Bài giảng Tin học đại cương - Chương 2: Tổng quan về công nghệ thông tin - Lê Văn Nam

Tóm tắt Bài giảng Tin học đại cương - Chương 2: Tổng quan về công nghệ thông tin - Lê Văn Nam: ...bo mạch chủ, các loại dây nối, loa, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CDROM, ổ DVD, 2.2.1 Sơ đồ chức năng của máy tính điện tử Dựa trên chức năng và cách thức hoạt động của các bộ phận, phần cứng được chia thành 5 bộ phận: Bộ Vào, Bộ Nhớ,Bộ Làm tính, Bộ Điều khiển và Bộ Ra như sơ đồ sau: Cũn...iêng của máy tính cũng có thể có một số ALU. Tốc độ của máy tính. Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào tốc độ của CPU, nhưng nó cũng phụ thuộc vào các phần khác (như bộ nhớ trong, RAM, hay bo mạch đồ họa). Có nhiều công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU. Ví dụ công nghệ Core hay... bằng assembly dễ dàng hơn . Mục đích của việc dùng các từ gợi nhớ là nhằm thay thế việc lập trình trực tiếp bằng ngôn ngữ máy được sử dụng trong các máy tính đầu tiên thường gặp nhiều lỗi và tốn thời gian + Ngôn ngữ thế hệ 3: Ngôn ngữ bậc cao(high level) Khái niệm ngôn ngữ lập trìn...

pdf145 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 105 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tin học đại cương - Chương 2: Tổng quan về công nghệ thông tin - Lê Văn Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 người dùng nói chung.
a) Bàn phím máy tính (Computer 
Keyboard)
b) Chuột máy tính (Mouse)
..
2.2.5 Bộ xử lý trung tâm - CPU
CPU viết tắt của chữ Central 
Processing Unit (tiếng Anh), tạm 
dịch là Bộ vi xử lí trung tâm. CPU 
có thể được xem như não bộ, một 
trong những phần tử cốt lõi nhất 
của máy vi tính. Nhiệm vụ chính 
của CPU là xử lý các chương trình 
máy tính và dữ kiện. 
CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau. 
Ở hình thức đơn giản nhất, CPU là 
một con chip với vài chục chân. 
Phức tạp hơn, CPU được ráp sẵn 
trong các bộ mạch với hàng trăm 
con chip khác. 
CPU là một mạch xử lý dữ liệu theo 
chương trình được thiết lập trước. 
Nó là một mạch tích hợp phức tạp 
gồm hàng triệu transitor trên một 
bảng mạch nhỏ. Bộ xử lý trung 
tâm bao gồm Bộ điều khiển và Bộ 
làm tính.
Bộ điều khiển (CU - Control Unit) 
là các vi xử lí có nhiệm vụ thông 
dịch các lệnh của chương trình và 
điều khiển hoạt động xử lí, được 
điều tiết chính xác bởi xung nhịp 
đồng hồ hệ thống. Mạch xung nhịp 
đồng hồ hệ thống dùng để đồng 
bộ các thao tác xử lí trong và 
ngoài CPU theo các khoảng thời 
gian không đổi.
.Khoảng thời gian chờ giữa hai xung 
gọi là chu kỳ xung nhịp.Tốc độ 
theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra 
các xung tín hiệu chuẩn thời gian 
gọi là tốc độ xung nhịp - tốc độ 
đồng hồ tính bằng triệu đơn vị mỗi 
giây - MHz. Thanh ghi là phần tử 
nhớ tạm trong bộ vi xử lý dùng lưu 
dữ liệu và địa chỉ nhớ trong máy 
khi đang thực hiện tác vụ với.
Chức năng cơ bản của máy tính là 
thực thi chương trình. Chương 
trình được thực thi gồm một dãy 
các chỉ thị được lưu trữ trong bộ 
nhớ. Đơn vị xử lý trung tâm 
(CPU) đảm nhận việc thực thi 
này. Quá trình thực thi chương 
trình gồm hai bước: CPU đọc chỉ 
thị từ bộ nhớ và thực thi chỉ thị 
đó. Việc thực thi chương 
Bộ làm tính (Arithmetic and Logical 
Unit ALU) là một mạch kỹ thuật số có 
chức năng thực hiện các phép toán 
logic và số học. ALU là một khối nền 
tảng của bộ xử lý trung tâm. Trong các 
CPU hiện đại và Bộ xử lý đồ họa (GPU) 
thường có những ALU cực mạnh. Một 
bộ phận riêng của máy tính cũng có 
thể có một số ALU.
