Giáo trình Hệ thống máy và thiết bị lạnh - Chương XI: Thiết kế, lắp đặt, thử nghiêm và vận hành hệ thống lạnh

Tóm tắt Giáo trình Hệ thống máy và thiết bị lạnh - Chương XI: Thiết kế, lắp đặt, thử nghiêm và vận hành hệ thống lạnh: ... kho quá lớn cần có khung treo đỡ panel, nếu không panel sẽ bị võng. Sau khi lắp đặt xong các khe hở giữa các tấm panel được làm kín bằng cách phun silicon hoặc sealant. Do có sự biến động về nhiệt độ nên áp suất trong kho luôn thay đổi, để cân bằng áp bên trong và bên ngoài kho, người ta...ộ bay hơi 2. Lắp đặt ống Frêôn - Vật liệu : ống thép hoặc ống đồng. Tốt nhất nên sử dụng ống đồng vì môi chất lạnh frêôn có tính tẩy rửa cao, với các ống đồng bề mặt bên trong thường bóng và sạch hơn, trong khi bề mặt ống sắt thường bị hoen rỉ và dễ bụi bụi bám bẫn nên trong quá trình v...ơn lượng môi chất G1 do còn một lượng môi chất ở trạng thái hơi ở các thiết bị, lượng này chiếm 10 ÷ 15% lượng lỏng. Vì thế lượng môi chất cần nạp là : G = G1. k (11-4) k - Hệ số dự phòng tính tới lượng môi chất ở trạng thái hơi ở các thiết bị. 11.4.2. Nạp môi chất cho hệ thống lạnh ...

pdf40 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Hệ thống máy và thiết bị lạnh - Chương XI: Thiết kế, lắp đặt, thử nghiêm và vận hành hệ thống lạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát hiện được chổ rò rỉ cần khoanh vùng để kiểm 
tra. 
 Một điều cần lưu ý là áp suất trong hệ thống phụ thuộc nhiều 
vào nhiệt độ môi trường, tức là phụ thuộc vào giờ trong ngày, vì vậy 
cần kiểm tra theo một thời điểm nhất định trong ngày. 
 Khi phát hiện rò rỉ cần loại bỏ áp lực trên hệ thống rồi mới xử 
lý. Tuyệt đối không được xử lý khi áp lực vẫn còn. 
 Chỉ sau khi đã thử xong hoàn chỉnh không phát hiện rò rỉ mới 
tiến hành bọc cách nhiệt đường ống và thiết bị. 
11.3.3. Hút chân không 
 Việc hút chân không được tiến hành nhiều lần mới đảm bảo hút 
kiệt không khí và hơi ẩm có trong hệ thống đường ống và thiết bị. Duy 
trí áp lực 50 ÷ 75mmHg (tức độ chân không khoảng –700mmHg) 
trong 24 giờ, trong 6 giờ đầu áp lực cho phép tăng 50% nhưng sau đó 
không tăng. 
 410
11.4 Nạp môi chất cho hệ thống lạnh 
11.4.1 Xác định số lượng môi chất cần nạp 
 Để nạp môi chất trước hết cần xác định lượng môi chất cần 
thiết nạp vào hệ thống. Việc nạp môi chất quá nhiều hay quá ít đều 
ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả của hệ thống. 
 - Nếu nạp môi chất quá ít : Môi chất không đủ cho hoạt động 
bình thường của hệ thống dẫn đến dàn lạnh không đủ môi chất, năng 
suất lạnh hệ thống giảm, chế độ làm lạnh không đạt (thời gian kéo dài, 
nhiệt độ không đạt..). Mặt khác, nếu thiếu môi chất lưu lượng tiết lưu 
giảm do đó độ quá nhiệt tăng làm cho nhiệt độ đầu đẩy tăng lên. 
 - Nếu nạp môi chất quá nhiều: bình chứa không chứa hết dẫn 
đến một lượng lỏng sẽ nằm ở thiết bị ngưng tụ, làm giảm diện tích 
trao đổi nhiệt, áp suất ngưng tụ tăng, máy có thể bị quá tải. 
