Giáo trình Dược lý học 2007 - Bài 24: Thuốc điều trị tăng huyết áp

Tóm tắt Giáo trình Dược lý học 2007 - Bài 24: Thuốc điều trị tăng huyết áp: ...c chẹn kênh calci Nhóm hóa học Tác dụng đặc hiệu Thế hệ 1 Thế hệ 2 Dihydropyridin Động mạch > tim Nifedipin Felodipin Nicardipin Nimodipin Amlodipin Benzothiazepin Động mạch = tim Diltiazem Clentiazem Phenyl alkyl amin Tim > Động mạch Verapamil Gallopamid Anipamil Thuốc có tác dụng t...g gian - Ngăn cản co thắt mạch vành khu trú, cơ chế chí nh của cơn đau thắt ngực - Verapamil, diltiazem làm giảm dẫn truyền nhĩ thất, được chỉ định trong nhịp tim nhanh trên thất do tái nhập (xin xem bài “Thuốc chống loạn nhịp tim”). 2.2.7. Chế phẩm - Amlodipin: viên nén 2,5- 5- 10 mg - Diltia...tăng, kích ứng gây cơn ho khan rất khó trị. Vì vậy đã kích thích việc nghiên cứu các thuốc ức chế angiotensin II ngay tại receptor của nó: thuốc ức chế AT 1. Các thuốc này còn đang được nghiên cứu, đánh giá trên các thử nghiệm lâm sàng. Về nguyên tắc, do có tác dụng chọn lọc trên AT1 nên tránh đư...

pdf14 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Dược lý học 2007 - Bài 24: Thuốc điều trị tăng huyết áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hoạt động theo điện áp (voltage operated chanel-VOC hoặc còn gọi là POC:
potential operated channel): hoạt động theo cơ chế “tất cả hoặc không có gì” (hoặc
hoàn toàn mở hoặc hoàn toàn khép kín) gây ra do sự khử cực màng (từ -90mV lên -
40mV). Thuộc họ kênh loại này còn có cả kênh Na+, K+. Tuỳ vào sự dẫn (conductance) và
sự cảm thụ (sensitive) với điện thế, kênh VOC còn được chia thành 4 loại kênh:
- Kênh L (long acting): có nhiều trong cơ tim và cơ trơn thành mạch
- Kênh T (transient): có trong các tuyến tiết
- Kênh N (neuron): có trong các nơron
- Kênh P (purkinje): có trong purkinje tiểu não và nơron.
Kênh T, N và P ít cảm thu với thuốc chẹn kênh Ca.
2.1.2. Kênh hoạt động theo receptor (receptor operated channel -ROC): đáp ứng với các
chất chủ vận.
2.1.3. Kênh dò :
Trái với 2 kênh trên, kênh này luôn được mở cho qua luồng Ca nhỏ, nhưng liên tục.
Ca tế bào hoặc vào lưới bào tương và từ lưới bào tương ra, làm cho nồng độ Ca trong bào
tương từ 10-7 M (nồng độ giãn cơ) tăng lên 10 -5M (nồng độ co cơ), sẽ kết hợp được với
calci protein (troponin/calmodulin-CaM) và gây ra nhiều tác dụng sinh lý.
2.2. Vai trò sinh lý của Ca trên tim mạch
Dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội
sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa
10-3 M Ca++ VOC
 S.R
 Dẫn truyền nhĩ thất Ca++ 10-7M10-5M
 Troponin Calmodulin
 Tính tự động tim nhập bào/ xuất bào
Prot. Co bóp Proteinkinase
enzyme giải phóng TGHH
Co bóp tim Ch.hóa co cơ trơn thành mạch
VOC: kênh hoạt động theo điện áp
SR: lưới bào tương
Hình 24.1: Vai trò của Ca++ sau khi qua kênh
Trên cơ tim, Ca++ gắn vào troponin, làm mất tác dụng ức chế của troponin trên chức năng
co bóp, do đó các sợi actin có thể tương tác với myosin, gây co cơ tim. Trên cơ trơn thành
mạch, khi calci nội bào tăng sẽ tạo phức với calmodulin, phức hợp này sẽ hoạt hóa các
protein-kinase (phosphoryl hóa myosin kinase chuỗi nhẹ), thúc đẩy sự tương tác giữa
actin và myosin, gây co cơ trơn thành mạch (Hình 24.1)
Sau khi tác động, nồng độ Ca 2+ nội bào sẽ giảm do Ca 2+ được bơm lại vào túi lưới nội bào
hoặc đẩy ra khỏi tế bào do bơm và do trao đổi với Na +.
