Giáo trình Công tác xã hội (Phần 1)

Tóm tắt Giáo trình Công tác xã hội (Phần 1): ... thương hàn, viêm não, lao màng não, giang mai não...). + Kích động do các bệnh thực thể của não (u não, bệnh lý mạch máu não, chấn thương sọ não...) 1.3 Cách xử trí, theo dõi và chăm sóc - Hỏi qua người nhà, người đi theo để sơ bộ tìm nguyên nhân kích động. - Dùng liệu pháp tâm lý thích...p lực nội sọ. - Các bệnh nhiễm khuẩn đang trong giai đoạn cấp tính. - Bệnh tim mạch như: nhồi máu cơ tìm mới, rối loạn dẫn truyền, phình động mạch chủ và động mạch não, xơ cứng động mạch não, cao huyết áp, suy mạch vành. - Bệnh hô hấp nặng có thể gây hôn mê: suy hô hấp cấp, bệnh phổi tắc n...hoang tưởng, ảo giác và các rối loạn tư duy kiểu phân liệt. 2.1.2 Tác dụng an dịu - Các thuốc an thần kinh có tác dụng chống kích động và các rối loạn hành vi, đồng thời cũng làm giảm sự căng thẳng tâm thần và gây ngủ. 32 2.1.3 Tác dụng giải ức chế - Một số thuốc an thần kinh khi dùng...

pdf43 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Giáo trình Công tác xã hội (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chống đối không chịu nằm viện, không chịu uống thuốc. 
- Trước khi tiêm cần phải giải thích, động viên để bệnh nhân yên tâm, trong 
trường hợp bệnh nhân không hợp tác, chống đối kích động thì phải chờ đông 
người giữ bệnh nhân để tiêm (thường ít nhất có 3 người nam để giữ người bệnh). 
- Khi tiêm phải đặt bệnh nhân ở tư thế thuận lợi, thoải mái, dễ tiêm. Đề phòng tình 
trạng bệnh nhân kích động, giãy giụa làm gãy kim hoặc vỡ bơm tiêm. 
- Vị trí tiêm: thường tiêm ở mông hoặc mặt trước ngoài đùi, là nơi có nhiều cơ nên 
thuốc dễ tan. 
- Khi tiêm xong phải để bệnh nhân nằm tại giường, đề phòng tình trạng tụt huyết 
áp khi thay đổi tư thế. 
 34 
- Tiêm xong phải theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp và toàn trạng của bệnh nhân, 
phát hiện kịp thời các biến chứng để báo cáo cho bác sĩ xử trí. 
- Thuốc tiêm cho bệnh nhân tâm thần thường là số lượng nhiều, nếu thuốc lâu tan 
sờ vào chỗ tiêm thấy cứng thì phải chườm nóng vào chỗ tiêm cho bệnh nhân, lần 
tiêm tiếp theo nên thay đổi vị trí tiêm cho phù hợp. 
- Phải đảm bảo nguyên tắc vô trùng trong khi tiêm để tránh abces vùng tiêm. 
Thông thường bơm tiêm và kim tiêm chỉ dùng cho một lần tiêm. 
3.3 Cho bệnh nhân tâm thần uống thuốc 
- Phần lớn bệnh nhân tâm thần ngại uống thuốc, thường giấu thuốc một cách rất 
tinh vi như ở kẽ ngón tay, dưới lưỡi, khe lợi, ống tay áo, túi áo cho nên phải có 
biện pháp kiểm tra bệnh nhân có uống thuốc thật sự không, đảm bảo nguyên tắc 
thuốc phải đủ liều và đến tận dạ dày của bệnh nhân. 
- Thời gian quy định cho bệnh nhân uống thuốc thường là sau bữa ăn sáng, trưa và 
tối (lúc 19 giờ 30 phút). Thông thường bệnh nhân uống thuốc ngày 2 lần (buổi 
sáng và buổi tối). 