Tốc độ của máy tính. Tốc độ xử 
lý của máy tính phụ thuộc vào tốc 
độ của CPU, nhưng nó cũng phụ 
thuộc vào các phần khác (như bộ 
nhớ trong, RAM, hay bo mạch đồ 
họa). Có nhiều công nghệ làm 
tăng tốc độ xử lý của CPU. Ví dụ 
công nghệ Core hay Nehalem. 
Tốc độ CPU có liên hệ với tần số 
đồng hồ làm việc của nó (tính 
bằng các đơn vị như MHz, 
GHz,...). Đối với các CPU cùng 
loại, tần số này càng cao thì tốc 
độ xử lý càng tăng. Đối với CPU 
khác loại, thì điều này chưa chắc 
đã đúng; 
ví dụ CPU Core 2 Duo có tốc độ 2,6 GHz 
có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn CPU có tốc
độ 3,4 GHz một nhân. Tốc độ CPU còn
phụ thuộc vào bộ nhớ đệm của nó, ví như
Intel Core 2 Duo sử dụng chung cache L2 
(shared cache) giúp cho tốc độ xử lý của
hệ thống 2 nhân mới này nhanh hơn so 
với hệ thống 2 nhân thế hệ 1 (Intel 
Pentium D) với mỗi core từng cache L2 
riêng biệt. (Bộ nhớ đệm dùng để lưu các
lệnh hay dùng, giúp cho việc nhập dữ liệu
xử lý nhanh hơn). Công nghệ sản xuất
CPU mới nhất là 32nm.
2.2.6 Bo mạch chủ
Bo mạch chủ của máy 
tính trong tiếng Anh là 
motherboard hay mainboard 
và thường được nhiều người 
gọi tắt là: mobo, main. 
Thuật ngữ Bo mạch chủ thường 
dùng nhiều nhất trong ngành 
công nghiệp máy tính nói chung 
như một từ dành riêng, mặc dù 
có rất nhiều thiết bị khác cũng có 
thể có bản mạch chính được gọi 
là "bo mạch chủ". Phần này giới 
thiệu chủ yếu về Bo mạch chủ 
trong các máy tính cá nhân.
2.2.8 Phân loại máy tính điện 
tử
Có rất nhiều cách phân loại máy 
tính điện tử. Phần tiếp theo sẽ 
trình bày về hai cách phân loại 
thông dụng: Phân loại theo thế 
hệ và phân loại theo công năng.
a. Phân loại theo thế hệ
Cách phân loại này sử dụng yếu 
tố kỹ thuật cơ bản dùng thiết kế 
lên máy tính điện tử. Cụ thể máy 
tính điện tử được xếp vào 4 thế 
hệ như sau:
+ Thế hệ thứ nhất: Thế hệ bóng 
đèn chân không (Vacuum Tubes) 
Được phát triển từ năm 1946, máy 
tính có tên ENIAC (Electronic 
Numerical Integrator and Computer) là 
một trong những máy tính điện tử đầu 
tiên. Nó có kích thước bằng một căn 
phòng, chưa hơn 18.000 bóng đén 
điện tử chân không
+ Thế hệ thứ hai: Bóng bán dẫn ( 
Transitor)
Vào năm 1958 máy tính UNIVAC 
được sản xuất bằng Transitors thay 
cho bóng chân không. Transitor ít 
nóng, nhỏ hơn nhiều, làm việc nhanh 
hơn và ôn định hơn rất nhiều so với 
bóng chân không. Một transitor thời 
đó có kích thước nhỏ hơn đồng tiền 
xu. 
Các máy tính ngày nay vẫn còn
dùng công nghệ transitor những có
hàng triệu transitors trên một con chip 
vi xử lý (microprocessor) với kích thược
cũng chỉ nhỉnh hơn một đồng xu. Công
suất của máy tính UNIVAC những năm
1958 đã lớn hơn nhiều so với máy tính
thế hệ 1, chúng thực hiện hàng nghìn
phép tính trong một giây.