Sự trao đổi Na+/Ca2+ có thể thực hiện cả hai chiều: Na + vào Ca2+ ra, hoặc Na+ ra Ca2+ vào.
Trong điều kiện sinh lý bình thường Na + vào và Ca2+ ra, nghĩa là sự trao đổi này có vai
trò chính trong việc giữ nồng độ Ca2+ thấp trong tế bào. Khi có ứ trệ Na + trong tế bào (thí
dụ digitalis phong tỏa bơm Na +) thì hoạt động theo chiều ngược lại: Ca 2+ vào tế bào để
trao đổi với Na+ đi ra, gây tác dụng tăng co bóp tim.
Khác với kênh Na+, kênh calci chịu ảnh hưởng rất mạnh của các yếu tố ngoại lai (trung
gian hóa học, hormon) và các yếu tố nội tại (pH, ATP). Nói chung, các kênh Ca chỉ hoạt
động khi trước đó có phosphoryl hóa. Sự phosphoryl hóa phụ thuộc vào hoạt tính của
adenylcyclase.
2.2. Các thuốc chẹn kênh calci
Fleckenstein (1964) lần đầu tiên đưa ra khái niệm chẹn kênh calci khi mô tả tác dụng của
verapamil trên tế bào cơ tim, là thuốc được tổng hợp phỏng theo công thức cấu tạo của
papaverin. Các thuốc thuộc nhóm này gắn đặc hiệu trên kênh và phong tỏa kênh, tuy cấu
trúc hóa học rất khác nhau.
2.2.1. Phân loại
Dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội
sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa
Theo cấu trúc hóa học và đặc điểm điều trị, có 3 nhóm thông thường.
Sau đó lại chia thành thế hệ: thế hệ 1 là thuốc chẹn kênh Ca ở màng tế bào và màng túi
lưới nội bào; thế hệ 2 tác dụng như thế hệ 1 nhưng chọn lọc trên tế bào cơ trơn thành
mạch hoặc tim hơn. Tác dụng kéo dài.
Bảng 24.2: Các thuốc chẹn kênh calci
Nhóm hóa học Tác dụng đặc hiệu Thế hệ 1 Thế hệ 2
Dihydropyridin Động mạch > tim Nifedipin
Felodipin
Nicardipin
Nimodipin
Amlodipin
Benzothiazepin Động mạch = tim Diltiazem Clentiazem
Phenyl alkyl amin Tim > Động mạch Verapamil Gallopamid
Anipamil
Thuốc có tác dụng trên động mạch mạnh hơn trên tim do làm giãn mạch nhanh và mạnh,
dễ gây hạ huyết áp nhanh, dẫn đến phản xạ làm tăn g nhịp tim, không lợi, nhất là trên cơ
tim đã bị thiếu máu. Verapamil do có tác dụng ức chế trên tim mạch hơn trên động mạch
nên thường được chỉ định trong loạn nhịp tim (xin xem thêm bài “Thuốc chữa loạn nhịp
tim”).
2.2.2. Dược động học
Các thuốc chẹn kênh calci tác dụng theo đường uống và chịu sự chuyển hóa qua gan lần
thứ 1, vì vậy người ta đã nghiên cứu thay đổi các nhóm chức trong công thức cấu tạo, làm
cho thuốc chậm bị chuyển hóa, chậm bị thải trừ hoặc ổn định hơn, có tính chọn lọc hơn.
Do đó đã tạo ra các thuốc thế hệ 2, 3.
