Giáo trình Cung cấp điện

Tóm tắt Giáo trình Cung cấp điện: ...n áp nào lấy bằng điện áp định mức trung bình của cấp đó: Ucb ằ Uđmtb = 0,23 ; 0,4 ; 0,525 ; 0,69 ; 3,15 ; 6,3 ; 10,5 ; 37 ; 115; 230 kV; Nhưng cũng có trường hợp đặc biệt phải lấy điện áp định mức thực của phần tử đặt tại cấp đó. ví dụ: cuộn kháng điện 10 kv làm việc ở cấp 6 kv thì lúc đó Ucb...j2 I2 Hình V-12 b a c’ c d’ d e b’ i2= I2 I1 i1 0 q2 q1 j1 j j2 UpA UF1 UF2 DUF dUF Trên hình vẽ trình bày đồ thị véc tơ điện áp của đường dâycó hai phụ tải tập trung i1và i2. điện áp ở cuối đường dây của phần tử thứ 2 ký hiệu là UF2, còn ở cuối phần tử thứ nhất là UF1, điệ...hần tử bị sự cố ra khỏi hệ thống cung cấp điện, vì vậy tác động của nó phải chọn lọc, chính xác. Tác động của thiết bị bảo vệ rơ le không chọn lọc có thể dẫn đến hậu quả ngoài ý muốn, chẳng hạn sự cố xảy ra ở phạm vi hẹp lại cắt cả phạm vi rộng, sự cố xảy ra ở cuối nguồn lại cắt từ đầu nguồn v.v c...

doc155 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Cung cấp điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 suất của MBA, để cung cấp điện cho thiết bị nạp?
8- Phương pháp cung cấp điện cho tàu điện cao tần và tàu điện dùng điện xoay chiều?
Chương IX. các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật 
của hệ thông điện mỏ
 việc tăng số lượng các mỏ hiện đại và tăng sản lượng của mỗi mỏ dẫn đến 
việc tăng công suất lắp đặt và lượng điện năng tiêu thụ. Vì thế việc sử dụng hợp lý thiết bị điện và tiết kiệm tối đa điện năng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Lượng điện năng tiêu thụ lớn cũng ảnh hưởng không ít đến giá thành khoáng sản khai thác.
 trong hệ thống cung cấp điện cho xí nghiệp mỏ, các chỉ tiêu mang ý nghĩa kinh tế - kỹ thuật là: hệ số công suất cosj, suất tiêu thụ điện năng.
IX.1. Hệ số công suất cosj
IX.1.1. nguyên nhânvà hậu quả của hệ số công suất thấp
 a. nguyên nhân
 - do các động cơ và các máy biến áp đều cần năng lượng phản kháng để làm việc, mặc dù năng lượng phản kháng không trực tiếp sinh ra công hữu ích.
 - do sử dụng các động cơ có hệ số cosj và do sử dụng các động cơ có tốc độ thấp(vì các động cơ có tốc độ thấp thường có hệ số cosj thấp).
 - do các động cơ và các máy biến áp thường xuyên chạy không tải hoặc non tải.
 - do chất lượng sửa chữa động cơ và các máy biến áp không tốt (vì các động cơ và các máy biến áp sau khi sửa chữa thường có hệ số cosj thấp )
 - do trình độ vận hành của công nhân cung như qui trình tổ chức công nghệ của xí nghiệp chưa cao v.v  
 tất cả các lý do trên đều là nguyên nhân làm cho hệ số công suất cosj của xí
nghiệp thấp.
 b. hậu quả của hệ số công suất cosj thấp.
 hệ số công suất cosj thấp dẫn tới các hậu quả sau đây:
 - tăng công suất máy phát, máy biến áp và các phần tử khác trong hệ thống cung cấp điện.
 Ví dụ một xí nghiệp mỏ để sản xuất một lượng sản phẩm A thì nó cần tiêu thụ một năng lượng tác dụng Wa và tương ứng là công suất tác dụng Pa. như vậy cần phải phát và truyền tải đến cho xí nghiệp công suất biểu kiến: S = Pa/ cosj. Nếu các động cơ mang tải thấp, hệ số công suất giảm, để đảm bảo sản xuất lượng sản phẩm A, cần phải phát và truyền tải công suất biểu kiến (S) lớn hơn.
