Giáo trình Gây mê - hồi sức cơ sở - Hồ Khả Cảnh

Tóm tắt Giáo trình Gây mê - hồi sức cơ sở - Hồ Khả Cảnh: ... do thẩm thấu, dùng thuốc lợi tiểu, suy tuyến thượng thận, bệnh thận gây mất NaCl... - Mất qua da: bỏng, tiết mồ hôi nhiều, say nắng... 2.2. Triệu chứng lâm sàng Chương 5 43 Da nhăn, tụt huyết áp, mạch nhanh, áp lực tĩnh mạch trung ương thấp, đái ít. Không khát, không khô niêm mạc. 2.3...n rất ngắn trước khi súc vật thí nghiệm hoặc bệnh nhân chết. Như vậy khi bị mất máu thì lượng máu về tim giảm, tim phản ứng bằng cách tăng nhịp để bảo đảm lưu lượng tim, ngoài ra còn tăng tuần hoàn vành, tim tăng khả năng rút oxy từ máu để có đủ oxy cung cấp cho nhu cầu của tim. Khi sốc xả...l Livingstone, USA 10. Robert K. Stoelting, Ronald D. Miller (1989). Basics of Anesthesia, Churchill Livingstone. 11. Rogers, Tinker, Covino, Longnecker (1992). Principles and Practice of Anesthesiology. Volume I, II 12. Viars. P (1994). Anesthesie-Reanimation-Urgences, Tome I, II, III. Un...

pdf145 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Gây mê - hồi sức cơ sở - Hồ Khả Cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dễ gây rối loạn nhịp. 
 D. A, B đúng. 
 E. A, B, C đúng. 
Nguyên nhân của co thắt thanh quản thường do kích thích đường hô hấp trên khi bệnh nhân 
còn mê nông, gặp ở người lớn nhiềìu hơn trẻ em. 
 A. Đúng 
 B. Sai. 
Lâm sàng của co thắt thanh quản hoàn toàn là: 
 A. Bệnh nhân thở khò khè, hô hấp đảo ngược. 
 B. Không thể hô hấp bằng mask. 
 C. Giai đoạn đầu mạch tăng, huyết áp hạ. 
 D. Giai đoạn đầu mạch nhanh rồi từ từ chậm dần và ngưng tim. 
 E. Không có cân nào đúng. 
Bị co thắt thanh quản không hoàn toàn, điều trị nào sau đây không hợp lý: 
Chương 14 
131 
A. Khai khí quản cấp cứu ngay. 
B. Thở oxy 100%. 
 C. Ngừng mọi kích thích đường hô hấp. 
 D. Cho bệnh nhân ngủ sâu. 
 E. Úp mask và bóp bóng. 
Nguyên nhân của biến chứng suy hô hấp là: 
 A. Thuốc tiền mê. 
 B. Thuốc giảm đau họ morphin, thuốc mê tĩnh mạch. 
 C. Gây tê ngoài màng cứng, tuỷ sống lên cao. 
 D. Tắc nghẽn đường hô hấp trên. 
 E Tất cả các câu trên đều đúng. 
Các nguyên nhân sau đây gây tràn khí màng phổi, ngoại trừ: 
 A. Chấn thương phổi kín hoặc hở. 
 B. Phẩu thuật vùng đầu mặt cổ. 
 C. Chọc dò tĩnh mạch trung tâm. 
 D. Gây tê đám rối thần kinh cánh tay qua đường trên đòn. 
 E. Thông khí áp lực dườn gây vỡ bóng phế nang. 
Trước một bệnh nhân suy hô hấp kèm tụt huyết áp cần nghĩ đến biến chứng nào sau đây: 
 A. Xẹp phổi. 
 B. Co thắt phế quản. 
 C.Tràn dịch, tràn khí màng phổi. 
 D. Tràn khí màng phổi áp lực. 
 E Tràn dịch màng phổi. 
Các nguyên nhân sau gây thiếu oxy máu trong mổ,ngoại trừ. 