Bảng 24.3: Dược động học một số thuốc chẹn kênh calci
Thuốc Hấp thu
(uống)
Khởi phát tác
dụng
t/2
(giờ)
Phân phối
Nifedipin 45- 70% - tm: < 1 phút
- Ngậm, uống
 5- 20 phút
4 - Gắn protein huyết tương90%
- Bị chuyển hóa, thải qua thận
Nicardipin 35% uống: 20 phút 2- 4 - Gắn protein huyết tương 95%
- Bị chuyển hóa, thải qua gan
Felodipin 15- 20% uống: 2- 5 h 11- 16 - Gắn protein huyết tương >
99%
- Bị chuyển hóa nhanh ở gan
Dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội
sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa
Nimodipin 13% chưa có tài liệu 1- 2 - Bị chuyển hóa nhiều
- Làm giãn mạch não mạnh
Nisoldipin < 10% - 2- 6 - Bị chuyển hóa nhiều
- Làm giãn mạch vành mạnh
Amlodipin 65- 90% - 30- 50 - Gắn protein huyết tương
>90%
- Bị chuyển hóa nhiều
Bepridil 60% Uống: 1 h 24- 40 - Gắn protein huyết tương >
99%
- Bị chuyển hóa nhiều
Diltiazem 40- 65% - Tiêm tĩnh
mạch < 3 phút
- Uống:>30 phút
3- 4 - Gắn protein huyết tương
70-80%
- Bị chuyển hóa, thải qua phân
Verapamil 20- 35% - Tiêm tĩnh
mạch: < 1,5phút
- Uống: 30 phút
6 - Gắn protein huyết tương 90%
- Thải qua thận 70%
- Thải qua ruột 15%
2.2.3. Cơ chế tác dụng
Các thuốc chẹn kênh Ca gắn chủ yếu vào kênh L, là kênh có nhiều ở tế bào cơ tim và cơ
trơn thành mạch. Nifedipin và các thuốc nhóm dihydropyridin (DHP) gắn vào một vị trí ở
mặt trong kênh, trong khi verapamil và diltiazem gắn vào trị trí khác. Kênh L có nhiều
dưới đơn vị 2, ,  và . DHP gắn chủ yếu vào . Ngoài ra, DHP có thể còn ức chế
nucleotid phosphodiesterase vòng nên làm tăng nucleotid vòng, gây giãn cơ trơn: thuốc
cũng phong tỏa kênh hoạt động theo receptor, nhưng ở mức độ kém hơn.
Kênh T và N rất kém nhạy cảm với thuốc nên nơron và các tuyến tiết ít chịu ảnh hưởng
của các thuốc này.
2.2.4. Các tác dụng trên cơ quan
2.2.4.1. Trên cơ trơn
Làm giãn các loại cơ trơn: khí - phế quản, tiêu hóa, tử cung, nhưng đặc biệt là thành mạch
(mao động mạch nhạy cảm hơn mao tĩnh mạch).
2.2.4.2. Trên cơ tim
Hoạt động của tim phụ thuộc nhiều vào dòng Ca (xem điện sinh lý của tim). Thuốc chẹn
kênh Ca làm giảm tạo xung tác, giảm dẫn truyền và giảm co bóp cơ tim, vì thế làm giảm
nhu cầu oxy trên bệnh nhân có co thắt mạch vành. Mức độ tác dụng giữa các thuốc có
khác nhau.
2.2.4.3. Mạch não
Nimodipin có ái lực cao với mạch não, vì vậy được dùng cho bệnh nhân có tai biến mạch
não (chảy máu dưới mạng nhện gây co mạch do chèn ép; đột quỵ có viêm tắc mạch).
Dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội
sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa
Nhưng còn chưa rõ kết quả điều trị là do giãn mạch não hay là do làm giảm nhu cầu oxy
của nơron.
2.2.5. Tác dụng không mong muốn và độc tính
- Tác dụng nhẹ, không cần ngừng điều trị: cơn nóng bừng, nhức đầu, chóng mặ t (do phản
xạ giãn mạch, tăng nhịp tim nên dùng cùng với thuốc chẹn  giao cảm), buồn nôn, táo.
- Tác dụng nặng hơn, liên quan đến tác dụng điều trị do ức chế quá mạnh kênh Ca: tim
đập chậm, nghẽn nhĩ thất, suy tim xung huyết, ngừng tim. Hiếm gặp.