 - tăng tổn hao công suất hoặc tăng tiết diện dây dẫn.
 Trong hệ thống điện 3 pha tổn hao công suất được xác định:
DP = 3.I2.r
thay vào biểu thức trên giá trị I = Ia/ cosj ta được:
DP = , kW
 trong đó: 
 Ia - là thành phần tác dụng của dòng điện.
 Như vậy khi dòng điện tác dụng cần tiêu thụ không đổi, nếu hệ số cosj giảm thì tổn hao công suất tăng bình phương lần.
 Thay vào biểu thức trên giá trị: r = , có:
DP = , kW
 Từ đó tiết diện dây dẫn: 
S = , mm2
nghĩa là khi cùng một giá trị tổn hao công suất cho phép thì tiết diện dây dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương hệ số công suất.
 - tăng tổn hao điện áp trong mạng 
 khi truyền tải công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q qua mạng có điện trở tác dụng R và điện kháng X, tổn hao điện áp được xác định theo biểu thức:
DU = ,
trong đó:
 DUa - tổn hao điện áp do công suất tác dụng gây ra;
 DUp - tổn hao điện áp do công suất phản kháng gây ra;
 từ biểu thức trên ta thấy khi hệ số cosj thấp thì công suất phản kháng tăng do đó thành phần tổn thất điện áp DUp tăng làm tổn thất điện áp tổng DU tăng, đồng thời khi thành phần tổn thất điện áp DUp tăng làm tăng độ lệch điện áp ở cực phụ tải, đòi hỏi phải tăng chi phí để điều chỉnh điện áp.
IX.1.2. các biện pháp nâng cao hệ số công suất 
 việc cải thiện hệ số công suất có ý nghĩa kinh tế lớn vì nó mang lại hiệu quả do tiết kiệm điện năng.
 Hiện nay các biện pháp nâng cao hệ số công suất có thể chia ra thành hai nhóm:
 1- những biện pháp nhằm sử dụng thiết bị điện có hiệu quả (biện pháp nâng cao hệ số công suất tự nhiên) 
 2- những biện pháp tăng hệ số công suất bằng cách bù công suất phản kháng(biện pháp nhân tạo).
 dưới đây là một số biện pháp tự nhiên để nâng cao thường được áp dụng để cải thiện hệ số công suất cosj.
 a. tăng tải cho các động cơ non tải
 trong một phạm vi nhất định thì giá trị dòng phản kháng Ip là không đổi, nếu tăng dòng tải (dòng tác dụng) từ Ia1 đến Ia2 sẽ làm thay đổi góc lệch pha từ j1đến j2, 
do đó hệ số công suất tăng từ cosj1đến cosj2(như đồ thị) .việc tăng tải cho động cơ 
có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp tuỳ theo tính chất của máy móc dùng điện.
 Ví dụ đối với tời trục thì tăng 
sốlượng hoặc dung tích goòng, 
với máy combai thì tăng tốc độ 
Ia2
I1
j2
j1
Ia1
I1
Ip
di chuyển v.v 
 hình IV.1: đồ thị véc tơ minh hoạ
 việc tăng hệ số công suất
 khi tăng tải (Ia)cho động cơ 
 b. thay động cơ non tải bằng động cơ có công suất nhỏ hơn 
 hệ số công suất khi tải là bất kỳ được xác định theo công thức:
cosj = ;
trong đó: 
 Qd = - công suất phản kháng động cơ tiêu thụ từ mạng khi tải là định mức.
 Qkt = - công suất phản kháng động cơ tiêu thụ từ mạng khi không tải. 
 Ikt - dòng không tải của động cơ.
 Kmt = P/ Pd - hệ số mang tải của động cơ.
 Rõ ràng việc thay động cơ non tải bằng động cơ có công suất nhỏ hơn, cho khả năng nâng cao hệ số công suất.