- Khi cho bệnh nhân uống thuốc phải cho từng bệnh nhân uống một, không phát 
thuốc đồng loạt cho bệnh nhân uống cùng một lúc sẽ không kiểm tra được. Bệnh 
nhân uống thuốc xong phải kiểm tra miệng bệnh nhân (dưới lưỡi, khe lợi) nếu 
thấy không còn thuốc thì mới cho bệnh nhân khác uống tiếp. 
- Nếu bệnh nhân không tự uống được, phải hòa thuốc vào nước cho bệnh nhân 
uống. 
- Khi bệnh nhân uống thuốc xong, dặn bệnh nhân nằm nghỉ tại giường, không nên 
đi lại nhiều và theo dõi các diễn biến bất thường của bệnh nhân để báo cáo bác sĩ. 
Cấp thuốc điều trị cho bệnh nhân tâm thần 
3.4 Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân tâm thần điều trị ngoại trú 
- Sau khi ra viện, bệnh nhân cần phải được điều trị ngoại trú tại nhà, thông thường 
liều thấp hơn ở bệnh viện. 
 35 
- Khi bệnh nhân ra viện, phải dặn người nhà quản lý thuốc chặt chẽ và hàng ngày 
cho bệnh nhân uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ. 
- Hướng dẫn cho người nhà bệnh nhân biết các tác dụng phụ của thuốc hoặc các 
biến chứng có thể xảy ra để có biện pháp theo dõi và báo cáo bác sĩ xử trí kịp thời. 
- Hướng dẫn cho người nhà bệnh nhân biết cách phát hiện và kiểm tra được bệnh 
nhân giấu thuốc hoặc vứt bỏ để có biện pháp đề phòng. 
4. Các biến chứng có thể xảy ra khi sử dụng thuốc hướng thần cho người 
bệnh 
4.1 Xuất hiện tác dụng không mong muốn của thuốc 
 - Xuất hiện mạch nhanh, huyết áp hạ, rối loạn thần kinh thực vật, bồn chồn bất an, 
táo bón, run tay chân, khó nuốt, tăng tiết nước bọt, tăng trương lực cơ. 
- Biểu hiện dị ứng thuốc như mẩn đỏ, ngứa, mề đay. 
- Có thể ngộ độc cấp hoặc xuất hiện hội chứng an thần kinh ác tính. 
- Nếu sử dụng các thuốc an thần kinh kéo dài, có thể xuất hiện loạn động muộn. 
4.2 Khi đã phát hiện được các biến chứng do dùng thuốc 
- Phải kịp thời báo cáo cho bác sĩ biết để xử trí, có thể giảm thuốc hoặc cắt toàn bộ 
thuốc an thần đang sử dụng, có thể phải cho thêm các thuốc làm giảm tác dụng 
phụ. 
4.3 Phòng các tai biến có thể xảy ra 
- Dặn bệnh nhân nên nằm nghỉ tại giường sau khi dùng thuốc và uống thuốc sau 
khi ăn. 
- Cần kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp thường xuyên. Nếu phát hiện bất thường 
phải báo cáo kịp thời cho bác sĩ xử trí. 
LƯỢNG GIÁ BÀI HỌC 
I. Phần câu trả lời đúng sai: Đánh dấu A cho câu đúng– B cho câu sai 
1. Quy định chung về sử dụng thuốc cho bệnh nhân tâm thần là phải bảo đảm an 
toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế. 
A. Đúng. 
B. Sai. 
2. Các thuốc an thần kinh có tác dụng làm mất hoang tưởng, ảo giác và các rối 
loạn tư duy kiểu hoang tưởng. 
A. Đúng. 
B. Sai. 
3. Sau khi ra viện, bệnh nhân tâm thần cần phải được điều trị ngoại trú tại nhà, 
thông thường liều cao hơn ở bệnh viện. 
