Giáo trình Đăng ký và hạch toán sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp - MĐ : Nghề sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp

Tóm tắt Giáo trình Đăng ký và hạch toán sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp - MĐ : Nghề sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp: ...n. Lợi nhuận là điều kiện tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất 10 2.3. Ý nghĩa của hạch toán ý nghĩa chung nhất và tổng hợp nhất của hạch toán kinh doanh là tiết kiệm và giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Cụ thể: - Xác định được các yếu tố đưa vào sản xuất hợp lý, tính đú...ẫu 01: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh .. Căn cứ vào quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; căn cứ năng lực hoạt động và c...o bảng 1 dưới đây. Bảng 1: Các khoản chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh:. STT Các khoản chi Đơn vị Tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 26 Ví dụ 2: Để sản xuất 500.000 cây bạch đàn hom, năm 2010. Chủ vườn đã xác định được các khoản chi theo bảng kê dưới đây: Bảng chi phí sản xuất k...

pdf38 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 101 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Đăng ký và hạch toán sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp - MĐ : Nghề sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền này được gọi là chi phí. Vậy chi phí là gì? 
Chi phí là những khoản tiền mà nhà sản xuất phải chi ra để phục vụ cho hoạt 
động sản xuất kinh doanh của mình. 
Trong quá trình sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp có rất nhiều các 
khoản chi khác nhau nhưng thông thường có các khoản chi sau: 
- Chi máy móc thiết bị, nhà xưởng, gồm:: 
+ Chi phí vườn ươm 
+ Chi mua máy bơm 
+ Chi phí vườn cây mẹ 
+ Xe ô tô, xe máy 
+ Chi phí khác 
- Chi phí công cụ, dụng cụ, gồm: 
+ Quang, rành 
+ Quốc, xẻng 
+ Dao, kéo 
+ Xô, chậu 
+ Lưới sàng đất 
+ Các chi phí khác 
- Chí phí nguyên, nhiên liệu 
+ Hom giống 
+ Hạt giống 
+ Đất đóng bầu 
+ Túi bầu 
+ Phân chuồng 
+ Các loại phân hóa học: NPK, Kali, Đạm, Lân 
+ Thuốc diệt nấm: Benlate, Vôi bột... 
+ Thuốc trừ sâu 
25
+ Thuốc kích thích sinh trưởng: 
+ Điện, nước, xăng, dầu 
+ Các chi phí khác 
- Chi phí quảng cáo xúc tiến bán hàng 
 + Chi giảm giá 
 + Làm biển quảng cáo 
 + Chi tiền mua quà tặng khách hàng (nếu có).. 
 + Chi tiền khảo sát thị trường. 
 + Chi tiền hoa hồng cho người giới thiệu bán hành 
 + Chi tiền cho các hoạt động quảng cáo 
+ Chi khác 
- Chi phí nhân công: 
- Chi thuê vận chuyển 
- Chi lãi vay ngân hàng và các cá nhân, tổ chức khác 
- Chi thuê địa điểm bán hàng 
- Chi tiền thông tin liên lạc (điện thoại) 
 Để xác định số tiền cho các khoản chi người ta có thể sử dụng công thức: 
 C = GMSP x SSPM 
Trong đo: 
 C: Số tiền tương ướng với khoản chi 
 GMSP: Giá mua của một sản phẩm 
 SSPM: Số lượng sản phẩm cần mua. 
Ví dụ 1: Để sản xuất cây keo hom, chủ vườn phải mua 5000 hom với giá 
500đ/hom. Vậy số tiền phải chi cho việc mua hom keo là: 
 C = GMSP x SSPM = 500 x 5000 = 2500000 đ 
 Để thuận lợi cho việc thống kê hạch toán sau này, các khoản chi được ghi 
chép theo bảng 1 dưới đây. 
Bảng 1: Các khoản chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh:. 