2.2.6. áp dụng lâm sàng trong điều trị THA
- Do làm giảm lực co bóp cơ tim, giảm nhu cầu oxy của cơ tim, giảm trương lực và sức
cản mạch ngoại biên nên các thuốc này được dùng để điều trị THA. Cho tới nay, các
thuốc chẹn kênh calci được coi là thuốc điều trị THA an toàn và có hiệu quả. Verpamil,
nifedipin, nicardipin và diltiazem đều có hiệu quả hạ áp như nhau. Tuy nhiên, do có sự
khác nhau về hiệu quả huyết động học nên việc chọn lựa điều trị có khác nhau:
Nifedipin có tác dụng chọn lọc nhất trên mạch và tác dụng ức chế tim lại yếu nhất. Phản
xạ giao cảm hơi làm tăng nhịp tim và làm tăng hiệu suất tim.
Verapamin có tác dụng trên tim mạnh nhất, làm giảm nhịp tim và giảm hiệu suất tim.
Diltiazem có tác dụng trung gian
- Ngăn cản co thắt mạch vành khu trú, cơ chế chí nh của cơn đau thắt ngực
- Verapamil, diltiazem làm giảm dẫn truyền nhĩ thất, được chỉ định trong nhịp tim nhanh
trên thất do tái nhập (xin xem bài “Thuốc chống loạn nhịp tim”).
2.2.7. Chế phẩm
- Amlodipin: viên nén 2,5- 5- 10 mg
- Diltiazem: viên nén 30- 60- 90- 120 mg
Viên nang giải phóng chậm: 60 - 90- 120- 180 mg
Thuốc tiêm 5 mg/ mL
- Felodipin (Plendil): viên giải phóng chậm 2,5 - 5- 10 mg
- Nifedipin (Adalat): viên nang 10- 20 mg
Viên giải phóng chậm 30- 60- 90 mg
- Nimodipin (Nimotop): viên nang 30 mg
- Verapamil: viên nén 40- 80- 120 mg
Viên giải phóng chậm 120- 180- 200 mg
Thuốc tiêm 5 mg/ 2mL
3. Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin (ECA)
Dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội
sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa
Enzym chuyển angiotensin (ECA) hay bradykinase II là một peptidase có tác dụng:
- Chuyển angiotensin I (decapeptid không có hoạt tính) thành angiotensin II (octapepetid
có hoạt tính) là chất có tác dụng co mạch và chống thải trừ Na + qua thận.
- Làm mất hoạt tính của bradykinin, là chất gây giãn mạch và tăng thải Na + qua thận.
Sau khi được hình thành, angiotensin II sẽ tác đ ộng trên các receptor riêng, hiện được biết
là AT1, AT2, AT3, AT4, trong đó chỉ có AT1 là được biết rõ nhất (sơ đồ).
Hình 24.2: Tác dụng của ECA và thuốc ức chế ECA
Các receptor AT1 có nhiều ở mạch máu, não, tim, thận, tuyến thượng thận. Vai trò sinh lý :
co mạch, tăng giữ Na+, ức chế tiết renin, tăng giải phóng aldosteron, kích thích giao cảm,
tăng co bóp cơ tim và phì đại thất trái.
Các receptor AT2 có nhiều ở tuyến thượng thận, tim, não, cơ tử cung, mô bào thai. Vai trò
sinh lý: ức chế sự tăng trưởng t ế bào, biệt hóa tế bào, sửa chữa mô, kích hoạt
prostaglandin, bradykinin và NO ở thận.
3.1. Cơ chế và đặc điểm tác dụng
Các thuốc do ức chế ECA nên làm angiotensin I không chuyển thành angiotensin II có
hoạt tính và ngăn cản giáng hóa bradykin, kết quả là làm giãn mạch, tăng thải Na+ và hạ
huyết áp.
Trong điều trị tăng huyết áp, các thuốc này có các đặc điểm sau:
- Làm giảm sức cản ngoại biên nhưng không làm tăng nhịp tim do ức chế trương lực giao
cảm và tăng trương lực phó giao cảm.
- Không gây tụt huyết áp thế đứng, dùng được cho mọi lứa tuổi.
- Tác dụng hạ huyết áp từ từ, êm dịu, kéo dài.
- Làm giảm cả huyết áp tâm thu và tâm trương.
- Làm giảm thiếu máu cơ tim do tăng cung cấp máu cho mạch vành.
- Làm chậm dầy thất trái, giảm hậu quả của tăng huyết áp.
Dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội
sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa
- Trên thần kinh trung ương: không gây trầm cảm, không gây rối loạn giấc ngủ và không
gây suy giảm tình dục.
