Giáo trình Độc học môi trường

Tóm tắt Giáo trình Độc học môi trường: ...và chết. HCBVTV có thể ức chế enzym-axetylcholinesteraza nh− chỉ ra ở Hình 5.4. Axetylcholin là chất chuyển rung động thần kinh - nó kích động các tế bào thần kinh. Khoảng không gian giữa các tế bào thần kinh (gọi là synapase) chứa cả hai chất axetylcholin và enzym axetylcholinesteraza, chất...ine. Sự biến đổi sinh học của asenic xảy ra trong mụi trường nước được nờu trong sơ đồ ở hỡnh 11. (CH3)3As  ← ionicalreductlogbio (CH3)AsO →← (CH3)As2+ + CH3+ (CH3)4As+ + CH3+ (CH3)3AsCH2CH2COOH (CH3)AsH  ←reduction (CH3)2AsO(OH) + CH3+ (CH3)AsH2  ←reduction CH3As(OH)2 ... Một cỏch tổng quỏt người ta chấp nhận rằng cấu trỳc, những thành phần vật lý và húa học của một hợp chất là ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt tớnh sinh học của hợp chất đú. Để xỏc định một QSAR cần tiến hành theo cỏc bước sau: 1. Định nghĩa phương phỏp đo lường hoạt tớnh sinh học của hợp chất ...

pdf83 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Độc học môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, bị ngưng tụ và tách khỏi dòng khí thải. Có thể làm 
lạnh trực tiếp hay làm lạnh gián tiếp. Phương pháp trực tiếp là dùng tác nhân lạnh 
trực tiếp tiếp xúc với khí thải, gây hiệu ứng ngưng tụ chất ô nhiễm độc hại, sau 
đó tách khí độc hại đã ngưng tụ ra khỏi chất tác nhân làm lạnh. Phương pháp 
gián tiếp là dùng phương tiện trao đổi nhiệt (gián tiếp), chất thải độc hại ngưng tụ 
được thu hồi dễ dàng, không cần phải có thiết bị xử lý phân tách 
1.1.5. Phương pháp hóa sinh-vi sinh: trong môi trường tự nhiên (đất, nước, 
không khí, ...) có rất nhiều loại vi sinh vật sống bằng nguồn dinh dưỡng gồm các 
chất hữu cơ và vô cơ. Phương pháp hóa sinh-vi sinh là lợi dụng các vi sinh vật 
phân hủy hiặc tiêu thụ các khí thải độc hại, nhất là các khí thải từ các nhà máy 
thực phẩm, nhà máy phân đạm, phân tổng hợp hữu cơ, v.v...Các vi sinh vật, vi 
khuẩn sẽ hấp thụ và đồng hóa các chất khí thải hữu cơ, vô cơ độc hại và thải ra 
các khí N2, CO2, v.v... 
 Thông thường để vi sinh vật phát triển mạnh cần có điều kiện là: nhiệt độ 
25-300C, độ ẩm khoảng 95-100%, tốc độ khí lưu thông khoảng 2 m/phút. 
V. SƠ LƯỢC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HIỂM 
1. Khái niệm về chất thải nguy hiểm 
Các chất thải nguy hiểm ở dạng khí, lỏng rắn thải ra từ các cơ sở công 
nghiệp trong dòng thải: khí thải, nước thải, bả thải rắn, các chất độc hại có trong 
các ản phẩm sử dụng trong sinh hoạt: xăng, dầu, acqui, chất tẩy, sơn, thuốc trừ 
sâu...do người dân thải bỏ cùng với nước thải và rác thải gây ô nhiễm không khí, 
nước bề mặt, nước ngầm, gây ô nhiễm đất, gây tích tụ sinh học, gây cháy nổ làm 
ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái và gây nguy hiểm cho sức khỏe 
cộng đồng. 
Bài giảng độc học môi trường: Quản lý môi trường các chất độc và sự nhiễm độc 
 14 
Để bảo vệ môi trường, sinh thái và sức khỏe cộng đồng mỗi quốc gia đề 
có chương trình quản lý các chất thải quả mình. Các chương trình tuy khác nhau 
về mức độ quản lý song đề bao gồm các chiến lược sau: 
 - Giảm lượng và độ độc hại của chất thải nguy hiểm tại nguồn 
 - Xử lý để: - Tách các chất thải nguy hiểm 
- Biến đổi hóa học, sinh học nhằm phá hủy các chất thải nguy 
hiểm hoặc biến thành chất ít nguy hiểm hoặc không gây nguy hiểm 
 - Thải bỏ chất thải nguy hiểm theo đúng kỹ thuật để không gây tác hại tới 
môi trường và sức khỏe cộng đồng. 