A. Đúng. 
B. Sai. 
4. Trường hợp bệnh nhân tâm thần sử dụng các thuốc an thần kinh kéo dài, có thể 
xuất hiện loạn động muộn. 
A. Đúng. 
B. Sai 
 36 
5. Khi bệnh nhân tâm thần ra viện, điều dưỡng phải dặn người nhà quản lý thuốc 
chặt chẽ và cho bệnh nhân uống thuốc theo chỉ định. 
A. Đúng. 
B. Sai. 
II. Phần chọn câu đúng nhất : Khoanh tròn vào đầu câu chọn 
6. Điểm khác biệt về tác dụng của thuốc an thần kinh và thuốc làm tăng khí sắc là. 
A. Buồn nôn. 
B. Run tay chân. 
C. Khô miệng. 
D. Tiêu chảy, tiểu nhiều. 
7. Để phòng ngừa các tai biến có thể xảy ra sau khi dùng thuốc cho bệnh nhân tâm 
thần, biện pháp hữu hiệu nhất là. 
A. Uống sau bữa ăn. 
B. Cho bệnh nhân nằm nghỉ tại giường. 
C. Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn. 
D. Theo dõi dấu hiệu bất thường. 
8. Thời gian quy định cho bệnh nhân tâm thần uống thuốc thường là sau bữa ăn 
sáng, trưa và tối vào lúc. 
A. 19 giờ 00 phút. 
B. 19 giờ 30 phút. 
C. 20 giờ 00 phút. 
D. 20 giờ 30 phút. 
9. Khi cho bệnh nhân tâm thần uống thuốc phải cho từng người uống một, không 
phát thuốc đồng loạt cùng một lúc vì. 
A. Làm sai quy định chung. 
B. Khó quản lý được bệnh nhân. 
C. Sẽ không kiểm tra được. 
D. Bệnh nhân thường giấu thuốc. 
10. Khi phát hiện các biến chứng do dùng thuốc ở người bệnh tâm thần phải kịp 
thời báo cáo cho bác sĩ biết mục đích là để. 
A. Giảm thuốc. 
B. Xử trí kịp thời. 
C. Cắt toàn bộ thuốc đang dùng. 
D. Cho thêm thuốc làm giảm tác dụng phụ. 
ĐÁP ÁN 
1.A 2.B 3.B 4.A 5.A 6.D 7.B 8.B 9.C 10.B. 
 37 
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HYSTERIA 
MỤC TIÊU HỌC TẬP 
1. Trình bày được đại cương và nguyên nhân và các hình thái lâm sàng của 
bệnh hysteria. 
2. Mô tả được các triệu chứng lâm sàng, điều trị và các liệu pháp điều trị hỗ 
trợ bệnh hysteria. 
3. Thực hiện được các biện pháp chăm sóc người bệnh hysteria và các biện 
pháp phòng bệnh. 
NỘI DUNG 
1. Đại cương 
 Bệnh Hysteria là một bệnh loạn thần tâm căn khá phổ biến (y học hiện đại 
xếp hysteria vào nhóm bệnh tâm căn phân ly), bệnh được mô tả từ rất lâu. Bệnh 
thường xuất hiện sau một chấn thương tâm lý ở những người nhân cách yếu. Tỷ lệ 
gặp ở 0,3 - 0,5% dân số, thường gặp ở nữ giới. Tần suất bệnh gặp ở phụ nữ nhiều 
hơn nam giới khoảng 10 lần do phụ nữ trẻ có hệ thần kinh nhạy cảm, nhân cách 
yếu, thiếu sự chịu đựng thường dễ mắc bệnh. Đôi khi, bệnh cũng xuất hiện ở trẻ 
em được nuông chiều quá mức. Bệnh xảy ra đột ngột, biểu hiện đa dạng và sau đó, 
bệnh nhân lại bình thường. Do đó, nhiều người vẫn nghi ngờ hysteria có thật sự là 
bệnh hay không. Triệu chứng bệnh đa dạng nên dễ lầm với bệnh cơ thể khác. Đặc 
điểm quan trọng là bệnh nhân rất dễ tự ám thị và bị ám thị ly kỳ hóa hiện tượng, 
kịch tính hóa, thích được mọi người chú ý. Cơn hysteria xuất hiện khi hệ thần kinh 
cao cấp bị kích thích quá độ, làm mất sự điều chỉnh bình thường của hệ vỏ não cao 
cấp. Nói đến rối loạn tâm căn nói chung và rối loạn phân ly nói riêng chúng ta 
không chỉ đề cập tới các biểu hiện lâm sàng mà còn phải đề cập tới nhân cách tiền 
bệnh lý cũng như vai trò của các nhân tố tâm lý trong sự hình thành và phát triển 
của bệnh. 
