Giáo trình Hóa dược trị liệu - Trần Trung Nghĩa

Tóm tắt Giáo trình Hóa dược trị liệu - Trần Trung Nghĩa: ... ổn định hoàn toàn rồi mới sử dụng olanzapine. Sử dụng SDA ở thai phụ chưa được nghiên cứu, nhưng nên biết rằng risperidone gây tăng prolactin (có thể tăng gấp 3 – 4 lần so với bình thường). Và bởi vì thuốc SDA có thể được tiết qua sữa nên không được dùng cho phụ nữ đang cho con bú. 2.3. Tác...gây đau đầu nhất so với các SSRI khác. Tuy nhiên, tất cả các thuốc SSRI đều có hiệu quả điều trị phòng ngừa cơn đau đầu migrain và đau đầu căng cơ ở nhiều BN. 3.3.4. Tác dụng phụ lên hệ TKTW: Lo âu: Fluoxetine có thể gây ra lo âu, nhất là ở những tuần đầu điều trị. Tuy nhiên, tác dụng đầu ...inson nguyên phát có thể đáp ứng với việc sử dụng zolpidem lâu dài nhằm làm giảm tình trạng vận động chậm chạp và tình trạng cứng đờ. Zolpidem được dùng với liều 10mg x 4 lần/ngày trong nhiều năm có thể được bệnh nhân dung nạp tốt mà không gây buồn ngủ. 5.2.6. Các chỉ định khác trong tâm thầ...

pdf77 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 122 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Hóa dược trị liệu - Trần Trung Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c: valproate có đặc tính điều trị ngắn hạn giai đoạn trầm 
cảm trong rối loạn lưỡng cực I, nhưng hiệu quả này thường kém hơn so với hiệu quả chống 
hưng cảm. Trong số các triệu chứng trầm cảm, valproate có hiệu quả tốt với triệu chứng kích 
động hơn so với triệu chứng loạn cảm. Trong thực hành lâm sàng, valproate thường dùng như 
trị liệu hổ trợ với thuốc chống trầm cảm để ngăn ngừa khả năng phát triển thành hưng cảm, 
hoặc chu kỳ nhanh. 
Điều trị phòng ngừa: valproate có tác động trong điều trị phòng ngừa trong rối loạn 
lưỡng cực I, làm cho cơn hưng cảm nhẹ hơn, ít trầm trọng hơn, và diễn ra ngắn/nhanh hơn. Khi 
so sánh trực tiếp với lithium, valproate có hiệu quả kém hơn một chút, và dung nạp tốt hơn 
lithium. Thuốc đặc biệt có hiệu quả với bệnh nhân rối loạn lưỡng cực chu kỳ nhanh, chu kỳ cực 
nhanh, và tình trạng loạn khí sắc, hưng cảm hổn hợp, hưng cảm của bệnh lý thực thể, cũng 
như bệnh nhân lạm dụng chất, bệnh nhân có cơn hoảng loạn, bệnh nhân không đáp ứng hoàn 
toàn với lithium. 
Tâm thần phân liệt và rối loạn cảm xúc phân liệt: valproate thúc đẩy đáp ứng với trị 
liệu chống loạn thần trong tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc phân liệt. Valproate dùng đơn 
độc có hiệu quả kém với triệu chứng loạn thần và thường dùng kết hợp với những thuốc khác 
đối với nhóm triệu chứng này. 
Các rối loạn tâm thần khác: valproate có hiệu quả với nhiều rối loạn tâm thần khác, 
bao gồm: cai rượu, ngăn ngừa tái phát nghiện rượu, rối loạn hoảng loạn, rối loạn sau sang 
chấn (PTSD – posttraumatic stress disorder), rối loạn điều khiển xung động, rối loạn nhân cách 
ranh giới, hành vi kích động, sa sút tâm thần. Khi dùng với những trường hợp, hiệu quả thường 
kém và thường đáp ứng trị liệu có liên quan đến bệnh lý rối loạn lưỡng cực kết hợp. 
