Giáo trình mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại chè - Mã số : MĐ 04 - Nghề: Trồng chè

Tóm tắt Giáo trình mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại chè - Mã số : MĐ 04 - Nghề: Trồng chè: ...âu từ đầu đến cuối năm. Tuyệt đối không sử dụng các thuốc đã cấm trên chè. - Phải có những qui định cụ thể về thời gian cách ly của từng loại thuốc khi sử dụng trên chè và cần chú ý tới mức dư lượng tối đa cho phép sử dụng thuốc mà FAO đã qui định. - Xây dựng các lực lượng chuyên trách, cá... - 04: Trưởng thành Trứng: có hình dạng hơi cong hình quả chuối dài khoảng 0,8 mm, mới đẻ màu trắng sữa, sắp nở có màu lục nhạt. H 1b - 04: Trứng Rầy non: chưa có cánh mà mới chỉ có mầm cánh, chuyển sang màu xanh nhạt và trong quá trình lớn lên mầm cánh của rấy lớn dần theo tuổi. ...u hại chè Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp: + Làm cỏ, trồng cây phù trợ, bón phân cân đối hợp lý đảm bảo đúng thời gian cách ly. + Đốn đúng thời vụ, đúng quy cách, + Hái chè đúng quy cách, đảm bảo thời gian cách ly với thuốc BVTV và phân bón. + Phun thuốc hoá học trừ sâu hại chủ yế...

pdf61 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại chè - Mã số : MĐ 04 - Nghề: Trồng chè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bệnh đốm xám xuất hiện gần như quanh năm trên nương chè, nhưng 
bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mưa ẩm và phạm vi nhiệt độ không khí 25-
28o C thường từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. 
 Bệnh chấm xám trên chè gây hại mạnh vào tháng 8-9 và đặc biệt nặng 
trên 2 giống TRI777 và 1A. 
2.3.3. Phương pháp điều tra. 
 Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc Mỗi điểm ngắt 10-20 lá bánh 
tẻ, tính tỷ lệ lá bị bệnh. 
 Chỉ tiêu điều tra: Tỷ lệ lá bệnh (%). 
2.3.4. Biện pháp phòng trừ tổng hợp. 
- Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nương chè giúp cho cây chè sinh 
trưởng, phát triển khoẻ mạnh sẽ giảm được sự xâm nhiễm gây hại của bệnh đốm 
xám hại lá cây chè. 
Vệ sinh vườn chè như diệt cỏ dại, lá chè rụng và nhất là sau khi đốn chè 
hàng năm cần cày vùi lá, cành chè vào trong đất (ép xanh) 
- Nếu các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nương chè nêu trên đã thực hiện 
tốt mà bệnh vẫn phát sinh gây hại rất nặng cần phải sử dụng thuốc trừ nấm để 
phun thì hãy sử dụng thuốc. 
- Chọn các thuốc trừ nấm có trong danh mục thuốc sử dụng trên chè tại 
Việt Nam như là Daconil 75 WP, Tilt Super 300 ND/EC 
- Chú ý đảm bảo thời gian cách ly quy định với các loại thuốc khi sử 
dụng. 
 43
2.4. Bệnh thối búp chè 
2.4.1. Triệu chứng gây hại: 
Vết bệnh đầu tiên là một chấm nhỏ màu nâu đen trên phần non mềm của 
lá và búp chè. Các vết bệnh phát triển lớn dần lên gây thối đen lá non và búp. 
Bệnh chỉ phát triển gây hại đến hết phần xanh trên cành búp và ngừng lại ở phần 
cành búp đã nâu hoá. 
H 6 - 04: Triệu chứng bệnh thối búp chè. 
2.4.2. Nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm phát sinh, phát triển: 
+ Nguyên nhân gây bệnh: 
Bệnh thối búp gây ra do nấm. 