Bệnh nhân khó thở, tay chân hơi lạnh và cứng là triệu chứng của bệnh Hysteria. 
 38 
- Nhân cách tiền bệnh lý: nổi bật là các nét của một nhân cách kịch tính: 
 Đó là một nhân cách dễ xúc động, đa cảm. 
 Tính ám thị tăng cao. 
 Thường gặp ở phụ nữ. 
 Có thể do những khó khăn trong mối quan hệ giữa con người xảy ra sớm và 
thường được giải quyết dưới hình thái kịch tính. 
 Tiến triển bệnh rất thay đổi. 
 Các biến chứng có thể là: rối loạn chuyển di, rối loạn phân ly, rối loạn tình dục, 
rối loạn trầm cảm. 
- Trong rối loạn phân ly, nhân cách có vai trò đặc biệt quan trọng. 
2. Nguyên nhân 
- Nguyên nhân chủ yếu là các sang chấn tâm thần thường là những cảm xúc mạnh, 
lo sợ cao độ, tức giận quá mức, thất vọng nặng nề. 
- Bệnh thường xuất hiện ở những người có loại hình thần kinh nghệ sĩ yếu. 
3. Các hình thái lâm sàng: có 2 hình thái lâm sàng chính: 
- Rối loạn chuyển di (rối loạn tâm căn với các biểu hiện cơ thể). 
- Rối loạn phân ly (rối loạn tâm căn với các biểu hiện tâm thần). 
4. Triệu chứng lâm sàng 
4.1 Rối loạn chuyển di (rối loạn tâm căn với các biểu hiện cơ thể) 
4.1.1 Định nghĩa 
 Đó là kết quả của một nhu cầu hay của một xung đột tâm lý chuyển thành một 
sự biến đổi hay một sự hạn chế ngoài ý muốn (vô thức) ở một chức năng cơ thể, 
chứ không phải là hậu quả của một tổn thương thực thể. 
4.1.2 Đặc điểm 
- Thường gặp ở tuổi trưởng thành (nhưng cũng có thể xảy ra ở tuổi nhỏ và người 
già). 
- Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là: 1/2. 
- Tiền sử gia đình: thường gặp ở những gia đình có người có rối loạn phân ly. 
- Thường gặp hơn trong tầng lớp xã hội - kinh tế kém, trình độ văn hoá thấp. 
4.1.3 Nguyên nhân 
 Nguyên nhân sinh học 
- Một biểu hiện kích thích vỏ não thái quá, phát động các cơ chế ức chế của hệ 
thống thần kinh trung ương ở thân não, và hệ thống hoạt hoá của cấu tạo lưới. 
- Khuynh hướng trên tăng ở các bệnh nhân có một chấn thương thùy trán hoặc có 
các rối loạn thần kinh khác. 
 Nguyên nhân tâm lý 
- Biểu hiện của một xung đột tâm lý vô thức bị đè nén. Có các nét nhân cách tiền 
bệnh lý, thường là nhân cách kịch tính. 
