Giáo trình Excel nâng cao

Tóm tắt Giáo trình Excel nâng cao: ...c thay đổi độ rộng cột, độ cao hàng * Thực hiện một số thao tác định dạng: - Nhập vào ô A1 nội dung: Công ty thương mại dịch vụ - Đưa dòng Công ty thương mại dịch vụ vào nằm giữa khối A1: F1 - Điền một dãy số có thứ tự tăng dần từ 1 đến 10 - Nhập vào ô C4 con số: 200000, sau đó định dạng con số...GrandTotal). Thao tác như sau: - Sắp xếp CSDL theo cột làm khoá (muốn nhóm theo cột nào thì cột đó gọi là cột làm khoá) - Đặt con trỏ ô vào vùng CSDL, chọn lệnh Data - Subtotals, xuất hiện hộp thoại: + At each change in: Chọn trường làm khoá để sắp xếp + Use Function: Chọn hàm sử dụng để thống k...hộp thoại Consolidate Thao tác 3: Đặt con trỏ vào hộp Reference. Sau đó xác định vùng nguồn chứa dữ liệu cần tích hợp, sau đó bấm add Thao tác 4: Lặp lại thao tác 3 để đưa tất cả các vùng nguồn vào danh sách All Reference. Thao tác 5: Chọn hàm sử dụng trong quá trình tích hợp trong quá trình ...

doc64 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Excel nâng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ksheet trong một hệ thống thông tin.
Dữ liệu trong Excel có thể có kiểu cấu trúc giống hay khác nhau. Nếu giống nhau, Excel sẽ tích hợp dữ liệu bằng cách làm iệc với các ô từ vị trí tương ứng trên mỗi Worksheet hỗ trợ. Còn nếu cấu trúc khác nhau, ta có thể yêu cầu Excel kiểm tra các dòng và cột trong các Worksheet hỗ trợ để tìm kiếm dữ liệu nhằm tìm thấy.
Khi ta tích hợp, Excel sẽ lấy dữ liệu từ các vùng nguồn trên các Worksheet và Workbook khác nhau, tính toán dữ liệu rồi đưa dữ liệu vào vùng đích trong Worksheet tích hợp
Yêu cầu: - Hãy tính điểm trung bình và xếp loại, xếp hạng cho các học sinh.
	 - Hãy liên kết 2 bảng trên thành 1 bảng đặt sang 1 sheet mới để tính tổng kết năm học.
Hướng dẫn: 
B1: Tính điểm trung bình, xếp loại và xếp hạng cho các học sinh ở 2 bảng trên
B2: Liên kết
	Thao tác 1:Chọn mục đích để đưa ra kết quả
	Thao tác 2: Data / Consolidate... xuất hiện hộp thoại Consolidate 
	Thao tác 3: Đặt con trỏ vào hộp Reference. Sau đó xác định vùng nguồn chứa dữ liệu cần tích hợp, sau đó bấm add
	Thao tác 4: Lặp lại thao tác 3 để đưa tất cả các vùng nguồn vào danh sách All Reference.
	Thao tác 5: Chọn hàm sử dụng trong quá trình tích hợp trong quá trình tích hợp Funtion
	Thao tác 6: (Có thể có hoặc không )
	- Đánh dấu tùy chọn Top Row để copy nhãn dòng vào quá trình tích hợp 
	- Đánh dấu tùy chọn Left Column để copy cột bên trái của vùng nguồn vào quá trình tích hợp.
	- Chọn Create Link to Source Data nếu muốn vùng đích được liên kết với vùng nguồn 
	- Thao tác 7: Bấm chọn nút lệnh /OK
* ĐIỀU CHỈNH CÁC LIÊN KẾT 
Mục đích: Thêm xóa các vùng nguồn mới cho danh sách 
	- B1: Data /Consolidata ...
	- B2: Chọn vùng nguồn muốn điều chỉnh trong hộp danh sách All Reference.
 - B3: Xóa vùng nguồn : Bấm nút lệnh Delete 
	- Thêm vùng nguồn:Xác định vùng nguồn chứa dữ liệu mới cần tích hợp - bấm nút lệnh Add.
