Giáo trình Công nghệ sinh học thực vật - Mai Xuân Lương

Tóm tắt Giáo trình Công nghệ sinh học thực vật - Mai Xuân Lương: ...c caát, ñun soâi laø coù ngay moät moâi tröôøng laøm vieäc. Sau ñaây chuùng ta seõ laøm quen vôùi coâng vieäc pha cheá moâi tröôøng qua ví duï vôùi caùc moâi tröôøng MS vaø White. Tröôùc heát chuùng ta pha caùc dung dòch ñaäm ñaëc (thöôøng goïi laø dung dòch meï) A, B, C, D, E, F, G vaø H vô...i teá baøo hoaëc callus ñöôïc goïi laø söï bieán ñoåi doøng voâ tính (somaclonal variation). Nhöõng bieán ñoåi naøy coù theå xaûy ra moät caùch töï nhieân hoaëc ñöôïc taïo ra baèng caùch xöû lyù caùc taùc nhaân gaây ñoät bieán hoaêïc baèng caùc kyõ thuaät coâng ngheä gen ñaëc bieät. Tuy nhie... loaïi teá baøo moâ seïo: moät loaïi moâ maøu xanh nhaït, moät loaïi maøu traéng vaøng. Tieáp tuïc caáy chuyeàn 3 – 4 laàn treân moâi tröôøng ñaïm nitrat thì caùc moâ xanh doøng Nia 63 bò cheát, trong khi ñoù caùc moâ maøu traéng vaøng phaùt trieån raát maïnh. GS.TS. Mai Xuaân Löông Khoa Sinh...

pdf77 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Công nghệ sinh học thực vật - Mai Xuân Lương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 làm tổn thương lớp này thì rễ sẽ bắt đầu hình thành. 
Với mục đích này dùng dao sắc cắt một đoạn vỏ dài 2–3cm hoặc rạch một số đường 
dài 3–4cm sâu vào trong lớp gỗ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả trong việc 
nhân giống cây đỗ quyên Rhododendron và một số loài cây cảnh có giá trị khác. 
Tuy nhiên cần phải thận trọng khi sử dụng được phương pháp này vì vết thương rất 
dễ bị nhiễm trùng hoặc thối rữa. Phương pháp làm bị thương cành chiết thường 
được sử dụng khi giâm cành đã hóa gỗ. Đối với cành xanh non thương không cần 
 GS.TS. Mai Xuân Lương Khoa Sinh học 
Công nghệ Sinh học thực vật - 65 -
thiết sử dụng nó. Hơn thế nửa biện pháp này đòi hỏi người giâm cành phải có nhiều 
kinh nghiệm mới đảm bảo tỉ lệ thành công cao. 
III. NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG TỪ RỄ. 
Trong việc nhân giống cây trồng từ rễ điều rất quan trọng là phải biết cách 
tạo rễ mới cho đoạn rễ chiết vào các thời gian khác nhau trong năm. 
Tính thời vụ về khả năng ra rễ của đoạn rễ chiết chỉ được phát hiện từ những 
năm 50 của thế kỷ 20. Trong rất nhiều trường hợp những cố gắng nhân giống từ các 
đoạn rễ chiết thực hiện không đúng thời vụ đều bị thất bại. Có thể là tính biến động 
phụ thuộc thời vụ này của khả năng nhân giống từ đoạn rễ chiết là nguyên nhân 
của kết quả không ổn định của hoạt động nhân giống của nhiều nhà làm vườn từ 
rễ. Vì vậy, việc chọn thời điểm thích hợp cho công việc này là rất quan trọng cho 
từng trường hộp cụ thể để đạt được kết quả mong muốn. 
Nhiều nhà làm vườn cho rằng thời gian thích hợp nhất cho công việc giâm 
cành từ rễ là đúng thời kỳ sinh trưởng của cây. Tuy nhiên ý tưởng này không phải 
lúc nào cũng đúng. Đôi khi kết quả tốt nhất lại thu được vào đầu hoặc cuối thời kỳ 
sinh trưởng của cây. Cũng có một số ít loại cây có thể nhân giống từ rễ quanh năm. 
Chuẩn bị cây mẹ. 
Trước khi cắt các đoạn rễ để chiết cần phải chuẩn bị cây mẹ để có thể thu 
được bộ rễ phát triển mạnh có khả năng tạo ra nhiều chồi non. 