STT Các khoản 
chi 
Đơn vị Tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 
26
Ví dụ 2: Để sản xuất 500.000 cây bạch đàn hom, năm 2010. Chủ vườn đã xác định 
được các khoản chi theo bảng kê dưới đây: 
Bảng chi phí sản xuất kinh doanh cây giống bạch đàn hom 
STT 
Các khoản chi Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 
1 Xây dựng vườn ươm chiếc 1 30.000.000 30.000.000,00
2 Máy bơm chiếc 1 10.000.000 10.000.000,00
3 Quang gánh Bộ 20 20.000 400.000,00
4 Quốc chiếc 20 30.000 600.000,00
5 Xẻng chiếc 20 20.000 400.000,00
6 Lưới sàng đất chiếc 2 40.000 80.000,00
7 Hom Giống hom 500.000 30 15.000.000,00
8 Túi bầu chiếc 500.000 20 10.000.000,00
9 Thuốc kích thích lọ 50 5.000 250.000,00
10 Nhân công công 300 20.000 6.000.000,00
11 Nước M3 2.000 2.000 4.000.000,00
 Tổng 76.730.000,00
1.2. Phân loại chi phí. 
Các loại chi phí mà nhà sản xuất đưa vào sản xuất kinh doanh là rất khác 
nhau. Để việc hạch toán được thuận lợi, dễ dàng thì nhiệm vụ đầu tiên của hạch 
toán là phải phân loại được chi phí. 
Có nhiều tiêu chí được dùng để phân loại chi phí, nhưng cách phân loại theo 
mối quan hệ với các yếu tố cấu thành doanh thu thì thông thường các khoản chi phí 
sản xuất kinh doanh phát sinh theo hai hình thức, đó là: các khoản chi phí biến đổi 
và các khoản chi phí cố định. 
a. Chi phí biến đổi: 
Là những khoản chi phí tỷ lệ thuận với sản lượng của sản phẩm sản xuất ra, 
nó sẽ bị thay đổi khi có sự thay đổi về số lượng sản phẩm sản xuất. 
Đặc điểm của các khoản chi phí biến đổi là có liên quan trực tiếp đến sản 
lượng đầu ra, nghĩa là khi tiến hành sản xuất kinh doanh một sản lượng nhiều hơn 
thì khoản chi phí này cũng tăng theo. Các khoản chi phí biến đổi chỉ tham gia một 
lần vào quá trình sản xuất 
Đối với sản xuất kinh doanh cây giống thì chi phí biến đổi thường là: 
+ Hom giống 
+ Hạt giống 
+ Đất đóng bầu 
+ Túi bầu 
+ Phân chuồng 
+ Các loại phân hóa học: NPK, Kali, Đạm, Lân 
+ Thuốc diệt nấm: Benlate, Vôi bột... 
27
+ Thuốc trừ sâu 
+ Thuốc kích thích sinh trưởng: 
+ Điện, nước, xăng, dầu 
+ Chi phí nhân công: 
+ Chi thuê vận chuyển 
+ Chi lãi vay ngân hàng và các cá nhân, tổ chức khác 
+ Chi tiền thông tin liên lạc (điện thoại) 
b. Chi phí cố định: 
Là những khoản chi phí rất ít hoặc không thay đổi khi số lượng sản phẩm 
sản xuất thay đổi. 
Đặc điểm cở bản của loại chi phí cố định là các khoản chi phí được đầu tư 
một lần nhưng thời gian sử dụng thường dài, qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. 
Đối với sản xuất kinh doanh cây giống thì chi phí cố định thường là: 
+ Chi phí vườn ươm 
+ Chi mua máy bơm 
+ Chi phí vườn cây mẹ 
+ Xe ô tô, xe máy 
+ Quang, rành 
+ Quốc, xẻng 
+ Dao, kéo 
+ Xô, chậu 
+ Lưới sàng đất 
Ví dụ 3: Phân loại chi phí ở ví dụ 2 
Theo định nghĩa, chúng ta có thể phân loại chi phí ở ví dụ 2 như sau 
STT Các khoản chi Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 
I Chi phí cố định 
1 Xây dựng vườn ươm chiếc 1 30.000.000 30.000.000,0
2 Máy bơm chiếc 1 10.000.000 10.000.000,0
3 Quang gánh Bộ 20 20.000 400.000,0
4 Quốc chiếc 20 30.000 600.000,0
5 Xẻng chiếc 20 20.000 400.000,0
6 Lưới sàng đất chiếc 2 40.000 80.000,0
II Chi phí biến đổi 
7 Hom Giống hom 500.000 30 15.000.000,0
8 Túi bầu chiếc 500.000 20 10.000.000,0
9 Thuốc kích thích lọ 50 5.000 250.000,0
10 Nhân công công 300 20.000 6.000.000,0
11 Nước M3 2.000 2.000 4.000.000,0
 Tổng 76.730.000,00
28
1.3. Hạch toán chi phí khấu hao 
 Chi phí khấu hao là phần giá trị đã hao mòn của chi phí cố định trong quá 
trình sản xuất kinh doanh. 