Hàng năm các nước đều công bố danh mục các chất thải nguy hiểm. Mỗi 
quốc gia tùy theo tình hình kinh tế và kỹ thuật của mình mà có sự lựa chọn riêng 
để xử lý các chất thải này. Sau đây là định nghĩa về chất thải nguy hiểm của một 
số nước: 
 - Canada: chất thải nguy hiểm là các chất phế thải mà tính chất và số 
lượng của chúng có thể độc hại đến sức khoẻ con người hay môi trường và cần 
đến kỹ thuật đặc biệt để loại trừ hay giảm thiểu mối độc hại. 
 - Philipin: Các chất tự chúng có tính nguy hiểm đến cơ thể đến cơ thể con 
người hay súc vật bao gồm cả những chất gây ngộ độc hay có tính độc, gây ăn 
mòn, gây ngứa rát, gây cảm ứng mạnh, dễ cháy, dễ nổ, gây bệnh, phóng xạ và 
các thuốc trừ sâu bọ. 
 - Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (US-EPA): chất thải hay hỗn hợp các 
chất thải do việc bảo quản, vận chuyển xử lý, đổ thải không thích hợp hàm 
lượng, nồng độ và tính chất lý hóa học của chúng đã gây ra những tác động độc 
hại làm giảm sức khỏe, gây nguy hại đến tính mạng con người. 
 - Hội bảo vệ môi trường châu Âu: Các chất thải hay hỗn hợp các chất thải 
giữ vai trò về tiềm năng nguy hại đối với sức khỏe con người hoặc đối với động 
vật vì: 
 • Những chất thải này không bị phân hủy hoặc trơ (bền vũng) trong tự nhiên. 
 • Những chất thải này có thể sẽ phát tán rộng ra do quá trình sinh học 
 • Những chất thải này có thể làm chết người 
 • Những chất thải này có thể gây ra những ảnh hưởng tích đọng và gây hại. 
 Tổng hợp và đầy đủ hơn cả là định nghĩa chất thải nguy hiểm của Tổ chức 
Đăng ký tiềm năng hóa chất độc hại (IRPTC) thuộc UNEP: Các chất gây tác 
động xấu cấp tính và mãn tính, tác hại lâu dài và tức thời đến sức khỏe con người 
và các đối tượng môi trường chung quanh. 
 Tóm lại, chất thải nguy hiểm được hiểu như sau: 
 * Các chất thải nguy hiểm được sản sinh ra từ các hoạt động đa dạng của 
công nghiệp, thương mại, nông nghiệp và thậm chí từ sinh hoạt. Chất thải nguy 
Bài giảng độc học môi trường: Quản lý môi trường các chất độc và sự nhiễm độc 
 15 
hiểm có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tức thời hoặc tiềm tàng gây tác động xấu 
đối với sức khỏe của cộng đồng cũng như gây ô nhiễm lâu dài cho môi trường. 
2. Các tính chất chính của chất thải nguy hiểm 
 - Ăn mòn (các chất có tính kiểm hoặc axit) (A) 
 - Cháy (B) 
 - Hoạt động (gây phản ứng, gây nổ) (C) 
- Độc hại (D) 
- Tích lũy sinh học (F) 
- Bền vũng trong môi trường (G) 
- Gây ung thư (H) 
- Gây viêm nhiễm (J) 
- Gây quái thai (K) 
- Gây bệnh thần kinh (L) 
Ghi chú: ( ): - ky hiệu cho các nhóm chất trên. 