A. Giảm nồng độ oxy thở vào. 
B. Tăng thông khí. 
C. Thay đổi tỷ lệ tuần hoàn / hô hấp. 
D. Ứ trệ tuần hoàn trong sốc. 
E. Thiếu máu. 
Danh mục sách tham khảo 
1. Bộ môn Gây mê Hồi sức (2002). Bài giảng Gây mê Hồi sức tập 1, Trường đại học Y Hà 
nội, NXB Y học. 
2. Bộ môn Gây mê Hồi sức (2002). Bài giảng Gây mê Hồi sức tập 2, Trường đại học Y Hà 
nội, NXB Y học. 
3. Bộ môn Gây mê Hồi sức (1997). Bài giảng Gây mê Hồi sức, Trường đại học Y Dược 
TPHCM. 
4. Alan R. Aitken., David J. Rowbotham (2001). Textbook of Anaesthesia, Churchill 
Livingstone, UK. 
5. Albert T, Cheung, Bart Chernow. 1992. Perioperative Electrolyte Disorders. In: Anesthesia 
and perioperative complications (Benumof JL, Saidman LJ. eds), pp: 466-506. Mosby-
Year Book, Missouri, USA. 
6. Dalens B. (2001). Traité d'anesthésie générale, Arnette. 
7. Edward Morgan G. (2002). Clinical Anesthesioloy, McGraw-Hill, USA 
8. Fancis Bonnet (1998). Le livre de l’interne, Anesthésiologie, Flammarion Médecine- 
Sciences, France. 
9. La collection de SFAR (2003). Elsevier. 
10. Mark C. Rogers, Jone H. Tinker (1993). Principles and Practice of Anesthesiology, USA. 
11. Miller R. D (2005). Miller 's Anesthesia, Vol 2, Esevier Churchill Livingstone, USA 
Chương 14 
132 
12. Robert K. Stoelting, Ronald D. Miller (1989). Basics of Anesthesia, Churchill 
Livingstone. 
13. Rogers, Tinker, Covino, Longnecker (1992). Principles and Practice of Anesthesiology. 
Volume I, II 
14. Viars. P (1994). Anesthesie-Reanimation-Urgences, Tome I, II, III. Universite Paris VI - 
Medecins du Monde. 
15. Zetlaoui P (1999). Protocoles d'Anesthésie-Rénimation, Arnette. 
Website:  ykhoa.net 
Chương 15 133 
Kỹ thuật đặt nội khí quản 
Mục tiêu học tập: 
1. Nêu ra được các chỉ định của đặt nội khí quản. 
2. Mô tả được các bước đặt nội khí quản qua đường miệng và đường mũi. 
3. Trình bày được các tai biến, biến chứng của đặt nội khí quản. 
I. Đại cương 
Đặt nội khí quản là phương pháp tốt nhất để giải phóng đường thở khi bị tắc nghẽn, bảo vệ 
phổi của bệnh nhân chống lại sự hít phải các thành phần của dịch dạ dày. Đồng thời thông qua 
đó giúp cho việc hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân được an toàn và hiệu quả. Đây là một kỹ thuật 
tuy không đơn giản, nhưng cũng không phải quá khó vì vậy mọi thầy thuốc nên thực hành để 
thực hiện được, và có thể cấp cứu được bệnh nhân khi bị suy hô hấp nặng bất kỳ nguyên nhân 
gì gây ra. 
II. Kỹ thuật đặt nội khí quản 
1. Chỉ định đặt nội khí quản 
1.1.Trong gây mê 
Chỉ định cho các trường hợp gây mê nội khí quản hoặc gây mê phối hợp (gây mê bằng thuốc 
mê tĩnh mạch có kèm đặt nội khí quản hay kết hợp dùng thuốc mê qua đường hô hấp). 
1.2. Trong cấp cứu 
- Các trường hợp ngừng tuần hoàn hô hấp. 