 Theo quy định của pháp luật hiện hành, những khoản chi phí cố định có giá 
trị từ 10.000.000 đồng trở lên, thời gian sử dụng trên 1 năm mới phải tính khấu hao 
còn giá trị nhỏ hơn 10.000.000 đồng, thời hạn sử dụng nhỏ hơn 1 năm thì không 
phải tính khấu hao, coi đó là chi phí biến đổi. Để hiểu rõ hơn về quy định này 
chúng ta có thể tìm hiểu ví dụ cụ thể sau: Khi ta mua một chiếc máy bơm có giá 
500.000 đồng, có nghĩa là nhà sản xuất phải chi một số tiền là 500.000 đồng để 
mua máy bơm. Theo quy định thì đây là chi phí cố định nhưng không cần phải tính 
khấu hao. Khi ta mua 20 chiếc máy bơm, mỗi chiếc có giá là 500.000đ, có nghĩa là 
nhà sản xuất phải bỏ ra một khoản tiền 10.000.000 đồng để mua máy bơm. Theo 
quy định thì đây là chi phí cố định và phải tính khấu hao. 
Chi phí khấu hao thông thường phụ thuộc vào thời gian. Thời gian sử dụng 
càng dài thì chi phí khấu hao trên năm càng nhỏ 
Công thức tính khấu hao: 
CKH = GBĐ/ T 
Trong đó: 
 CKH: Chi phí khấu hao (đồng/năm) 
 GBĐ: Giá trị ban đầu của tài sản, tương đương với giá mua của tài sản(đồng) 
 T: Tổng số năm sử dụng của tài sản ( năm) 
Ví dụ 4: Hãy tính khấu hao cho hoạt động sản xuất cây bạch đàn hom ở ví dụ 2. 
Biết: Thời gian sử dụng của máy bơm và vườn ươm là 10 năm: 
- Xác định các chi phí cố định cần tính khấu hao: Theo quy định của pháp luật hiện 
hành thì chỉ có chi phí vườn ươm và máy bơm là chi phí cố định phải tính khấu 
hao, còn quang, rành, quốc, xẻng, lưới sàng đất được coi như chi phí biến đổi 
- Chi phí khấu hao sản xuất cây bạch đàn hom là 
 CKH = CKHVƯ + CKHMB = GBĐVƯ/ TVƯ + GBĐMB/ TMB = 30.000.000 /10 + 
10.000.000,0/10 = 3.000.000 + 1.000.000 = 4.000.000 đ/năm 
1.4. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh 
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản 
chi có liên quan tới việc tạo ra sản phẩm, quản lý sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm 
 Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, nhà sản xuất bỏ ra rất nhiều các khoản 
chi khác nhau nhưng chỉ có chi phí biến đổi, chi phí khấu hao mới trực tiếp tham 
gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, quản lý và tiêu thụ sản phẩm. Phần giá trị còn lại 
của các chi phí cố định không đi vào sản xuất, quản lý và tiêu thụ sản phẩm. 
Công thức tính 
 CSXKD = CKH + CBĐ 
Trong đó: 
CSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanh 
29
 CKH: Chi phí khấu hao 
 CBĐ: Chi phí biến đổi 
Ví dụ 5: Hãy tính chi phí sản xuất kinh doanh theo số liệu đã cho ở ví dụ 2; 
- Xác định chi phí biến đổi: 
+ Chi phí biến đổi, gồm: Hom Giống, Túi bầu, Thuốc kích thích, Nhân công, Nước 
+ Chi phí cố định coi là chi phí biến đổi: Quang gánh, Quốc, Xẻng, Lưới sàng đất 
+ Vậy chi phí biến đổi là: 
 CBĐ = CHG + CTB + CTKT + CNC + CN + CQG + CQ + CX + CLSĐ 
 = 15.000.000,0 +10.000.000,0 + 250.000,0 + 6.000.000,0 + 4.000.000,0 
+ 
+ 400.000,0 + 600.000,0 + 400.000,0 + 80.000,0 
 = 36.730.000,0 đồng 
- Xác định chi phí khấu hao: Theo ví dụ 4 thì CKH = 4.000.000,0 đồng 
- Xác định chi phí sản xuất kinh doanh; 
CSXKD = CKH + CBĐ = 4.000.000,0 + 36.730.000,0 = 40.730.000,0 đồng 
1.5. Hạch toán giá thành sản phẩm 
 Giá thành sản phẩm là tập hợp tất cả các chi phí sản xuất biểu hiện dưới 
hình thái tiền tệ theo giá thị trường đối với từng đơn vị sản phẩm. 