Hãy Xét ví dụ sau:
Hãy tạo bảng tính theo 1 sheet bất kỳ: 
Hãy thay đổi tên sheet chứa bảng điểm học kỳ 1 là liên kết 1.
Hãy tạo 1 bảng sau sang 1 sheet mới 
Hãy đặt chứa bảng điểm học kỳ 2 là liên kết 2
Hãy tính Điểm trung bình, xếp loại, xếp hạng cho các học sinh trong 2 học kỳ 1 và 2
Hãy liên kết 2 bảng trên thành 1 bảng đặt sang 1 sheet mới để tính tổng kết năm học 
Ta làm như sau:
Bước 1: Tính điểm trung bình và xếp loại,xếp hạng cho các học sinh
Đầu tiên tính điểm trung bình:
Đánh công thức: =AVERAGE(D3:F3) ( vào ĐTB )
Sau đó tính xếp loại và xếp hạng 
Đánh công thức vào ô xếp loại: =IF(G3>=9,"Xuấtsắc",IF(G3>=8,"Giỏi",IF(G3>=7,"Khá",IF(G3>=6,"TBKhá",IF(G3>=5,"TB","Yếu")))))
Xếp hạng:
 Đánh công thức: =RANK(G3,$G$3:$G$6,0)
Bước 2: Liên kết
- Thao tác 1: Chọn vùng đích muốn ra kết quả 
- Thao tác 2: Data / Consolidate...
 xuất hiện hộp thoại Consolidate 
- Thao tác 3: Đặt con trỏ vào hộp Reference. Sau đó xác định vùng nguồn chứa dữ liệu cần tích hợp, sau đó bấm add
	Thao tác 4: Lặp lại thao tác 3 để đưa tất cả các vùng nguồn vào danh sách All Reference.
	Thao tác 5: Chọn hàm sử dụng trong quá trình tích hợp trong quá trình tích hợp Funtion
	Thao tác 6: (Có thể có hoặc không )
	- Đánh dấu tùy chọn Top Row để copy nhãn dòng vào quá trình tích hợp 
	- Đánh dấu tùy chọn Left Column để copy cột bên trái của vùng nguồn vào quá trình tích hợp.
	- Chọn Create Link to Source Data nếu muốn vùng đích được liên kết với vùng nguồn 
	- Thao tác 7: Bấm chọn nút lệnh /OK
BÀI 6
TRÌNH BÀY IN ẤN, LƯU TRỮ, BẢO MẬT, PHÂN PHỐI BẢNG SỐ LIỆU, FILE
I. Xem trước khi in 
Để xem tổng thể trước khi in thì dùng lệnh File / Print Preview ( hoặc kích chuột vào nút Print Preview trên thanh công cụ Standard )
1. Định dạng trang in
Trong thao tác định dạng trang 
in gồm có: Định dạng khổ giấy,
 định dạng lề, định dạng tiều đề 
đầu trang và chân trang, chọn vùng in...
Mở trình đơn File / Page setup xuất hiện hộp thoại: 
- Ngăn Page: Chọn hướng in và khổ giấy
+ Tại mục Orientation: thay đổi kiểu in Portrait: Định dạng kiểu in đứng Landscape: Định dạng kiểu in ngang
+ Tại mục Paper size: Chọn khổ giấy in
- Ngăn Margin (hình trên) dùng để định dạng lề trang:
+ Top: Lề trên	
+ Left: Lề trái
+ Bottom: Lề dưới	
+ Right: Lề phải
+ Header: Tiêu đề trên	
+ Footer: Tiêu đề dưới
+ Center on page: Định nội dung in 
nằm giữa trang theo chiều ngang 
( Horizontally ) hay theo chiều dọc
 ( Vertically )
- Ngăn Header / Footer (hình trên) dùng 
để tạo tiêu đề đầu và chân trang: Các nút
Custom Header và Custom Footer lần lượt dùng để tạo tiêu đề đầu và chân trang.