- Khai thông và bảo vệ đường thở trong các trường hợp: 
+ Tắc nghẽn đường thở do u hầu họng, phù thanh quản. 
+ Các chấn thương vùng hầu họng, gãy xương mặt. 
+ Rối loạn tri giác kèm mất phản xạ ho, sặc bảo vệ đường thở. 
+ Yếu liệt cơ toàn thân hoặc suy hô hấp do nguyên nhân ở hành tuỷ. 
-Ngăn ngừa viêm phổi do hít và cho phép hút các chất tiết của phế quản, phổi. 
1.3. Trong hồi sức 
- Các trường hợp sốc nặng, cần hồi sức tích cực. 
- Các trường hợp bệnh lý hô hấp có chỉ định thở máy. 
1.4. Trong các bệnh lý thần kinh 
- Cần tăng thông khí trong điều trị tăng áp lực nội sọ. 
- Bệnh nhân hôn mê đặt nội khí quản để hồi sức đồng thời bảo vệ đường thở, tránh hội chứng 
trào ngược. 
2. Kỹ thuật đặt nội khí quản qua đường miệng 
2.1. Chuẩn bị dụng cụ 
2.1.1. Ống nội khí quản 
- Có nhiều loại làm bằng các chất liệu nhựa và cao su khác nhau. Tuy nhiên người ta thường 
quan tâm đến 2 loại chính: 
+ Ống nội khí quản có bóng chèn (cuff): Có đặc điểm là kín nhằm ngăn dịch, máu vào khí 
quản bệnh nhân cũng như tránh dò khí ra khỏi đường thở, nhưng khó chọn được loại ống to 
bằng đường kính khí quản bệnh nhân 
Chương 15 134 
+ Ống nội khí quản không có bóng chèn (cuff): Loại này có thể chọn được ống nội khí quản 
có đường kính phù hợp với khí quản của bệnh nhân, không gây chèn ép thiếu máu tại chỗ, 
nhưng lại dễ hở, gây thoát khí ra ngoài cũng như gây tràn máu hoặc dịch vào trong khí quản. 
Thông thường người ta dùng loại không có bóng chèn cho trẻ em dưới 07 tuổi. 
- Cách chọn cỡ ống nội khí quản: 
Bảng 15.1. Hướng dẫn chọn cỡ ống nội khí quản đường miệng 
Tuổi Đường kính trong (mm) Chiều dài (cm) 
Sơ sinh 3,5 12 
Trẻ em 4 + tuổi/4 14 + tuổi/2 
Người lớn 
 - Nữ 
- Nam 
7,0-7,5 
7,5-8,0 
19-20 
20-22 
- Thông thường trên lâm sàng ở người lớn chọn ống có đường kính bằng ngón tay đeo nhẫn, 
trẻ em chọn bằng ngón út. 
2.1.2. Đèn soi thanh quản 
Đèn soi thanh quản gồm hai phần: Cán đèn và lưỡi đèn 
- Cán đèn: 
Dài khoảng 12-15 cm, là nơi chứa pin (nguồn điện) từ 3-4,5 volt. 
- Lưỡi đèn: Có ba loại chính: (Hình 15.40) 
+ Lưỡi cong Macintosh: Khi đặt, đầu tận cùng của lưỡi nằm ở thung lũng giữa đáy lưỡi và 
sụn thanh thiệt. Lưỡi này dễ đặt và thường được sử dụng hiện nay. 
+ Lưỡi thẳng Jackson or Wisconsin: Khi đặt phải nâng mặt dưới sụn tiểu thiệt lên, có thể 
chạm dây thần kinh quặt ngược thanh quản gây khàn giọng 
+ Lưỡi đèn thẳng lòng máng (Miller): Thường dùng nhiều cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh 
Hình 15.1. Đèn soi thanh quản 
2.1.3. Dụng cụ khác 
- Một que sắt làm nòng (Mandrin). 
- Ống nối. 
Chương 15 135 
- Ambu hoặc bóng mềm. 
- Pince Magill nếu đặt nội khí quản qua mũi. 