+ Thế hệ thứ ba: Mạch tích hợp
(Intergrated Circuits)
Chip IC 
Vào năm 1964 máy tính IBM 360
Lần đầu tiên được thiết kế có sử
dụng mạch tích hợp (IC) và có hệ
điều hành đa mục đích. Mạch điện
tử được gọi là mạch tích hợp bởi
vì trên mỗi con chíp có nhiều
transitor. 
Sự phát triển công nghệ IC đã tạo ra 
một bước ngoặt lớn về tốc độ và độ 
tin cậy. Hệ điều hành chung đa mục 
đích đã làm cho máy tính trở lên dễ 
lập trình và dễ dàng chuyển từ ứng 
dụng này sang ứng dụng khác. 
Trước thời điểm này, máy tính được 
cấu hình để chạy duy nhất một 
chương trình cho mỗi thời gian. 
Năm 1987 Microsoft viết Windows 
1.0 cho máy PC và năm 1989 Intel 
sáng tạo chip xử lý 486. Kể từ khi 
Intel công bố chip vi xử lý 
Pentium vào năm 1993, đế 
chế Wintel (Windows/Intel) đã 
khởi đầu tốt đẹp và tiến triển cực 
nhanh.
+ Thế hệ thứ tư: Quang học và 
đa phương tiện
Nhiều chuyên gia còn chưa khẳng 
định rõ chúng ta còn đang ở thế 
hệ ba hay đã sang thế hệ bốn vì 
rằng mạch tích hợp vẫn là linh 
kiện chính của những máy tính 
ngày nay
. Một số chuyên gia cảm thấy rằng 
cuộc cách mạng máy vi tính đánh dấu 
khởi đầu máy tính thế hệ thứ tư, thế 
hệ có những ứng dụng mới được phát 
triển
. Một trong những phát triển quan 
trọng là đa phương tiện 
(Multimedia) nghĩa là tích hợp cả 
tiếng nói, video và dữ liệu vào 
trong một máy vi tính. Apple’s 
HyperCard ra đời năm 1987 là 
ứng dụng đầu tiên tích hợp tiếng 
nói, video và dữ liệu.
b) Phân loại máy tính theo 
công năng
Theo cách này máy tính điện tử 
được chia làm 5 loại : Siêu máy 
tính, máy tính lớn, máy mini, máy 
tính cá nhân và máy tính xách tay.
+ Siêu máy tính (Super 
computer)
+ Máy tính lớn (Mainframes)
+ Máy tính mini (Minicomputer)
+ Máy tính cá nhân (Personal 
computers)
+ Máy tính xách tay (Notebook 
computers)
2.2.9 Xu thế công nghệ phần 
cứng máy tính
a) Xu thế công nghệ tính toán ngày 
một nhanh hơn, nhỏ hơn, dễ sử 
dụng hơn với hàng loạt các ứng 
dụng và đặc biệt là rẻ hơn rất 
nhiều.
b) Xu thế máy tính bảng lai, máy 
có ý thức,chỉ dẫn thông minh
+ Xuất hiện máy tính bảng lai 
netbook
+ Laptop sẽ sản xuất nhiều hơn
+ Máy tính có ý thức
+ Bảo mật tốt hơn
+ “Cá nhân hóa” CNTT
+ Bảng chỉ dẫn thông minh
+ Công nghệ tự động
+ Đám mây và ảo hóa lên ngôi
+ Smart TV trở thành sự thực
2.3 Phần mềm máy tính điện tử
2.3.1 Ngôn ngữ máy và nguyên
lý làm việc tự động theo
chương trình ngôn ngữ máy
của máy tính điện tử
a/ Ngôn ngữ máy
Chương trình ngôn ngữ máy là một
dãy các lệnh máy, khi thực hiện
theo các lệnh trong dãy thì máy tính
sẽ giải quyết một nhiệm vụ hay một
chức năng cụ thể nào đó.