 Bằng tính toán cho thấy nếu hệ số mang tải : kmt 0,75 thì việc thay thế nói chung là không có lợi, còn khi: 0,45 < kmt < 0,75, việc thay thế cần phải tính toán so sánh hiệu quả kinh tế. Tính hợp lý về kinh tế trong trường hợp thay thế động cơ là chi phí thay thế đủ hoàn lại trong thời gian qui định(do tiết kiệm điện năng).
 c. giảm điện áp ở động cơ mang tải nhỏ
 khi không có khả năng thay thế động cơ mang tải nhỏ thì cần xem xét giảm điện áp trên cực của nó.
 Việc giảm điện áp đặt vào cực động cơ không đồng bộ đến giá trị tối thiểu cho phép (Umin) dẫn đến giảm công suất phản kháng tiêu thụ, vì thế mà hệ số công suất tăng, tổn hao công suất tác dụng trong động cơ giảm và hiệu suất tăng.
 Trong thực tế, việc giảm điện áp ở các động cơ mang tải nhỏ có thể thực hiện bằng cách chuyển cách đấu động cơ từ tam giác sang hình sao hoặc phân đoạn các cuộn dây stator. Việc chuyển cách đấu này chỉ nên áp dụng với động cơ hạ áp mang tải thường xuyên 35 - 40% định mức.
 Khi chuyển cách đấu từ tam giác sang sao, mô men cực đại của động cơ giảm đi 3 lần, do đó cần kiểm tra hệ số mang tải của động cơ theo điều kiện làm việc ổn định.
 Việc phân đoạn cuộn dây stator của động cơ không đồng bộ chỉ nên áp dụng trong những trường hợp không thể đổi cách đấu.
 d. hạn chế động cơ và máy biến áp làm việc không tải
 nếu khoảng thời gian làm việc không tải của động cơ và máy biến áp kéo dài thì tốt hơn cả là tạm thời cắt chúng ra khỏi mạng, như vậy sẽ giảm được đáng kể lượng công suất phản kháng tiêu thụ vô ích.
 Trong các dây truyền công nghệ, các máy móc làm việc có quan hệ phụ thuộc, thì việc bố trí dây truyền một cách chặt chẽ sẽ hạn chế được sự làm việc không tải của động cơ.
e. tăng cường chất lượng sửa chữa động cơ
 sau khi sửa chữa động cơ, cần đảm bảo các thông số định mức của nó. Chất lượng sửa chữa không đảm bảo sẽ làm tăng lượng công suất phản kháng tiêu thụ.
f. ưu tiên sử dụng động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc
 so với động cơ rotor dây quấn, động cơ rotor lồng sóc có hệ số công suất và hiệu suất cao hơn.
g. sử dụng động cơ đồng bộ
 trong trường hợp có thể nên sử dụng động cơ đồng bộ thay cho động cơ không đồng bộ, vì động cơ không đồng bộ làm việc ở chế độ quá kích thích có thể phát ra công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất. 
IX.1.3.nâng cao hệ số công suất cosj bằng cách bù công suất phản kháng
 trong những trường sau khi áp dụng tất cả các biện pháp kể trên mà hệ số công suất chung của xí nghiệp vẫn còn thấp hơn giá trị qui định, thì cần phải áp dụng biện pháp bù công suất phản kháng. Thực chất của việc bù là phát tại chỗ công suất phản kháng với mục đích là giảm công suất phản kháng truyền tải từ nguồn tới xí nghiệp. để phát công suất phản kháng có thể dùng máy bù đồng bộ, động cơ đồng bộ hoặc tụ điện tĩnh.
 a. máy bù đồng bộ
 máy bù đồng bộ thực chất là động cơ đồng bộ có cấu tạo đặc biệt để là việc không tải và phát ra năng lượng phản kháng.
 Trong công nghiệp mỏ, máy bù đồng bộ do có các nhược điểm như: tiêu hao công suất tác dụng cao(0,32- 0,15 kW/kVAr); chi phí vận hành và bảo quản cao, vì thế không được sử dụng. tuy nhiên máy bù đồng bộ có ưu điểm quan trọng là dễ dàng điều chỉnh công suất phản kháng phát ra, do đó luôn luôn duy trì được hệ số công suất tối ưu. máy bù đồng bộ được sử dụng chủ yếu trong hệ thống điện khi cần bù và điều chỉnh công suất phản kháng với giá trị lớn.
 b. động cơ đồng bộ
 trong các xí nghiệp mỏ, ở các máy công suất lớn và không cần điều chỉnh tốc độ (bơm thoát nước chính, quạt gió, máy ép khí, động cơ sơ cấp của hệ thống máy phát - động cơ) nên sử dụng động cơ đồng bộ.