- Xung động (tình dục hoặc xâm phạm) không được chấp nhận chuyển di thành 
triệu chứng. Các triệu chứng thường giống triệu chứng của một bệnh thực tổn có ở 
một trong số các thành viên của gia đình. 
4.1.4 Các triệu chứng lâm sàng 
 Các cơn cấp: chiếm hơn 50%. 
 39 
- Có thể riêng biệt hoặc phối hợp với các biểu hiện khác. 
- Cơn nói chung ngắn, liên quan trực tiếp với tình trạng xung đột (sang chấn). 
- Biểu hiện thường gặp là: 
+ Các cơn co giật kiểu động kinh, kiểu uốn ván, kiểu múa giật 
+ Các cơn ngất xỉu. 
+ Các cơn cảm xúc: ý thức chỉ rối loạn một phần (trạng thái hoàng hôn). 
 Các cơn kéo dài: có thể biểu hiện riêng rẽ hoặc kết hợp. 
 Biểu hiện rối loạn vận động 
- Liệt mềm hay liệt cứng, ở vị trí khác nhau: một chi hay nhiều chi, liệt lên mức tối 
đa ngay). 
- Rối loạn phát âm: nói khó, nói lắp, không nói nhưng cơ quan phát âm thì bình 
thường. 
- Rối loạn đứng và đi. 
- Co cứng cơ, co thắt cơ. 
- Các cử động bất thường: gật đầu, lắc đầu, nháy mắt.gặp nhiều nhất là run, run 
không có hệ thống, càng chú ý run càng tăng. 
 Biểu hiện rối loạn về giác quan 
- Mù hysteria: mù đột ngột hoàn toàn. Đáy mắt và các chức năng khác của mắt vẫn 
bình thường.. 
- Điếc hysteria: cơ quan thính giác không thấy tổn thương, phản xạ thính-mi (+). 
 Biểu hiện rối loạn về cảm giác 
- Tê, mất cảm giác ở các vùng trên cơ thể không phù hợp với chi phối của thần 
kinh cảm giác (mất cảm giác hình găng tay, hình bít tất chân.), ranh giới vùng 
rối loạn cảm giác rất rõ ràng. 
- Tăng cảm giác đau, ở các vị trí khác nhau. 
 Biểu hiện rối loạn thực vật nội tạng 
- Co thắt các cơ trơn và cơ vòng: khó thở, đau ngực, đau bụng, nhức đầu.. 
- Nấc: do co thắt môn vị. 
4.2 Rối loạn phân ly (rối loạn tâm căn với các biểu hiện tâm thần) 
4.2.1 Đặc điểm chung: Các rối loạn phân ly thường gặp: 
- Quên phân ly. 
- Cơn trốn nhà phân ly. 
- Rối loạn nhiều nhân cách. 
- Rối loạn giải thể nhân cách. 
 Quên phân ly 
- Gặp nhiều nhất trong các rối loạn phân ly. 
- Thường xuất hiện sau một thảm hoạ hoặc sang chấn tâm lý trong chiến tranh. 
- Nữ nhiều hơn nam. 
- Thường ở thanh thiếu niên và người trẻ. 
- Nguyên nhân: Khởi phát sau một sang chấn tâm lý. 
 Biểu hiện: 
- Một trí nhớ đột ngột. 
- Bệnh nhân ý thức được sự mất trí nhớ này. 
 40 
- Chứng quên tuổi thơ (không nhớ gì nữa về tuổi thơ). 
- Quên chọn lọc (tập trung vào một số sự việc có liên quan đến sang chấn). 
- Có thể có hồi ức hư cấu và bịa chuyện nhẹ. 
 Tiến triển: Kết thúc đột ngột, ít tái phát. 
 Cơn trốn nhà phân ly 
- Hiếm. 
- Thường gặp sau một thảm họa hoặc trong chiến tranh. 
- Tỷ lệ mắc giữa nam và nữ và tuổi khởi phát thường thay đổi. 
