Khảo sát việc sử dụng thuốc tại phòng khám nội khớp khoa khám bệnh – bệnh viện An Aiang trên đối tượng bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế

Tóm tắt Khảo sát việc sử dụng thuốc tại phòng khám nội khớp khoa khám bệnh – bệnh viện An Aiang trên đối tượng bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế: ...n vào tháng 11/2012 tổng số toa thuốc thu được là 2100, với n=385: đánh giá hiệu quả sau khi can thiệp và so sánh với giai đoạn 1 trước khi can thiệp. Tiêu chuẩn đánh giá Việc sử dụng thuốc phù hợp với chẩn đoán dựa vào: - Phác đồ điều trị khoa khám bệnh – bệnh viện đa khoa trung tâm; -...(87,0%) 0,000 2. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong điều trị 131 (34,0%) 70 (18,2%) 0,000 3. Chỉ định sử dụng kháng sinh đúng 49 (37,4%) 70 (100%) 0,000 4. Tỷ lệ thuốc nội được sử dụng 228 (59,2%) 333 (86,5%) 0,000 5. Tỷ lệ sử dụng vitamin 361 ( 93,9%) 357 ( 92,7%) 0,566 Sau khi áp dụng các bi...ác Giai đoạn1 (n=385) Giai đoạn 2 (n=385) 1. Alendronat + calci 2. Alendronat +NSAID 3. Alendronat + antacid 4. Vitamin D + calci 5. Nhóm băng niêm mạc dạ dày + thuốc khác 15 (19,4%) 4 (5,1%) 14 (18,1%) 10 (12,9%) 31 (44,1%) 17 (21,7%) 1 (1,2%) 22 (28,2%) 8 (10,2%...

pdf9 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 104 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khảo sát việc sử dụng thuốc tại phòng khám nội khớp khoa khám bệnh – bệnh viện An Aiang trên đối tượng bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KY YEU HNKH 10/2012 BENH VIEN AN GIANG Trang 225 
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG THUỐC TẠI PHÒNG KHÁM 
NỘI KHỚP KHOA KHÁM BỆNH – BỆNH VIỆN AN GIANG 
TRÊN ĐỐI TƢỢNG BỆNH NHÂN CÓ THẺ BẢO HIỂM Y TẾ 
Phạm Thị Bích Thủy và Nguyễn Ngọc Rạng 
TÓM TẮT: 
Tại bệnh viện ĐKTTAG, số lượng bệnh nhân khám bệnh bằng thẻ BHYT ngày càng gia tăng. 
Do đó chấn chỉnh việc kê toa thuốc an toàn và hợp lý là việc làm rất cần thiết, nhằm bảo tồn 
quỹ khám chữa bệnh BHYT, giúp cho nhiều bệnh nhân được hưởng quyền chăm sóc sức 
khỏe từ quỹ này 
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: 
Phương pháp mô tả cắt ngang (gồm 2 giai đoạn khảo sát và can thiệp) 
Giai đoạn hồi cứu n=385 toa thuốc tháng 03/2011, khảo sát sự hợp lý trong sử dụng thuốc, 
chi phí điều trị của bệnh nhân. Dựa vào kết quả khảo sát áp dụng một số biện pháp can thiệp 
tại khoa Dược và khoa khám bệnh nhằm làm giảm chi phí điều trị. Giai đoạn can thiệp thực 
hiện vào tháng 11/2011 với n=385 toa thuốc, đánh giá hiệu quả sau khi can thiệp và so sánh 
với giai đoạn 1 trước khi can thiệp. 
Kết quả: 
Lứa tuổi mắc các bệnh về khớp cao nhất là lứa tuổi trung niên từ 40 đến dưới 70 tuổi, tỷ lệ 
nam/nữ là 1/3. Tại phòng khám nội khớp việc sử dụng thuốc chưa phù hợp chẩn đoán chiếm 
tỷ lệ cao 37,10%, tỷ lệ sử dụng kháng sinh đúng là 37,40% có sự lạm dụng kháng sinh trong 
điều trị, sử dụng nhiều loại thuốc trong đơn, thuốc nội ít sử dụng (40,80%). Sau khi can thiệp 
số loại thuốc trong đơn giảm còn 4-5 loại, tỷ lệ sử dụng thuốc nội tăng, chỉ định sử dụng 
kháng sinh đúng 100%, tỷ lệ sử dụng thuốc phù hợp chẩn đoán tăng từ 62,90% lên 87,02%. 