+ Đặc điểm phát sinh, phát triển: 
Bệnh phát sinh và phát triển trong điều kiện nóng, ẩm độ cao từ tháng 5 
đến tháng11, nhưng nặng nhất vào khoảng tháng 7,8,9 ở các tỉnh phía Bắc. Bệnh 
thường gây hại từng khu vực hoặc từng nương chè, làm giảm năng suất và chất 
lượng búp chè. 
Bệnh thường phát sinh phát triển gây hại nhiều trên các nương chè bón 
nhiều đạm, bón phân khoáng không cân đối. 
Giống chè PH1 dễ bị nhiễm bệnh và bệnh gây hại nặng hơn các giống chè 
khác. 
2.4.3. Phương pháp điều tra: 
 Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm ngắt 10-20 lá, hay 
búp quan sát bệnh, tính tỷ lệ búp bị bệnh, tỷ lệ lá bệnh (%).. 
2.4.4. Biện pháp phòng trừ tổng hợp. 
+ Trong quá trình thâm canh chăm sóc chè tránh bón quá nhiều phân đạm, 
thực hiện bón phân cân đối và nhất là bón phân hữu cơ và phân ủ.. 
Vào các tháng nóng ẩm nhất là các tháng 7,8,9 phải thường xuyên kiểm tra 
nương chè khi phát hiện có bệnh xuất hiện trên nương chè, thực hiện ngắt đốt 
các chồi bị nhiễm bệnh. 
Nếu bệnh phát triển nhiều mà cần thiết phải phun thuốc phòng từ thì nên 
dùng các loại thuốc có gốc đồng hoặc các thuốc Daconil 75 WP, Tilt Super 300 
ND/EC. 
+ Đảm bảo thời gian cách ly khi sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh và phân bón 
cho chè. 
 44
2.5. Bệnh khô cành chè 
2.5.1. Triệu chứng, tác hại. 
Nương chè bị bệnh này, thời kỳ đầu lá chè mất đi độ bóng, lá hơi cụp 
xuống, dần dần chuyển sang màu xanh nhạt, mất nước nghiêm trọng và cuối 
cùng bộ lá chuyển sang màu nâu và khô nhưng vẫn lưu lại trên cây chè. 
Trên cành xuất hiện những vết bệnh lõm xuống (nhiều nơi gọi là loét cành 
chè). Nhiều vết sẹo liền lại với nhau tạo nên một vết màu nâu đen, rất cứng làm 
tắc mạch dẫn, gặp hạn cành chè sẽ bị chết khô từ phía trên vết sẹo này. 
Khi cành chè bị khô dùng dao con cắt thấy phần gỗ biến nâu - tức là bị 
bệnh khô cành. Những cành không bị hại vẫn sinh trưởng bình thường. Nếu toàn 
bộ số cành bị bệnh, cây chè sẽ chết. 
2.5.2. Nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh. 
+ Nguyên nhân gây bệnh 
Bệnh khô cành chè do nấm 
+ Đặc điểm phát sinh, phát triển: 
Bệnh phát sinh chủ yếu ở vùng chè thấp dưới 500 m. 
Bệnh thường phát sinh vào mùa hạ, nhiệt độ cao, không khí khô, mùa 
đông bệnh giảm. 
Cả cành non và cành già đều bị nhiễm bệnh. Khi bị nhiễm bệnh, cành non 
phát bệnh nhanh (sau 3 ngày có thể phát bệnh), còn cành già phát bệnh chậm (từ 
14 đến 30 ngày). 
2.5.3. Phương pháp điều tra: 
 Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm ngắt 10-20 
búp quan sát bệnh, tính tỷ lệ búp bị bệnh (%). 
2.5.4. Biện pháp phòng trừ 
Khi thấy bệnh khô cành xuất hiện trên nương chè, dùng dao hoặc kéo cắt 
hết những cành bị bệnh từ phía dưới các vết loét. 
Nếu nương chè bị nặng, tiến hành đốn toàn bộ diện tích (vết đốn phía dưới 
các vết loét), thu dọn toàn bộ cành cắt hoặc đốn đem đốt không cho nguồn bệnh 
phát triển. 