- Bơm tiêm để bơm cuff hoặc mèche để chèn. 
- Máy hút, hai ống hút để hút nội khí quản và miệng. 
- Sonde dạ dày. 
- Hệ thống cung cấp oxy. 
- Máy theo dõi (Monitoring): Điện tim, SpO2, EtCO2... 
- Canule Mayo. 
2.2. Chuẩn bị bệnh nhân 
Cần khám kỹ bệnh nhân để xác định mức độ đặt nội khí quản khó (tham khảo thêm ở chương 
11; thăm khám bệnh nhân trước gây mê). 
2.3. Đặt nội khí quản (NKQ) 
2.3.1. Đặt tư thế 
 - Người đặt NKQ nên đứng và điều chỉnh bàn mổ để đầu bệnh nhân cao ngang vùng thượng 
vị của người đặt. 
- Đối với người lớn nằm ngữa, kê 1 gối nhỏ khoảng 10cm dưới chỏm đầu để làm cổ ngửa và 
làm rộng khớp đội chẩm. 
- Đối với trẻ lớn thì không cần phải đặt gối, nằm ngửa trên một mặt phẳng. 
- Đối với trẻ sơ sinh cần kê một gối nhỏ ở dưới vai. 
 Các tư thế này tạo cho trục khí quản, hầu và miệng thành một đường thẳng. 
Người lớn Trẻ lớn Trẻ sơ sinh 
Hình 15.2. Các tư thế của bệnh nhân để đặt nội khí quản 
2.3.2. Cung cấp oxy 
Bệnh nhân có thể bị thiếu oxy trong quá trình đặt nội khí quản vì vậy cần phải cung cấp oxy 
100% cho bệnh nhân trước khi đặt. 
Đối với các trường hợp không tự thở thì phải bóp bóng qua mask. 
Không nên cố gắng đặt nội khí quản cho một bệnh nhân xanh tím mà không bóp bóng vài lần 
trước khi đặt, ngay cả khi chỉ bóp bóng với khí trời. 
Hình 15.3. Cho bệnh nhân thở oxy trước khi đặt NKQ 
Chương 15 136 
2.3.3. Các bước tiến hành đặt ống nội khí quản 
Bước 1: Người đặt nội khí quản đi găng, tay trái cầm đèn soi thanh quản, tay phải mở miệng 
bệnh nhân bằng ngón cái và ngón trỏ. Đưa lưỡi đèn vào phía phải khoang miệng và gạt lưỡi 
sang trái và lên trên bằng gờ lưỡi đèn cho đến khi thấy lưỡi gà. 
 Hình 15.4. Cách cầm đèn soi thanh quản Hình 15.5. Đẩy lưỡi sang trái 
Bước 2: Sau khi nhìn thấy lưỡi gà tiếp tục đưa lưỡi đèn vào sâu hơn một ít cho tới khi thấy 
được tiểu thiệt, lúc này lưỡi đèn nằm giữa tiểu thiệt và đáy lưỡi (lưỡi đèn nằm trên lưng của 
tiểu thiệt đối với lưỡi Macintosh, còn với lưỡi Miller thì lưỡi đèn tì lên sụn nắp để bộc lộ 
thanh môn). 
Hình 15.6. Thành sau họng và sụn nắp 
Bước 3: Dùng lực của tay trái nâng đèn soi thanh quản theo hướng lên trên và ra phía trước, 
tiểu thiệt sẽ bật lên và sẽ nhìn thấy hai dây thanh âm màu trắng ở trước, sụn phễu ở phía sau. 
Chú ý không được bẩy vào răng hàm trên. 
Hình 15.7. Vị trí của lưỡi đèn Hình 15.8. Nâng hàm dưới lên trên 
Bước 4: Tay phải người thực hiện thủ thuật cầm ống NKQ đưa ống đi từ miệng và sâu trong 
hầu họng một cách nhẹ nhàng (tránh đụng vào thành bên họng) rồi vào giữa hai dây thanh âm. 