Khả năng tạo chồi từ rễ đặc trưng cho rất nhiều loài thực vật. Nhiệm vụ của 
nhà làm vườn là tìm biện pháp đẩy mạnh khả năng này. 
Qui trình nhân giống từ rễ bao gồm các bước sau đây: 
1/ Trước khi bắt đầu mùa sinh trưởng đào cây mẹ lên và cắt bỏ hết rễ đang 
sinh trưởng. Dùng dao cắt bỏ cả rễ lớn gần cổ rễ. Sau đó trồng lại cây đã cắt bỏ bộ 
rễ (1,2,3). 
2/ Do mất cân đối giữa bộ rễ và bộ phận thân cành trên mặt đất nên dẫn đến 
sự tăng cường hình thành bộ rễ mới để giúp cây khôi phục sự cân bằng. Bộ rễ mới 
sinh rất khỏe và có nhiều khả năng tạo chồi (4). 
Những rễ khỏe nhất sinh ra vào đầu thời kỳ sinh dưỡng. Sau đó tốc độ sinh 
trưởng của chúng giảm dần và sẽ dừng lại khi cây bước vào thời kỳ ngủ nghỉ. Có 
nhiều khả năng nhất là chồi mới sinh ra ở đoạn rể sinh trưởng vào mùa xuân. Đây 
chính là khu vực được sử dụng để chiết cành. 
3/ Để thu nhận vật liệu cần thiết cho việc giâm cành, đào cây mẹ lên và cắt 
bỏ phần cây trên mặt đất . Rửa sạch rễ hoặc giủ sạch đất để làm lộ ra bộ rễ non 
thích hợp cho việc nhân giống. Cắt chúng tại khu vực cổ rễ (cần cắt ngang). Cây 
mẹ trồng lại chỗ cũ (5,6). 
Đầu nhỏ của đoạn rễ giống cắt thành góc nhọn, cắt bỏ rễ bên và rễ lông để 
việc giâm sau đó được thực hiện dễ dàng (7). Việc cắt bỏ một phần rễ của cây mẹ 
 GS.TS. Mai Xuân Lương Khoa Sinh học 
Công nghệ Sinh học thực vật - 66 -
sẽ tạo điều kiện kích thích cây mẹ sinh ra bộ rễ mới để lại sử dụng cho công việc 
nhân giống vào mùa sau. 
Kích thước đoạn rễ chiết. 
Nếu như từ mỗi rễ thu một đoạn rễ giống thì kích thước của đoạn này không 
có ý nghĩa gì đặc biệt. Nếu cần phải làm việc với những rễ sinh trưởng nhanh để từ 
đó thu nhận được nhiều đoạn rễ giống thì kích thước của những đoạn rễ giống này 
rất có ý nghĩa. Kích thước tối thiểu của đoạn rễ giống cho phép đối với từng loại 
cây được xác định trên cơ sở hiệu quả cao nhất của việc nhân giống từ chúng. Ở 
đây có hai yếu tố cần được quan tâm. Một là đoạn rễ chiết cần chứa đủ chất dinh 
dưỡng cần cho việc tạo chối và sinh trưởng của cây con tái sinh; hai là lượng chất 
 GS.TS. Mai Xuân Lương Khoa Sinh học 
Công nghệ Sinh học thực vật - 67 -
dinh dưỡng này cần đủ để duy trì các quá trình hoạt động sống và quá trình phân 
hóa của cây con. 
 Như vậy, kích thước của đoạn rễ giống được xác định bởi nhu cầu duy trì 
trong chúng ở mức độ cao quá trình hoạt động sống của các mô và khả năng tái 
sinh. 
Vì hệ thống rễ bị cắt một năm trước khi sử dụng cho việc nhân giống nên bề 
dày và chiều dài của rễ hình thành trong vòng một năm là gần bq82ng nhau. Chiều 
dài của đoạn rễ giống dùng để trồng ở ngoài vườn đất trống là vào khoảng 10cm, vì 
chúng cần phải nằm dưới đất gần 16 tuần. Để trồng trong các vườn ươm không sưởi 
ấm thời gian nẩy chồi xảy ra sau khoảng 8 tuần nên đoạn rễ giống chỉ cần vào 
khoảng 5cm. Nếu trồng trong vười ươm sưởi ấm (với nhiệt độ 18-20oC) thời gian 
nẩy mầm sau khoảng 4 tuần, chiều dài của đoạn rễ giống chỉ cần 2-3cm. 
Xác định đầu ngọn đầu gốc của đoạn rễ giống. 