6.3.2. Thận trọng và tác dụng phụ: 
Mặc dù valproate được dung nạp tốt và an toàn khi sử dụng, nhưng cũng có những thận 
trọng khi sử dụng. Hai tác dụng phụ nặng nề nhất là do ảnh hưởng đến tụy và gan. Nguy cơ có 
thể có là ngộ độc gan có thể gây tử vong ở những bệnh nhân trẻ, nhất là nếu dùng chung với 
phenobarbital, nếu có bệnh lý thần kinh, đặc biệt là bệnh lý chuyển hóa sơ sinh. Tỷ lệ ngộ độc 
gan khi chỉ dùng đơn độc valproate là 0.85/100.000, nhưng không có bệnh nhân nào trên 10 
tuổi bị tử vong do tác dụng phụ này. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng lơ mơ, mệt mỏi, chán ăn, 
buồn nôn, nôn, phù, đau bụng khi đang điều trị bằng valproate, phải xem xét khả năng bị ngộ 
độc gan. Chỉ có tăng chỉ số trong xét nghiệm chức năng gan không phải là liên quan đến tình 
trạng ngộ độc gan. Một số hiếm trường hợp bị viêm tụy, thường xuất hiện trong 6 tháng đầu 
điều trị và nếu xuất hiện thường gây tử vong. Do đó, cần đánh giá chức năng tuyến tụy, nồng 
Hóa dược trị liệu Page 71 
độ men amylase huyết thanh. Những tác dụng phụ nặng khác do điều trị bao gồm: bệnh lý não 
do tăng amoniac máu, giảm tiểu cầu. Giảm tiểu cầu và rối loạn chức năng tiểu cầu thường xuất 
hiện nhất khi dùng liều cao valproate, gây tăng thời gian chảy máu. 
Thường không nên dùng valproate ở thai phụ vì có liên quan đến tình trạng khuyết ống 
thần kinh (VD: chứng chẻ đôi đốt sống), tỷ lệ khoảng 1 – 4% khi dùng ở tam cá nguyệt thứ 1. 
Có thể giảm nguy cơ chứng ống sống chẻ đôi bằng bổ sung acid folic mỗi ngày (1 – 4mg/ngày). 
Trẻ bú mẹ mà người mẹ có dùng valproate thì có khả năng có valproate trong huyết thanh với 
nồng độ khoảng 1 – 10% nồng độ valproate huyết thanh của mẹ, nhưng không gây nguy cơ 
nào cho trẻ. Do đó, không chống chỉ định dùng valproate ở phụ nữ cho con bú. 
Không nên chỉ định valproate ở những bệnh nhân mắc bệnh lý gan. 
Valproate thường gây khó khăn ở trẻ vị thành niên và phụ nữ trẻ. Có thể có tình trạng 
buồng trứng đa nang ở phụ nữ khi dùng valproate. Ngay khi không đáp ứng tiêu chuẩn bệnh lý 
này thì những phụ nữ đó vẫn có bất thường kinh nguyệt, rụng tóc, chứng rậm lông. Có những 
tác dụng phụ về chuyển hóa như: đề kháng insulin, tăng insulin huyết. 
Những tác dụng phụ nặng của valproate 
Ngộ độc gan Hiếm, tác dụng phụ đặc trưng của valproate. 
Nguy cơ 1/118000(người trưởng thành). 
Nguy cơ cao: đa trị liệu, nhỏ hơn 2 tuổi, chậm phát triển tâm thần, tỷ lệ 
1/800 
Viêm tụy Hiếm, tác dụng phụ đặc trưng của valproate. 
Tần suất: 2/2416 (~0.0008%)(thử nghiệm lâm sàng). Không thấy trên lâm 
sàng. 
Tái phát nếu dùng trở lại. Có thể có bất thường amylase. 
Tăng amoniac huyết Hiếm. Thường gặp khi kết hợp với carbamazepine. 
Có liên quan với tình trạng run. Đáp ứng với dùng L-carnitine. 
Rối loạn ure máu chu 
kỳ 
Phải ngưng dùng valproate và protein. 
Chống chỉ định dùng valproate trong rối loạn ure huyết chu kỳ. 
Gây quái thai Nứt ống sống: 1 – 4% 
Tư vấn và dùng acid folic phối hợp vitamine B 
An thần ở người già Dùng liều thấp hơn bình thường. 
Theo dõi thường xuyên dinh dưỡng và tiêu thụ nước 
Giảm tiểu cầu Giảm liều nếu có triệu chứng (có vết bầm, chảy máu nướu răng). 