3. Công nghệ xử lý chất thải nguy hiểm 
 Bảng 1: Các biện pháp xử lý chất thải nguy hiểm 
Loại chất gây nguy 
hiểm 
Thu 
hồi 
Thiêu 
 đốt 
Bằng biện pháp vật 
lý, hóa học, sinh học 
Cố định 
đóng rắn 
Chôn 
lấp 
Kim loại nặng 
Các chất vô cơ độc 
Chất thải phản ứng 
Cao su, sơn, cặn lắng 
hữu cơ 
Dầu 
Hóa chất hữu cơ 
Thuốc trừ sâu 
x 
x 
x 
x 
x 
x x 
x 
x 
Rác thải nguy hiểm cần được xử lý theo tính chất và thành phần của chúng 
Không thể xử lý hoặc thiêu hủy hoặc xử lý tất cả các chất nguy hiểm chỉ bằng 
một công nghệ. Chất thải nguy hiểm có đặc tính lý, hóa hoặc sinh học đòi hỏi 
phải có qui trình đặc biệt để xử lý và chôn lấp nhằm tránh những rủi ro đối với 
sức khỏe hoặc ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường. 
 * Xử lý rác thải nguy hiểm nói chung 
 Xử lý chất thải nguy hiểm ưu tiên đối với phương án giảm quay vòng và 
tái sử dụng. Tuy nhiên, phương án xử lý này thường chỉ áp dụng đối với một số 
loại rác thải như chất rất độc...Bên cạnh đó phương án xử lý này có những hạn 
chế là: khó thực hiện do đầu tư kinh phí, kĩ thuật, tính chất rác thải...do vậy cần 
xem xét đến phương án xử lý khác như chôn lấp, đốt, bê tông hóa... 
Bài giảng độc học môi trường: Quản lý môi trường các chất độc và sự nhiễm độc 
 16 
 Theo các tập đoàn xử lý chất thải, như tập đoàn Miltox (Úc), tập đoàn 
AMAREC (Áo) cho rằng giá tiền xử lý chất thải nguy hiểm từ 800-1200 
USD/tấn. 
 Quá trình xử lý chất thải nguy hiểm cần phải thực hiện các chức năng sau: 
Giảm khối lượng, tách các thành phần, khử độc và thu hồi vật liệu có ích. 
 + Giảm thể tích, kích thước rác thải nguy hiểm: thường được áp dụng 
bằng các kỹ thuật cơ học (máy nén, ép rác), máy cắt, máy nghiền và đốt. 
 + Thiêu đốt: đốt chất thải là quá trình oxi hóa chất thải bằng oxi của 
không khí ở nhiệt độ cao. Đây là qui trình xử lý cuối cùng ứng dụng cho một số 
chất thải nhất định mà nó không thể tái chế, tái sử dụng hay dự trữ an toàn trong 
bãi chôn lấp. Phần tro sau khi đốt được chôn lấp. Đốt chất thải nguy hiểm được 
sử dụng như một biện pháp xử lý để giảm số lượng, giảm tính độc, thu hồi năng 
lượng và có thể xử lý một khối lượng lớn chất thải. Có hai phương án thiêu đốt: 
 - Thiêu đốt tại lò đốt tập trung dành cho các chất thải nguy hiểm 
 Phương pháp này có thuận lợi là làm giảm tối đa những tác động nguy hại 
của rác thải đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, song gặp khó khăn về vị 
trí, thiết bị vận chuyển và kho tạm chứa chất thải nguy hiểm. 
 - Thiêu đốt tại chỗ các chất thải nguy hiểm 
 Phương pháp này thuận lợi là giảm chi phí vận chuyển. Song các cơ sở có 
lò đốt thường ở lẫn với khu dân cư nên việc xây dựng lò đốt ở đây sẽ gây ô 
nhiễm không khí trong khu vực. bên cậnh đó, nếu việc đốt các chất thải không 
đúng theo qui trình kĩ thuật rất dễ gây ra các tác động xấu tiếp theo đối với môi 
trường xung quanh và sức khỏe cộng đồng. 
Phương án thiêu đốt nên dùng khi: 
 - Chất thải là chất độc sinh học 
 - Không bị phân hủy sinh học và bền vững trong môi trường 
 - Là chất độc hơi và dễ phân tán 
 - Khó xử lý trong môi trường đất 
 - Chứa các chất hữu cơ: halogen, chì, thủy ngân, kẽm, nitơ, photpho và 
sunphua. 
Rác thải nguy hại có thể xử lý bằng phương pháp đốt là các vật liệu chứ 
dầu, phastic, cao su, sơn, chất thải bệnh viện, xí nghiệp dược phẩm, nhựa và sáp, 
chất thải chứa S, P, N và halogen, thuốc trừ sâu... 