Khi nhân giống bằng rễ điều đặc biệt quan trọng là phải tuân thủ tính phân 
cực của đoạn rễ giống khi trồng. Nhiều người cho rằng rễ giống cần phải trồng 
bằng cách đặt chúng nằm ngang vì sau khi cắt rễ thành từng đoạn không thể xác 
định đầu trên, đầu dưới vì trên chúng không có lá và chồi nách. Tuy nhiên, nhân 
giống bằng rễ cũng như bằng cành không bao giờ được đặt nằm ngang. Đặt rễ 
thẳng đứng theo đúng chiều trên, dưới sẽ làm cho cây con mọc từ chúng sinh trưởng 
rất nhanh. Nếu đặt rễ nằm ngang cây con sẽ sinh trưởng rất yếu. Để không nhầm 
lẫn đầu trên đầu dưới khi cắt các đoạn rễ giống chỉ cần cắt ngang đầu gần cổ rễ và 
cắt xiên đầu đối diện. 
Kích thích tạo chồi và sinh trưởng cây con. 
Công việc tiếp theo trong quy trình nhân giống từ rễ là kích thích tạo chồi để 
từ đó hình thành cây con. Hiện nay chưa có các chất kích thích sinh trưởng dùng 
cho mục đích này, còn các chế phẩm dùng để kích thích sinh trưởng chồi nách khi 
nhân giống bằng cành hoàn toàn không thích hợp đối với nhân giống từ rễ vì chúng 
luôn thể hiện tác dụng ức chế. 
Mặt khác, rễ giống trồng trong đất thường bị thối và nhiễm các loại nấm bệnh 
khác nhau. Vì vậy việc sử dụng các biện pháp phòng trừ nhiễm bệnh là rất cần 
thiết. Biện pháp tốt nhất là bôi các loại bột trừ nấm, ví dụ captan. 
Cho các đoạn rễ giống vào túi polyethylen và thêm một ít bột trừ nấm 
(khoảng 1 thìa càphê captan cho khoảng 100 đoạn rễ giống dài 2-3cm). Buộc túi lại 
và lắc để bột thuốc bám đều vào rễ giống. Sau đó mở túi ra và bắt đầu trồng (8,9). 
Trồng cây con. 
Rễ giống cần trồng vào môi trường có thể giữ chúng ổn định ở trạng thái đứng 
thẳng, bảo vệ chúng không bị khô và đảm bảo điều kiện thông thoáng cho rễ. Khi 
bắt đầu hình thành chồi cần phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng. 
Thích hợp nhất là trồng trong chậu để khi cây con xuất hiện dễ dàng lấy 
chúng ra trồng lại. Chọn các chậu có kích thước thích hợp, các đoạn rễ giống trồng 
 GS.TS. Mai Xuân Lương Khoa Sinh học 
Công nghệ Sinh học thực vật - 68 -
cách nhau 2,5-4 cm. Ví dụ trong mỗi chậu với đường kính 9 cm trồng khoảng 7 
đoạn rễ. 
Chất trồng tốt nhất là đất trộn với than bùn. Cho chất trồng vào chậu, nén nhẹ 
để thấp hơn mặt chậu 1 cm. Dùng cây nhọn chọc từng lỗ và trồng các đoạn rễ giống 
vào đó, đầu trên của đoạn rễ vừa lấp đất. Phủ lên mặt đất một lớp cát thô để vừa 
nén lớp chất trồng phía dưới, vừa tạo điều kiện thông thoáng cho số chồi sinh ra từ 
đoạn trên của rễ trồng và không cần tưới nước. Dán nhãn cho chậu và đặt chúng 
vào nơi thích hợp (10,11,12,13). 
 GS.TS. Mai Xuân Lương Khoa Sinh học 
Công nghệ Sinh học thực vật - 69 -
Chăm sóc cây con. 
Để giữ chế độ thoáng khí cho chất trồng, khi cần tưới chỉ nên dùng một lượng 
nước tối thiểu để vừa kích thích sinh trưởng của chồi, vừa hạn chế sự phát sinh của 
nấm bệnh. Khi trtồng vào chất trồng đủ ẩm thì hoàn toàn không cần phải tưới nước. 
Thông thường, chồi sẽ phát triển thành cây non có lá xanh nhưng vẫn chưa 
sinh rễ. Rễ chỉ xuất hiện sau đó ở phần gốc của cành non mới sinh. Trước khi xuất 
hiện rễ không nên tưới nước để trách gây thối cây. 