Như vậy giá thành đơn vị sản phẩm được hình thành bởi chi phí sản xuất và 
việc hạch toán giá thành sản phẩm là việc tính toán các khoản chi phí tham gia vào 
quá trình sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm. 
Giá thành sản phẩm là cơ sở để nhà sản xuất đưa ra giá bán sản phẩm của 
mình. Giá bán sản phẩm xoay quanh giá thình sản phẩm. Nếu giá bán lớn hơn gía 
thành thì sản xuất có lãi, bằng giá thành thì hòa vốn, nhỏ hơn giá thành thì lỗ vốn 
Công thức tính: 
 GTSP = CSXKD/SSPSX 
Trong đó: 
GTSP: Giá thành 1 đơn vị sản phẩm 
CSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanh 
SSPSX: Số sản phẩm được sản xuất 
Ví dụ 6: Hãy tính giá thành cho 1 cây bạch đàn hom theo số liệu ở ví dụ 2: 
- Theo ví dụ 2 thì SSP = 500.000,0 cây 
- Theo ví dụ 5 thì CSXKD = 40.730.000,0 đồng 
- Vậy giá thành sản phẩm 1 cây bạch đàn hom là: 
GTSP = CSXKD/SSP = 40.730.000,0/ 50.000,0 = 81,46 đ/cây 
30
2. Hạch toán doanh thu 
2.1. Khái niệm 
Doanh thu là toàn bộ các khoản thu từ việc bán các sản phẩm của hoạt động 
sản xuất kinh doanh trên thị trường, 
Như vậy doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào giá bán và khối lượng sản phẩm 
hàng hoá bán ra trên thị trường. 
 Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cây giống thì doanh thu thường là các 
khoản thu từ việc bán cây giống, hạt giống, hom giống. 
2.2. Công thức tính 
 DT = GBSP x SSP 
Trong đó: 
DT: Doanh thu 
GBSP: Giá bán một sản phẩm 
SSP: Số lượng sản phẩm bán ra 
Trong quá trình sản xuất, cùng một lô giống, chất lượng như nhau nhưng tùy 
từng thời điểm khác nhau, khách hàng khác nhau... mà giá bán khác nhau. Do đó để 
tiện theo dõi doanh thu người ta ghi chép doanh thu theo bảng dưới đây. 
Bảng 2: Doanh thu bán hàng hoạt động sản xuất ................................. 
STT Các khoản thu Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
31
Ví dụ 7: Hãy tính doanh cho chủ sản xuất cây bạch đàn hom năm 2010 ở ví dụ 2. 
Biết: Đợt 1: Số cây bán là 200.000,cây với giá 200 đồng/cây 
 Đợt 2: Số cây bán là 300.000,cây với giá 300 đồng/cây 
Từ dữ liệu trên ta có 
 DT = DTĐ1 + DTĐ2 = GBSP1 x SSP1 + GBSP2 x SSP2 
 = 200.000,0 x 200 + 300.000,0 x 300 
 = 40.000.000,0 + 90.000.000,0 = 130.000.000,0 đồng 
3. Hạch toán lợi nhuận 
3.1. Khái niệm 
Lợi nhuận (lãi) là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất kinh 
doanh 
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu 
chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động kinh doanh 
 3.2. Công thức tính 
Có thể tính lợi nhuận theo công thức sau 
 LN = DT – CSXKD 
Trong đó: 
LN: Lợi nhuận 
DT: Doanh thu 
CSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanh 
Ví dụ 8: Hãy tính lợi nhuận cho hoạt động sản xuất cây bạch đàn hom cho chủ 
vườn ươm, năm 2010. Biết: Doanh thu năm 2010 là: 130.000.000,0 đồng 
 Chi phí sản xuất kinh doanh là: 40.730.000,0 đồng 
Vậy lợi nhuận của hoạt động sản xuất cây bạch đàn hom, năm 2010 là: 
LN = DT – CSXKD = 130.000.000,0 – 40.730.000,0 = .89.270.000,0 đồng 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
Bài thực hành số 2: Hạch toán sản xuất kinh doanh 
- Hạch toán chi phí 
- Hạch toán doanh thu và lợi nhuận 
C. Ghi nhớ 
1/ Chi phí là những khoản tiền mà nhà sản xuất phải chi ra để phục vụ cho hoạt 
động sản xuất kinh doanh 
2/ Chi phí biến đổi: Là những khoản chi phí tỷ lệ thuận với sản lượng của sản phẩm 
sản xuất ra, nó sẽ bị thay đổi khi có sự thay đổi về số lượng sản phẩm sản xuất 
32