 Các chất thải không nên xử lý bằng phương pháp đốt: chất thải phóng xạ, 
chất thải dễ nổ. Chất thải có chứa chất độc bay hơi (Hg, As) cũng không được 
phép đốt vì gây ô nhiễm không khí. 
Bài giảng độc học môi trường: Quản lý môi trường các chất độc và sự nhiễm độc 
 17 
Hình 1: Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải nguy hiểm của khu vực bệnh viện 
 * Nhiệt độ đốt > 900oC vì: 
 900-1000oC: cacbua no mới cháy hết 
 1100-1200oC: hợp chất hữu cơ chứa Cl sẽ cháy hết 
 Nếu chất thải nguy hiểm được đốt ở nhiệt độ < 900oC thì dioxin và furan 
sẽ hình thành. 
 * Thời gan lưu chất chẩi nguy hiểm trong lò đốt: ít nhất là vài giờ tùy 
loại và kích thước chất thải 
 Sản phẩm của quá trình đốt là khói lò có chứa bụi, các oxit kim loại, các 
khí axit, vì vậy cần xử lý trước khi phóng vào không trung.. Xử lý bụi: cyclo, lọc 
Các nguồn phát sinh 
chất thải bệnh vện 
Phân loại ngay 
tại chỗ 
Rác thải không 
độc hại 
Khử trùng 
Bãi rác 
chung 
Rác thải độc hại 
dạng hữu cơ 
Bùn căn trong 
cống rãnh 
Vô cơ hóa hoàn 
toàn 
Đốt cháy trong lò 
nhiệt độ cao 
Tập trung thu 
gom 
Rác thải độc hại 
dạng vô cơ, các 
hóa chất và các 
dược liệu quá hạn 
Tập trung thu 
gom 
Tập trung thu 
gom 
Tập trung thu 
gom 
Bài giảng độc học môi trường: Quản lý môi trường các chất độc và sự nhiễm độc 
 18 
tĩnh điện, lọc túi, tháp rửa. Tro của lò đốt cần được đem chôn. Lò đốt chất thải có 
nhiều loại: lò đứng, lò quay...Có thể đốt chất thải trong lò xi măng, lò nung kiểu 
lò quay vì có nhiệt độ cao. 
 * Công nghệ cố định, đóng rắn rác thải nguy hiểm 
 Một trong những việc cần làm trước khi chôn lấp rác thải nguy hiểm là 
làm ổn định chất thải để ngăn chặn sự rò rỉ. Công nghệ này hạn chế ở mức cao sự 
thẩm thấu của chất thải. Ổn định đóng rắn là công nghệ trộn vật liệu phế thải với 
vật liệu chất đóng rắn tạo thành thể rắn bao lấy chất thải hoặc cố định chất thải 
trong cấu trúc của vật rắn.. Công nghệ này thường được dùng để xử lý chất thải 
của sản xuất kim loại, mạ kim loại, bùn tro của lò đốt, chất thải tuyển 
khoáng...tạo thành khối rắn dễ vận cghuyển và thải bỏ 
4. Quản lý chất thải nguy hiểm 
 Quản lý chất thải nguy hiểm bao quát toàn bộ quá trình sống của chất thải 
nguy hiểm từ khi sinh ra tới khâu xử lý cuối cùng. Có thể khái quát nội dung 
quản lý chất thải nguy hiểm theo sơ dồ sau: 
Hình 2: Sơ đồ quản lý chất thải nguy hiểm 
Với nội dung theo sơ đồ trên có thể tóm tắt các bước chính trong quá trình quản 
lý chất thải nguy hiểm là: 
 1. Quản lý nguồn sinh chất thải nguy hiểm 
Nguồn sinh chất 
thải nguy hiểm 
Thu gom 
phân loại 
Vận chuyển 
Xử lý Thu vật liệu 
có ích 
Thải bỏ đúng kỹ 
thuật 
Bài giảng độc học môi trường: Quản lý môi trường các chất độc và sự nhiễm độc 
 19 
 2. Quản lý quá trình thu gom và vận chuyển 
 3. Tái chế và thu hồi vật liệu có ích 
 4. Xử lý chất thải nguy hiểm 
 5. Thải bỏ đúng kỹ thuật 
 Song song với việc quản lý này mỗi quốc gia phải có các chính sách và 
luật pháp một cách rõ ràng chặt chẽ để quản lý chất thải nguy hiểm nhằm hạn chế 
tối đa ô nhiễm môi trường đồng thời phải thông qua công cụ kinh tế để thực hiện 
các chính sách và luật pháp đề ra. 