Tập hợp các lệnh máy và các quy 
tắc viết thành chương trình, cách 
thức sử dụng các lệnh máy để 
giao tiếp và làm việc với máy tính 
gọi là ngôn ngữ máy (Machine 
Language). Đây là ngôn ngữ lập 
trình đầu tiên.
b) Nguyên lý tự động theo 
chương trình ngôn ngữ máy
Lệnh máy sẽ được thực hiện trong 
bộ xử lý trung tâm. Sau khi một 
chương trình ngôn ngữ máy được 
nạp vào trong bộ nhớ của máy tính. 
Khi được yêu cầu chạy chương trình 
đó CPU sẽ thực hiện chương trình 
đó theo quy trình như sau:
1. Tìm nạp lệnh (fetch): CPU tìm 
đến địa chỉ ô nhớ chứa lệnh, đọc 
một lệnh từ bộ nhớ về
2. Phân tích: Lệnh được CPU giải 
mã để xác định cần phải làm gì
3. Tìm nạp dữ liệu: Một lệnh có thế 
phải đọc dữ liệu từ bộ nhớ hoặc từ 
một mô đun vào/ra nào đó về
4. Xử lý dữ liệu: Thực hiện lệnh 
có thể yêu cầu thực hiện phép 
toán logic hoặc số học
5. Ghi dữ liệu: Kết quả có thể 
cần được ghi vào bộ nhớ hoặc mô 
đun vào/ra Quy trình này được 
thực hiện cho đến khi gặp và thực 
hiện lệnh kết thúc chương trình.
2.3.2 Phân loại ngôn ngữ lập trình.
Căn cứ vào khả năng trừu tượng của 
ngôn ngữ so với phần cứng máy tính 
thì hiện có 4 thế hệ ngôn ngữ lập 
trình: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn 
ngữ bậc cao và ngôn ngữ thế hệ thứ 4.
+ Thế hệ 1: Ngôn ngữ máy
Ngôn ngữ này viết trực tiếp bằng các 
lênh máy. Máy tính đọc trực tiếp và 
thực hiện được ngay.
+ Thế hệ 2: Ngôn ngữ ASSEMBLY
Ngôn ngữ assembly (còn gọi là 
hợp ngữ) là một ngôn ngữ bậc thấp 
được dùng trong việc viết các 
chương trình máy tính. Ngôn ngữ 
assembly sử dụng các từ có tính gợi 
nhớ, các từ viết tắt để giúp ta dễ ghi 
nhớ các chỉ thị phức tạp và làm cho 
việc lập trình bằng assembly dễ 
dàng hơn
. Mục đích của việc dùng các từ 
gợi nhớ là nhằm thay thế việc lập 
trình trực tiếp bằng ngôn ngữ 
máy được sử dụng trong các máy 
tính đầu tiên thường gặp nhiều lỗi 
và tốn thời gian 
+ Ngôn ngữ thế hệ 3: Ngôn ngữ
bậc cao(high level)
Khái niệm ngôn ngữ lập trình bậc
cao không có nghĩa là ngôn ngữ cao
hơn ngôn ngữ bậc thấp mà theo
nghiã có mức độ trừu tượng tri thức
cao hơn ngôn ngữ máy. 
Khác với ngôn ngữ bậc thấp, 
ngôn ngữ bậc cao có một số công 
cụ phần mềm dùng để dịch 
chương trình sang ngôn ngữ máy 
và xử lý các thủ tục, các đối 
tượng cũng những các tệp vào/ra.
Thông dịch (Interpreted)
Ngôn ngữ thông dịch được đọc 
và thực hiện ngay không qua 
khâu biên dịch. 
Biên dịch (Compiled)
Ngôn ngữ biên dịch được 
chuyển sang dạng thực hiện 
được trước khi chạy chương 
trình. Có 2 loại dịch:
Sinh ra mã lệnh máy. Một số 
chương trình dịch dịch mã 
nguồn sang mã máy. Còn gọi là 
biên dịch thực sự.
Sinh ra sự thể hiện trung gian 
(object file). Khi một ngôn ngữ 
được biên dịch sang một tệp 
dạng trung gian, sau đó được 
tối ưu và lưu lại để biên dịch 
tiếp không cần phải đọc lại tệp 
nguồn. 
Phiên dịch (Translated)
Một ngôn ngữ có thể được phiên 
dịch sang một ngôn ngữ bậc thấp 
mà trình biên dịch sang ngôn ngữ 
máy đã rất thông dụng sẵn sàng. 