Chú ý đưa đầu ống qua dây thanh âm từ 2-3cm hoặc khi bóng chèn vừa qua khỏi dây thanh 
âm thì dừng lại.Trong trường hợp không thấy được dây thanh: Đề nghị người phụ giúp ấn nhẹ 
thanh quản theo hướng ra sau và lên trên phía cằm bệnh nhân. Với động tác này sẽ làm cho 
nắp tiểu thiệt bật lên để nhìn thấy hai dây thanh âm. Người phụ giúp cũng nên kéo môi trên 
1. Thành sau họng 
2. Đáy lưỡi 
3. Sụn nắp 
4. Lưỡi gà 
5. Răng hàm trên 
Chương 15 137 
của bệnh nhân ra sau và sang phải để tạo điều kiện dễ dàng cho người thực hiện thủ thuật nhìn 
thấy dây thanh âm trong quá trình đặt NKQ. 
 Hình 15.9. Đặt ống NKQ Hình 15.10. Hình ảnh dây thanh âm 
Bước 5: Sau khi đã đặt ống NKQ qua được hai dây thanh âm, tay phải người thực hiện thủ 
thuật tiếp tục giữ ống NKQ, tay trái nhẹ nhàng lấy đèn soi thanh quản ra. Sau khi đặt xong 
cần kiểm tra ống NKQ có thật sự nằm trong thanh quản hay không hoặc ống NKQ vào sâu 
một bên phổi. Có hai tình huống: 
- Nếu bệnh nhân tự thở (trường hợp đặt NKQ không có thuốc giãn cơ), chúng ta có thể nhận 
được hơi thở và âm thở thoát ra ở lỗ ngoài ống nội khí quản, chứng tỏ đã đặt đúng. Nếu đặt 
vào thực quản thì hơi thở sẽ thoát ra chung quanh ống NKQ. 
- Nếu bệnh nhân không tự thở thì kiểm tra sự thông khí ở phổi bằng hô hấp nhân tạo như bóp 
bóng Ambu..., nhìn lồng ngực bệnh nhân lên xuống theo tần số hô hấp nhân tạo. Trong tất cả 
hai tình huống trên để tránh trường hợp ống NKQ vào sâu một bên phế quản chúng ta phải 
tiến hành bóp bóng kiểm tra âm thở đều cả hai phổi bằng ống nghe lần lượt ở 5 vị trí: hai đỉnh 
phổi phải-trái, hai đáy phổi phải-trái và thượng vị. Đồng thời theo dõi đường biểu diễn EtCO2 
hoặc chụp phim phổi để chắc chắn ống nội khí quản đúng vị trí. Sau đó bơm bóng chèn (cuff), 
áp lực cuff không quá 20-22mmHg (24-25cmH2O) để tránh gây chèn ép gây thiếu máu dẫn 
đến viêm, lóet sùi, xơ hóa tại chỗ về sau. 
Cố định ống NKQ bằng băng dính. Nếu cần thì cố định thêm bằng dây băng bằng vải quanh 
ống nội khí quản và quấn quanh đầu. 
Hình 15.11. Cách rút đèn soi thanh quản Hình 15.12. Cách cố định ống NKQ 
3. Kỹ thuật đặt nội khí quản qua đường mũi 
3.1. Chỉ định 
- Trong gây mê: Khi phẫu thuật ở vùng miệng. 
- Trong hồi sức: Khi dự kiến chỉ định thở máy dài ngày. 