Mùa hè khi gặp khô hạn, ở nơi có điều kiện cần tưới nước cho nương chè 
Bón giảm lượng đạm, tăng lân vi sinh và kali cho chè. 
 Sau khi cắt hoặc đốn, dùng thuốc Benlat (của Mỹ hoặc Nhật) pha 0,2% và 
phun 500 lít cho một hecta. 
B. Bài tập thực hành: Thực hiện quy trình phòng trừ bệnh hại chè. 
Mục tiêu: Thực hiện được các bước công việc trong quy trình phòng trừ 
bệnh hại: 
Điều kiện thực hiện: 
- Địa điểm: Ngoài đồi chè 
- Thiết bị dụng cụ, vật tư: 
Thước m, khay, vợt, cuốc, xẻng, dao phát, giấy, bút, thước kẻ, ống đong, 
kính lúp. Túi ni lon hoặc bình đựng mẫu. 
Dụng cụ pha chế thuốc: xô nước, ống đong, cân , que khuấy. 
 45
Máy phun thuốc sâu động cơ và bình phun tay trong tình trạng sử dụng 
tốt. 
Bảo hộ lao động: quần áo, khẩu trang, ủng, găng tay.. 
Thuốc BVTV: Thuốc trừ bệnh hại chè 
- Thời gian: 32 gìơ 
Trình tự các bước thực hiện công việc: 
Bước 1:Chuẩn bị dụng cụ, trang bị vật tư. 
+ Dụng cụ, trang bị: 
- Thước m, khay, vợt, cuốc, xẻng, dao phát, giấy, bút, thước kẻ, ống đong, 
kính lúp. Túi ni lon hoặc bình đựng mẫu. 
- Dụng cụ pha chế thuốc: xô nước, ống đong, cân , que khuấy. 
- Máy phun thuốc sâu động cơ và bình phun tay trong tình trạng sử dụng tốt. 
- Bảo hộ lao động: quần áo, khẩu trang, ủng, găng tay. 
* Chú ý: dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ, số lượng dụng cụ tùy thuộc vào số 
người làm, các dụng cụ được tiến hành kiểm tra đảm bảo an toàn trước khi sử 
dụng. 
+ Thuốc trừ bệnh: 
Một số loại thuốc trừ bệnh sử dụng cho cây chè. 
+Vườn chè, nương chè: 
- Vườn chè thời kỳ kiến thiết cơ bản và nương chè thời kỳ sản xuất kinh 
doanh.Vườn giống chè 
 Bước 2: Điều tra, xác định thành phần bệnh hại chè 
 - Xác định phương pháp điều tra bệnh hại chè đúng 
- Căn cứ vào đặc điểm triệu chứng vết bệnh của các loại bệnh hại chè để 
xác định. 
- Thực hiện điều tra xác định bệnh thành phần (Xem lại thực hành bài 
Phòng trừ tổng hợp). 
- Ghi chép kết quả thực hành vào bảng sau đây: 
 Bảng 1: Thành phần bệnh hại chè 
Tên 
bệnh 
Bộ phận 
bị bệnh 
Đặc điểm vết bệnh 
Hình 
dạng 
Độ lớn 
(to, nhỏ)
 Màu sắc Viền quầng 
vàng 
Phồng lá 
Đốm 
nâu 
Chấm 
xám 
Thối 
búp 
Tóc đen 
Sùi cành 
Bước 3: Điều tra, xác định loại bệnh hại chè chủ yếu. 
 46
Bệnh hại chính là những bệnh hại đang phát triển mạnh, đang gây hại 
hoặc có khả năng thành dịch. Mỗi loại bệnh hại chính có những phương pháp 
điều tra riêng. 
+ Xác định bệnh hại chính cần có những căn cứ sau: 
- Căn cứ vào triệu chứng gây hại của các loại bệnh hại chè để nhận biết 
đúng loại bệnh hại chè chủ yếu. 
- Căn cứ vào mức độ gây hại tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh điều tra, tính toán 
được. 