 Vì động cơ đồngbộ có ưu điểm là: có hệ số công suất cao và khi làm việc ở chế độ quá kích thích có thể phát ra công suất phản kháng, do đó sẽ cải thiện được hệ số công suất chung của xí nghiệp.
 Nhưng nhược điểm của động cơ đồng bộ là: cấu tạo phức tạp, giá thành đắt, nên ít được sử dụng. 
 c. bù công suất phản kháng bằng tụ bù 
 phương pháp bù này dựa trên tính chất của điện dung khi đấu trong mạch điện để tạo ra dòng điện trượt pha so với điện áp. lúc này điện dung đủ lớn, tụ điện không chỉ làm mất góc trượt pha dương trong một khu vực nào đó, mà còn có thể chuyển dòng phản kháng đến các khu vực lân cận khác (từ đường dây tải điện đến điểm đấu tụ).
 So với máy bù đồng bộ tụ điện có các ưu điểm:
 - tiêu thụ công suất tác dụng không đáng kể (0,3- 1%) so với công suất tổng.
 - Là việc chắc chắn không phải chăm sóc đặc biệt.
 - Trọng lượng nhỏ không cần tới nền móng kiên cố để lắp đặt.
 - Làm việc không ồn.
 Khi sử dụng tụ điện để nâng cao hệ số công suất cosj , trước hết cần xác định công suất phản kháng cần thiết của thiết bị bù:
Qb = Ptb(tgj1- tgj2) , KVAr
trong đó:
 Ptb = Wa/ Tp - công suất tác dụng trung bình năm của xí nghiệp, kW.
(Wa- năng lượng tác dụng tiêu thụ của xí nghiệp, kWh; Tp- số giờ làm việc trong năm của xí nghiệp, h);
 tgj1- tương ứng với hệ số công suất trung bình năm(cosj1) của xí nghiệp
(có kể đến khả năng bù của động cơ đồng bộ);
 tgj2- tương ứng với hệ số công suất qui định cosj2.
 Việc tăng hệ số cosj2 trên giá trị qui định, cần được cơ quan quản lý hệ thống điện thoả thuận, tuỳ theo mức độ thiếu hụt năng lượng phản kháng trong hệ thống.
 Công suất phản kháng của bộ tụ đấu tam giác:
Q = 3, kVAr
trong đó:
 f- tần số góc của dòng điện;
 C- điện dung của bộ tụ, mF;
 Ud- điện áp dây định mức, kV.
 Từ biểu thức trên cho thấy cùng một dung lượng của bộ tụ, công suất phản kháng tỉ lệ với bình phương điện áp. vì thế với cùng một dung lượng thì tụ đặt ở phía cao áp cho công suất phản kháng lớn hơn nhiều. Nhưng khi đặt tụ ở phía cao áp thì phần công suất phản kháng tiêu thụ trong mạng hạ áp sẽ không được bù. Vì thế nếu có khả năng thì nên đấu tụ ở gần phụ tải và ở phía hạ áp.
 Việc bố trí thiết bị bù có thể là tập trung, thành nhóm hoặc cá thể.
 Khi bù tập trung, tụ thường được đấu vào thanh cái hạ áp (6- 10kV) của trạm biến áp chính, lúc đó sẽ giảm được công suất phản kháng phải phát và truyền tải đến cho xí nghiệp.
 Khi bù theo nhóm, các bộ tụ có thể đấu vào cuối cá khởi hành, nhằm giảm truyền tải công suất phản kháng trên đường dây.
 Khi bù cá thể, bộ tụ được đấu trực tiếp cạnh động cơ, như vậy sẽ giảm được công suất phản kháng trong toàn bộ mạng.
 Vị trí đấu tối ưu của thiết bị bù cần được chọn trên cơ sở so sánh kinh tế- kỹ thuật các phương án.