Tiền thuốc trung bình giảm từ 458.159 đồng xuống 247.053 đồng. 
Kết luận: 
Việc sử dụng thuốc hợp lý, phù hợp với chẩn đoán sẽ làm tăng hiệu quả điều trị, giảm tương 
tác thuốc, giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân. 
SUMMARY: 
Increase in patient with insurance medicare card needs to evaluate the safe and rational use 
of medication in order to preserve Health Insurance Fund (HIF). The aim of this study is to 
 KY YEU HNKH 10/2012 BENH VIEN AN GIANG Trang 226 
evaluate the current prescription and try to find solutions to help using HIF properly and 
effectively. 
Materials and methods:The cross sectional study was used to evaluate the rational use of 
drug for out-patients with insurance medicare cards. In the 1
st
 stage, 385 prescriptions were 
examined. Based on the results from the 1
st
 stage, some interventions were applied in order to 
promote the properly use of medication and reduce the treatment costs. 
Results:The majority of patients visited to rheumatologu consultation room were from 40-70 
of age, male/female ratio was 1:3. Improperly use of medication was up to 37.10%. The rate 
of rational use of antibiotic was low (37.40%); the rate of using locally made drugs was low 
(40.80%). After the intervention, The medium number of drugs in one prescription was 
decreased (4-5). The using of locally made drugs increased and the percentage of properly 
antibiotic use was up to 100%. The rational use of drugs also increased from 62.9% to 
87.0%. The cost of treatment for 1 prescription decreased from 458,159 to 247,053 VND. 
Conclusions:The rational use of drug will increase the effectiveness of treatment, decrease 
the medical interaction and decrease the cost of treatment for patients. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện, mang tính 
chất xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận, hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả trong 
khám, chữa bệnh[4]. Quỹ khám chữa bệnh BHYT không phải là vô hạn, việc sử dụng quỹ 
BHYT hợp lý sẽ giúp cho nhiều bệnh nhân được hưởng quyền chăm sóc sức khỏe từ quỹ 
BHYT. Do đó, chấn chỉnh việc kê đơn thuốc an toàn và hợp lý tại các bệnh viện là rất cần 
thiết.Vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát việc sử dụng thuốc tại Phòng 
khám nội khớp khoa Khám bệnh - Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang trên đối tượng 
bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế” với mục đích: Đánh giá sự hợp lý trong việc sử dụng thuốc, 
đặc biệt là kháng sinh trước và sau can thiệp, đồng thời đánh giá chi phí điều trị cho một toa 
thuốc trước và sau can thiệp. 
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có can thiệp. 
 KY YEU HNKH 10/2012 BENH VIEN AN GIANG Trang 227 
 Địa điểm nghiên cứu: Phòng khám Nội khớp - Khoa khám bệnh BVĐKTT. Phòng khám 
này có 2 Bác sỹ khám bệnh và 2 điều dưỡng. 
Chọn mẫu: 
Bệnh nhân khám tại phòng khám nội khớp. Cách lấy mẫu ngẫu nhiên có hệ thống 
Cỡ mẫu được tính theo công thức : n = (1,96)2 *p (1-p) 
 ε2 
n = 385 toa thuốc (cho mỗi giai đoạn) 
Tiêu chuẩn chọn mẫu: Toa thuốc của bệnh nhân khám bệnh BHYT có chỉ định dùng thuốc. 
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không lãnh thuốc tại quầy phát thuốc BHYT. 
Giai đoạn khảo sát được thực hiện vào tháng 03/2011 với tổng số toa thuốc thu được là 1465, 
n=385: khảo sát sự hợp lý trong sử dụng thuốc, chi phí điều trị của bệnh nhân. Dựa vào kết 
quả khảo sát áp dụng một số biện pháp can thiệp tại khoa Dược và khoa khám bệnh nhằm 
làm giảm chi phí điều trị. Giai đoạn can thiệp thực hiện vào tháng 11/2012 tổng số toa thuốc 
thu được là 2100, với n=385: đánh giá hiệu quả sau khi can thiệp và so sánh với giai đoạn 1 
trước khi can thiệp. 
 Tiêu chuẩn đánh giá 
Việc sử dụng thuốc phù hợp với chẩn đoán dựa vào: 
- Phác đồ điều trị khoa khám bệnh – bệnh viện đa khoa trung tâm; 
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị của Bộ y tế - 2005 
- Các nguyên lý y học nội khoa – Harrison tập 4 – 2004. 