- Căn cứ vào số liệu dự báo thời tiết khí hậu của vùng. 
- Căn cứ vào số liệu theo dõi diễn biến bệnh hại của vùng (địa phương) 
trong những năm trước đó 
+ Một số công thức tính toán trong điều tra bệnh hại: 
Tỷ lệ bênh (%) 
Tỷ lệ bênh (%) = 
Số bộ phận bị nệnh điều tra (búp lá hay cành) 
X 100 
 Tông số bộ phận diều tra điều tra được 
Chỉ số bênh (%) = 
Số bộ phận bị bệnh ở từng cấp x cấp bệnh 
tương ứng 
X 100 
 Tông số bộ phận điều trẫa x cấp bệnh cao 
nhất trong thang phân cấp 
 + Thực hiện điều tra diễn biến sâu hại chủ yếu theo các bước chính và yêu cầu 
kỹ thuật như sau: 
Tên công 
viêc 
Thiết bị dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật các bước 
Điều tra diễn 
biến sâu hại 
chè 
Nương, đồi, vườn chè, 
vợt, dao, hộp petri, kính 
lúp cầm tay, ống 
nghiệm, túi ni lon, tiêu 
bản các pha phát dục 
của sâu hại chính (rầy 
xanh, bọ xít muỗi, bọ 
cánh tơ, nhện đỏ), bút 
chì (bi), máy tính, sổ 
ghi chép 
- Điều tra định kỳ 5- 7 ngày/ lần 
- Chọn nương, đồi chè đại diện cho 
giống, tuổi cây (thời kỳ kiến thiết cơ 
bản, thời kỳ kinh doanh), địa thế... 
- Điều tra đầy đủ các loại sâu hại 
chính, pha hiện có trên nương chè. 
- Tính toán chính xác các chỉ tiêu theo 
dõi. 
+ Hướng dẫn chi tiết thực hiện các bước công việc điều tra thành phần, diễn 
biến bệnh 
 47
Các bước công việc Hướng dẫn thực hiện. 
1.Điều tra bệnh thành 
phần 
1.1. Chọn nương chè 
điều tra 
Chọn nương chè đại diện cho giống, tuổi cây (thời kỳ 
kiến thiết cơ bản, thời kỳ kinh doanh), địa thế... 
1.2. Chọn điểm điều 
tra 
Chọn 5 điểm theo đường chéo để điều tra. 
1.3.Chọn cây (búp, lá 
điều tra) 
Đơn vị diều tra mỗi điểm: với bệnh hại toàn thân: 10 
cây, bệnh hại lá là 5 cây. 
1.4. Cách điều tra 
Quan sát chung toàn bộ cây, kiểm tra tất cả lá, búp, 
thân.Ghi chép các thông tin vào phiếu điều tra và thu 
thập các lá, thân bị bệnh. 
1.5.Tính toán các chỉ 
tiêu 
Áp dụng công thức tính toán tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh. 
2.Điều tra bệnh hại 
chủ yếu 
2.1. Chọn nương chè 
điều tra 
Chọn nương chè đại diện cho giống, tuổi cây (thời kỳ 
kiến thiết cơ bản, thời kỳ kinh doanh), địa thế... 
2.2. Chọn điểm điều 
tra 
Chọn 5 điểm theo đường chéo hay ngẫu nhiên, khách 
quan. chọn 10 cây/ điểm với bệnh hại toàn thân và 5 
cây/ diểm với bệnh hại lá: 
Bệnh phồng lá, đốm nâu, chấm xám, thối búp. 
2.3.Ghi chép số liệu 
và tính toán chỉ tiêu 
theo dõi 
Ghi chép số lá bệnh, thân cây bệnh, cấp bệnh. Tính tỷ lệ 
bệnh, chỉ số bệnh. 
Hình thức tổ chức: 
Chia nhóm nhỏ 2 -3 người thực hiện các công việc điều tra diễn biến sâu 
hại chủ yếu. 
