để sản xuất pate có thể dùng trứng gà hay trứng vịt đều được nhưng phải đảm 
bảo chất lượng tốt. Trứng phải tươi không bị dập vỏ. 
Lòng trắng: Lòng trắng chiếm khoảng 60% khối lượng toàn quả trứng có thành 
phần hóa học như sau: 
Nước : 86 – 88% 
Protid : 10,5 – 12,3% 
Lipid : 0,3% 
Glucid : 0,5 – 0,9% 
Khoáng : 0,3 – 0,6% 
Lòng trắng trứng loãng chứa chủ yếu albumin và globuline; lòng trắng đặc chứa 
chủ yếu mucine và mucoid. Phân tích protein trứng ta thấy có các tiểu phần: Ovo 
albumine, ovo mucoid, ovo mucine, ovo coalbumine, avidine. Ngoài các thành phần 
trên lòng trắng trứng chứa khí CO2 với hàm lượng đáng kể 
Lòng đỏ: Lòng đỏ chiếm khoảng 30% khối lượng toàn quả trứng, có thành phần 
hóa học như sau: 
Nước : 47 – 50 % 
Protid : 15 – 17 % 
Lipid : 27 – 36 % 
Glucid : 0,7 – 1% 
Khoáng : 0,7 – 1,6% 
Ngoài ra trong lòng đỏ chứa nhiều loại vitamin (trừ vitamin C) 
Protein lòng đỏ trứng không những chứa đầy đủ các amino acid không thay thế 
mà tỉ lệ giữa chúng rất cân đối vì thế protein lòng đỏ trứng được dùng làm mẫu để so 
sánh với các loại thực phẩm khác. Trong protein lòng đỏ trứng chứa các amino acid 
như: Cystine, Methionine là các amino acid chứa lưu huỳnh với hàm lượng khá cao. 
Như vậy protein lòng đỏ trứng sẽ là nguồn bổ sung khá tốt cho các loại thực phẩm 
khác ít methionine. Các tiểu phần Lipovitelin, Livetin và phosphovitin, đây là nguồn 
amino acid không thay thế đáng chú ý trong protein lòng đỏ trứng. 
Lipid trong lòng đỏ trứng gồm cả hai dạng: dạng tự do (glycerid) và ở dạng liên 
kết (phosphatit, glycolipid, steroid) 
- Đường 
Sử dụng đường RE đạt tiêu chuẩn 
Bảng 9.2. Chỉ tiêu đường sử dụng trong chế biến thực phẩm 
Thành phần Chỉ tiêu 
Saccharose, % 99,7 
Ẩm, % 0,15 
Tro, % 0,15 
Đường khử, % 0,15 
Độ pH 7 
 107
Màu sắc Trắng 
2.2. Qui trình chế biến 
Gan lợn 
Xử lý & làm sạch 
Cắt 
Xay Xay 
Làm sạch Chần 
Xay 
Hành 
Xay 
Nguyên 
liệu 
khác 
Ướp muối 
Băm nhuyễn 
Vào hộp 
Ghép nắp Thanh trùng Sản phẩm 
Hấp sơ bộ 
Da lợn Thịt lợn 
Nguyên liệu 
Nguyên liệu phụ 
 Thuyết minh 
 - Xử lý 
Làm sạch gan: gan phải được lọc hết gân trắng, cuống gan và đường ống dẫn 
mật, máu đọng. Loại bỏ những phần bị thâm đen hay thấm dịch mật màu xanh vàng. 
Sau đó gan được rửa bằng nước sạch. Yêu cầu sau khi làm sạch màu gan phải đồng 
nhất. 
- Chần bì (da lợn) 
Bì được tách khỏi khối thịt trong quá trình phân loại thịt, sau đó đem đi chần. 
Nhằm mục đích tạo điều kiện cho quá trình xay và băm nhuyễn dễ dàng. Bì được chần 
trong nước sôi thời gian 15 – 20 phút. Yêu sau khi chần bì phải chín 70 – 80%. 
- Xay 
Nguyên liệu thịt, gan, bì, hành khô đều được qua quá trình xay. Thường tiến 
hành xay riêng từng loại nhưng yêu cầu công nghệ như nhau. Xay nhằm tạo điều kiện 
 108
 109
cho quá trình băm nhuyễn và trộn gia vị được dễ dàng. Yêu cầu sau khi xay thịt, bì, 
gan, hành đều đồng nhất. 
- Muối gan 
Gan sau khi xay được đem đi ướp muối. Quá trình ướp gan được trộn đều với 
gia vị. Mục đích ướp muối là để tạo màu, mùi, vị cho sản phẩm sau này. Quá trình ướp 
muối có tác dụng quan trọng đến chất lượng của paté. Nếu ở nhiệt độ thường, thời gian 
ướp muối khoảng 1 giờ. 
- Băm nhuyễn 
Thịt, bì, hành sau khi xay, gan sau khi ướp muối và các nguyên liệu phụ khác 
được phối trộn và băm nhuyễn nhằm mục đích tăng độ mịn của paté, tăng độ đồng đều 
và khả năng liên kết của các cấu tử. 