Sử dụng kháng sinh đúng: Có bằng chứng nhiễm khuẩn : Cấy có vi khuẩn, hoặc có hội 
chứng đáp ứng viêm (+) : Sốt >38 0C, Bạch cầu tăng >10000/mm3 hoặc <3000/mm3, nhịp thở 
>30 lần/phút, mạch >90 lần/phút ; hoặc có CRP tăng, VS tăng. 
Các biện pháp can thiệp: 
 Tại khoa Dược: dựa vào danh mục thầu năm 2011 lựa chọn những thuốc tương 
đương, cùng hoạt chất có giá thành rẻ. Tăng cường nhập thuốc nội 
 KY YEU HNKH 10/2012 BENH VIEN AN GIANG Trang 228 
 Tại khoa khám bệnh: Thông tin thuốc cho các Bác sỹ, kiểm tra toa thuốc, bình 
toa thuốc trong các buổi giao ban khoa khám bệnh. 
 Xử lý số liệu: 
Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Dùng phép kiểm chi bình phương cho các 
biến tỉ lệ và phép kiểm Mann-Whitney cho các biến liên tục. Sự khác biệt có ý nghĩa thống 
kê khi p<0,05. 
KẾT QUẢ 
1. Đặc điểm của mẫu khảo sát 
 Giới tính: Tần suất mắc các bệnh về khớp của bệnh nhân nữ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn nam 
(cả hai giai đoạn tỷ lệ Nam/nữ = 1/3) 
 Tuổi: mắc bệnh cao nhất là giai đoạn trung niên khoảng từ 40 đến dưới 70 tuổi. 
Cận lâm sàng: Giai đoạn 1: 17 ca, giai đoạn 2: 41 ca. Chỉ định cận lâm sàng tại phòng 
khám nội khớp là rất thấp, đa số các chỉ định cho cận lâm sàng là chụp cột sống, trong giai 
đoạn 1 chỉ có 17 bệnh nhân được chỉ định cận lâm sàng , còn giai đoạn 2 tăng lên 41 bệnh 
nhân. Số tiền chi trả cho cận lâm sàng cả 2 giai đoạn là 2.057.000 đồng. So với tiền chi trả 
cho thuốc thì tỷ lệ này là không đáng kể. 
2. Khảo sát sự hợp lý trong chỉ định dùng thuốc 
Giai đoạn 1: Thuốc sử dụng phù hợp với chẩn đoán có 242 toa chiếm tỷ lệ 62,9 %. Chỉ định 
sử dụng kháng sinh khi không có dấu hiệu nhiễm trùng, không phù hợp với chẩn đoán theo 
phác đồ điều trị của khoa hoặc không có bệnh phụ nhiễm trùng kèm theo, chỉ định 2 loại 
thuốc cùng nhóm trên một toa thuốc, sử dụng thuốc dạ dày cho hầu hết các bệnh nhân, ngay 
cả những bệnh nhân không có chẩn đoán liên quan tới bênh lý dạ dày, sử dụng thuốc hỗ trợ 
không theo chẩn đoán. Chẩn đoán bệnh theo mã ICD-10 chưa rõ ràng ở những bệnh nhân có 
nhiễm khuẩn. Tiền thuốc trung bình của một toa là 458.159 đồng. 
3. So sánh việc sử dụng thuốc trước và sau khi áp dụng các biện pháp can thiệp. 
 KY YEU HNKH 10/2012 BENH VIEN AN GIANG Trang 229 
Dựa vào kết quả khảo sát ở giai đoạn 1 chúng tôi áp dụng một số biện pháp can thiệp như 
sau: 
+ Tại khoa Dược: Tăng cường nhập thuốc nội, lựa chọn những thuốc chuyên điều trị về khớp 
có giá thành rẻ, ngưng nhập (có thời hạn) một số kháng sinh, thuốc dạ dày đắt tiền. 
+ Tại khoa khám bệnh: Tăng cường giám sát việc kê đơn thuốc ngoại trú, bình đơn thuốc tại 
các buổi giao ban khoa, cung cấp thông tin các thuốc liên quan đến bệnh về khớp cho Bác sĩ. 
So sánh sử dụng thuốc hợp lý giai đoạn trước và sau can thiệp được trình bày ở bảng 1. 