VI. SƠ LƯỢC VỀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ 
1. Những khái niệm và định nghĩa cơ bản 
 Phương pháp đánh giá nguy cơ môi trường là phương pháp đề cập đến các 
nguy cơ đối với sức khỏe, hạnh phúc con người và vệ sinh thái. Đó là những 
nguy cơ xảy ra trong thiên nhiên hoặc truyền qua môi trường thiên nhiên. Rất 
khó nhận biết ngay từ ban đầu nguy cơ (rủi ro) do sản xuất công nghiệp và sử 
dụng hóa chất độc hại, song cũng chính những yếu tố này làm nền tảng cho 
phương pháp đánh giá nguy cơ môi trường. 
1.1. Nguy cơ (risk): là ảnh hưởng xấu có thể xảy ra trực tiếp hay gián tiếp đến 
sức khỏe, hạnh phúc của con người. Khái niệm về nguy cơ bao hàm cả xác suất 
của một tác động có hại đến sức khỏe con người, môi trường và tài sản, và cả 
mức độ của những nguy cơ có liên quan. Có thể biểu diễn nguy cơ bằng : 
Nguy cơ = sự nguy hiểm x tiếp xúc 
1.2. Đánh giá nguy cơ môi trường (Environmental Risk Assessment-ERA): 
Mô tả, phân tích và truyền đạt các thông tin về nguy cơ có thể xảy ra đối với sức 
khỏe, hạnh phúc con người và với các hệ sinh thái. Những nguy cơ này có thể 
xảy ra trong môi trường hay có thể truyền qua môi trường. 
1.3. Quản lý nguy cơ: tiến hành các hoạt động để làm giảm các nguy cơ và làm 
cân bằng nguy cơ dựa trên cơ sở mô tả đặc điểm của các nguy cơ và các thông tin 
về chi phí hữu hiệu 
1.4. Đặc điểm nguy cơ: xác suất có thể đạt đến điểm cuối sinh học, xác suất này 
có liên quan số đo của một vài thông số môi trường 
1.5. Điểm cuối sinh học (biological enpoin): sự thay đổi có thể đo được trong 
một sinh vật tiếp xúc với hiểm họa môi trường (ví dụ: bệnh tật, tử vong, tàn tật, 
thay đổi trọng lượng, thay đổi khả năng tái sinh) 
1.6. Chất nguy hiểm (hazardous substances): là chất có một trong năm thuộc tính 
sau đây: 
 - Phản ứng: không bền vững ở điều kiện bình thường, cho các phản ứng 
khác nhau như gây nổ, gây cháy (ở nhiệt độ < 600C), giải phóng chất độc khi 
phản ứng với nước 
Bài giảng độc học môi trường: Quản lý môi trường các chất độc và sự nhiễm độc 
 20 
 - Ăn mòn: chất lỏng có pH 12. Chúng ăn mòn kim loại 
 - Bền vững trong môi trường (trong đất, nước, khí quyển) 
 - Tích lũy trong cơ thể sống (trong người, động vật) 
 - Độc hại cho người (gây ung thư, sinh quái thai) 
 Các chất nguy hiểm là nguồn gây tác hại, là mối nguy cơ có thể gây nên 
sự cố môi trường. Đánh giá sự cố môi trường là phân tích khía cạnh khoa học của 
sự cố. Nó là sự tập hợp, phân tích các số liệu dùng để xác định quan hệ giữa phản 
ứng và liều lượng. Những chất nào là nguy hiểm. 
 Năm thuộc tính của chất ô nhiễm đã được nêu ở trên, song để xác định cụ 
thể chất nào là nguy hiểm thì có nhiều ý kiến khác nhau. Theo Cục bảo vệ môi 
trường của Mỹ (US.EPA), một số căn cứ sau được dùng làm cở sở để xếp loại 
chất nguy hiểm khi xử lý, lưu giữ và vận chuyển hay thải bỏ chúng sẽ gây ra ô 
nhiễm và độc hại cho người, cụ thể: 
 - Tăng đáng kể số tử vong, 
 - Tăng tình trạng ốm đau không hồi phục được, 
 - Phát triển hiểm họa trong thời gian trước mắt hoặc lâu dài 
 Cục bảo bệ môi trường Mỹ qui định 8 nguyên tố và 6 loại thuốc bảo vệ thực 
vật (bảng 1) khi nồng độ lớn hơn các giá trị tối đa cho phép là chất nguy hiểm. 