Ngôn ngữ C là một ngôn ngữ đích 
chung cho các trình phiên dịch loại 
này.
+ Ngôn ngữ thế hệ thứ tư - Ngôn 
ngữ phi thủ tục (non-procedural)
Ngôn ngữ thế hệ thứ tư (xuất hiện 
những năm 1970 – 1990) viết tắt là 
4GL là ngôn ngữ lập trình hoặc môi 
trường lập trình với mục đích đặc trưng 
chẳng hạn như để phát trình phần 
mềm ứng dụng kinh doanh. Sự trừu 
tượng của nó cao hơn ngôn ngữ thế hệ 
thứ 3
. Ngôn ngữ thứ 4 không bắt câu 
lệnh phải thể hiện thủ tục tính 
toán mà chỉ cần câu lệnh trừu 
tượng hơn ví SUM để tính tổng, 
MAX để tìm giá trị lớn nhất, Vì 
thế ngôn ngữ này còn gọi là ngôn 
ngữ phi thủ tục.
2.3.3 Phần mềm (software)
a) Khái niệm phần mềm
Phần mềm là một tập hợp những câu lệnh 
được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ 
lập trình theo một trật tự xác định nhằm 
tự động thực hiện một số nhiệm vụ hoặc 
chức năng hoặc giải quyết một bài toán 
nào đó.
b) Phân loại phần mềm
+ Theo phương thức hoạt 
động phân thành :
1. Phần mềm hệ thống dùng để vận hành 
máy tính và các thiết bị phần cứng máy 
tính, ví dụ như các hệ điều hành máy tính 
Windows XP, Linux, Unix, các thư viện 
động của hệ điều hành, các trình điều 
khiển (driver), phần sụn (firmware) và 
BIOS. Đây là các loại phần mềm mà hệ 
điều hành liên lạc với chúng để điều khiển 
và quản lý các thiết bị phần cứng.
Nó bao gồm các hệ điều hành, 
phần mềm điều vận thiết bị 
(device driver), các công cụ phân 
tích (diagnostic tool), trình phục 
vụ, hệ thống cửa sổ, các tiện ích
Mục đích của phần mềm hệ thống 
là để giúp các lập trình viên ứng 
dụng không phải quan tâm đến 
các chi tiết của hệ thống máy tính 
phức tạp được sử dụng, đặc biệt 
là các tính năng bộ nhớ và các 
phần cứng khác chẳng hạn như 
máy in, bàn phím, thiết bị hiển 
thị,...
2. Phần mềm ứng dụng để người sử 
dụng có thể hoàn thành một hay 
nhiều công việc nào đó, ví dụ như 
các phần mềm văn phòng (Microsoft 
Office, Lotus 1-2-3, FoxPro), phần 
mềm doanh nghiệp, phần mềm 
quản lý nguồn nhân lực XETA, phần
mềm giáo dục, cơ sở dữ liệu, phần 
mềm trò chơi, 
chương trình tiện ích, Phần mềm ứng dụng với 
nhiệm vụ thực hiện tin học hoá các quá trình quản 
lý truyền thống, không chỉ đơn thuần là việc lưu trữ 
hay xử lý thông tin. Việc xây dựng và khai thác 
phần mềm quản lý đòi hỏi sự am hiểu về chuyên 
môn quản lý tương ứng, thí dụ quản lý con người, 
quản lý kho hàng, quản lý lương,v.v... Bản thân 
phần mềm và các lập trình viên, nói chung, không 
sản xuất ra phần mềm quản lý được.
Ngày nay, các phần mềm quản lý có xu hướng trực 
tuyến nhiều hơn nhờ công nghệ trên nền Internet 
phát triển mạnh hơn trước đây rất nhiều.
3. Các phần mềm phát triển dùng 
để phát triển các phần mềm khác 
như phần mềm chuyển dịch mã 
bao gồm trình biên dịch và trình 
thông dịch: các loại chương trình 
này sẽ đọc các câu lệnh từ mã 
nguồn được viết bởi các lập trình 
viên theo một ngôn ngữ lập trình 
và dịch nó sang dạng ngôn ngữ 
máy mà máy tính có thể hiểu 
đưọc. 