 Bảng 1: So sánh sử dụng thuốc hợp lý 
Các chỉ số khảo sát 
Giai đoạn1 
(n=385) 
Giai đoạn2 
(n=385) 
Giá trị p 
1. Sử dụng thuốc phù hợp với chẩn đoán 242 (62,9%) 335 (87,0%) 0,000 
2. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong điều trị 131 (34,0%) 70 (18,2%) 0,000 
3. Chỉ định sử dụng kháng sinh đúng 49 (37,4%) 70 (100%) 0,000 
4. Tỷ lệ thuốc nội được sử dụng 228 (59,2%) 333 (86,5%) 0,000 
5. Tỷ lệ sử dụng vitamin 361 ( 93,9%) 357 ( 92,7%) 0,566 
Sau khi áp dụng các biện pháp can thiệp, việc sử dụng thuốc phù hợp với chẩn đoán chiếm tỷ 
lệ cao 87,0%, chỉ còn 50 toa (12,9%) sử dụng thuốc không hợp lệ như : Chỉ định thuốc hỗ trợ 
tăng tuần hoàn não Tanakan, Giloba , thuốc dạ dày  mà không có chẩn đoán phụ kèm theo, 
hoặc sử dụng 2 loại thuốc cùng nhóm trong 1 toa. 
Trong giai đoạn 1 trước can thiệp: Đa số các toa có chỉ định sử dụng kháng sinh đều không 
có chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn hoặc không có bệnh phụ nhiễm khuẩn kèm theo, do 
vậy, việc sử dụng kháng sinh trong điều trị còn chưa hợp lý theo phác đồ điều trị. Trong 49 
(37,4%) toa thuốc có chỉ định kháng sinh đúng chỉ có 1 toa thuốc là có chỉ định làm xét 
nghiệm tìm RF, CRP, đếm bạch cầu  và có 1 toa có chỉ định chụp X-quang cổ tay. Như vậy 
trong 47 trường hợp sử dụng kháng sinh trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp đều không 
thấy có những dấu hiệu nhiễm trùng, chủ yếu bác sỹ chỉ định để phòng ngừa bệnh thấp tim. 
 KY YEU HNKH 10/2012 BENH VIEN AN GIANG Trang 230 
Trong giai đoạn 2 sau khi can thiệp: Tỷ lệ sử dụng kháng sinh giảm xuống gần 50% chỉ có 70 
toa có chỉ định sử dụng kháng sinh, tỷ lệ sử dụng kháng sinh đúng ở giai đoạn này là 100%, 
chỉ định đúng chẩn đoán và đúng theo phác đồ điều trị. 
Trong cả hai giai đoạn tỷ lệ sử dụng vitamin là rất cao, sự phối hợp giữa vitamin D với calci 
là phối hợp kinh điển trong điều trị, tuy nhiên dùng đồng thời 2 thuốc này làm hấp thu calci ở 
ruột tăng lên rất nhiều, khi calci được dùng ở liều cao. Ở cả 2 giai đoạn chỉ định 2 loại 
vitamin D trong cùng một toa chiếm tỷ lệ khoảng 10,2%. 
Ở giai đoạn 1 việc chẩn đoán bệnh theo mã ICD-10 chỉ có 11 mã, sau khi can thiệp tăng lên 
gấp đôi: 22 mã bệnh, điều đó chứng tỏ rằng việc chẩn đoán bệnh theo mã ICD-10 chặt chẽ 
hơn ở giai đoạn 2, nhất là ở các bệnh viêm khớp có kèm theo nhiễm khuẩn như vậy việc sử 
dụng kháng sinh sẽ đúng, hợp lý và an toàn hơn. 
Trong giai đoạn 1, trong 1 toa toa thuốc trung bình chỉ có 1 món thuốc nội (0,9 ± 0,9 ), sau 
khi can thiệp số loại thuốc nội trong 1 toa thuốc tăng gần 2 món (1,6 ± 0,9) (p=0,000). 
Số ngày điều trị trung bình trong giai đoạn 1 là 9,6 ± 2,4 ngày, sau can thiệp số ngày điều tri 
trung bình giảm còn 7,4 ± 1,8 ngày (p=0,000). 
 Trong giai đoạn 1 tổng tiền trung bình của một toa thuốc là 458.159 đồng cá biệt có nhiều 
toa có số tiền hơn một triệu đồng, nhưng đến giai đoạn 2 sau can thiệp, tổng tiền trung bình 
của một toa thuốc giảm xuống rất nhiều chỉ còn 247.053 đồng và không có toa thuốc nào có 
giá trị trên một triệu đồng. So với giai đoạn 1 tổng tiền trung bình giảm được 211.106 đồng 
trên một toa thuốc như vậy sự can thiệp rất có hiệu quả. 