 Theo quy định của US. EPA, ở Mỹ khi lưu hành một bản thống kê thực tế 
về các chất thải nguy hiểm, thì cần được xếp thành ba nhóm: 
 * Các chất thải công nghệ độc hại: như công nghệ lọc dầu, bảo quản gỗ, 
 * Các chất thải phổ biến trong công nghiệp thông thường, 
 Các hóa chất thông thường như benzen, cresol, thuốc bảo vệ thực vật, hợp chất 
thủy ngân. 
Bảng 2: Nồng độ tối đa của các chất ô nhiễm để kiểm tra tính nguy hiểm 
Chất ô nhiễm Nồng độ cực đại (mg/L) 
Asen 5,0 
Bari 100,0 
Cadimi 1,0 
Crom VI 5,0 
Chì 5,0 
Thủy ngân 0,2 
Selen 1,0 
Bạc 5,0 
Endrin 0,02 
Lindan 0,4 
Metoxyclor 10,0 
Toxaphen 0,5 
Acid diclorophenoxyacetic 10,0 
Acid triclorophenoxypropionic 1,0 
Bài giảng độc học môi trường: Quản lý môi trường các chất độc và sự nhiễm độc 
 21 
2. Các bước đánh giá nguy cơ. Viện hàn lâm khoa học Mỹ (1983) đề nghị việc 
đánh giá nguy cơ làm bốn bước: 
 - Bước 1: Nhận dạng sự nguy hiểm. Thường dựa vào kết quả thử nghiệm 
trên động vật để xác định hóa chất nào gây ung thư, quái thai. 
 - Bước 2: đánh giá quan hệ liều lượng - phản ứng. Quá trình định rõ quan 
hệ giữa liều lượng của một tác nhân và tỉ lệ bệnh mắc phải. Việc thực nghiệm đo 
quan hệ này tiến hành trên súc vật phải có đánh giá ngoại suy cho người. 
 - Bước 3: đánh giá nguy cơ. Xác định quy mô và tính chất của dân số bị 
nguy hiểm bởi tác nhân đang nghiên cứu. Đánh giá này phải được khảo sát dưới 
ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau: tuổi tác, tình trạng sức khỏe, sự hiệp 
đồng của nhiều chất độc. 
Hình 3: Bốn bước tiến hành đánh giá nguy cơ 
3. Nội dung xác định nguy cơ của chất ô nhiễm. Đây là công việc của nhà độc 
chất: cần xác định xem tác nhân cần nghiên cứu có nguy hiểm đối với sức khỏe 
của người hay không. Nội dung này có thể gồm: 
 - Sự phân bố, hấp thu, chuyển hóa, đào thải của chất độc sau khi đưa vào 
cơ thể người. 
 - Tác động trên các cơ quan: nhất là gan và thận 
 - Xác định mức độ tích lũy trong cơ thể 
 - Khả năng gây đột biến gen, làm thay đổi ADN 
 - Gây ung thư, khối u lành tính hoặc ác tính. 
4. Đánh giá quan hệ liều lượng - đáp ứng 
Ở đây muốn xác định mối quan hệ toán học giữa liều lượng chất độc xâm 
nhập vào cơ thể và tình trạng nguy hiểm của người. Mối quann hệ được thể hiện 
bằng đồ thị: 
 - Trục hoành: liều lượng (mg/kg/ngày), 
 - Trục tung: là phản ứng, mức độ nguy hiểm, không có đơn vị, đó là xác 
suất có hại cho sức khỏe. Ví dụ: tỷ lệ giảm tuổi thọ, tỉ lệ % gây bệnh cho người. 