Nếu chọn nút Custom Header thì xuất hiện hộp thoại để tạo tiêu đề đầu như sau:
- chọn ngăn sheet: để chọn vùng in 
+ Print Area: Địa chỉ vùng cần in trong bảng tính
+ Row to Repeat at top: Dòng cần lặp lại ở đầu mỗi trang
+ Column to repeat at left: Cột cần lặp lại bên trái ở mỗi trang in
+ Gridlines: In nội dung bảng tính có đường lưới
+ Row and column header: In cả tiêu đề cột và số thứ tự dòng
+ Black and white: Chỉ in trắng đen
+ Draft quality: Chế độ in lợt
+ Comments: In chú thích (None: Không in; At end of sheet: In chú thích ở cuối trang; As displayed on sheet: In như đang hiển thị trên sheet)
+ Cell errors as: Chỉ định in các ô bị lỗi (Displayed: In như hiển thị lỗi; Blank:
	Để trống; Thay các ô lỗi bằng dấu gạch; #N/A: Các ô bị lỗi thì in chữ #N/A)
+ Page order: Chỉ định thứ tự in các trang
Down, then over: Từ trên xuống và từ trái qua phải
Over, then down: Từ trái qua phải và từ trên xuống
2. THỰC HIỆN IN BẢNG TÍNH:
Chọn lệnh File / Print, xuất hiện hộp thoại Print:
+ Name: Chọn tên máy in
+ Print range: Tại đây chọn mục All để in hết tất cả các trang hoặc chọn Page (s) để in từ trang (From)...đến trang (To)...
+ Trong Print what: In các ô và đối tượng đang chọn (Selection), in sheet hiện hành (Active Sheet(s)), In tất cả các sheet (Entire workbook), chỉ in danh sách được chọn trên sheet (List)
+ Number of copies: Số bản in của mỗi trang
II. Lưu trữ bảng tính
- Chọn lệnh File / Save hoặc
 nhấn Ctrl + S hoặc kích chuột
vào nút Save trên thanh công cụ.
- Xuất hiện hộp thoại:	
+ Mục File name: Gõ tên tập tin
+ Mục Save in: Chọn đĩa và Folder chứa tập tin Xong ấn nút Save
III. Bảo mật 
	Nói đến Microsoft Exel thì hẳn bạn phải nghĩ ngay đến những con số và những phép tính, có thể đơn giản hoặc phức tạp. Những giá trị trong các bảng tính đó đôi khi lại rất quan trọng, chỉ cần sai một con số có thể ảnh hưởng đến nhiều việc. 
	Nếu bạn phải thường xuyên làm việc với những bảng tính của Excel thì vấn đề đặt ra là làm sao để bảo vệ những giá trị có trong đó để tránh bị sai sót hoặc mất mát ngoài ‎ý muốn. Và để đáp ứng yêu cầu đó, Microsoft Excel cũng đã đưa ra tiện ích giúp để đặt mật mã cho file Excel.
 	Trong Microsoft Excel, bạn có thể bảo vệ từng hàng, từng cột, hoặc một nhóm các hàng các cột trong từng worksheet hoặc toàn bộ file bằng cách đặt password lên từng mục bạn chọn, mà những ai không được phép không thể can thiệp vào file Excel đã được bảo vệ để chỉnh sửa. Bạn có thể đặt 2 dạng password:
	- Password để mở file: Nếu bạn đặt password theo dạng này, bạn phải điền đúng password để mở file, nếu không bạn sẽ không thể mở file đó.
	- Password để chỉnh sửa file: Nếu bạn đặt password theo dạng này, bạn phải điền đúng pasword mới có thể chỉnh sửa lại nội dung file, nhưng vẫn xem nội dung của file đó. 
Để đặt password cho tài liệu Ecxel, thực hiện theo các bước sau:
- Click Tools / Options từ menu sổ xuống. 
Một cửa sổ mới xuất hiện, tại đây bạn chọn thẻ Security. Tại thẻ này, bên dưới mục ‘File encryption settings for this workbook’ bạn sẽ điền password đầu tiên vào ô ‘Password to open’. Password này có tác dụng để bảo vệ file của bạn chỉ được mở khi điền đúng password. Nếu bạn muốn sử dụng password để khóa chức năng chỉnh sửa file những vẫn có thể cho người khác xem nội dung file đó, bạn điền password vào hộp thoại ‘Password to modify’ ở bên dưới mục ‘Fire sharing settings to this workbook’.