4 . Tương tác thuốc 
Trong điều trị sự phối hợp thuốc là cần thiết tuy nhiên số lượng thuốc sử dụng càng nhiều thì 
nguy cơ xảy ra tương tác thuốc càng gia tăng. Thêm vào đó sự phối hợp nhiều loại thuốc 
không cần thiết sẽ gia tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân. Cả hai giai đoạn gồm có 5 cặp 
tương tác và xảy ra ở mức độ 2 (Tương tác cần thận trọng), được trình bày ở bảng 2 
 KY YEU HNKH 10/2012 BENH VIEN AN GIANG Trang 231 
 Bảng 2. Tỷ lệ tƣơng tác thuốc 
Cặp tƣơng tác 
Giai đoạn1 
(n=385) 
Giai đoạn 2 (n=385) 
1. Alendronat + calci 
2. Alendronat +NSAID 
3. Alendronat + antacid 
4. Vitamin D + calci 
5. Nhóm băng niêm mạc dạ dày 
+ thuốc khác 
15 (19,4%) 
4 (5,1%) 
14 (18,1%) 
10 (12,9%) 
31 (44,1%) 
17 (21,7%) 
1 (1,2%) 
22 (28,2%) 
8 (10,2%) 
30 (38,4%) 
Cả hai giai đoạn tỷ lệ tương tác thuốc xảy ra tương đương, trong đó tương tác ở nhóm thuốc 
băng niêm mạc dạ dày chiếm tỷ lệ cao nhất, xử trí bằng cách các Bác sĩ đều hướng dẫn bệnh 
nhân uống cách nhau 2h. Tương tác giữa alendronat và NSAID hiệp đồng gây loét dạ dày, 
tương tác giữa alendronat và calci làm giảm hấp thu các alendronat qua đường tiêu hóa, cả 
hai giai đoạn đều không thấy hướng dẫn của Bác sĩ khi chỉ định cho bệnh nhân sử dụng 
alendronat 70mg. Tương tác giữa nhóm vitamin D và calci: dùng đồng thời sẽ làm hấp thu 
calci ở ruột tăng lên rất nhiều, khi calci được dùng ở liều cao. Mỗi giai đoạn chiếm tỷ lệ 
khoảng 10 -12%, cả hai giai đoạn đều không thấy Bác sĩ chỉ định theo dõi nồng độ calci máu, 
calci niệu. 
BÀN LUẬN 
Giai đoạn trước can thiệp: Tỷ lệ chỉ định sử dụng thuốc không phù hợp chẩn đoán cao, Như 
vậy việc chỉ định thuốc không phù hợp chẩn đoán sẽ đưa đến những hậu quả khôn lường như 
bệnh nhân uống nhiều thuốc nhưng không hết bệnh, gây lãng phí trong điều trị, bệnh nhân 
phải trả tiền điều trị cao, quỹ bảo hiểm bị bội chi. Có sự lạm dụng kháng sinh trong điều trị. 
Sử dụng sai liều của một số loại thuốc, thuốc nội ít được sử dụng, có nhiều loại thuốc có 
trong 1 toa (6-7 loại), sử dụng nhiều loại biệt dược đắt tiền (kháng sinh, thuốc dạ dày), chi 
phí điều trị cao có rất nhiều toa thuốc trên 1 triệu đồng. Sau khi áp dụng các biện pháp can 
 KY YEU HNKH 10/2012 BENH VIEN AN GIANG Trang 232 
thiệp: Tỷ lệ chỉ định thuốc phù hợp chẩn đoán tăng cao, tỷ lệ chỉ định kháng sinh đúng 
100%, số loại thuốc có trong toa giảm (4-5 loại), thuốc nội được sử dụng nhiều hơn làm giảm 
chi phí điều trị gần 50%. Tuy nhiên tỷ lệ tương tác thuốc giảm không đáng kể, tỷ lệ sử dụng 
thuốc dạ dày và thuốc vitamin còn cao trong cả 2 giai đoạn. Theo báo cáo tổng kết công tác 
bệnh viện năm 2011 số lượt khám chữa bệnh chung đạt 107,2% kế hoạch. Trong đó bệnh 
nhân có bảo hiểm y tế chiếm 68%, trẻ em dưới 6 tuổi chiếm 16,8% . Số tiền chi trả cho thuốc 
chiếm 70% kinh phí của toàn bệnh viện, như vậy số lượng bệnh nhân khám bệnh bảo hiểm y 
tế ngày càng gia tăng, do đó việc quản lý thuốc phải được quản lý chặt chẽ từ khâu nhập hàng 
đến khâu sử dụng. Khoa Dược lựa chọn thuốc tốt, đạt chất lương, giá thành rẻ phù hợp với 
quỹ Bảo hiểm y tế. Khoa Khám bệnh sử dụng thuốc đúng, phù hợp với chẩn đoán tránh lạm 
dụng thuốc. Như vậy, quỹ bảo hiểm y tế sẽ không bị bội chi và sẽ có thêm nhiều bệnh nhân 
được hưởng việc chăm sóc sức khỏe từ quỹ này. 