3.2. Thực hiện đặt nội khí quản 
Các bước chuẩn bị dụng cụ và chuẩn bị bệnh nhân như đặt nội khí quản (NKQ) qua đường 
miệng. Về kỹ thuật đặt NKQ qua đường mũi có khác hơn. Sau khi cho bệnh nhân thở oxy 
100%, đặt ống NKQ vào lổ mũi bệnh nhân (chọn ống phù hợp và đã bôi trơn ống để dể đặt) 
lấy tay đẩy ống vào sâu 5-7cm, sau đó dùng đèn soi thanh quản mở miệng bệnh nhân và tìm 
1. Sụn phễu 
2. Khí quản 
3. Sụn nắp 
4. Lưỡi gà 
5. Dây thanh âm 
Chương 15 138 
tiểu thiệt, khi thấy thanh quản (hai dây thanh), tay phải dùng pince Magill kẹp ống NKQ và 
đưa qua 2 dây thanh và thanh môn rồi vào trong khí quản. Các bước tiếp theo như đặt NKQ 
qua đường miệng. Trong một số trường hợp người ta có thể áp dụng kỹ thuật đặt mù (không 
dùng đèn soi thanh quản). Kỹ thuật này được áp dụng trong đặt NKQ khó. 
4. Tai biến và biến chứng khi đặt nội khí quản 
4.1. Trong khi đặt nội khí quản 
- Không đặt được ống nội khí quản do đặt nội khí quản khó. 
- Thiếu oxy do đặt nội khí quản quá lâu. 
- Co thắt thanh quản. 
- Trào ngược dịch dạ dày-thực quản vào khí phế quản. 
- Đặt nội khí quản sai vị trí: vào thực quản hoặc đặt sâu vào phế quản. 
- Gãy răng hoặc rơi răng vào đường thở. 
- Rách cơ hầu họng, rách dây thanh, rách thanh quản hoặc thực quản. 
- Trật khớp thái dương-hàm. 
- Nhịp tim nhanh và tăng huyết áp. 
- Nhịp tim chậm và tụt huyết áp. 
- Rối loạn nhịp tim. 
4.2. Biến chứng trong thời kỳ duy trì ống nội khí quản và thông khí nhân tạo 
- Ống nội khí quản tụt vào sâu hoặc ra ngoài do cố định không tốt. 
- Tắc đường thở do bẹp ống, gấp ống hoặc do đàm dãi. 
- Áp lực cuff cao chèn ép gây thiếu máu, phù nề, hoại tử vùng thanh môn. 
- Vỡ phế nang do áp lực đường thở quá cao. 
- Co thắt phế quản. 
- Rò rĩ cuff. 
- Viêm phế quản, phổi. 
- Xẹp phổi do ứ đọng đàm dãi. 
4.3. Biến chứng muộn 
- Viêm xoang, viêm tai giữa do bội nhiễm. 
- Hoại tử niêm mạc miệng, mũi, hầu họng, thanh khí quản. 
- Chít hẹp thanh quản thứ phát do phù, sẹo hoặc xơ hoá thanh quản. 
5. Rút nội khí quản 
5.1. Điều kiện rút nội khí quản 
- Bệnh nhân thở tốt cả về biên độ và tần số. 
- Môi và đầu chi hồng. 
- Gọi hỏi mở mắt, há miệng, lè lưỡi, lắc đầu và nhấc đầu khỏi bàn mổ trong vòng 5giây. 
- Huyết động ổn định ít nhất là 15phút sau khi tự thở khí trời. 
5.2. Những điều lưu ý khi rút nội khí quản 
- Đánh giá điều kiện để rút nội khí quản . 
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để đặt lại hoặc dụng cụ khai khí quản nếu cần. 
- Hút sạch đàm dãi trong nội khí quản và họng miệng. 
- Rút ống nội khí quản nhẹ nhàng. Sau khi rút nên úp mask cho bệnh nhân thở oxy từ 3-
5l/phút cho đến khi bệnh nhân tự thở bình thường. 