- Lạm dụng rượu là một nhân tố thuận lợi. 
 Biểu hiện: 
- Đột nhiên quên (phân ly) kết hợp với một chuyển di, bề ngoài có vẻ có mục đích, 
không lú lẫn, tự chăm sóc được, thường xa chỗ ở. 
- Cũng có thể mất toàn bộ trí nhớ đối với các sự kiện của quá khứ và bệnh nhân 
không ý thức được về sự mất trí nhớ này. 
- Có thể mang đặc tính cá nhân hoàn toàn mới, kỳ dị, thường trong vài ngày. 
- Có thể có bối rối và rối loạn định hướng trong chuyến đi. 
 Tiến triển: 
- Cơn thường ngắn trong vài giờ, nhưng có thể kéo dài hàng tháng, đi rất xa chỗ ở. 
- Phục hồi tự phát và nhanh chóng. 
- ít tái phát. 
 Rối loạn nhiều nhân cách 
- Không phải là hiếm như quan niệm trước đây. 
- Thường gặp ở thanh thiếu niên và người trẻ. 
- Nữ nhiều hơn nam. 
 Nguyên nhân: 
- Do những đối xử tâm lý quá xấu trong tuổi thơ ấu. 
- Tiền sử có các rối loạn co giật, được thấy ở 25% trường hợp. 
- Không có các nguyên nhân thực tổn. 
 Biểu hiện: 
- Tồn tại trên cùng một đối tượng nhiều nhân cách khác nhau, các hành vi và tư 
duy thay đổi phù hợp với nhân cách đang xuất hiện. 
- Có sự chuyển đổi đột nhiên từ nhân cách này sang nhân cách khác. 
- Nói chung đang ở nhân cách này thì quên nhân cách vừa diễn ra trước đó. 
 Tiến triển: 
- Thường nặng và có khuynh hướng mạn tính. 
- Hồi phục không hoàn toàn. 
 Rối loạn giải thể nhân cách (Cảm giác cơ thể và tâm thần biến đổi). 
- Giải thể nhân cách đơn thuần và liên tục thì hiếm nhưng giải thể nhân cách từng 
giai đoạn cách quãng thì thường gặp. 
- Hiếm thấy trên 40 tuổi. 
- Thường gặp ở nữ. 
 Nguyên nhân: Sau sang chấn tâm lý nặng. 
 Những nhân tố thuận lợi: Các trạng thái lo âu, trầm cảm. 
 41 
 Biểu hiện: 
- Cảm giác biến đổi về chính bản thân, về cơ thể và về hoạt động tâm thần, thấy 
không giống như trước nữa (thí dụ: đầu,tay, chân, các ngón, như quá lớn hay quá 
nhỏ). 
- Tri giác về thực tại còn nguyên vẹn. 
- Tri giác thời gian và không gian cũng bị biến đổi. 
 Tiến triển: Khởi phát đột ngột, có khuynh hướng mạn tính 
5. Điều trị 
- Chủ yếu điều trị tâm lý (ám thị, thư giãn, thôi miên, nhận thức - tập tính). 
- Điều trị hoá dược là thứ yếu, chỉ áp dụng khi có các triệu chứng tâm thần quan 
trọng kết hợp với điều trị: 
 + Trầm cảm (các thuốc chống trầm cảm). 
 + Lo âu nhiều hay kéo dài thuốc giải lo âu trong một thời gian ngắn). 
 + Kích động, các biểu hiện loạn thần (an thần kinh). 
- Đối với triệu chứng phân ly chuyển di riêng lẻ (tê, liệt, mù, câm) chủ yếu dùng 
ám thị, khi thức có thể dùng thư giãn và khi thật cần thiết dùng thôi miên. 