Thường xuất hiện nếu nồng độ valproate trên 110µg/mL ở nữ và 135 
µg/mL ở nam 
Bảng tác dụng phụ của valproate 
1 Thường gặp: kích thích dạ dày ruột, buồn nôn, an thần, run, tăng cân, rụng tóc. 
2 Không thường gặp: nôn, tiêu chảy, thất điều, loạn vận ngôn, tăng men gan. 
3 Hiếm: ngộ độc gan, giảm tiểu cầu hồi phục, rối loạn chức năng tiểu cầu, rối loạn đông máu, 
phù, viêm tụy xuất huyết, giảm bạch cầu hạt, bệnh lý não và hôn mê, yếu cơ hô hấp và suy 
hô hấp. 
Hóa dược trị liệu Page 72 
Tăng cân là tác dụng phụ thường gặp của valproate, nhất là khi dùng lâu dài, nhưng có 
thể cải thiện nếu có chế độ ăn giảm calori nghiêm ngặt. Rụng tóc gặp ở 5 – 10%, một số hiếm 
có thể rụng sạch tóc. Nếu rụng tóc, một số nhà lâm sàng khuyên nên bổ sung vitamine chứa 
kẽm và selenium. Có khoảng 5 – 10% bệnh nhân tăng men gan đáng kể, có thể tăng gấp 3 lần 
bình thường, và thường trở về bình thường nếu ngưng thuốc. Với valproate liều cao (trên 
1000mg/ngày), có thể gây hạ natri huyết từ nhẹ đến trung bình, thường do tăng tiết hormon 
ADH, sẽ hồi phục nếu giảm liều. Quá liều valproate có thể gây hôn mê và tử vong. 
6.3.3. Tương tác thuốc: 
Valproate thường được dùng kèm với những thuốc hướng thần khác. Một tương tác 
thuốc chắc chắn là với lithium nếu cả hai thuốc đều dùng với liều điều trị, thường là gây run do 
tác động đối vận thụ thể β. Kết hợp valproate và DRA có thể làm tăng tính buồn ngủ, và cũng 
có thể gặp tác dụng phụ này khi dùng chung với các chất ức chế thần kinh trung ương (như 
rượu ), và làm tăng độ nặng của tác dụng phụ ngoại tháp (nhưng đáp ứng với thuốc chống 
parkinson). Valproate có thể kết hợp một cách an toàn với carbamazepine, hoặc thuốc SDA. 
Có lẽ tương tác thuốc gây phiền toái nhất là với thuốc liên quan với lamotrigine. Từ khi 
đã chứng minh được khả năng điều trị của lamotrigine trong rối loạn lưỡng cực, điều trị kết hợp 
của 2 loại thuốc này thường gặp hơn trước. Khi valproate có nồng độ cao gấp 2 lần lamotrigine 
thì sẽ có nguy cơ xuất hiện hồng ban nặng nề. 
Nồng độ huyết thanh của carbamazepine, diazepam, amitriptyline, nortriptyline, 
phenobarbital có thể tăng khi dùng cùng với valproate và ngược lại với phenytoin, desipramine. 
Nồng độ valproate có thề giảm khi dùng kèm với carbamazepine và tăng khi dùng kèm với 
guanfacine, amitriptyline, fluoxetine. Valproate có thể bị carbamazepine, diazepam, aspirin cạnh 
tranh trong gắn kết với proteine huyết tương. Những bệnh nhân dùng chống đông (aspirin, 
warfarin) nên được theo dõi khi dùng kèm với valproate, để đánh giá nguy cơ không mong 
muốn là tăng khả năng kháng đông. 
Bảng tương tác thuốc của valproate 
Lithium Tăng run 
Chống loạn thần Tăng buồn ngủ, tác dụng phụ ngoại tháp, sảng, sửng sờ. 
Clozapine Tăng buồn ngủ, hội chứng lú lẫn 
Carbamazepine Loạn thần cấp, thất điều, buồn nôn, ngủ lịm; có thể làm giảm nồng độ 
valproate huyết tương 
Chống trầm cảm Amitriptyline và fluoxetine có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của valproate. 