3.2. Chỉ định
- Thuốc có tác dụng điều trị tốt cho mọi loại tăng huyết áp:
. Trên người có tuổi, hạ huyết áp không ảnh hưởng đến tuần hoàn não và kh ông ảnh
hưởng đến phản xạ áp lực.
. Trên người có đái tháo đường: không ảnh hưởng đến chuyển hóa glucid, lipid. Mặt khác,
insulin làm K+ vào tế bào, gây hạ K+ máu; thuốc ức chế ECA làm giảm aldosteron nên giữ
lại K+.
. Trên người có bệnh thận, do angiotens in II giảm, làm lưu lượng máu qua thận tăng nên
làm giảm bài tiết
- Suy tim sung huyết sau nhồi máu cơ tim.
3.3. Tác dụng không mong muốn
- Hạ huyết áp mạnh có thể xảy ra khi dùng liều đầu trên những bệnh nhân có thể tích máu
thấp do đang sử dụng thuốc lợ i niệu, chế độ ăn giảm muối hoặc mất nước qua tiêu hóa.
- Suy thận cấp nhất là trên bệnh nhân có hẹp mạch thận.
- Tăng Kali máu khi có suy thận hoặc đái tháo đường.
- Ho khan và phù mạch là do bradykinin không bị giáng hóa, prostaglandin tích luỹ ở
phổi gây ho (nhiều khi làm bệnh nhân phải bỏ thuốc).
- Không dùng cho phụ nữ có thai ở 3 - 6 tháng cuối vì thuốc có thể gây hạ huyết áp, vô
niệu, suy thận cho thai, hoặc gây quái thai, thai chết.
3.4. Phân loại và dược động học
3.4.1. Thuốc ức chế ECA
Dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội
sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa
 Thuốc
Các thông số
Captopril Enalapril Perindopril Benezepril Lisinopril
Sinh khả dụng % 70 40 70 17 25
Gắn protein huyết
tương %
30 50 9- 18 95 3- 10
t/2 (h) 2 11 9 11 12
Khởi phát tác dụng
(h)
0,25 2- 4 1- 2 0,5 1- 2
Thời gian tác dụng
(h)
4- 8 24 24 24 24
Liều uống 24h (mg) 75- 300 5- 20 2- 8 5- 20 5- 20
Enalapril, perindopril, benezepril đều là “tiền thuốc”, vào cơ thể phải được gan chuyển
hóa mới có tác dụng.
3.4.2. Thuốc ức chế tại receptor của angiotensin II
Do việc chuyển angiotensin I thành II còn có sự tham gia của các enzym khác (như
chymase) không chịu tác động của thuốc ức chế ECA nên sự tạo thành angiotensin II vẫn
còn. Mặt khác, do thuốc ức chế ECA ngăn cản sự giáng hóa của bradykinin nên
bradykinin ở phổi tăng, kích ứng gây cơn ho khan rất khó trị. Vì vậy đã kích thích việc
nghiên cứu các thuốc ức chế angiotensin II ngay tại receptor của nó: thuốc ức chế AT 1.
Các thuốc này còn đang được nghiên cứu, đánh giá trên các thử nghiệm lâm sàng. Về
nguyên tắc, do có tác dụng chọn lọc trên AT1 nên tránh được tác dụng phụ của bradykinin
(ho, phù mạch).
Bảng 24.4: Một số đặc điểm dược động học của các thuốc ức chế AT 1
 Thuốc
Các thống số
Losartan Valsartan Irbesartan Telmisartan
ái lực gắn vào AT1 + +++ ++++ +++
Sinh khả dụng 33 25 70 43
t/2 (h) 2 (6- 9)* 9 11- 15 24
Thải trừ Thận và gan Gan 70%; thận
30%
Gan 80%, thận
20%
Gan
Liều uống (mg/ 24 h) 50- 100 80- 320 150- 300 40- 80
* t/2 của loscartan là 2 giờ, nhưng của chất chuyển hóa còn hoạt tính là 6-9 giờ.
4. Các thuốc hạ huyết áp khác
Dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội
sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa
4.1. Clonidin (2,6 diclorophenyl - amino - 2 imidazolin - catapres)
Là thuốc kích thích receptor 2 của hệ giao cảm trung ương nên làm giảm trương lực giao
cảm ngoại biên.