 	- Sau khi điền Password tại đây và nhấn Ok,
 một hộp thoại mới xuất hiện yêu cầu bạn xác 
nhận Password vừa điền, bạn chỉ cần điền lần lượt 2 Password vừa điền trước đó rồi nhấn Ok.
 Lưu ‎ý: Độ dài tối đa cho mỗi password là 15 ký tự. 
BÀI 7
MACRO VÀ VBA TRONG EXCEL
Macros:
Giới thiệu Macros:
Macro là một chương trình bao gồm các lệnh và hàm được thi hành các thao tác mỗi khi cần. Macro có thể tự động thực hiện thao tác và làm giảm các bước để hoàn thành các công việc thường xuyên.
Tạo Macro:
Từ Menu tools, chọn Macro, kích vào Record New Macro.
Hộp thoại Record Macro hiển thị, nhập vào tên mục Macro name, tên của Macro phải bắt đầu bằng một ký tự chữ (a÷z) trong tên không chứa dấu cách và các ký tự đặc biệt như dấu chấm câu, dấu than,, tên của không được phép trùng lặp.
Trong mục Description mặc định là Macro recoded 01/01/2004 by User tức là gồm có ngày tháng tên người sử dụng, nếu muốn ta có thể thay đổi.
Để bắt đầu ghi ta nhấn OK.
Thực hiện các hành động để Macro ghi lại, các hành động này có thể là sự phối hợp nhiều lệnh trong Excel.
Để dừng ghi từ menu tools chọn Macro và kích stop Recording.
Gán một phím tắt cho macro:
Chọn menu tools, chọn Macro và kích Macros.
Hộp thoại macros xuất hiện, chọn tên macro nếu đã lưu trước đó để gán một phím tắt.
Kích vào nút Options, để hiển thị hộp thoại Macro Options.
 Shortcut Key: là phím nóng dùng để gán cho macro, bằng cách này người dùng có thể nhanh chóng gọi chạy được macro mà không phải mất nhiều thao tác để gán phím nóng cho macro các phím nóng đều bắt đầu bằng chữ Crtl cộng với một kí tự khác, (vĩ dụ: nhập một kí tự vào sau hộp Ctrl + L để thực hiện macro thì ta chỉ việc nhập chữ Lvào ô trống bên cạnh phím tắt này sẽ được sử dụng để gọi Macro.
Kích Ok để trở về hộp thoại macro.
Kích vào cancel để bỏ qua hộp thoại.
Chạy Macro sử dụng công cụ lệnh:
Từ Menu tools, chọn Macro và kích Macros.
Hộp thoại Macro hiển thị, trong mục Macro name, chọn tên Macro mà mình muốn chạy. 
Kích vào nút Run.
chú ý: nếu muốn thay đổi hay xoá macro, chỉ cần kích vào Edit hay Delete.
Chạy Macro bằng phím tắt: 
Ấn tổ hợp phím Crtl + ? (? Kí tự đã gán).
Tạo một nút lệnh và gán Excel Macro:
Nếu thanh công cụ Forms không hiển thị, kích chuột phải trên thanh công cụ từ Menu Pop_up, chọn Forms.
Để tạo một nút lệnh, từ thanh công cụ Forms kích vào biểu tượng button. 
Sau đó dùng chuột kéo tới vị trí mà ta cần khi đó xuất hiện dấu + và kéo đến cỡ tuỳ ý.
Khi nhả chuột, hộp thoại Assign Macro xuất hiện 
kích nút Record, hộp thoại Record Macro xuất hiện.
Từ mục macro name, nhập tên của Macro cần gọi, kích Ok.
Khi đó Macro được lưu lại một cách thông thường, kích vào nút lệnh, chọn Edit text từ menu pop_up.
Để chạy macro, kích vào nút vừa tạo.
Thay đổi tên button:
Kích đúp vào button, khi đó tên button được đánh dấu
Gõ vào một tên mới và kích vào vùng bảng tính. 
Xoá button kích vào nút và ấn phím Delete. 
VBA trong Excel
1. Giới thiệu ngôn ngữ lập trình VBA trong Excel
 Ngôn ngữ lập trình VBA (Visual Basic For Application) là công cụ lập trình trong Excel nhằm hỗ trợ cho người sử dụng giải quyết các bài toán mà bản thân Excel không có công cụ sẵn có. Bản thân VBA trong Excel phương pháp lập trình cũng giống như các phương pháp lập trình khác như Pascal...