Chương 15 139 
Câu hỏi đánh giá 
1. Phương pháp tốt nhất để khai thông đường thở thường dùng là: 
 A. Nằm ngữa cổ tối đa. 
 B. Đặt canuyn hầu họng (Canule Mayo). 
 C. Hút sạch đàm giải. 
 D. Đặt nội khí quản. 
 E. Khai khí quản. 
2. Ống nội khí quản có đặc điểm: 
 A. Là một ống thẳng, bằng thép, chỉ đặt qua miệng. 
 B. Là một ống cong, bằng nhựa hoặc chất dẻo, chỉ đặt qua miệng 
 C. Là một ống cong, bằng thép hoặc chất dẻo, chỉ đặt qua miệng 
 D. Là một ống cong, bằng nhựa hoặc chất dẻo, chỉ đặt qua mũi 
 E. Là một ống cong, bằng nhựa hoặc chất dẻo, đặt qua miệng hoặc mũi 
3. Ống nội khí quản khi dùng cho bệnh nhân thì nên chọn: 
 A. Ống nội khí quản càng dài càng tốt. 
 B. Ống nội khí quản có đường kính càng lớn càng tốt. 
 C. Ống nội khí quản có đường kính trong càng lớn càng tốt. 
 D. Ống nội khí quản có đường kính ngoài càng lớn càng tốt. 
 E. Ống nội khí quản có đường kính càng nhỏ càng tốt. 
4. Chỉ định đặt nội khí quản trong gây mê là: 
 A. Gây mê nội khí quản. 
 B. Gây mê tĩnh mạch đơn thuần. 
 C. Gây mê tĩnh mạch phối hợp. 
 D. A, C đúng 
 E. A, B, C đúng. 
5. Chỉ định đặt nội khí quản trong cấp cứu là: ngoại trừ: 
 A. Các trường hợp ngừng tuần hoàn, hô hấp. 
 B. Tắc nghẽn đường thở do u hầu họng. 
 C. Các trường hợp tụt huyết áp nhẹ không rối loạn hô hấp . 
 D. Ngăn ngừa viêm phổi do hít. 
 E. Các trường hợp suy hô hấp do tổn thương hành tuỷ. 
6. Ngoài các chỉ định trong gây mê và trong hồi sức cấp cứu, chỉ định đặt nội khí quản còn áp 
dụng trong trường hợp nào sau: 
 A. Cần tăng thông khí để giảm áp lực nội sọ. 
 B. Cần giảm thông khí để giảm áp lực nội sọ. 
 C. Cần tăng thông khí để cung cấp oxy cho não. 
 D. Cần giảm thông khí để điều trị chống phù não. 
 E. Tất cả các câu trên đều sai. 
7. Ưu điểm của ống nội khí quản có cuff là: 
 A. Chọn được ống có kích thước vừa khít với khí quản bệnh nhân. 
 B. Không bị hở. 
 C. Không gây chèn ép. 
 D. Sử dụng được nhiều cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 
 E. Không có câu nào đúng. 
8. Nhược điểm của ống nội khí quản có cuff là: 
 A. Dễ gây thiếu máu, chèn ép tại chỗ. 
 B. Dễ hở, không ngăn được khí, dịch. 
 C. Không sử dụng được cho trẻ em. 
 D. Khó sử dụng 
 E. Tất cả các câu trên đều đúng. 
Chương 15 140 
9. Ưu điểm của ống nội khí quản không có cuff là: 
 A. Không gây chèn ép. 
 B. Có thể chọn được ống vừa khí với khí quản bệnh nhân và không gây rò rỉ khí, 
dịch. 
 C. Có thể áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 
 D. A, C đúng. 
 E. A, B, C đúng. 
10. Thông thường trên lâm sàng ngưòi ta chọn kích thước ống nội khí quản cho người lờn 
bằng: 
 A. Ngón tay cái 
 B. Ngón tay trỏ 
 C. Ngón tay giữa 
 D. Ngón tay đeo nhẫn 
 E. Ngón tay út. 
11. Hình (A) là lưỡi đèn loại: 
 A. Macintosh dùng cho trẻ em. 
 B. Macintosh dùng cho ngưòi lờn. 
 C. Wiscousin. 
 D. Miller 
 E. Jackson 
12. Ở trẻ em người ta chọn đường kính trong của ông nội khí 
quản theo công thức sau đây: 