Các phần mềm lập trình và công 
cụ hỗ trợ lập trình (Computer 
Aided Software Engineering -
CASE tools).
Phần mềm lập trình thường cung 
cấp các công cụ hỗ trợ lập trình 
viên trong khi viết chương trình 
và phần mềm bằng các ngôn ngữ 
lập trình khác nhau. Các công cụ 
này bao gồm các trình soạn thảo, 
trình biên dịch, trình thông dịch, 
trình liên kết, trình tìm lỗi,v.v... 
Một môi trường phát triển tích
hợp (IDE) kết hợp các công cụ
này thành một gói phần mềm, và
một lập trình viên có thể không
cần gõ nhiều dòng lệnh để dịch, 
tìm lỗi, lần bước,... vì IDE thường
có một giao diện người dùng đồ
họa cao cấp (GUI).
+ Theo khả năng ứng dụng
1. Những phần mềm dùng chung 
(Common) hay còn gọi là phần 
mềm không phụ thuộc. Nó có thể 
được bán cho bất kỳ khách hàng 
nào trên thị trường tự do. Ví dụ: 
phần mềm về cơ sở dữ liệu như 
Oracle, đồ họa như Photoshop, 
Corel Draw, soạn thảo và xử lý 
văn bản, bảng tính,... 
Thông thường đây là những phần 
mềm có khả năng ứng dụng rộng 
rãi cho nhiều nhóm người sử 
dụng, tuy nhiên chúng thiếu tính 
uyển chuyển, tùy biến, phải 
customize nhiều mới đáp ứng yêu 
cầu riêng.
2. Những phần mềm được viết theo đơn 
đặt hàng hay hợp đồng của một khách 
hàng cụ thể nào đó (một công ty, bệnh 
viện, trường học,...). Ví dụ: phần mềm 
điều khiển, phần mềm hỗ trợ bán hàng,... 
Những phần mềm này có tính uyển 
chuyển, tùy biến cao để đáp ứng được 
nhu cầu của một nhóm người sử dụng 
nào đó. Tuy nhiên chúng thường là những 
phần mềm ứng dụng chuyên ngành hẹp.
c) Quá trình tạo phần mềm
Về mặt thiết kế: Tùy theo mức độ phức 
tạp của phần mềm làm ra, người thiết kế 
phần mềm sẽ ít nhiều dùng đến các 
phương tiện để tạo ra mẫu thiết kế theo ý 
muốn (chẳng hạn như là các sơ đồ khối, 
các lưu đồ, các thuật toán và các mã giả), 
sau đó mẫu này được mã hoá bằng các 
ngôn ngữ lập trình và đưọc các trình dịch 
chuyển thành các khối lệnh (module) 
hay/và các tệp khả thi. 
Tập hợp các tệp khả thi và các khối lệnh
đó làm thành một phần mềm. Thường khi
một phần mềm được tạo thành, để cho
hoàn hảo thì phần mềm đó phải đưọc
điều chỉnh hay sửa chữa từ khâu thiết kế
cho đến khâu tạo thành phiên bản phần
mềm một số lần. Một phần mềm thông
thường sẽ tương thích với một hay vài hệ
điều hành, tùy theo cách thiết kế, cách
viết mã nguồn và ngôn ngữ lập trình
được dùng.
Sản xuất và phát triển: Việc phát triển
và đưa ra thị trường của một phần mềm
là đối tượng nghiên cứu của bộ môn kỹ
nghệ phần mềm (software engineering). 
Bộ môn này nghiên cứu các phương pháp
tổ chức, cách thức sử dụng nguồn tài
nguyên, vòng quy trình sản xuất, cùng
với các mối liên hệ với thị trường, cũng
như liên hệ giữa các yếu tố này với nhau. 
Tối ưu hoá qui trình sản xuất phần mềm
cũng là đối tượng đưọc cứu xét của bộ
môn.
d) Xu thế phát triển phần mềm trong 
tương lai.
Về mặt xã hội các phần mềm ứng dụng 
có xu hướng phát triển như sau:
+ Đáp ứng tốt hơn yêu cầu chức năng 
của nhiệm vụ: Khả năng tùy biến và khả 
năng customize phải lớn và năng động để 
đáp ứng sát hơn những nhiệm vụ mà 
người sử dụng phải giải quyết.