Diazepam Valproate làm tăng nồng độ huyết thanh của diazepam 
Clonazepam Cơn vắng ý thức (hiếm, chỉ xuất hiện ở bệnh nhân có động kinh) 
Phenytoin Valproate làm giảm nồng độ huyết thanh của phenytoin 
Phenobarbital Valproate làm tăng nồng độ của phenobarbital, tăng buồn ngủ 
Thuốc gây ức chế hệ TKTW Tăng buồn ngủ 
Kháng đông Làm tăng khả năng kháng đông 
Hóa dược trị liệu Page 73 
6.3.4. Liều lượng và hướng dẫn lâm sàng: khi bắt đầu dùng valproate, nên đánh giá 
chức năng gan cơ bản, đếm công thức máu, test thai kì, test đông máu, nồng độ 
amylase huyết thanh. Trong quá trình điều trị, nên đánh giá định kì công thức 
máu, men gan mỗi tháng trong giai đoạn trị liệu đầu tiên và mỗi 6 – 24 tháng sau 
đó. Men gan tăng (có thể đến gấp 3 lần bình thường) cũng thường gặp và không 
cần thay đổi liều. 
Với cơn hưng cảm, liều khởi đầu khoảng 20 – 30mg/kg/ngày (đường uống) để nhanh 
chóng kiểm soát triệu chứng. Liều này thường được dung nạp tốt nhưng cũng có thể gây an 
thần, run ở người già. Hành vi kích động có thể ổn định nhanh chóng bằng liều valproate tiêm 
tĩnh mạch. Nếu không có cơn hưng cảm, tốt nhất nên bắt đầu liều thấp và tăng dần nhằm giảm 
thiểu tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, buồn ngủ. Liều đầu tiên nên khoảng 250mg lúc ăn. Có 
thể tăng liều đến 250mg x 3 lần/ngày sau mỗi 3 – 6 ngày. Nên theo dõi nồng độ huyết thanh 
sau khi bắt đầu liều đầu tiên. Nồng độ huyết thanh để điều trị động kinh là 50 - 150µg/mL, 
nhưng có thể tăng đến 200 µg/mL cũng vẫn được dung nạp tốt. Với rối loạn tâm thần, cũng có 
thể dùng tương đương, thường là khoảng 50 - 125 µg/mL. Hầu hết bệnh nhân đạt được nồng 
độ trị liệu với liều 1200 – 1500mg/ngày (chia làm 2 lần). Khi bệnh nhân đã đáp ứng tốt, chỉ cần 
dùng liều duy nhất trong ngày trước khi ngủ. 
6.4. Carbamazepine và oxcarbamazepine: 
Ban đầu, được dùng điều trị động kinh cục bộ và động kinh toàn thể hóa, đau thần kinh 
sinh ba. Ngoài Mỹ, các nước khác đã dùng như một thuốc chọn lựa hàng đầu để điều trị cấp 
tính và duy trì trong rối loạn lưỡng cực I. Mãi đến năm 2004, FDA chấp nhận carbamazepine 
dạng phóng thích chậm có hiệu quả điều trị rối loạn lưỡng cực. 
Cả carbamazepine và oxcarbamazepine có cấu trúc tương tự nhau và giống với thuốc 
chống trầm cảm ba vòng. Oxcarbamazepine khác carbamazepine ở vị trí nhóm carbohydrate 
(CH) được thay bằng nhóm carboxy (CO). Điều này làm thay đổi chuyển hóa thuốc trở nên an 
toàn hơn, dung nạp tốt hơn. Hiệu quả trị liệu thông qua việc phong tỏa thụ kênh natri, tác động 
lên thụ thể ty thể và thụ thể adenoxine A1. Riêng oxcarbamazepine tác động ban đầu lên ngay 
kênh Na. Tuy nhiên, trong bài này chỉ đề cập đến carbamazepine. 
Carbamazepine được hấp thu chậm và khó đoán. Thức ăn làm tăng hấp thu. Nồng độ 
đỉnh huyết tương có thể đạt được sau 2 – 8 giờ và liều sẳn sàng trị liệu đạt được sau 2 – 4 
ngày. Có khả năng gắn kết protein đến khoảng 70 – 80%. Thời gian bán hủy thay đổi từ 18 – 54 
giờ, trung bình là 26 giờ. Nếu chỉ định điều trị kéo dài, thời gian bán hủy trung bình lại là 12 giờ, 
do carbamazepine cảm ứng men gan CYP450, nhất là tính tự cảm ứng của quá trình chuyển 
hóa carbamazepine. Tính cảm ứng men gan đạt tối đa sau 3 – 5 tuần điều trị. 