Kiểm tra đánh giá: 
 Giáo viên quan sát các thao tác, thái độ các bước thực hiện công việc của 
từng nhóm học viên báo cáo kết quả thực hành nhóm ghi vào bảng sau, giáo 
viên nhận xét cho điểm. 
Bảng2: Diễn biến bệnh hại chủ yếu trên nương (đồi) chè. 
Ngày...Tháng....Năm 
Địa điểm điều tra 
Tình hình thời tiết 5 ngày qua. 
Tên Giống, Tình Tỷ lệ Chỉ số Số búp, lá, cành bị bệnh ở các 
 48
bệnh 
hại 
địa thế, 
tuổi cây 
hình sinh 
trưởng 
bệnh 
(%) 
bệnh 
(%) 
cấp 
 1 2 3 4 5 
Bước4: Thực hiện phòng trừ bệnh hại chè 
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh hại chè: 
+ Làm cỏ, trồng cây phù trợ, bón phân cân đối hợp lý đảm bảo đúng thời 
gian cách ly. 
+ Đốn đúng thời vụ, đúng quy cách, 
+ Hái chè đúng quy cách, đảm bảo thời gian cách ly với thuốc BVTV và 
phân bón. 
+ Phun thuốc hoá học trừ bênh hại chè chủ yếu. 
Căn cứ vào loại bệnh hại, mức độ hại của bệnh (, tỷ lệ bênh, chỉ số bệnh), 
chỉ phun thuốc trừ bệnh khi bệnh hại chủ yếu đạt tới ngưỡng phòng trừ. 
Công việc phun thuốc gồm các bước: 
Chuẩn bị dụng cụ, trang bị thuốc BVTV. 
Đọc kỹ nhãn các loại thuốc BVTV. 
Chọn loại thuốc và pha chế đúng: Chọn thuốc có tính chọn lọc, ít độc hại 
Pha thuốc đúng nồng độ, liều lượng trên bao bì hoặc theo hướng dẫn của 
giáo viên. 
 Dùng bình bơm tay hoặc máy phun động cơ để phun. 
 Thực hiện phun thuốc hóa học trừ bệnh (theo nguyên tắc sử dụng thuốc 
BVTV đúng cách trên đồng ruộng và đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc 
BVTV). 
Vệ sinh dụng cụ sạch sẽ sau phun và đưa về nơi bảo quản theo đúng quy 
định. 
(Thực hiện các bước tương tự thực hành ở bài phòng trừ tổng hợp dịch ) 
Bước 5: Kiểm tra sau khi phun 
 Căn cứ vào kết quả điều tra Tỷ lệ bênh trước và sau khi phun thuốc 
BVTV để đánh giá được hiệu quả của thuốc BVTV với loại bệnh chủ yếu. 
 Quan sát thời tiết khí hậu sau khi phun, nếu gặp trời mưa phải phun lại 
Đánh giá kết quả 
STT Tiêu chí đánh giá Điểm 
1 - Chuẩn bị dụng cụ điều tra 1 
2 - Chọn nương, đồi chè, giống chè điều tra đại diện 0.5 
3 - Xác định phương pháp, chọn điểm điều tra 1
4 - Thực hiện điều tra trên điểm đã chọn 1 
5 - Ghi chép số liệu, thu thập mẫu bệnh (sâu) 1.5 
6 - Tính toán số liệu thu thập được đúng 1.5 
7 - Xác định loại sâu hại chủ yếu thông qua chỉ tiêu tính 2 
 49
toán được. 
8 - Ý thức thực hiện công việc 1.5
 Tổng 10 
Câu hỏi: 
1. Trình bày triệu chứng tác hại, nguyên nhân, đặc điểm phát sinh phát triển và 
biện pháp phòng trừ bệnh phồng lá chè. 
2. Trình bày triệu chứng tác hại, nguyên nhân, đặc điểm phát sinh phát triển và 
biện pháp phòng trừ bệnh đốm nâu chè. 
3. Trình bày triệu chứng tác hại, nguyên nhân, đặc điểm phát sinh phát triển và 
biện pháp phòng trừ bệnh chấm xám chè. 