Khi cành non bắt đầu sinh trưởng cần chuyển chậu đến nơi đủ ánh sáng và 
tưới nước phân loãng. 
IV. NHÂN GIỐNG TỪ VẢY CỦ 
Một số cây có thể nhân giống bằng vảy củ. Chúng ta hãy lấy cây hoa lys làm 
ví dụ cho phương pháp nhân giống này. 
Các nhà sản xuất hoa thường trồng lys từ nguyên củ.m Mặc dù phương pháp 
này rất đảm bảo nhưng nhược điểm của nó là hệ số nhân giống quá thấp. Để nâng 
cao hệ số nhân giống ta có thể tách các vảy bên ngoài của củ để sản xuất cây con. 
Công việc này được tiến hành như sau: 
1/ Dùng dao sắc tách các vảy phía ngoài ra khỏi củ (1,2). 
2/ Cho số vảy tách được vào túi polyethylene có chứa sẵn bột thuốc trừ nấm, 
ví dụ captan và lắc cho bột thuốc tẩm đều các vảy. 
3/ Trộn vảy với khoảng 4 lần thể tích than bùn và cát trong một túi khác (3). 
4/ Dán nhãn vào túi, thổi cho túi căng phồng và buộc chặt và đặt tại nơi thông 
thoáng (4). 
5/ Khi củ con xuất hiện ở phần gốc của vảy lấy chúng ra khỏi túi (5). 
6/ Trồng những củ con mới hình thành vào chậu đất pha cát. Từ chúng sẽ mọc 
thành cây ((6). 
7/ Chờ đến khi cây trưởng thành và rụng hết lá thì đào lên để lấy củ trồng vào 
vụ sau (7,8). 
 GS.TS. Mai Xuân Lương Khoa Sinh học 
Công nghệ Sinh học thực vật - 70 -
1 2 3 4 
 5 5 7 8 
V. NHÂN GIỐNG TỪ LÁ. 
 Một số loài thực vật, đặc biệt các loài thuộc họ Begoniaceae (Thu hải 
đường), có thể nhân giống bằng lá. Lá dùng để nhân giống là những lá vừa mới kết 
thúc sự hình thành. Những lá chưa đạt kích thước cuối cùng và đang tiếp tục sinh 
trưởng cần phải tiêu dùng năng lượng cho việc hoàn thành quá trình sinh trưởng và 
phát triển nên các chấty dinh dưỡng trong chúng chưa sẵn sàng phục vụ cho việc 
tạo cây con, làm cho lá dễ bị thối hoặc làm cho thời gian xuất hiện cây con bị kèo 
dài. Đối với những lá vừa hoàn thành quá trình sinh trưởng và đạt được kích thước 
cuối cùng, trong chúng xảy ra nhanh chóng quá trình tích lũy chất dinh dưỡng, 
cường độ cao của quá trình trao đổi chất trong chúng cho phép chúng vượt qua 
những tổn thất có thể có cho dù thời gian tái sinh cây con kéo dài. Vào thời điểm 
này lá còn đủ non trẻ và có đầy đủ khả năng tạo cây con. Nếu để lá quá già thì khả 
năng này sẽ dần dần giảm xuống. 
Để nhân giống, cần sử dụng những lá còn nguyên vẹn để có thể tái sinh được 
cây con. Đặc biệt quan trọng là lá không bị sâu hại và nhiễm bệnh. 
 Do công việc nhân giống từ lá được thực hiện chủ yếu cới những cây trồng 
trong nhà hoặc nhà kính nên tính thời vụ của việc nhân giống không có ý nghĩa gì 
quan trọng, có thể thực hiện việc nhân giống quanh năm. Thời gian cho việc 
nhânngiống chỉ phụ thuộc vào một yếu tố duy nhất là nhiệt độ: vào mùa đông, 
nhiệt độ môi trường thấp nên tốc độ tái sinh cây con chậm hơn mùa hè. 
Lá tách khỏi cây mẹ dễ bị khô héo. Để hạn chế tốc độ khô héo này cần phải 
tạo các điều kiện môi trường thích hợp, ví dụ tiến hành nhân giống trong phòng kín 
hoặc các chậu nhân giống cần bọc trong hộp kính hoặc trong túi polyethylene. 
Nguyên nhân thất bại phổ biến nhất của việc nhânngiống từ lá là cuống lá và phiến 
lá bị thối ngay trước khi hình thành cây con. Vì vậy cần phải đặc biệt quan tâm đến 
việc khử trùng môi trường, mẫu cấy và dụng cụ nuôi cấy. 