+ Dễ sử dụng: Phần mềm ngày càng có
nhiều nhân tố làm cho nó trở thành thân
thiện với người sử dụng. Có sự trợ giúp
trực tuyến, có phần mềm trợ giáo. Có
nhiều phương thức lựa chọn cho người
dùng thuộc các trình độ khác nhau.
+ Tương thích và dễ dàng tích hợp với
các phần mềm ứng dụng khác: Các phần
mềm sẽ có khả năng tương thích với các
phần mềm khác cung như chạy được trên
nhiều nền tảng phần cứng và phần mềm
hệ thống khác nhau.
+ Bao chưa chức năng chống sao chép và 
an toàn, bảo mật: Nhiều chức năng 
nghiệp vụ thì các phần mềm ứng dung có 
xu thế tự bảo vệ, chống sao chép và an 
toàn cho phần mềm và dữ liệu.
+ Giao diện WEB và sử dụng qua 
mạng: Giao diện WEB sẽ sở thành 
chuẩn giao diện cho các phần 
mềm trong tương lai gần. Và việc 
phần mềm ứng dụng chạy trên 
mạng là xu thế tất yếu đương đại.
2.4 TRUYỀN THÔNG
Truyền thông (Communication) là hoạt động 
truyền tải thông tin có nghĩa. Truyền thông 
yêu cầu có người gửi, thông điệp và người 
nhận được dự định, mặc dù người nhận 
không có mặt hoặc không biết ý định của 
người gửi muốn liên lạc với mình, do đó sự 
truyền thông có thể xẩy ra qua một khoảng 
cách xa về thời gian và không gian. Truyền 
thông yêu cầu các bên phải sử dụng chung 
các phương tiện giao tiếp. Quá trình truyền 
thông hoàn tất khi người nhận hiểu được 
người gửi.
Khái niệm cơ bản của truyền thông
Truyền thông là quá trình chia sẻ thông 
tin. Truyền thông là một kiểu tương tác 
xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân 
tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và 
tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông 
tin được truyền từ người gửi tới người 
nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin 
trao đổi liên kết người gửi và người nhận. 
Truyền thông thường gồm ba 
phần chính: nội dung, hình thức, 
và đối tượng nhận tin. Nội dung 
truyền thông bao gồm các hành 
động trình bày kinh nghiệm, hiểu 
biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh 
lệnh, hoặc câu hỏi. 
Các hành động này được thể hiện 
qua nhiều hình thức như động 
tác, bài phát biểu, bài viết, hay 
bản tin truyền hình. Đối tượng 
nhận tin có thể là một cá nhân 
khác hay tổ chức khác, thậm chí 
là chính người/tổ chức gửi đi 
thông tin.
Hội thoại giữa các cá nhân 
thường xuất hiện theo cặp hoặc 
từng nhóm với qui mô khác 
nhau. Qui mô của nhóm tham 
gia thường tác động tới bản 
chất của cuộc hội thoại. Truyên 
thông trong nhóm nhỏ thường 
diễn ra giữa ba đến mười hai cá 
nhân và khác biệt với trao đổi 
qua lại giữa các nhóm lớn hơn 
như công ty hay cộng đồng. 
Hình thức truyền thông này được hình 
thành từ một cặp hay nhiều hơn, 
thông thường được đề cập tới như một 
mô hình tâm lý học trong đó thông 
điệp được truyền từ người gửi đến 
người nhận qua một kênh thông tin. Ở 
cấp độ lớn nhất, truyền thông đại 
chúng chuyển các thông điệp tới một 
lượng rất lớn các cá nhân thông qua 
các phương tiện thông tin đại chúng.
Quá trình truyền thông diễn ra liên tục. 
Khi bạn ngồi yên lặng trong góc phòng, 
mặc cho mọi người xung quanh nói hay 
làm gì thì cũng đang gửi những tín hiệu 
truyền thông không bằng lời cho những 
người xung quanh (cho dù vô tình hay cố 
ý). Bởi truyền thông là quá trình gửi và 
nhận thông tin, các mốc phát triển truyền 
thông thường gắn liền với tiến bộ công 
nghệ.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tin_hoc_dai_cuong_chuong_2_tong_quan_ve_cong_nghe.pdf