 Có nhiều phương pháp xác định lượng môi chất cần nạp. Tuy 
nhiên trên thực tế cách xác định hợp lý và chính xác nhất là xác định 
lượng môi chất trên từng thiết bị khi hệ thống đang hoạt động. ở mỗi 
một thiết bị môi chất thường tồn tại ở 2 trạng thái : Phía trên là hơi, ở 
dưới là lỏng, rỏ ràng khối lượng môi chất ở trạng thái lỏng mới đáng 
kể còn khối lượng môi chất ở trạng thái hơi không lớn, nên chỉ cần 
xác định lượng lỏng ở thiết bị khi hệ thống đang hoạt động ở chế độ 
nhiệt bình thường. Sau đó có thể nhân thêm 10÷15% khi tính đến 
môi chất ở trạng thái hơi. 
 Theo kinh nghiệm số lượng phần trăm chứa môi chất lỏng 
trong các thiết bị cụ thể như sau : 
 - Bình chứa cao áp : 20% 
 - Bình trung gian nằm ngang : 90% 
 - Bình trung gian kiểu đứng : 60% 
 - Bình tách dầu : 0% 
 - Bình tách lỏng : 20% 
 - Dàn lạnh làm việc theo chế độ ngập lỏng : 80 ÷ 
100% 
 - Dàn lạnh cấp dịch theo kiểu tiết lưu trực tiếp : 30% 
 411
 - Thiết bị ngưng tụ 
 : 10% 
 - Bình chứa hạ áp 
 : 60% 
 - Đường cấp dịch 
 : 100% 
 - Bình giữ mức lỏng 
 : 60% 
 Khối lượng môi chất ở trạng thái lỏng trên toàn hệ thống : 
G1 = Σai.Vi.ρi 
 (11-3) 
 ai - Số lượng phần trăm không gian chứa lỏng ở từng thiết bị, % 
 Vi - Dung tích của thiết bị thứ i, m3
 ρi - Khối lượng riêng của môi chất lỏng ở trạng thái của thiết 
bị thứ i, kg/m3
 Khối lượng môi chất của hệ thống nhiều hơn lượng môi chất G1 
do còn một lượng môi chất ở trạng thái hơi ở các thiết bị, lượng này 
chiếm 10 ÷ 15% lượng lỏng. Vì thế lượng môi chất cần nạp là : 
G = G1. k 
 (11-4) 
 k - Hệ số dự phòng tính tới lượng môi chất ở trạng thái hơi ở 
các thiết bị. 
11.4.2. Nạp môi chất cho hệ thống lạnh 
Có 02 phương pháp nạp môi chất : Nạp theo đường hút và nạp theo 
đường cấp dịch 
11.4.2.1. Nạp môi chất theo đường hút 
 Nạp môi chất theo đường hút thường áp dụng cho hệ thống 
máy lạnh nhỏ. Phương pháp này có đặc điểm : 
 - Nạp ở trạng thái hơi, số lượng nạp ít, thời gian nạp lâu. 
 412
 - Chỉ áp dụng cho máy công suất nhỏ. 
 - Việc nạp môi chất thực hiện khi hệ thống đang hoạt động. 
 Các thao tác : 
 - Nối bình môi chất vào đầu hút máy nén qua bộ đồng hồ áp 
suất 
 - Dùng môi chất đuổi hết không khí trong ống nối 
 - Mở từ từ van nối để môi chất đi theo đường ống hút và hệ 
thống. 
Hình 1-8 : Sơ đồ nạp môi chất dạng hơi theo đường hút 
Theo dỏi lượng băng bám trên thân máy, kiểm tra dòng điện của 
máy nén và áp suất đầu hút không quá 3 kG/cm2. Nếu áp suất hút lớn 
thì có thể quá dòng 
 Khi nạp môi chất chú ý không được để cho lỏng bị hút về máy 
nén gây ra hiện tượng ngập lỏng rất nguy hiểm. Vì thế đầu hút chỉ 
được nối vào phía trên của bình, tức là chỉ hút hơi về máy nén, không 
được dốc ngược hoặc nghiêng bình trong khi nạp và tốt nhất bình môi 
chất nên đặt thấp hơn máy nén. 
 Trong quá trình nạp có thể theo dỏi lượng môi chất nạp bằng 
cách đặt bình môi chất trên cân đĩa. 
 413
11.4.2.2. Nạp môi chất theo đường cấp dịch 
 Việc nạp môi chất theo đường cấp dịch được thực hiện cho các 
hệ thống lớn. Phương pháp này có các đặc điểm sau : 
 - Nạp dưới dạng lỏng, số lượng nạp nhiều, thời gian nạp nhanh 
 - Sử dụng cho hệ thống lớn. 
Trên hình 11-9 là sơ đồ nạp môi chất theo đường cấp dịch, được sử 
dụng rất phổ biến trên thực tế. 