Được chuyển hóa ở gan và chất chuyển hóa 10, 11-epoxide có tác động chống động 
kinh. Tác động điều hòa khí sắc của thuốc vẫn chưa được hiểu rõ. Dùng lâu dài carbamazepine 
có liên quan đến tình trạng tăng phân tử epoxide. Tác động chống động kinh của 
carbamazepine được cho là do làm trung gian bằng cách gắn kết với kênh Na phụ thuộc điện 
thế trong tình trạng bất hoạt và kéo dài trạng thái không hoạt động này. Thứ đến là làm giảm 
Hóa dược trị liệu Page 74 
hoạt động kênh Ca phụ thuộc điện thế và vì vậy làm giảm dẫn truyển qua qua synap. Tác động 
tiếp nữa là làm giảm vận chuyển qua kênh thụ thể N-methyl-D-aspartate (NMDA), đồng vận 
cạnh tranh với thụ thể adenosine A1 và tác động đến chất dẫn truyền thần kinh catecholamine 
hệ thần kinh trung ương. Trong khi đó, bất cứ cơ chế nào liên quan đến tác động điều hòa khí 
sắc vẫn chưa được rõ. 
6.4.1. Chỉ định trị liệu: 
Rối loạn lưỡng cực – giai đoạn hưng cảm: tác động chống hưng cảm cấp của 
carbamazepine xuất hiện trong vài ngày đầu điều trị. Khoảng 50 – 70% đáp ứng với thuốc trong 
vòng 2 – 3 tuần đầu điều trị. Các nghiên cứu đề nghị thuốc có hiệu quả với những bệnh nhân 
không đáp ứng với lithium, như hưng cảm loạn khí sắc, chu kỳ nhanh, tiền sử gia đình bất lợi 
về rối loạn khí sắc. Tác động này có thể tăng khi kết hợp với lithium, valproate, hormon giáp, 
các thuốc DRA, SDA. Một số bệnh nhân chỉ đáp ứng với carbamazepine nhưng không đáp ứng 
với lithium, valproate hoặc thuốc khác. 
Rối loạn lưỡng cực – điều trị phòng ngừa: thuốc hiệu lực điều trị phòng ngừa tái 
phát, nhất là bệnh nhân rối loạn lưỡng cực II, rối loạn cảm xúc phân liệt, hưng cảm loạn khí 
sắc. 
Trầm cảm cấp: nhóm bệnh nhân trầm cảm kháng trị đáp ứng tốt với carbamazepine. 
Những bệnh nhân trầm cảm cấp nặng hoặc ít mãn tính dường như đáp ứng tốt với 
carbamazepine. Mặc dù vậy, carbamazepine vẫn là thuốc để thay thế (chứ không phải là thuốc 
chọn lựa hàng đầu) với bệnh nhân trầm cảm, giống như ECT. 
Các chỉ định khác: thuốc giúp kiểm soát triệu chứng trong cai rượu. Mặc dù không có 
tính gây nghiện như benzodiazepine (BZD), nhưng không có các đặc tính ưu thế như BZD 
trong cai rượu và có nguy cơ có tác dụng phụ nên carbamazepine chỉ được dùng hạn chế với 
bệnh lý này. 
Carbamazepine còn được đề nghị dùng điều trị trạng thái bùng nổ tái diễn của PTSD. 
Có những nghiên cứu không chứng đề nghị rằng carbamazepine có hiệu quả kiểm soát hành vi 
xung động, gây hấn dù không có triệu chứng loạn thần, kể cả trẻ em và người già. 
Carbamazepine còn có hiệu quả điều trị hành vi kích động, gây hấn không cấp tính trong tâm 
thần phân liệt, rối loạn cảm xúc phân liệt. Những bệnh nhân có triệu chứng dương tính nổi bật 
có thể cũng đáp ứng, nếu có cơn bùng nổ gây hấn, xung động. 