KẾT LUẬN 
Việc sử dụng thuốc hợp lý, phù hợp với chẩn đoán sẽ làm tăng hiệu quả điều trị, giảm tương 
tác thuốc, giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân. Giảmbội chi quỹ bảo hiểm Y tế giúp cho 
nhiều bệnh nhân được hưởng quyền chăm sóc sức khỏe từ quỹ này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế (2004), Dược thư quốc gia Việt Nam, tái bản lần thứ nhất, Hà Nội 
2. Bộ Y Tế (2009), Qui định mới về sử dụng thuốc trong chẩn đoán, điều trị và quản lý 
phân phối thuốc tại các bệnh viện và các cơ sở y tế Việt Nam, Nhà xuất bản Y học. 
3. Bộ Y Tế (2000), Bảng phân loại quốc tế bệnh tật (ICD-10), nhà xuất bản Y học. 
4. Dương Thị Mai Trang (2009), Giáo trình Kinh tế Dược và kinh tế y tế, bộ môn Quản 
lý Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
5. Đặng Văn Giáp (2011), Giáo trình đào tạo bổ sung chuyên khoa 1, Đại học Y Dược 
thành phố Hồ Chí Minh. 
6. Kurt.J. Isselbacher và các cộng sự (2004), Các nguyên lý y học nội khoa Harrison – 
tập 4, nhà xuất bản Y học. 
 KY YEU HNKH 10/2012 BENH VIEN AN GIANG Trang 233 
7. Nguyễn Ngọc Rạng (2012), Thống kê y học và thiết kế nghiên cứu, Nhà Xuất bản Y 
học TP Hồ Chí Minh. 
8. Trần Thị Thu Hằng (2007), Dược lực học, nhà xuất bản Phương Đông 
9. Phác đồ điều trị năm 2010 - 2011, Khoa khám bệnh, Bệnh viên đa khoa trung tâm An 
Giang. 
10. Bộ Y Tế (2006), Tương tác thuốc và chú ý khi sử dụng, nhà xuất bản Y học 
11. Báo cáo tổng kết tình hình sử dụng quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2008-
2009, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 
12. Lê Anh Thư (2007), Bệnh viêm khớp dạng thấp, nhà xuất bản Y học 
13. Nguyễn Văn Tuấn và cộng sự (2007), Loãng xương nguyên nhân, chẩn đoán, điều 
trị, phòng ngừa, nhà xuất bản Y học. 
14. Trần Ngọc Ân (1998), Bệnh thấp khớp, Nhà xuất bản Y học. 
15. Thống kê hệ thống y tế tỉnh An Giang, Phòng nghiệp vụ Y - Dược sở Y tế An Giang. 
16. Thống kê số liệu sử dụng tiền quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế 
trên địa bàn tỉnh An Giang, Phòng nghiệp vụ Y – Dược sở Y tế tỉnh An Giang. 
17. Lê Anh Thư (2006) Điều trị cơ bản bệnh viêm khớp dạng thấp, mười hai năm theo 
dõi và đánh giá (8/1003 – 8/2005), Nhà xuất bản Y học. 
18. Đào Văn Phan và cộng sự (2004), Dược lý học lâm sàng, Trường đại học Y Hà Nội, 
Nhà xuất bản Y học. 
19. Danh mục thuốc ngoại trú năm 2010 - 2011, Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang. 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_viec_su_dung_thuoc_tai_phong_kham_noi_khop_khoa_kha.pdf
Ebook liên quan