4.1.1. Tác dụng
- Làm hạ huyết áp do:
. Làm giảm công năng tim, giảm nhịp tim
. Làm giảm sức cản ngoại biên, nhất là khi trương lực giao cảm tăng.
. Làm giảm sức cản mạch thận, duy trì dòng máu tới thận.
. Như methyl dopa, clonidin rất ít khi gây tụt huyết áp thể đứng.
- Các tác dụng không liên quan đến hạ huyết áp:
. An thần (do huỷ giao cảm trung ương?) khoảng 50% trường hợp.
. Khô miệng do cơ chế trung ương: khoảng 50% trường hợp.
. Giảm đau do giảm hoạt tính nơron sừng sau tuỷ sống.
Những tác dụng này là do thuốc gắn vào receptor imidazolin có trong thần kinh trung
ương.
4.1.2. Dược động học
Thuốc tan nhiều trong mỡ, vào thần kinh trung ương nhanh. Uống hấp thu tốt, sinh khả
dụng tới 100%, đạt được pic huyết tương sau 1 -3giờ, t/2 khoảng 12giờ. Thải trừ qua thận
50% dưới dạng nguyên chất.
4.1.3. Chỉ định
- Tăng huyết áp
- Tiền mê: do có tác dụng an thần, giảm đau nên làm giảm được lượng thuốc mê và tăng
ổn định huyết động.
- Cai nghiện: ma tuý, rượu, thuốc lá.
4.1.4. Độc tính
- Khô miệng, an thần: là tác dụng trung ương, liên quan đến liều dùng.
- Ngừng thuốc sau dùng lâu và liều cao (>1mg/ngày) có thể gặp cơn tăng huyết áp kịch
phát do tăng trương lực giao cảm: buồn nôn, tim nhịp nhanh, nhức đầu, vã mồ hôi.
Cần giảm liều dần và dùng thuốc thay thế. Điều trị nôn tăng huyết áp này bằng dùng lại
clonidin và dùng các thuốc chẹn , chẹn  giao cảm.
4.1.5. Chế phẩm và liều lượng
Clonidin (Catapres)
Viên nén: 0,1 - 0,2 - 0,3mg
Dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội
sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa
Uống 0,2 -1,2 mg/ngày, chia làm 2 lần
Cao dán: Giải phóng 0,1 - 0,2 - 0,3mg/24giờ. Có tác dụng 7 ngày cho 1 lần dán. Có thể có
phản ứng tại chỗ dán.
4.2. Natri nitroprussid
Là thuốc giãn mạch mạnh dùng theo đường tiêm để điểu trị cấp cứu cơn tăng huyết áp và
suy tim nặng. Làm giãn cả động mạch và tĩnh mạch. Cơ chế: hoạt hoá guanyl cyclase do
tác dụng kích thích trực tiếp hoặc th ông qua giải phóng NO, dẫn đến làm tăng GMPv, gây
giãn cơ trơn.
Nitroprussid là một phức hợp của sắt,
các nhóm cyanid và phần nitroso. Độc
tính nặng nhất liên quan đến sự tích luỹ
cyanid; ngoài ra còn gặp nhiễm acid,
loạn nhịp, tụt huyết áp.
Hydroxocobalamin (vitamin B12) kết
hợp với cyanid để tạo cyanocobalamin
không độc, do đó được dùng để giải
độc nitroprussid.
 CN
 CN

 2Na NC  Fe  CN

 ON CN
Natrinitroprussid được chỉ định trong cơn tăng huyết áp, suy tim sung huyết (do làm giảm
cả tiền gánh và hậu gánh) và làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim sau nhồi máu cơ tim.
Trong ngoại khoa còn dùng làm hạ huyết áp có kiểm tra khi gây mê để làm giảm chảy
máu do phẫu thuật.
Nitroprussid (Nipride): lọ 50mg. Khi dùng pha trong dextrose 5% - 250 - 1000 ml, truyền
tĩnh mạch 0,5 g/kg/phút, có thể tăng tới 10 g/kg/phút. Chai thuốc phải bọc trong giấy
màu, tránh ánh sáng. Kiểm tra huyết áp thường xuyên.
5. Chiến thuật điều trị tăng huyết áp vô căn
Vì THA vô căn mang tính chất rất đa dạng nên việc điều trị cũng cần “cá thể hóa” để vừa
có hiệu quả, vừa có thể dung nạp được.