2. Cách khai báo biến:
a. Khái niệm biến nhớ: là vùng nhớ (lưu) dữ liệu biến động, biến nhớ được sử dụng trong các ngôn ngữ lập trình, biến nhớ tồn tại ngay sau khi xuất hiện câu lệnh khai báo biến và mất đi khi kết thúc chương trình 
 cách khai báo biến: Dim As 
* Vĩ dụ: Dim a As integer
 Trong chương trình nếu máy tính gặp câu lệnh này nó sẽ cấp phát một vùng nhớ và đặt tên là a, a là biến nhớ chỉ chứa đựng các giá trị là số nguyên.
b. Tên biến: không dài quá 64 ký tự và không có dấu cách, các ký tự toán học (+, -, *, /)
c. Kiểu biến : có rất nhiều kiểu dữ liệu mà biến nhớ sẽ lưu trữ. Sau đây là một số khai báo kiểu biến:
- Kiểu byte: kiểu số nguyên, miền giá trị là 0÷255
- Kiểu Boolean: kiểu logic, biến nhớ được khai báo có kiểu Boolean chỉ nhận một trong hai giá trị True (đúng), False (sai).
- Kiểu Integer: kiểu số nguyên, miền giá trị (-32.768 ÷ 32.767)
- Kiểu long: kiểu số nguyên, miền giá trị (-2.147.438,648 ÷ 2.147.438,647)
- Kiểu currency: kiểu tiền tệ 
- Kiểu single: kiểu số thực độ dài 4 byte
- Kiểu Double: kiểu số thực đọ dài 8 byte 
- Kiểu Decimal: kiểu số thực độ dài 8 byte
- Kiểu String: xâu ký tự, miền giá trị khả năng lưu trữ từ 1-65,400 ký tự
3. các lệnh trong VBA 
3.1 Lệnh gán: ngôn ngữ VBA sử dụng dấu (=) làm lệnh gán, lệnh gán được sử dụng rất nhiều trong lập trình 
* Vĩ dụ: nếu ta khai báo:
 Dim A As Integer 'khai báo biến A có kiểu số nguyên thì khi ta viết 
 A=5 máy tính sẽ hiểu đấy là một lệnh gán, nó gán giá trị 5 cho biến A hoặc A=5+3 máy tính sẽ gán kết quả của phép cộng 5+3 cho biến A.
Biểu thức "A=5" hoặc "A=5+3" được gọi là biểu thức gán.
 Trong biểu thức gán vế phải luôn được gán giá trị cho vế trái, soos liệu nguồn để bên phải biểu thức gán, vế bên trái có thể là biến nhớ hoặc là địa chỉ của ô trong Excel.
3.2 Lệnh rẽ nhánh
a. Lệnh If: cú pháp 
 If Then
[các lệnh được thực hiện nếu điều kiện đúng ]
 Else
[các lệnh được thực hiện nếu điều kiện sai]
 End If
* Vĩ dụ: đoạn chương trình dưới đây cho phép nhập một số bất kỳ từ bàn phím và xác định xem số đó số âm hay số dương.
Dim num As double
Num = InputBox("Nhập vào một số bất kỳ ")
 If num>=0 Then
 MsgBox "số nhập vào là số dương!"
Else
 MsgBox " Bạn đã nhập vào số âm!"
End If
* Chú ý: cấu trúc lệnh If được phép lồng nhau 
b. Lệnh Select Case: được phép rẽ nhiều nhánh 
cấu trúc lệnh :
 Select Case 
Case 
 [ các lệnh, nếu biểu thức kiểm tra thỏa mãn giá trị thứ nhất]
Case 
 [các lệnh, nếu biểu thức kiểm tra thỏa mãn giá trị thứ hai ]
Case 
 [các lệnh, nếu biểu thức kiểm tra giá trị thỏa mãn thứ ba]
...
Case Else
 [ các lệnh, nếu biểu thức kiểm tra không thỏa mãn các giá trị đã liệt kê]
End Select.