 A. Đường kính trong = 4 + Tuổi/4. 
 B. Đường kính trong = 4 + Tuổi/3. 
 C. Đường kính trong = 4 + Tuổi/2 
 D. Đường kính trong = 3 + Tuổi/4. 
 E. Đường kính trong = 3 + Tuổi/3. 
13. Công thức tính chiều dài của ống nội khí quản theo tuổi là: 
 A. Chiều dài = 14 + Tuổi/4 
 B. Chiều dài = 14 + Tuổi/3 
 C. Chiều dài = 14 + Tuổi/2 
 D. Chiều dài = 15 + Tuổi/2 
 E. Chiều dài = 15 + Tuổi/3. 
14. Đường kính trong của ông nội khí quản ở người lớn trung bình là: 
 A. 5,0 - 5.5 mm 
 B. 5,5 - 6,0 mm 
 C. 6,0 - 6,5 mm 
 D. 6,5 - 7,0 mm 
 E. 7,0 - 8,0 mm 
15. Khử trùng ống nội khí quản bằng cách: 
 A. Ngâm trong hộp đựng formol. 
 B. Hấp bằng phương pháp nhiệt ẩm. 
 C. Bắng hơi EO( Oxide Ethylene) 
 D. A, C đúng. 
 E. A, B, C đúng. 
Danh mục sách tham khảo 
1. Bộ môn Gây mê Hồi sức (2002). Bài giảng Gây mê Hồi sức tập 1, Trường đại học Y Hà 
nội, NXB Y học. 
(A) 
Chương 15 141 
2. Bộ môn Gây mê Hồi sức (2002). Bài giảng Gây mê Hồi sức tập 2, Trường đại học Y Hà 
nội, NXB Y học. 
3. Bộ môn Gây mê Hồi sức (1997). Bài giảng Gây mê Hồi sức, Trường đại học Y Dược 
TPHCM. 
4. Alan R. Aitken., David J. Rowbotham (2001). Textbook of Anaesthesia, Churchill 
Livingstone, UK. 
5. Dalens B. (2001). Traité d'anesthésie générale, Arnette. 
6. Edward Morgan G. (2002). Clinical Anesthesioloy, McGraw-Hill, USA 
7. Fancis Bonnet (1998). Le livre de l’interne, Anesthésiologie, Flammarion Médecine- 
Sciences, France. 
8. La collection de SFAR (2003). Elsevier. 
9. Mark C. Rogers, Jone H. Tinker (1993). Principles and Practice of Anesthesiology, USA. 
10. Miller R. D (2005). Miller 's Anesthesia, Vol 2, Esevier Churchill Livingstone, USA 
11. Robert K. Stoelting, Ronald D. Miller (1989). Basics of Anesthesia, Churchill 
Livingstone. 
12. Rogers, Tinker, Covino, Longnecker (1992). Principles and Practice of Anesthesiology. 
Volume I, II 
13. Viars. P (1994). Anesthesie-Reanimation-Urgences, Tome I, II, III. Universite Paris VI - 
Medecins du Monde. 
14. Zetlaoui P (1999). Protocoles d'Anesthésie-Rénimation, Arnette. 
Website:  ykhoa.net 
 Mục lục 
 Nội dung Trang 
 Mở đầu 
1. Các phương pháp gây mê 1 
2. Các phương pháp gây tê 11 
3. Truyền máu 23 
4. Các dung dịch thay thế huyết tương 31 
5. Rối loạn thăng bằng nước và điện giải 40 
6. Rối loạn cân bằng toan kiềm 50 
7. Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp 59 
8. Đại cương về sốc 68 
9. Liệu pháp oxy 77 
10. Vô khuẩn - khử khuẩn 87 
11. Thăm khám bệnh nhân trước gây mê 97 
12. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ 107 
13. Sốc phản vệ và dạng phản vệ 116 
14. Biến chứng gây mê 124 
15. Kỹ thuật đặt nội khí quản 133 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_gay_me_hoi_suc_co_so_ho_kha_canh.pdf
Ebook liên quan