Yêu cầu sau khi băm nhuyễn khối sản phẩm phải mịn, đồng đều. 
- Vào hộp 
Cho khối sản phẩm sau khi băm nhuyễn vào hộp đúng yêu cầu về trọng lượng, 
khối thịt phải nằm trọn trong hộp không dính lên thành hộp. 
- Hấp sơ bộ 
Nhằm mục đích là bài khí trong khối thịt băm nhuyễn để chuẩn bị ghép mí. Nếu 
hộp không được bài khí mà đem ghép mí sẽ gây phồng hộp khi thanh trùng, làm hư 
hỏng sản phẩm. Oxy tồn tại trong sản phẩm làm quá trình oxy hóa xảy ra trong đồ hộp, 
các chất hữu cơ bị oxy hóa làm thay đổi hương vị và màu sắc của thực phẩm trong đồ 
hộp. 
Đồng thời bài khí còn hạn chế sự phát triển của vi sinh vật hiếu khí tồn tại trong 
đồ hộp, hạn chế sự ăn mòn sắt tây. 
- Ghép nắp và thanh trùng 
Khối thịt sau khi được bài khí xong phải được ghép mí ngay. Sau đó đưa đi 
thanh trùng ở 1210C. Thanh trùng nhiệt áp dụng cho sản phẩm này có lợi vì: vừa tác 
dụng tiêu diệt vi sinh vật, vừa giữ được chất lượng sản phẩm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tiếp, Nguyễn Vân; Quách Đỉnh và Ngô Mỹ Văn. 2000. Kỹ thuật sản xuất đồ hộp 
rau quả. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. 
2. Đĩnh, Quách; Nguyễn Văn Thoa và Nguyễn Vân Tiếp. 1996. Công nghệ sau thu 
hoạch và Chế biến rau quả. Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật. 
3. Nhương, Lê Văn. 1977. Hóa học trong công nghiệp thực phẩm. Nhà xuất bản Khoa 
Học Kỹ Thuật. 
4. Thoa, Nguyễn Văn. 1981. Kỹ thuật bảo quản và chế biến rau quả. Nhà xuất bản 
Nông Nghiệp. 
5. Sưởng, Hồ. 1982. Vi sinh vật trong bảo quản và chế biến thực phẩm 
6. Thâm, Nguyễn Xuân. Kỹ thuật đồ hộp thịt cá. Đại học bách khoa, Hà Nội. 
7. Ashraf F. 1993. Isolation, Purification and Characterisation of Papaya 
Pectinesterase. Faculty of Food Science and Biotechnology, Pertanian University, 
Malaysia. 
8. D. Arthey. 1996. Fruit Procesing. Blackie Academic & Professional, Glasgow G64 
2NZ, United Kingdom. 
9. Bình, Trần Quang và Hà Văn Thuyết. 2000. Bảo quản rau quả tươi và Bán chế 
phẩm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 
10. Carla Weemaes. 1997. In-pack thermal processing of foods. Laboratory of Food 
Technology, Leuven University, Belgium. 
11. Gerrit Beldman and Jean - Paul Vincken. 2002. The role of enzymes in food. 
Department of Agrotechnology and Food Sciences, Wageningen University, 
Netherlands. 
12. John.M.Jackson. 1979. Fundamentals of Food Canning Technology 
13. G. Gluimain; Guerrant O’hara et al. 1996. La Conserve Appertisée. Tec & Doc 
Lavoisier 
14. Norman N. Potter et Joreph H. Hotchkiss. 1995. Food Science. Chapman & Hall 
15. Tâm, Trần Minh. 1988. Các quá trình công nghệ trong chế biến nông sản thực 
phẩm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 
16. Gaonkar A. G. 1995. Food Processing recent development. Elsevier Science, 
California 
17. Dennis R. Heldman, Richard W. Hartel. 1998. Principles of Food Processing. 
Aspen Publishers, Inc. 