 GS.TS. Mai Xuân Lương Khoa Sinh học 
Công nghệ Sinh học thực vật - 71 -
Phương pháp nhân giống từ lá đơn giản và đáng tin cậy nhất là sử dụng các lá 
nguyên vẹn cùng với cuống lá. Điều hạn chế của cách nhân giống này là từ một lá 
giống chỉ tạo được một vài cây con. 
 Nguyên nhân chủ yếu của sự thất bại là lá bị thối và bị bệnh, vì vậy phải sử 
dụng các hiện pháp phòng trừ như sử dụng dụng cụ và chất trồng vô trùng. 
Nhân cây con từ lá có thể thực hiện quanh năm, miễn là luôn sử dụng lá non 
vừa đến độ trưởng thành. 
Chất trồng được pha chế bằng cách trộn lẫn hai phần bằng nhau giưa than bùn 
và cát thô. 
Quy trình nhân giống từ lá bao gồm các bước sau đây: 
1/ Cho chất trồng vào khay trồng với kích thước thích hợp, nén chặt vứa phải 
sao cho mức chất trồng thấp hơn mặt chậu khoảng 1 cm (1). 
2/ Dùng dao sắt hoặc dao cạo râu cắt những lá đạt yêu cầu nhân giống (2). 
3/ Cắt bớt những cuống lá dài, chỉ để lại khoảng 5 cm (3). 
 1 2 3 
4/ Cắm cuống lá vào khay chất trồng với một góc độ nhất định để lá hầu như 
nằm trên bề mặt chất trồng. Sau khi trồng xong tưới qua lưới dung dịch loãng chất 
trừ nấm (4). 
5/ Giữ cho chất trồng luôn đủ độ ẩm cần thiết để cho lá không bị khô héo; 
đảm bảo để nhiệt độ môi trường vào khoảng 20oC và để khay trồng cần đặt vào nơi 
đủ ánh sáng để tạo điều kiện tổng hợp những chất hữu cơ cần thiết cần cho sự tái 
sinh cây con. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu ánh sáng quá nhiều sẽ làm cháy bỏng 
lá. Do đó cần phải che bớt ánh sáng đối với từng loại cây (5). 
6/ Sau 5-6 tuần cây con sẽ xuất hiện. Lấy cây con ra khỏi chậu để trồng vào 
chậu khác (6). 
 GS.TS. Mai Xuân Lương Khoa Sinh học 
Công nghệ Sinh học thực vật - 72 -
 4 5 
 6 
VI. NHÂN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT CÀNH. 
Chiết cành là phương pháp khá thông dụng đối với các nhà làm vườn. Mục 
đích của công việc là kích thích ra rễ ngay trên cành, sau đó cắt đoạn cành đã ra rễ 
đem trồng. 
Trong việc nhân giống bằng chiết cành trạng thái của cành ảnh hưởng đáng 
kể đến kết quả công việc. Để thu được kết quả tốt nhất nhà làm vườn cần tạo điều 
kiện để sinh ra nhiều cành khỏe, sinh trưởng nhanh và có sức ra rễ tốt. Để kích 
thích ra rễ biện pháp thường dùng nhất là bóc bỏ một vòng vỏ cây (1), dùng dây 
thép cuộn chặt một khu vực vỏ cây (2) hoặc cắt chéo một đoạn thân cây và lồng 
vào chỗ cắt một doạn cây bằng que diêm (3). 
 1 2 
3 
Dùng rêu, dớn mục, hoặc chất trồng xốp và giàu dinh dưỡng bó chỗ cắt (4,5). 
Đến khi khu vực bó ra rễ dùng kéo cắy đoạn cành chiết và đem trồng (6,7). 
 GS.TS. Mai Xuân Lương Khoa Sinh học 
Công nghệ Sinh học thực vật - 73 -
4 5 6 7 
VII. NHÂN GIỐNG CÂY ĐỖ QUYÊN. 
Đỗ quyên (Rhododendron) là một nhóm cây cảnh rất có giá trị thẫm mỹ. Có 
thể nhân giống chúng bằng phương pháp dâm cành. Thành công nhất là các trường 
hợp nhân giống Đỗ quyên hoa lớn và đỗ quyên lùn. 
 Đỗ quyên hoa lớn. 
Trước khi bắt đầu nhân giống cần phải chuẩn bị chất trồng để cành chiết 
không bị khô héo. 