5.1. Ai cần được điều trị
- Mọi người khi có HA 140- 90 mmHg
- Khi có tổn thương cơ quan đích hoặc có đái tháo đường, mặc dầu HA còn ở giới hạn
trên (130-139/85-89 mmHg).
Mục tiêu điều trị là đưa HA về chuẩn < 140/99mmHg, nhưng không đơn giản, ở Mỹ chỉ
27% bệnh nhân THA đạt được chỉ t iêu này.
Dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội
sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa
5.2. Cách điều trị
5.2.1. Phương pháp không dùng thuốc
- Ăn giảm muối, giảm rượu, giảm cân (béo)...
- Thể dục đều, nhẹ nhàng
5.2.2. Thuốc
Cần cá thể hóa, vi thế cần điều trị thử
- Lúc đầu dùng lợi niệu, chẹn , chẹn kênh calci và thậm chí cả các t huốc khác (chẹn 1
ức chế ECA).
Điều đó còn tuỳ thuộc vào bệnh kèm theo: thuốc ức chế ECA khi có đái tháo đường; chẹn
 khi có bệnh mạch vành; chẹn kênh Ca (loại dihydropyrindin) khi có THA tâm thu riêng
biệt ở người cao tuổi. Lúc đầu nên chọn một loại thu ốc.
- Khi một thuốc không cho kết quả mong muốn:
 Không nên tăng liều vì sẽ có tác dụng phụ: thuốc lợi niệu (rối loạn chuyển hóa), chẹn 
(tác dụng trung ương, chậm nhịp tim), chẹn kênh Ca (phù, đánh trống ngực, nhức đầu,
nóng mặt), chẹn 1 (hạ HA thế đứng).
Thay thuốc khác
Phối hợp thuốc có cơ chế khác nhau
Một thuốc hạ HA có thể gây phản ứng bù trừ, làm giảm tác dụng của chính nó. Dùng
thuốc phối hợp để ngăn chặn phản ứng bù trừ. Thí dụ thuốc lợi niệu làm thải Na, gây tăng
renin (dùng thêm thuốc ức chế ECA); thuốc chẹn kênh Ca gây tăng nhịp tim phản xạ
(dùng chẹn ).
Hiện có viên thuốc phối hợp sẵn. Tiện dụng nhưng không hay vì không “cá thể hóa”
được.
Trong những năm gần đây, việc điều trị THA đã trở nên đơn giản hơn trước rất nhiều nhờ
có nhiều loại thuốc hiệu quả. Vần đề là phải cá thể hóa trong điều trị để mỗi bệnh nhân có
thể tìm được cho mình một thuổc thích hợp vừa có hiệu quả, vừa dung nạp tốt.
5.3. Tiêu chuẩn thuốc hạ huyết áp lý tưởng
- Có tác dụng hạ huyết áp tốt
. Hạ HA từ từ, êm dịu, kéo dài
. Giảm cả số tối đa và số tối thiểu
. Giảm cả ở người trẻ và người cao tuổi
. Làm mất đỉnh tăng huyết áp trong ngày
- Không làm mạch nhanh do đó không làm tăng công cơ tim và tăng nhu cầu oxy.
- Không làm mạch chậm, tránh được nghẽn nhĩ - thất
Dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội
sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa
- Không làm giảm sức co bóp của cơ tim, nhất là thất trái
- Dùng được cho nhiều đối tượng: suy thận, tiểu đường, tăng lipid máu
- Khi ngừng thuốc, không có nguy cơ "phản hồi".
câu hỏi tự lượng giá
1. Phân loại các thuốc điều trị tăng huyết áp theo cơ chế tác dụng của th uốc
2. Trình bày cơ chế tác dụng và phân loại các thuốc chẹn kênh calci.
3. Trình bày các tác dụng điều trị và tác dụng không mong muốn của thuốc chẹn
kênh calci.
4. Trình bày cơ chế tác dụng của thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin (ECA).
5. Nêu đặc điểm tác dụng và chỉ định điều trị của ECA.
6. So sánh ưu- nhược điểm của thuốc chẹn kênh calci và ECA trong điều trị tăng
huyết áp.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_duoc_ly_hoc_2007_bai_24_thuoc_dieu_tri_tang_huyet.pdf
Ebook liên quan