 Nguy cơ xảy ra liều lượng trung bình hệ số tiềm ẩn 
 trong đời người = hàng ngày x nguy cơ 
Bước 1: Xác định 
nguy cơ 
Bước 2: đánh giá 
liều lượng phản ứng 
Bước 3: đánh giá 
nguy cơ 
Bước 4: định rõ tính 
chất của nguy cơ 
Bài giảng độc học môi trường: Quản lý môi trường các chất độc và sự nhiễm độc 
 22 
 (mg/kg/ngày) (mg/kg/ngày)-1 
Hình 4: Quan hệ liều liệu - đáp ứng 
Trên cơ sở thực nghiệm, EPA đã đưa ra bảng hệ số tiềm ẩn nguy cơ qua đường 
tiêu hóa và hô hấp của 20 chất khác nhau (bảng 2) 
Ví dụ. Giả thiết nước máy có hàm lượng THM là 40 ppt (Giới hạn cho 
phép của THM; 70 ppt). Hảy tính: 
 - Nguy cơ lớn nhất mắc bệnh ung thư cho cả đời người dùng nước máy có 
nồng độ THM ở trên. 
* Lượng THM đưa vào hàng ngày tính cho 1 kg cân nặng (CDI) 
 day/kg/mg10.14,1
kg70
day/L2.L/mg10.40CDI 3
3
−
−
== 
Nguy cơ do THM = CDI x hệ số tiềm ẩn nguy cơ 
 = 1,14.10-3 mg/kg/ngày x 6,1.10-3 (mg/kg/ngày)-1 = 7.10-6 
Để xác định lượng chất ô nhiễm vào người qua thực phẩm người ta dùng: 
Hệ số nồng độ sinh học (bioconcentration factor-BCF) 
 Hàm lượng chất = Nồng độ chất x hệ số nồng độ 
 độc trong cá (mg/kg) độc trong nước (mg/L) sinh học (L/kg) 
 VD: TCE trong cá = TCE/nước x BCF (cá sống trong nước có TCE: 0,1 mg/L) 
 = 0,1 x 10,6 = 1,06 mg/kg 
CDI = 0,0065 Kg cá/ngày x 1,06 mg TCE/kg cá x 1/70 kg 
 = 9,8.10-3mg/kg/ngaKính gửi 
Nguy cơ = liều trung bình x hệ số tiềm ẩn nguy cơ 
 (mg/kg/ngày) (mg/kg/ngày)-1 
 1 
 2 
Phản ứng 
(nguy cơ) 
Ngưỡng Liều lượng (mg/kg/ ngày) 
(1): đối với chất gây ung thư 
 (2): đối với chất không gây ung thư 
Bài giảng độc học môi trường: Quản lý môi trường các chất độc và sự nhiễm độc 
 23 
 = 9,8.10-3 x 1,1.10-2 = 1,08.10-6 
 Nguy cơ gây ung thư cho người đó có xác suất là 1 phần triệu 
Bảng 3: Hệ số tiềm ẩn nguy cơ (EPA-1989) 
Hóa chất Phân loại 
độc tính 
Hệ số tiềm ẩn nguy cơ 
qua đường tiêu hóa 
(mg/kg/ngày)-1 
Hệ số tiềm ẩn nguy cơ 
qua đường hô hấp 
(mg/kg/ngày)-1 
Asen A 1,75 50 
Xăng A 2,9.10-2 2,9.10-2 
Cadimi B1 - 6,1 
CCl4 B2 0,13 
Crom(VI) A - 41 
DDT B2 0,34 - 
Diedrin B2 30 - 
Niken và hợp chất A - 1,19 
2,3,7,8 TCDD B2 1,56.10-2 - 
PCB B2 7,7 - 
Clorovinyl A 2,3 0,295 
Cloroform B2 6,1.10-3 8,1.10-2 
Giá trị chuẩn cho đánh giá nguy cơ (EPA-1986) 
Thông số Giá trị chuẩn 
Trọng lượng cơ thể trung bình của người lớn 70 kg 
Trọng lượng cơ thể trung bình của trẻ em 10 kg 
Lượng nước tiêu thụ hàng ngày của người lớn 2 lit 
Lượng nước tiêu thụ hàng ngày của trẻ em 1 lit 
Lượng không khí hít thở hàng ngày của người lớn 20 m3 
Lượng không khí hít thở hàng ngày của trẻ em 5 m3 
Lượng cá tiêu thụ hàng ngày của người lớn 6,5 gam 
Tuổi thọ trung bình của người lớn 70 năm 
Nguy cơ xảy ra liều lượng trung bình hệ số tiềm ẩn 
 trong đời người hàng ngày nguy cơ 
 (mg/kg/ngày) (mg/kg/ngày)-1 
= X 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_doc_hoc_moi_truong.pdf
Ebook liên quan