- Đối với các rối loạn phân ly đa dạng hay tái phát, phải điều trị tâm lý lâu dài, 
thiết lập mối quan hệ thông cảm, liệu pháp nâng đỡ, thư giãn luyện tập 
- Tránh chiều chuộng bệnh nhân, đồng thời tránh nghi ngờ, mềm dẻo nhưng cương 
quyết, luôn chú trọng bồi dưỡng nhân cách người bệnh. 
6. Chăm sóc bệnh nhân: khi chăm sóc người bị bệnh hysteria, điều dưỡng nên có 
thái độ ứng xử thích hợp. 
- Trang phục, lời nói, việc làm của nhân viên y tế phải thật đúng mực để tác động 
tích cực tới liệu pháp tâm lý của bác sĩ. 
- Tuyệt đối không được coi thường bệnh nhân nhất là cho bệnh nhân bị bệnh giả 
vờ, từ đó mà có thái độ chế giễu, bỏ rơi, hắt hủi. Tránh thái độ quá lo lắng, quá sốt 
sắng chiều chuộng hoặc theo dõi quá chặt làm bệnh nhân tưởng mình bị bệnh quá 
nặng. 
- Khi tiếp xúc với bệnh nhân thì phải nghiêm túc nhưng niềm nở, ân cần, chu đáo 
nhưng tự tin, không ủy mị làm ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. 
- Để người bệnh nằm trên giường rộng, tránh bị ngã khi xoay trở. Tránh nằm gần 
những vật cứng, dễ vỡ. Nơi nằm nên có không khí thoáng mát. 
- Giải thích, trấn an cho bệnh nhân và khuyên họ hít thở đều. 
- Nếu mọi việc qua đi an toàn và đã được kiểm soát tốt, điều dưỡng chỉ cần hướng 
dẫn thân nhân bệnh nhân cách chăm sóc người bệnh tại nhà. 
- Nếu cơn kéo dài, nhắc nhở người nhà cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần 
nhất để được chăm sóc tốt hơn. Tại đây, người bệnh được điều trị bằng các liệu 
pháp tâm lý, trợ giúp thở ô-xy, điều chỉnh các bệnh nên phối hợp nếu có, dùng 
thêm các loại thuốc an thần. 
- Tạo điều kiện để bệnh nhân lao động và vui chơi giải trí hòa mình vào tập thể 
xung quanh, đồng thời luôn gần gũi thân mật để hiểu được hoàn cảnh và diễn biến 
tâm lý của bệnh nhân để cung cấp thêm tư liệu cho bác sĩ điều trị. 
 42 
- Khi bác sĩ đang tiến hành liệu pháp tâm lý trực tiếp, điều dưỡng phải có mặt để 
bệnh nhân yên tâm, tin tưởng tiếp thu tốt lời nói của bác sĩ điều trị. 
- Điều dưỡng viên phải tỏ ra hết sức tôn trọng thầy thuốc như: thực hiện y lệnh 
đầy đủ, chính xác và kịp thời, lời nói, cử chỉ nhẹ nhàng, lich thiệp, phối hợp ăn 
khớp với thầy thuốc. 
- Trường hợp bệnh nhân có chỉ định thư giãn luyện tập thì phải hướng dẫn cụ thể, 
tỉ mỉ để bệnh nhân tiếp thu dễ dàng và luyện tập thành công. 
- Cần bồi dưỡng, giáo dục, nâng đỡ nhân cách bệnh nhân. 
7. Phòng bệnh 
- Phòng bệnh bằng phối hợp giảng dạy tâm lý và chăm sóc sức khỏe học đường, 
cân đối áp lực học tập, vui chơi, làm việc, nghỉ ngơi, loại trừ các yếu tố gây căng 
thẳng. 
- Tuyên truyền hướng dẫn các bậc phụ huynh biết cách giáo dục và rèn luyện con 
cái để có nhân cách vững mạnh, có nhiều đức tính tốt như biết chịu đựng gian khổ, 
không ngại khó khăn, khiêm tốn, sống có lý tưởng, biết kiềm chế bản thân. 