6.4.2. Thận trọng và tác dụng phụ: thuốc được dung nạp tương đối tốt. Tác dụng phụ 
nhẹ về dạ dày ruột (buồn nôn, nôn, đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy, chán ăn), 
TKTW (thất điều, choáng váng) thường gặp nhất. Mức độ nặng của các tác dụng 
phụ này sẽ giảm nếu giảm liều dần và dùng ở liều đạt nồng độ huyết tương tối 
thiểu. Ngược với lithium, valproate và những thuốc khác có tác dụng kiểm soát 
rối loạn lưỡng cực, carbamazepine không gây tăng cân. 
Hóa dược trị liệu Page 75 
Hầu hết các tác dụng phụ của carbamazepine có liên quan với nồng độ huyết tương cao 
hơn 90µg/mL. Tác dụng phụ hiếm gặp nhất, nhưng nặng nề nhất là rối loạn về máu, viêm gan, 
và phản ứng da trầm trọng. 
Các tác dụng phụ của carbamazepine 
Tác dụng liên quan với liều Tác dụng phụ đặc ứng 
Nhìn đôi, nhìn mờ. Giảm bạch cầu hạt 
Chóng mặt Hội chứng Steven Johnson 
Rối loạn dạ dày ruột Thiếu máu bất sản 
Giảm khả năng thực hành. Suy gan 
Tác dụng phụ huyết học Sẩn ngứa 
 Viêm tụy 
Loạn tạo máu: tác động huyết học của thuốc không liên quan với liều. Loạn tạo máu 
nặng (thiếu máu bất sản) gặp khoảng 1/125.000 người điều trị bằng carbamazepine. Không có 
mối liên quan giữa chứng giảm bạch cầu (khoảng 1 – 2%) và thiếu máu bất sản đe dọa tính 
mạng. Nếu có các triệu chứng sau thì phải báo động tình trạng loạn sản nặng: sốt, đau họng, 
nổi mẩn, đốm xuất huyết, vết bầm, tình trạng dễ chảy máu. Theo dõi tác dụng phụ huyết học 
nên theo định kỳ: 3, 6, 9 và 12 tháng. Nếu không có biểu hiện tình trạng ức chế tủy xương, nên 
tăng khoảng cách những lần theo dõi. 
Viêm gan: trong những tuần đầu điều trị, carbamazepine có thể gây viêm gan với tăng 
men gan, nhất là men transaminase, viêm túi mật với tăng bilirubin và phosphatase alkaline. 
Tăng nhẹ men transaminase có thể gặp, nhưng nếu tăng hơn gấp 3 lần so với bình thường thì 
phải ngưng thuốc ngay. Viêm gan có thể tái xuất hiện nếu dùng lại và có thể gây tử vong. 
Tác dụng phụ da: khoảng 10 – 15% có tình trạng hồng ban sẩn lành tính trong 3 tuần 
đầu, ngưng thuốc thì hết tình trạng này. Một số bệnh nhân có hội chứng da có thể gây nguy 
hiểm tính mạng, bao gồm: viêm da tróc vẩy, hồng ban đa dạng, hội chứng Steven Johnson, 
hoại tử biểu mô do ngộ độc (epidermal necrolysis). Khả năng phải cấp cứu do những vấn đề về 
da nặng làm các nhà lâm sàng thường ngưng carbamazepine chỉ khi mới có nổi bất kỳ loại sẩn 
nào. Nguy cơ nổi sẩn của valproate và carbamazepine tương đương nhau trong 2 tháng đầu, 
nhưng về sau, carbamazepine có nguy cơ cao hơn. Nổi sẩn dường như chỉ là sẩn lành tính, 
cho thấy thuốc có hiệu quả, và có thể dùng tiếp tục. Có thể phòng ngừa bằng prednisolone 
40mg/ngày. 
Tác dụng ở thận: carbamazepine thường gây đái tháo nhạt không do lithium. Hoạt tính 
này do tác động trực tiếp hay gián tiếp lên thụ thể vassopressin. Có thể dẫn đến hạ Na huyết và 
ngộ độc nước, nhất là ở người già khi dùng liều cao. 