IX.2. tổn thất điện năng 
 tổn thất điện năng trong hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp mỏ chủ yếu là tổn thất trong máy biến áp, trong mạng điện cao và hạ áp.
IX.2.1. tổn thất điện năng trong máy biến áp
 việc xác định tổn thất điện năng trong máy biến áp được tiến hành xuất phát từ các thông số kỹ thuật, mức độ mang tải và số giờ sử dụng.
 Tổn thất năng lượng tác dụng được tính:
DWa.ba= DPkt.T0 + b2.DPn.Tp , kWh;
trong đó: 
 DPkt- tổn thất công suất không tải của máy biến áp, kW;
 DPn - tổn thất công suất ngắn mạch, kW;
 T0 - tổng số giờ đấu máy biến áp vào mạng trong thời gian tính toán, h;
 Tp - số giờ máy biến áp làm việc với tải trung bình trong thời gian tính toán, h;
 b - hệ số mang tải của máy biến áp, được tính theo công thức:
b = 
(Wa, Wp- năng lượng tác dụng và phản kháng tiêu thụ từ máy biến áp, được xác định bằng tính toán, hoặc theo chỉ số đồng hồ khi vận hành; Sd- công suất định mức của máy biến áp, kVA).
 Tổn thất năng lượng phản kháng được tính theo công thức:
DWp.ba= 
trong đó:
 Ikt- dòng không tải của máy biến áp, %;
 Un- điện áp ngắn mạch tương đối, %.
IX.2.2. tổn thất điện năng trong trong mạng (trừ máy biến áp)
 tổn thất điện năng trong mạng được xác định theo công thức:
DWa = 3.I.R.Tp.10-3 = ,
trong đó:
 Itb- dòng tải trung bình của mạng, xác định theo công thức:
Itb = ,
với: 
 Wa vàWp- năng lượng tác và phản kháng của các phụ tải đấu vào mạng tiêu thụ trong thời gian Tp; Ud- điện áp định mức của mạng, V;
 Stb- công suất trung bình truyền tải trong mạng, kVA;
 Ptb, Qtb- công suất tác dụng và công suất phản kháng trung bình truyền tải trong mạng.
IX.3. định giá điện năng 
 tiền điện một xí nghiệp (hộ tiêu thụ) phải trả có thể tính theo giá biểu đơn hoặc giá biểu kép.
 Theo giá biểu đơn, tiền điện phải trả sau một khoảng thời gian nhất định (1 tháng hoặc, 1 năm) được tính bằng số lượng điện năng (kW.h) đã tiêu thụ trong khoảng thời gian đó (theo chỉ số đồng hồ đo điện năng tác dụng) nhân với đơn giá điện năng (đ/ kW.h). cách tính này chỉ nên áp dụng với các hộ tiêu thụ với các hộ tiêu thụ không phải là xí nghiệp công nghiệp và các xí nghiệp công nghiệp có công suất nối mạng nhỏ.
 Với các xí nghiệp công nghiệp lớn, tiền điện thường được tính theo biểu giá kép và có thể áp dụng một trong hai phương thức sau:
 1- tính theo công suất tiêu thụ cực đại của xí nghiệp (phần chính) và số lượng điện năng tiêu thụ thực tế, được xác định theo công thức:
C = (a.Pmax + b.Wa).(1± K), đ/ năm,
 trong đó:
 Pmax- công suất tiêu thụ cực đại được xác định theo chỉ số đồng hồ đo, kW;
 a- đơn giá 1 kW công suất cực đại trong một năm, đ/ kW.năm;
 b- đơn giá điện năng, đ/ kW.h;
 Wa- lượng điện năng xí nghiệp tiêu thụ trong một năm, kW.h;
 k- hệ số [ thưởng (-) hoặc (+)] tuỳ theo hệ số công suất cosj thực tế của xí nghiệp.