3/ Chi phí cố định: Là những khoản chi phí rất ít hoặc không thay đổi khi số lượng 
sản phẩm sản xuất thay đổi 
4/ Chi phí khấu hao là phần giá trị đã hao mòn của chi phí cố định trong quá trình 
sản xuất kinh doanh 
5/ Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi 
liên quan tới việc tạo ra sản phẩm, quản lý sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm 
6/ Giá thành sản phẩm là tập hợp tất cả các chi phí sản xuất biểu hiện dưới hình 
thái tiền tệ theo giá thị trường đối với từng đơn vị sản phẩm 
7/ Doanh thu là toàn bộ các khoản thu từ việc bán các sản phẩm của hoạt động sản 
xuất kinh doanh trên thị trường, 
8/ Lợi nhuận (lãi) là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất kinh 
doanh 
9. Trình tự các bước hạch toán chi phí 
Bước 1. Phân loại chi phí 
Bước 2. Hạch toán khấu hao 
Bước 3. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh 
Bước 4. Hạch toán giá thành sản phẩm 
10. Trình tự các bước hạch toán doanh thu và lợi nhuận 
Bước 1. Hạch toán doanh thu 
Bước 2. Hạch toán lợi nhuận 
33
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun 
Mô đun này được giảng dạy sau khi các học viên đã học xong mô đun Thiết 
kế vườn ươm; Sản xuất cây giống bằng giâm hom; Sản xuất cây giống bằng hạt; 
Sản xuất cây giống bằng chiết, ghép 
Mô đun này cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng về hạch toán, 
đăng ký các loại giấy phép trong sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính 
II. Mục tiêu của mô đun 
- Hạch toán được các hoạt động sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp cho cơ 
sở sản xuất giống. 
- Đăng ký được các loại giấy phép sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính 
cho cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã bài Tên bài Loại 
bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời lượng 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ 06-01 Khái quát về đăng ký và 
hạch toán kinh doanh 
cây giống lâm nghiệp 
Lý 
thuyết 
Lớp học 1 1 
MĐ 06-02 Đăng ký sản xuất kinh 
doanh giống cây trồng 
lâm nghiệp chính 
Tích 
hợp 
Lớp học, 
Cơ sở 
sản xuất 
16 2 10 4 
MĐ 06-03 Hạch toán sản xuất kinh 
doanh cây giống 
Tích 
hợp 
Lớp học, 
Cơ sở 
sản xuất 
19 5 14 
 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 
 Cộng 40 8 24 8 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
Bài thực hành số 1: Đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính 
- Giả định: 
+ Các học viên đã được học về đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp 
chính 
- Nguồn lực để thực hiện bài tập: 
34
+ Bộ hồ sơ có đây đủ các mẫu đơn: Đăng ký đủ điều kiện sản xuất kinh doanh 5 bộ, 
đăng ký giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống: 5 bộ, đăng ký chứng nhận nguồn gốc 
lô cây con: 5 bộ 
+ Cơ sở sản xuất cây giống: 5 cơ sở 
+ Giấy A0: 30 tờ 
+ Bút dạ: 20 chiếc 
+ Giấy gam A4: 1 gam 
+ Phiếu giao bài tập 
- Cách thức tổ chức thực hiện 
+ Chia lớp thành các nhóm 5-7 người 
+ Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập tiến hành hoàn thành hồ sơ đăng ký đủ 
điều kiện sản xuất kinh doanh, chứng nhận nguồn gốc lô giống, lô cây con cho các 
cơ sở sản xuất cây giống 
+ Các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị hồ sơ lên giấy A0 trước lớp, các nhóm khác 
bổ sung ý kiến 
- Thời gian thực hiện bài học: 10 giờ 
- Sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn: Mỗi nhóm hoàn thành 3 bộ hồ sơ đăng ky đủ 
điều kiện sản xuất kinh doanh, chứng nhận nguồn gốc lô giống, cây con cho sơ sở 
sản xuất. 