4. Trình bày triệu chứng tác hại, nguyên nhân, đặc điểm phát sinh phát triển và 
biện pháp phòng trừ bệnh thối búp chè. 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI 
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 
- Vị trí: Mô đun phòng trừ sâu bệnh hại chè là một mô đun chuyên môn 
nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng chè; được 
giảng dạy sau mô đun chăm sóc chè và trước mô đun thu hái, bảo quản chè, Mô 
đun phòng trừ sâu bệnh hại chè cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của 
người học. 
- Tính chất: Mô đun phòng trừ sâu bệnh hại chè là một mô đun quan trọng 
trong chương trình của nghề trồng chè; Mô đun này giới thiệu những công việc 
có liên quan đến công tác phòng trừ sâu bệnh hại chè: Nhận biết sâu bệnh hại 
chè, nhận dạng thuốc ở trong phòng học tại cơ sở đào tạo, điều tra sâu bệnh hại 
chè, pha chế thuốc BVTV và thực hành phòng trừ sâu bệnh hại chè ở thực địa 
(nương đồi chè); Thời gian thích hợp để tiến hành giảng dạy khi trên nương đồi 
chè có sự xuất hiện của sâu bệnh và sâu bệnh hại chính trên nương chè đạt tới 
ngưỡng phòng trừ. 
II. Mục tiêu: 
+ Về kiến thức: 
- Trình bày khái niệm về sâu bệnh hại và phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại 
cây trồng . 
- Trình bày nguyên tắc trong phòng trừ sâu bệnh hại, nguyên tắc sử dụng 
thuốc BVTV trên đồng ruộng và quy tắc dảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc 
BVTV. 
- Liệt kê được các biện pháp trong phòng trừ sâu bệnh hại chè 
 - Trình bày được quy trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại chè. 
- Trình bày nội dung các bước thực hiện các công việc: điều tra phát hiện 
sâu bệnh, xác định được loài sâu, bệnh hại chủ yếu và tiến hành phòng trừ sâu 
bệnh hại chè đúng yêu cầu kỹ thuật để sản phẩm chè an toàn, không gây độc cho 
người và ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. 
 50
+ Về kỹ năng: 
- Nhận dạng được sâu, bệnh hại và triệu chứng gây hại do sâu, bệnh hại gây 
ra trên cây chè. 
- Nhận biết được sâu bệnh hại thành phần và sâu bệnh hại chủ yếu trên cây chè. 
- Nhận biết được đặc điểm sinh sống của sâu, bệnh hại chè chủ yếu. 
- Thực hiện được phương pháp điều tra phát hiện sâu, bệnh hại chè. 
- Nhận dạng, pha chế được một số thuốc trừ sâu, bệnh phổ biến; 
- Thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hại chè: 
- Nhận dạng được một số giống chè có khả năng chống chịu với sâu bệnh 
hại chính. 
- Thực hiện được một số biện pháp trong quy trình phòng trừ tổng hợp dịch 
hại chè để đảm bảo chè an toàn. 
+ Về thái độ: 
- Học viên có tinh thần trách nhiệm, có thái độ bảo vệ môi trường, an toàn 
cho người và sản phẩm để đảm bảo sản phẩm chè được an toàn 
- Phát triển trồng chè theo hướng bền vững nhằm duy trì và nâng cao khả 
năng sản xuất chè. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ 04 - 01 Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại chè 
Tích 
hợp 
Phòng 
hoc, 
nương 
chè 
32 8 22 2 
MĐ 04 - 02 Phòng trừ sâu hại Tích hợp 
Phòng 
hoc, 
nương 
chè 
34 8 25 1 
MĐ 04 - 03 Phòng trừ bệnh hại Tích hợp 
Phòng 
hoc, 
nương 
chè 
32 8 23 1 
 Kiểm tra hết mô đun 6 6
 Cộng 104 24 70 10 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài thực hành 
(Đã trình bày cụ thể trong từng bài thực hành) 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
 51
Bài 1: Phòng trừ tổng hợp 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Khoang tròn phương án đúng nhất 
các đối tượng gây hại chè là sâu hại 
a. rầy xanh b. bọ xít muỗi 
 c. sâu chùm d. nhện e. tất cả 
các đối tượng trên. 