 2- trả theo công suất nối mạng và lượng điện năng tiêu thụ, xác định theo công thức:
C = [a.(ồSđ.ba + ồSđ.đc) + b.Wa].(1±k), đ/ năm
trong đó: 
 ồSđ.ba- tổng công suất định mức của các máy biến áp đấu vào mạng, kVA;
 ồSđ.đc- tổng công suất định mức của các động cơ cao áp ( trừ các động cơ được phép dự phòng theo luật an toàn, các động cơ đấu vào mạng với mục đích bù công suất phản kháng);
đơn giá công suất nối mạng trong một năm, đ/ kVA.năm.
IX.4. suất tiêu thụ điện năng
 lượng điện năng tiêu thụ để xí nghiệp sản xuất ra một đơn vị sản phẩm là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá việc sử dụng hợp lý điện năng. Suất tiêu thụ điện năng đặc trưng choviệc sử dụng các phương tiện cơ giới và tự động hoá ở xí nghiệp, việc tăng cường trang bị cho các quá trình công nghệ.
 Việc tổ chức không hoàn hảo các quá trình sản xuất và sử dụng không hết khả năng của các phương tiện cơ giới hoá, dẫn đến hậu quả là năng suất giảm và suất tiêu thụ điện năng có thể tăng.
 Suất tiêu thụ điện năng có thể xác định bằng tỉ số:
a =, kwh/đ.vị sản phẩm,
 trong đó:
 Wa- lượng điện tiêu thụ trong thời gian tính toán, kwh;
 z- sản lượng của xí nghiệp trong thời gian tính toán;
 tuy nhiên chỉ trên cơ sở suất tiêu thụ điện năng để đáng trình độ sử dụng điện năng của xí nghiệp thì không hoàn toàn chính xác, vì trong công nghiệp mỏ, suất tiêu thụ điện năng còn phụ thuộc vào điều kiện địa chất mỏ, độ chứa khí chiều sâu của vỉa, độ xâm nhập nước ngầm v.v việc tiêu thụ điệnnăng cho các thiết bị không tham gia vào sản xuất (bơm, quạt v.v) ở các xí nghiệp khác nhâu là đáng kể, ngay cả các thiết bị có tham gia vào sản xuất cũng có sự khác nhau về tiêu thụ điện năng.
 Bởi vậy khi lập kế hoạch cung cấp cho công nghiệp mỏ và xây dựng định mức tiêu thụ điện năng, cần phải tính đến đặc điểm của từng vùng hoặc nhóm mỏ cùng loại.
 Qua việc phân tích trên ta thấy Suất tiêu thụ điện năng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nên việc tính suất tiêu thụ điện năng một cách chính xác tương đối phức tạp. cho nên trong thực tế để tính suất tiêu thụ điện năng người ta thường sử dụng các phương pháp sau: phương pháp tính toán, phương pháp thực nghiệm - tính toán và phương pháp thông kê.
Câu hỏi và bài tập
1- Hệ số công suất cosj là gì? Nguyên nhân và hậu quả của hệ số cosj thấp? ý nghĩa của việc nâng cao hệ số cosj?
2- Các biện pháp dùng để nâng cao hệ số cosj?
3- Phương pháp xác định giá trị điện năng cho các xí nghiệp?
4- Suất tiêu thụ điện năng là gì? Nó đặc trưng cho cái gì? Suất tiêu thụ điện năng có một ý nghĩa như thế nào đối với một xí nghiệp?
Bài tập 1:
Yêu cầu thiết kế lắp đặt bộ tụ bù cho một trạm bơm thoát nước của một xí nghiệp mỏ đặt 6 máy bơm 75 kW. Khi làm việc hệ số công suất của trạm bơm có trị số là cosj = 0,7; yêu cầu đặt tụ điện để nâng hệ số công suất lên 0,95.
Bài tập 2:
Yêu cầu lựa chọn bộ tụ bù để nâng cao cosj của một phân xưởng cơ điện lên 0,95; công suất tính toán của phân xưởng là (80 + j105) kVA. Xét khả năng giảm cỡ công suất máy biến áp khi đặt bộ tụ bù?
Bài tập 3:
Một xí nghiệp có mặt bằng cấp điện như hình vẽ, yêu cầu thiết kế tính toán bộ tụ sao cho cosj của xí nghiệp là 0,95.
Tài liệu tham khảo.
Bảo vệ rơ le trong hệ thống điện - GS.TS. Trần Đình Long – NXB GD – Hà nội 1996.