1/ Trộn hai phần đều nhau giữa than bùn và cát thô vào chậu sao cho mức 
chất trồng thầp hơn mức chậu khoảng 1 cm. 
2/ Cắt bỏ bớt lá và đỉnh ngọn của cành chiết (1,2). 
3/ Phần dưới của cành chiết rạch một đường vào vỏ của cành chiết sâu 
khoảng 2 cm. và xử lý đoạn gốc bằng phytohormone (víi dụ IBA 0,8%) để kích 
thích ra rễ (3). 
4/ Trồng cành chiết vào môi trường và đặt chậu trồng vào nơi có hệ thống 
phun sương và nhiệt độ khoảng 21oC (4). 
5/ Hàng tuần phun thuốc trừ nấm cho đến khi cành chiết ra rễ (5). 
 GS.TS. Mai Xuân Lương Khoa Sinh học 
Công nghệ Sinh học thực vật - 74 -
VIII. GHÉP CÀNH. 
Ghép cành là tiếp ghép hai bộ phận khác nhau của các loại cây trồng để sau 
đó chùng dính liền nhau và tiếp tục sinh trưởng như một cây duy nhất. 
Trong số hai bộ phận dùng để ghép một bộ phận được gọi là cành ghép, tức 
bộ phận cần được nhân giống; bộ phận kia được gọi là gốc ghép. Gốc ghép thường 
là bộ rễ hoặc phần gốc của cây. 
Có rất nhiều khiểu ghép. Chúng ta sẽ làm quen với những kiểu phổ biến nhất. 
Tùy thuộc vào bộ phận cành ghép sử dụng có thể phân biệt hai kiểu ghép là 
ghép ngọn và ghép mắt. Ghép ngọn là sử dụng đoạn ngọng của một giống cây nào 
đó làm càng ghép; ghép mắt là trường hợp dùng một đoạn cành để ghép, tạo điều 
kiện cho các chồi nách sinh trưởng. 
Ghép ngọn. 
Phương pháp ghép ngọn phổ biến nhất và dễ thành công nhất là ghép nêm với 
các thao tác sau đây: 
1/ Lấy một đoạn cành non kể cả ngọn của một gống cây trồng cần nhân 
giống, ví dụ một cành hồng giống tốt, một cành cam hoặc quýt ... và cắt thành dạng 
nêm (1); 
2/ Cây dùng làm gốc ghép cắt bỏ phần ngọn và chẻ đôi một đoạn có chiều dài 
tương đương với chiềi dài của nêm đ4a thực hiện với cành ghép (2); 
3/ Cho cành ghép và gốc ghép lồng vào nhau và dùng bằng polythylene băng 
lại (3); 
4/ Trồng gốc ghép đã ghép với cành ghép vào chậu và chăm sóc cho đến khi 
cành ghép sinh trưởng (4). 
 GS.TS. Mai Xuân Lương Khoa Sinh học 
Công nghệ Sinh học thực vật - 75 -
1 2 3 4 
Ghép mắt. 
Ghép mắt có thể được thực hiện bằng nhiều cách. Sau đây là hai phương pháp 
ghép mắt phổ biến. 
- Ghép dạng lưỡi: 
1/ Cắt cành ghép và gốc ghép như hình vẽ và đặt chúng vào nhau (1); 
2/ Dùng băng polyethylene băng khu vực ghép lại (2); 
3/ Cắt bỏ các chồi sinh trưởng trên gốc ghép, chỉ để các chồi trên cành ghép 
sinh trưởng (3). 
 1 2 
 3 
- Ghép dạng chữ T. 
 GS.TS. Mai Xuân Lương Khoa Sinh học 
Công nghệ Sinh học thực vật - 76 -
Kiểu ghép này được dùng dùng phổ biến trong việc ghép hoa hồng và nhiều 
loạincây khác. Công việc bao gồm: 
1/ Trên gốc ghép cắt phần võ hai đường dang chữ T (1); 
2/ Cắt mắt của cành ghép (2); 
3/ Đặt mắt của cành ghép vào bên trong chữ T chủ gốc ghép (3); 
4/ Dùng băng polyethylene băng chỗ ghép và chờ tử mắt ghép sinh trưởng 
(4). 
 1 2 3 4 
 GS.TS. Mai Xuân Lương Khoa Sinh học 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cong_nghe_sinh_hoc_thuc_vat_mai_xuan_luong.pdf
Ebook liên quan