Tác dụng phụ khác: carbamazepine gây giảm dẫn truyền ở tim (mặc dù ít hơn so với 
TCA), do đó, có thể làm nặng bệnh tim có sẳn. Nên dùng carbamazepine một cách thận trọng ở 
bệnh nhân bị glaucome, phì đại tiền liệt tuyến, tiểu đường và lạm dụng rượu. Carbamazepine 
thường hoạt hóa chức năng thụ thể vasopressin, gây ra hội chứng tiết ADH không thích hợp, 
Hóa dược trị liệu Page 76 
đặc trưng bằng hạ Na huyết, và hiếm hơn là ngộ độc nước. Điều này đối nghịch với tác dụng ở 
thận của lithium. Tuy nhiên, thêm carbamazepine dùng kèm với lithium không làm đảo nghịch 
tác động của lithium. Tình trạng lú lẫn, yếu ớt nhiều, đau đầu khi dùng carbamazepine là triệu 
chứng báo động cần phải xét nghiệm điện giải. 
Carbamazepine hiếm khi gây ra tình trạng tăng nhạy cảm đáp ứng miễn dịch, với biểu 
hiện: sốt, nổi mẩn, tăng bạch cầu ái toan, và có thể viêm cơ tim nguy kịch. 
Tình trạng bất thường đầu mặt nhỏ, giảm sản sinh móng và chứng đốt sống chẻ đôi có 
thể do thai phụ dùng carbamazepine trong thai kỳ. Do đó, không nên dùng carbamazepine 
trong thai kỳ ngoại trừ thật sự cần thiết. Carbamazepine còn được tiết qua sữa mẹ. 
6.4.3. Tương tác thuốc: carbamazepine làm giảm nồng độ của khá nhiều thuốc khác 
do cảm ứng men CYP 3A4 của gan. Carbamazepine làm giảm nồng độ trong 
máu của thuốc ngừa thai đường uống. Thuốc cũng không nên kết hợp với MAOI, 
nên phải ngưng MAOI 2 tuần trước khi bắt đầu dùng carbamazepine. 
Nước ép nho ức chế chuyển hóa của carbamazepine ở gan. Khi valproate, 
carbamazepine dùng chung, nên giảm liều carbamazepine vì valproate sẽ bị carbamazepine 
thay thế trong kết nối với protein, và do đó, cần tăng liều valproate. 
Bảng tương tác thuốc của carbamazepine 
Carbamazepine làm ảnh hưởng đến nồng độ 
huyết tương thuốc khác 
Thuốc khác ảnh hưởng đến nồng độ huyết 
tương của carbamazepine 
Carbamazepine làm giảm nồng độ các thuốc: 
Acetaminophen 
Alprazolam 
Amitriptyline 
Bupropion 
Clomipramine 
Clonazepam 
Clozapine 
Cylosporine 
Desipramine 
Dicumarol 
Doxycycline 
Doxepin 
Doxycycline 
Ethosuximide 
Felbamate 
Fentanyl 
Fluphenazine 
Haloperidol 
Hormon tránh thai 
Imipramine 
Phenytoin 
Theophylline 
Valproate 
Thuốc làm tăng nồng độ carbamazepine: 
Allopurinol 
Cimetidine 
Clorithromycine 
Danazol 
Diltiazem 
Erythromycine 
Fluoxetine. 
Fluvoxamine 
Gemfibrozil 
Itraconazol 
Ketoconazol 
Isoniazid 
Lamotrigine 
Loratadine 
Macrolidesnefazodone 
Nicotinamide 
Propoxyphen 
Valproate 
Verapamil 
Hóa dược trị liệu Page 77 
Warfarin 
Carbamazepine làm tăng nồng độ: 
Clomipramine 
Phenytoin 
Primidone 
Thuốc làm giảm nồng độ carbamazepine: 
Carbamazepine (tự cảm ứng) 
Cisplatin 
Felbamate 
Phenobarbital 
Rifampin 
Theophyllin 
Valproate 
6.4.4. Liều lượng: liều mục tiêu của carbamazepine cho tác động chống hưng cảm là 
1200mg/ngày. Dạng carbamazepine phóng thích nhanh cần dùng đến 3 – 4 
lần/ngày, điều này dễ gây biến chứng. Do đó dạng phóng thích chậm được ưa 
dùng hơn, vì chỉ cần dùng 1 – 2 lần/ngày. 
Nồng độ huyết thanh có hiệu quả chống hưng cảm vẫn chưa xác định được, nhưng để 
chống động kinh, cần nồng độ huyết tương là 4 - 12µg/mL. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_hoa_duoc_tri_lieu_tran_trung_nghia.pdf
Ebook liên quan