Kiểm tra trắc nghiệm. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
Khoang tròn phương án đúng về 
nguyên tắc sử dụng thuốc trên đồng 
ruộng. 
a. đúng thuốc b. đúng nồng 
độ, liều lượng 
 c. đúng lúc d. đúng cách 
e. Tất cả 
Kiểm tra trắc nghiệm. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
 Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại 
cây trồng là gì. Kể tên các biện 
pháp trong phòng trừ sâu bệnh hại 
chè. 
Bài tự luận. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
Trình bày quy trình phòng trừ tổng 
hợp sâu bệnh hại chè. 
Bài tự luận. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
Kỹ năng thực hành Tiêu chí đánh giá của bước thực hiện công 
việc. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
Bài 2: Phòng trừ sâu hại 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Trình bày triệu chứng tác hại, đặc 
điểm phát sinh phát triển và biện 
pháp phòng trừ rầy xanh hại chè. 
Bài tự luận. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
Trình bày triệu chứng tác hại, đặc 
điểm phát sinh phát triển và biện 
pháp phòng trừ bọ xít muỗi hại chè. 
Bài tự luận. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
Trình bày triệu chứng tác hại, đặc 
điểm phát sinh phát triển và biện 
pháp phòng trừ bọ cánh tơ hại chè. 
Bài tự luận. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
 52
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Trình bày triệu chứng tác hại, đặc 
điểm phát sinh phát triển và biện 
pháp phòng trừ nhện đỏ hại chè. 
Bài tự luận. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
Kỹ năng thực hành Tiêu chí đánh giá của bước thực hiện công 
việc. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
Bài 3: Phòng trừ bệnh hại 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Trình bày triệu chứng tác hại, 
nguyên nhân, đặc điểm phát sinh 
phát triển và biện pháp phòng trừ 
bệnh phồng lá chè. 
Bài tự luận. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
. Trình bày triệu chứng tác hại, 
nguyên nhân, đặc điểm phát sinh 
phát triển và biện pháp phòng trừ 
bệnh đốm nâu chè. 
Bài tự luận. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
Trình bày triệu chứng tác hại, 
nguyên nhân, đặc điểm phát sinh 
phát triển và biện pháp phòng trừ 
bệnh chấm xám chè. 
Bài tự luận. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
Trình bày triệu chứng tác hại, 
nguyên nhân, đặc điểm phát sinh 
phát triển và biện pháp phòng trừ 
bệnh thối búp chè. 
Bài tự luận. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
Kỹ năng thực hành Tiêu chí đánh giá của bước thực hiện công 
việc. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
IV.Tài liệu tham khảo 
[1]. Giáo trình khuyến nông kỹ thuật nông nghiệp chè, năm 2005 NXB NN . 
[2]. Ts. Lê Tất Khương, Giáo trình cây chè , NXB Nông nghiệp 
 [3]. Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VIETGAP) 
cho chè búp tươi, 2009, Bộ NN và PTNT, Trung tâm khuyến nông khuyến ngư 
quốc gia. 
 53
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA 
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 
 54
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông 
Lâm 
3. Thư ký: Bà Hoàng Thị Chấp - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Trần Thế Hanh, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm 
 - Bà Phạm Thị Hậu, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm 
 - Ông Lê Văn Ngân, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuiyến ngư 
Bắc Giang./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
2. Thư ký: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Lê Trung Hưng - Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp 
và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
 - Bà Đặng Thị Hồng - Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế 
Bảo Lộc 
 - Ông Nguyễn Hùng - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc 
gia./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_phong_tru_sau_benh_hai_che_ma_so_md_04_ngh.pdf
Ebook liên quan