* Vĩ dụ: đoạn chương trình đưới đây cho phép nhập một xâu kí tự bất kỳ từ bàn phím và xác định xem sau đó có phải là các xâu "Red", "green", "blue" hay không, nếu đúng đưa ra thông báo tương ứng "màu đỏ", "Màu xanh lá câu", "màu xanh da trời" tương ứng, không đúng đưa ra thông báo "không xác định dược màu!".
 Dim Color As String
Color = inputBox("nhập vào xâu ký tự")
Select Case Color
 Case "Red"
 MsgBox "Màu đỏ"
 Case "Green"
 MsgBox "Màu lá cây"
 Case "Blue"
 MsgBox " Màu xanh da trời"
 Case Else
 MsgBox " không xác định được màu!"
End Select
c. Lệnh lặp
- Lệnh While, cú pháp: 
 while 
 [các lệnh nếu điều kiện đúng]
Wend 
Sơ đồ khối làm việc của lệnh while 
ĐK
Các lệnh
stop
Đk đúng
Đk sai
* Vĩ dụ: sử dụng vòng lặp while tính tổng 20 số tự nhiên đầu tiên.
Dim I, N, S As Integer
N=20
S = 0
I = 1
While i<=N
 S = S + i
Wend 
Msgbox "s = "& s.
- Lệnh Do While: 
 Do While 
 [các lệnh nếu điều kiện đúng]
 [Exit Do]
Loop
Lệnh Do While có bổ sung khả năng dừng vòng lặp ở bất kỳ thời điểm nào mà người lệnh Exit Do.
* Ví dụ: sử dụng vòng lặp Do While tính tổng 20 số tự nhiên trong 100 số tự nhiên đầu tiên.
Dim i, n, s as integer
N =100
S = 0
I = 1
Do while i<= n
 If i<=20 then
 S = S + i
Else
 Exit Do
End if
I =i + 1
Loop
MsgBox " s = " & s
- Lệnh Do Until
Cú pháp:
Do Until 
	[ Các lệnh nếu điều kiện không thỏa mãn]
	[ Exit Do]
Loop
Nếu so sánh Do Until với Do While thì điều kiện để thực hiện vòng lặp Do Until ngược lại so với Do While. Vòng lặp Do Until chỉ dừng khi điều kiện đúng. Nếu sử dụng lại ví dụ trên thì việc tính 20 số tự nhiên trong 100 số tự nhiên đầu tiên có thể được giải quyêt nhờ vòng lặp Do Until như sau:
Dim I, N, S As Integer
N=100
S=0
I=1
Do Until i> n
 If i<=20 then
 S = s + i
Else 
Exit Do
End iF
I = i+1
Loop
 MsgBox " S = " & s
- Lệnh For, cú pháp:
For = to [step K]
[các lệnh]
[Exit for]
Next [biến]
Vĩ dụ: sử dụng vòng lặp for tính tổng 20 số tự nhiên đầu tiên
Dim i, n, s as integer
N = 20
S = 0
I = 1
For i=1 to n step 1
S= s + i
Next i
MsgBox " s = " & s
4. Các toán tử sử dụng trong các biểu thức:
- toán tử số học trong biểu thức toán học: +, -, *, /, ^, Mod (xác định phần dư của phép chia.
- toán tử quan hệ trong biểu thức quan hệ: >, =, >=, =, .
- toán tử logic: And (và), or (hoặc), not (phủ định)
- toán tử phép xâu ký tự & (VBA sử dụng toán tử & làm toán tử ghép hai xâu ký tự. vĩ dụ "abc" & "xyz" ta sẽ được xâu mới "abcxyz"
5. Thủ tục và hàm trong VBA
 Ngôn ngữ VBA cho phép xây dựng hàm để giải quyết vấn đề tránh phải viết đi viết lại một số lệnh nào đó.
a. Cách khai báo hàm 
Function ([danh sách tham biến]) as 
 [khai báo các biến cục bộ trong hàm]
 [các lệnh của hàm]
End Function
Khai báo hàm có quy tắc:
- Tên hàm không dài quá 64 ký tự và không có dấu cách, các ký tự toán học (+, -, *, /) trong tên hàm.
- Danh sách các tham biến: danh sách các tên biến được cách nhau bởi dấu (,), các biến trong danh sách tham biến không có từ khóa Dim ở đầu.