- Trong gia đình và xã hội, mỗi thành viên phải thương yêu nhau, sống chân thành, 
cởi mở và tôn trọng lẫn nhau. Phòng tránh mọi sang chấn tâm thần có thể xảy ra. 
- Rèn luyện thân thể, giải quyết các bệnh mãn tính..cơ thể khỏe mạnh là điều 
kiện tốt để phòng chống các sang chấn tâm thần. 
- Bệnh nhân bị bệnh hysteria hồi phục nhanh, nhưng bệnh dễ tái phát khi tiếp cận 
với những hoàn cảnh tương tự. Muốn cải thiện, người bệnh cần tập tính chịu đựng, 
tập luyện nhân cách vững vàng trong các môi trường khác nhau. 
LƯỢNG GIÁ BÀI HỌC 
I. Phần câu trả lời đúng sai: Đánh dấu A cho câu đúng– B cho câu sai 
1. Bệnh Hysteria là một bệnh loạn thần tâm căn khá phổ biến được xếp vào nhóm 
bệnh tâm căn phân ly. 
A. Đúng. 
B. Sai. 
2. Khi chăm sóc người bị bệnh hysteria, điều dưỡng nên có thái độ ứng xử thích 
hợp, phải theo dõi bệnh nhân chặt chẽ. 
A. Đúng. 
B. Sai. 
3. Bệnh nhân bị bệnh hysteria hồi phục chậm và bệnh dễ tái phát khi tiếp cận với 
những hoàn cảnh tương tự. 
A. Đúng. 
B. Sai. 
4. Khi bác sĩ đang tiến hành liệu pháp tâm lý trực tiếp ở người bệnh hysteria, điều 
dưỡng phải có mặt để phụ giúp bác sĩ. 
A. Đúng. 
B. Sai 
 43 
5. Để phòng bệnh hysteria, nên tuyên truyền hướng dẫn các bậc phụ huynh biết 
cách giáo dục và rèn luyện con cái để có nhân cách vững mạnh. 
A. Đúng. 
B. Sai. 
II. Phần chọn câu đúng nhất : Khoanh tròn vào đầu câu chọn 
6. Bệnh Hysteria thường xuất hiện sau một chấn thương tâm lý ở những người 
nhân cách yếu chiếm tỷ lệ khoảng. 
A. 0,1 - 0,2 % dân số. 
B. 0,2 - 0,3 % dân số. 
C. 0,3 - 0,4 % dân số. 
D. 0,3 - 0,5 % dân số. 
7. Biện pháp điều trị chủ yếu ở bệnh nhân bị bệnh Hysteria là. 
A. Điều trị hoá dược. 
B. Điều trị tâm lý. 
C. Liệu pháp ám thị. 
D. Liệu pháp thôi miên. 
8. Do phụ nữ trẻ có hệ thần kinh nhạy cảm, nhân cách yếu, nên tần suất mắc bệnh 
Hysteria gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. 
A. Khoảng 5 lần. 
B. Khoảng 7 lần. 
C. Khoảng 8 lần. 
D. Khoảng 10 lần. 
9. Biện pháp điều trị chủ yếu ở bệnh nhân bị bệnh Hysteria là. 
A. Điều trị hóa dược. 
B. Liệu pháp thư giãn. 
C. Điều trị tâm lý. 
D. Liệu pháp ám thị. 
10. Biện pháp phòng bệnh Hysteria tốt nhất ở lứa tuổi học đường là. 
A. Chăm sóc sức khỏe học đường. 
B. Giáo dục tốt ở gia đình. 
C. Rèn luyện thân thể tốt. 
D. Phòng chống các sang chấn tâm thần. 
ĐÁP ÁN 
1.A 2.B 3.B 4.B 5.A 6.D 7.B 8.D 9.C 10.A. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cong_tac_xa_hoi_phan_1.pdf