18. Gaonkar A.G. 1995. Food processing. Elsevier Science. 
19. Laszlo P. Somogyi, Diane M. Barrett, Y. H. Hui. 1996. Processing Fruits: Science 
and Technology, vol. 1,2 
MỤC LỤC 
Trang 
MỞ ĐẦU 
PHẦN I. CÁC QUÁ TRÌNH CƠ BẢN TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 
ĐÓNG HỘP 
CHƯƠNG I. QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN SƠ BỘ NGUYÊN LIỆU BẰNG CƠ HỌC 
 I. Chọn lựa, phân loại 
 1. Khái quát 
 2. Các nguyên tắc phân, lựa chọn 
 II. Rửa 
 1. Khái quát 
 2. Tiêu chuẩn nước dùng trong công nghiệp thực phẩm 
 3. Nguyên lý của quá trình rửa 
 III. Làm sạch nguyên liệu 
 1. Khái quát 
 2. Phương pháp làm sạch nguyên liệu 
 IV. Làm nhỏ nguyên liệu 
 1. Cắt nguyên liệu 
 2. Xay, nghiền nguyên liệu 
 3. Đồng hóa 
 V. Phân chia nguyên liệu 
 1. Chà 
 2. Ép 
 3. Lọc 
 4. Lắng 
 5. Ly tâm 
6. Các phương pháp khác 
CHƯƠNG II. QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN SƠ BỘ NGUYÊN LIỆU BẰNG NHIỆT 
I. Chần, hấp nguyên liệu 
1. Khái quát 
2. Mục đích 
3. Ảnh hưởng của quá trình chần, hấp đến chất lượng sản phẩm 
4. Giới thiệu thiết bị chần, hấp 
II. Rán nguyên liệu 
1. Khái quát 
2. Mục đích 
3. Quá trình rán 
4. Độ rán 
5. Những biến đổi trong quá trình rán 
6. Giới thiệu thiết bị rán 
III. Cô đặc 
 1. Khái quát 
2. Mục đích 
3. Các yếu tố kỹ thuật của quá trình cô đặc thực phẩm 
1
5
5
5
6
6
6
7
7
7
8
9
9
9
10
12
12
13
14
15
15
15
17
17
17
18
20
20
20
20
20
21
22
23
24
24
24
24
4. Biến đổi của thực phẩm trong quá trình cô đặc 
5. Giới thiệu thiết bị cô đặc 
CHƯƠNG III. QUÁ TRÌNH CHO SẢN PHẨM VÀO BAO BÌ - BÀI KHÍ - 
GHÉP KÍN 
 I. Quá trình cho sản phẩm vào bao bì 
 1. Sơ lược bao bì đồ hộp 
 2. Yêu cầu bao bì đồ hộp 
 3. Chuẩn bị bao bì đựng sản phẩm 
 4. Thành phần và trọng lượng tịnh của sản phẩm 
 5. Cho sản phẩm vào bao bì 
 II. Bài khí 
 1. Khái quát 
 2. Mục đích 
 3. Phương pháp bài khí 
 4. Giới thiệu thiết bị bài khí 
 III. Ghép kín 
 1. Mối ghép 
 2. Giới thiệu máy ghép nắp 
 3. Thử độ kín của đồ hộp 
CHƯƠNG IV. CƠ SỞ CỦA QUÁ TRÌNH THANH TRÙNG ĐỒ HỘP 
THỰC PHẨM 
 I. Các hệ vi sinh vật trong đồ hộp 
 1. Vi khuẩn 
 2. Nấm men, nấm mốc 
 II. Phương pháp thanh trùng vật lý 
 1. Thanh trùng bằng tia ion 
 2. Thanh trùng bằng sóng siêu âm 
 3. Thanh trùng bằng dòng điện cao tần 
 4. Thanh trùng bằng sử dụng áp suất cao 
 5. Thanh trùng bằng xung điện từ 
 6. Lọc thanh trùng 
 III. Thanh trùng bằng tác dụng của nhiệt độ 
 1. Động học của quá trình tiêu diệt vi sinh vật bằng nhiệt 
 2. Tính toán ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt 
3. Mục tiêu của quá trình tiệt trùng 
4. Xác định điểm kết thúc của quá trình tiệt trùng 
 5. Chọn chế độ thanh trùng 
 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thanh trùng 
 7. Cách thiết lập chế độ thanh trùng 
 8. Giới thiệu thiết bị thanh trùng 
CHƯƠNG V. QUÁ TRÌNH BẢO ÔN - ĐÓNG GÓI ĐỒ HỘP THỰC PHẨM 
 I. Quá trình bảo ôn - đóng gói đồ hộp thực phẩm 
 1. Bảo ôn 
 2. Đóng gói 
26
27
28
28
31
32
32
32
34
34
34
35
35
36
36
38
40
41
41
42
42
42
42
43
43
43
43
43
46
50
52
52
56
60
61
65
65
65
 II. Các dạng hư hỏng của đồ hộp 
 1. Đồ hộp hư hỏng do vi sinh vật 
 2. Đồ hộp hư hỏng do các hiện tượng hóa học 
 3. Đồ hộp hư hỏng do ảnh hưởng cơ lý 
4. Cách xử lý 
III. Tiêu chuẩn đồ hộp 
1. Yêu cầu của thành phẩm 
2. Tiêu chuẩn ngành 
PHẦN II. GIỚI THIỆU KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MỘT SỐ THỰC PHẨM 
ĐÓNG HỘP 
Chương VI. Kỹ thuật chế biến đồ hộp quả nước đường 
Chương VII. Kỹ thuật chế biến đồ hộp nước quả 
Chương VIII. Kỹ thuật chế biến đồ hộp mứt quả 
Chương IX. Kỹ thuật chế biến đồ hộp cá - thịt 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
65
65
66
67
67
68
68
68
72
83
93
100
109

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cong_nghe_che_bien_thuc_pham_dong_hop_le_my_hong.pdf