- Khai báo các biến cục bộ trong hàm nếu một biến được khai báo ở bên trong một hàm nào đó thì biến đó không dùng được ở các hàm thủ tục khác.
* Vĩ dụ: giả sử ta xây dựng hàm tính n!
 Function GT (n as byte) as long
 Dim i as byte
 Gt = 1
 For i = 1 to n
 Gt = Gt*i
 Next i
End Function
b. Khai báo thủ tục 
 Sub ([danh sách tham biến])
 [khai báo các biến cục bộ trong thủ tục]
 [các lệnh trong thủ tục]
 End Sub
* Vĩ dụ: khai báo thủ tục, giả sử xây dựng thủ tục có chức năng mở hộp thoại mở File của excel
Sub Open xls()
dlgAnser = Application.Dialogs(xlDialogOpen).Show
end Sub
c. Các sử dụng thủ tục và hàm
* vĩ dụ: hàm gn và hàm thủ tục OpenXls
Dim Giaithua as long
Giaithua = Gt(5)
Khi máy tính gặp lệnh gan Giaithua = Gt(5) nó tự tìm hàm GT đã được khai báo rồi truyền giá trị 5 cho tham biến n và thực hiện các lệnh trong hàm GT, đoạn trương trình trong hàm GT tính 5! = 120. Giá trị này được gán cho biến Giaithua.
d. thủ tục OpenXls: gõ Openxls máy tính sẽ tự động tìm thủ tục đó và chạy các lệnh bên trong thủ tục OpenXls.
6. Môi trường lập trình VBA
 Để chuyển môi trường bảng tính Excel sang môi trường lập trình VBA thực hiện theo 2 cách
- chọn lệnh Tool trên thanh menu, chọn Macro / Visual Basic Editor
- Tổ hợp phím Alt + F11, xuất hiện cửa sổ:
- Chọn trên trình đơn Insert / Module
- Đánh vào dòng sau:
 Sub Vd1()
 MsgBox "xin chào bạn đã tham gia việc học lập trình bằng Excel!"
 End Sub.
Sau đó hộp thoại sẽ xuất hiện lời nhắc. 
a. Đối tượng điều khiển Form (Mẫu biểu):
- Chức năng: đối tượng diều khiển Form thực chất là một cửa sổ trong windows với chức năng là giao diện giữa chương trình ứng dụng và người sử dụng chương trình
- Thuộc tính Name cho phép đặt tên Form, tên Form dài không quá 64 ký tự, không có dấu cách và các ký tự toán học và không được trùng với tên của các đối tượng khác đã được đặt tên trước đó.
- Caption cho phép thay đổi nội dung trên thanh tiêu đề của Form.
b. Textbox:
- Chức năng dùng để nhập dữ liệu trên Form.
- Thuộc tính Name: cho phép đặt tên Textbox.
- Thuộc tính Text: cho lại dòng ký tự mà người dùng đã nhập trước đó, giá trị của thuộc tính là một xâu ký tự.
c. Label (nhãn):
- Chức năng: hiển thị xâu ký tự trên Form.
- Name: đặt tên Label.
- Caption: gõ các xâu ký tự cần thể hiện trên Form.
d. Combobox:
- Chức năng: dùng để nhập số liệu từ nhiều phương án
- Name: đặt tên cho ComboBox
- Text: giá trị xâu ký tự của ComboBox mà người sử dụng khi chọn một phần tử trong số các phần tử có sẵn trong ComboBox.
e. ListBox:
- Chức năng cung cấp khả năng nhập dữ liệu từ những phương án nhập số liệu sẵn có 
- Name: đặt tên ListBox
- Text: xâu ký tự của phần tử được chọn trong danh sách có sẵn của ListBox.
f. CommandButton:
- Chức năng: nút lệnh trên Form, sử dụng đối tượng này với mục đích để máy tính thực thi các lệnh cho người lập trình thiết lập.
- Name: đặt tên cho CommandButton.
- Caption: dùng để thay đổi nhãn trên bề mặt nút lệnh.
- Enable: nếu giá trị này được thiết lập là True - được phép sử dụng, nếu là False thì không được phép sử dụng.
 Sau khi chèn Form (Insert / Form) ta có:

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_excel_nang_cao.doc
Ebook liên quan