Cung cấp điện – Nguyễn Xuân Phú- NXB KHKT – Hà nội 1998.
Điện khí hoá mỏ – PGS.PTS. Nguyễn Anh Nghĩa – NXB GD – Hà nội 1997.
Thiết bị điện – Lê Thành Bắc – NXB KHKT – Hà nội 2001.
Mục lục
Mục
Trang
Lời mở đầu
1
Phần I. Trạm điện xí nghiệp mỏ
2
Chương I. Hệ thống cung cấp điện
2
 I.1. Khái niệm chung về hệ thống cung cấp điện
2
 I.2. Đặc điểm cung cấp điện xí nghiệp
3
 I..3. Phân loại hộ dùng điện xí nghiệp
4
 I.4. Sơ đồ cung cấp điện
5
 I.5. Các yêu cầu đối với việc lựa chọn phương án cung cấp điện
7
Chương II. Phụ tải điện của xí nghiệp.
11
 II.1. Đặt vấn đề
11
 II.2. Đồ thị phụ tải điện
11
 II.3. Các tham số đặc trưng của phụ tải điện
13
 II.4. Các phương pháp xác định phụ tải điện
17
Chương III. Trạm biến áp xí nghiệp.
22
 III.1. Khái quát và phân loại
22
 III.2. Chọn vị trí trạm
22
 III.3. Sơ đồ nối dây của trạm
23
 III.4. Tính toán chọn dung lượng trạm
28
 III.5. Vận hành trạm biến áp
31
Chương IV. Ngắn mạch trong hệ thống điện
39
 IV.1. Khái niệm chung về hệ thống điện
39
 IV.2. Tính toán ngắn mạch mạng cao áp
42
 IV.3. Tính toán ngắn mạch mạng hạ áp
55
 IV.4. Nguyên nhân, tác hại, biện pháp ngăn ngừa ngắn mạch
58
Phần II. Mạng điên xí nghiệp
70
Chương V. Mạng điện
70
 V.1. Phân loại mạng điện
70
 V.2. Sơ đồ mạng điện cao áp và hạ áp
70
 V.3. Tổn thất công suất và tổn thất điện năng trong mạng điện
73
 V.4. Tính toán tổn thất điện áp trong mạng điện
78
 V.5. Các phương pháp lựa chọn dây dẫn và cáp trong mạng điện
85
 V.6. Tính toán mạng cáp hạ áp khu vực
90
Chương VI. Lựa chọn thiết bị và bảo vệ rơ le
101
 VI.1. Đặt vấn đề
101
 VI.2. Nguyên tắc chung để lựa chọn thiết bị điện và các bộ phận có dòng điện chạy qua
101
 VI.3. Lựa chọn thiết bị điện cao áp
104
 VI.4. Lựa chọn thiết bị điện hạ áp
108
 VI.5. Bảo vệ rơ le trong hệ thống điện
109
Chương VII. Kỹ thuật chiếu sáng trong mỏ
119
 VII.1. ý nghĩa của việc chiếu sáng trong mỏ
119
 VII.2. Các đại lượng cơ bản trong kỹ thuật chiếu sáng
119
 VIII.3. Thiết bị chiếu sáng
121
 VII.4. Tính toán chiếu sáng
125
Chương VIII. Cung cấp điện cho tàu điện
130
 VIII.1. Đặc điểm cung cấp điện cho tàu điện
130
 VIII.2. Cung cấp điện cho tàu điện cần vẹt
130
 VIII.3. Cung cấp điện cho tàu điện ắc quy
134
 VIII.4. Cung cấp điện cho tàu điện cao
136
 VIII.5. Cung cấp điện cho tàu dùng điện xoay chiều
138
Chương IX. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của hệ thống điện xí nghiệp
140
 IX.1. Hệ số công suất cosφ
140
 IX.2. Tổn thất điện năng trong hệ thống cung cấp điện xí nghiệp
145
 IX.3. Định giá điện năng
147
 IX.4. Suất tiêu thụ điện năng
147
 Tài liệu tham khảo
150 
 Mục lục
151

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_cung_cap_dien.doc
Ebook liên quan