Bài thực hành số 2: Hạch toán sản xuất kinh doanh 
- Giả định: 
+ Các học viên đã được học về hạch toán sản xuất kinh doanh cây giống lâm 
nghiệp chính 
- Nguồn lực để thực hiện bài tập: 
+ Cơ sở sản xuất cây giống: 5 cơ sở 
+ Giấy A0: 30 tờ 
+ Bút dạ: 20 chiếc 
+ Giấy gam A4: 1 gam 
+ Phiếu giao bài tập 
- Cách thức tổ chức thực hiện 
+ Chia lớp thành các nhóm 5-7 người 
+ Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập tiến hành hoàn hạch toán sản xuất kinh 
doanh cho các cơ sở sản xuất 
+ Các nhóm trình bày kết quả hạch toán trước lớp trên khổ A0, các nhóm khác bổ 
sung ý kiến 
- Thời gian thực hiện bài học: 14 giờ 
- Sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn: Mỗi nhóm hoàn thành việc hạch toán 1 hoạt 
động sản xuất kinh doanh cây giống cho cơ sở sản xuất. 
35
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
Bài 2: Đăng ký sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính 
Tiêu chi đánh gía Cách thức đánh giá 
1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký đủ điều kiện sản xuất 
kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính 
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành 
nghề (theo mẫu 01). 
Kiểm tra đơn và thực tế 
- Giấy tờ sở hữu hoặc thuê mướn mặt bằng sản 
xuất, kinh doanh; 
Kiểm tra giấy tờ và thực tế 
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực 
giống cây trồng; 
Kiểm tra chứng nhận và thực 
tế 
- Bản mô tả doanh nghiệp Kiểm tra 
- Danh mục trang thiết bị để sản xuất/ kinh doanh 
giống cây trồng của đơn vị; 
Kiểm tra giấy tờ và thực tế 
- Danh mục các giống cây trồng chính đăng ký sản 
xuất/ kinh doanh. 
Kiểm tra giấy tờ và đăng ký 
- Số lượng hồ sơ: 01 chính, 02 sao Kiểm tra 
2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nguồn gốc lô giống 
- Thông báo thu hoạch vật liệu giống cây trồng lâm 
nghiệp (theo mẫu 03) 
Kiểm tra đơn và thực tế 
- Sổ ghi chép cập nhật các số liệu trong quá trình 
thu hái hạt giống hoặc giống vô tính như sau: 
Kiểm tra sổ sách và thực tế 
 Số lượng hồ sơ: 01 chính, 02 sao Kiểm tra 
3. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nguồn gốc lô cây con 
- Thông báo kết quả sản xuất cây con ở vườn ươm 
cây lâm nghiệp 
Kiểm tra thông báo và thực tế
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đủ điều 
kiện sản xuất kinh doanh 
Kiểm tra bản sao công chứng 
và thực tế 
 - Bản sao công chứng giấy chứng nhận nguồn gốc 
lô hạt giống; 
Kiểm tra bản sao công chứng 
và thực tế 
- Hoá đơn, phiếu xuất kho của nơi bán Kiểm tra 
Số lượng hồ sơ: 01 bộ chính, 02 bộ sao Kiểm tra 
Bài 3: Hạch toán sản xuất kinh doanh cây giống 
Tiêu chi đánh gía Cách thức đánh giá 
1. Hạch toán chi phí 
Phân loại chi phí biến đổi, chi phí cố định Kiểm tra kết quả phân loại 
Tính chi phí khấu hao Kiểm tra 
36
Tính chi phí sản xuất kinh doanh Kiểm tra 
Tính giá thành sản phẩm Kiểm tra 
2. Hạch toán doanh thu, lợi nhuận 
Tính doanh thu của hoạt động sản xuất Kiểm tra 
Tính lợi nhuận của hoạt động sản xuất Kiểm tra 
VI. Tài liệu tham khảo 
- PGS, TS Nguyễn Thế Nhã, PTS Hoàng Việt, 1995. Kinh tế hộ nông lâm nghiệp. 
Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 
- Pháp lệnh giống cây trồng lâm nghiệp 
- Quy chế quản lý về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp. 
37
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA 
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề 
Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 
3. Thư ký: Ông Nguyễn Xuân Lới - Trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề Công 
nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Phạm Quang Tuấn, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và 
Nông Lâm Phú Thọ 
 - Ông Nguyễn Văn Toàn, Nghiên cứu viên Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm 
nghiệp miền núi phía Bắc 
 - Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Cảnh Chính - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề 
Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 
2. Thư ký: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
 - Ông Trần Đình Mạnh - Phó trưởng khoa Giáo viên Trường Cao đẳng nghề 
Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 
 - Ông Phan Thanh Minh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và 
Nông Lâm Nam Bộ 
 - Ông Nguyễn Kế Tiếp - Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dang_ky_va_hach_toan_san_xuat_kinh_doanh_cay_gion.pdf