§ Õn dµn bay h¬i
b
c
a
d
a)- Bình môi chất; b- Bộ đồng hồ nạp môi chất; c- Bình chứa; d- Bộ lọc ẩm 
Hình 11-9 : Sơ đồ nạp môi chất dạng lỏng theo đường cấp dịch 
 - Bình thường các van (1), (2) và (3) mở, các van (4) và (5) 
đóng, môi chất được cấp đến dàn bay hơi từ bình chứa cao áp. 
 - Khi cần nạp môi chất, đóng van (1) và (4), môi chất từ bình 
môi chất đi theo van (5), (2) vào bộ lọc, ra van (3) đến thiết bị bay hơi. 
 - Khi thay thế, sửa chữa hoặc bảo dưỡng bộ lọc, hệ thống vẫn 
hoạt động được, đóng các van (2), (3) và (5) môi chất từ bình chứa 
qua van (1) và van (4) đến dàn bay hơi. 
 Trong trường hợp này vẫn có thể nạp thêm môi chất bằng cách 
đóng các van (1), (2) và (3), mở các van (4) và (5). Môi chất từ bình 
nạp đi qua van (5) và (4) vào hệ thống. 
 414
11.5 VậN HàNH Hệ THốNG LạNH 
11.5.1 Chuẩn bị vận hành 
 - Kiểm tra điện áp nguồn không được sai lệch định mức 5% : 
360V < U < 400V 
 - Kiểm tra bên ngoài máy nén và các thiết bị chuyển động xem 
có vật gì gây trở ngại sự làm việc bình thường của thiết bị không. 
 - Kiểm tra số lượng và chất lượng dầu trong máy nén. Mức dầu 
thường phải chiếm 2/3 mắt kính quan sát. Mức dầu quá lớn và quá bé 
đều không tốt. 
 - Kiểm tra mức nước trong các bể chứa nước, trong tháp giải 
nhiệt, trong bể dàn ngưng đồng thời kiểm tra chất lượng nước xem có 
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật không. Nếu không đảm bảo thì phải bỏ để 
bố sung nước mới, sạch hơn. 
 - Kiểm tra các thiết bị đo lường, điều khiển và bảo vệ hệ thống 
 - Kiểm tra hệ thống điện trong tủ điện, đảm bảo trong tình trạng 
hoạt động tốt. 
 - Kiểm tra tình trạng đóng mở của các van : 
 + Các van thường đóng : van xả đáy các bình, van nạp 
môi chất, van by-pass, van xả khí không ngưng, van thu hồi dầu hoặc 
xả bỏ dầu, van đấu hoà các hệ thống, van xả air. Riêng van chặn 
đường hút khi dừng máy thường phải đóng và khi khởi động thì mở từ 
từ. 
 + Tất cả các van còn lại đều ở trạng thái mở. Đặc biệt 
lưu ý van đầu đẩy máy nén, van chặn của các thiết bị đo lường và bảo 
vệ phải luôn luôn mở. 
 + Các van điều chỉnh : Van tiết lưu tự động, rơ le nhiệt, 
rơ le áp suất vv... Chỉ có người có trách nhiệm mới được mở và điều 
chỉnh. 
 415
11.5.2 Vận hành 
 Tuỳ thuộc vào từng hệ thống cụ thể mà qui trình vận hành có 
khác nhau. Tuy nhiên trong hầu hết các hệ thống lạnh được thiết kế 
thường có 02 chế độ vận hành : Chế độ vận hành tự động (AUTO) và 
chế độ vận hành bằng tay (MANUAL). 
 - Chế độ tự động: Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động, trình 
tự khởi động đã được người thiết kế định sẵn. Chế độ này có ưu điểm 
hạn chế những sai sót của người vận hành. Tuy nhiên ở chế độ tự động 
các thiết bị ảnh hưởng, khống chế qua lại với nhau nên không thể tuỳ 
tiện thay đổi được. 
 - Chế độ bằng tay: Người vận hành cho chạy độc lập các thiết 
bị . Khi chạy ở chế độ này, đòi hỏi người vận hành phải có kinh 
nghiệm. Chế độ chạy bằng tay chỉ nên sử dụng khi cần kiểm tra hiệu 
chỉnh các thiết bị hoặc khi cần chạy một thiết bị riêng lẻ nào đó mà 
thôi. 
 1.5.2.1 Các bước vận hành tự động AUTO 
 - Bật Aptomat tổng của tủ điện động lực, aptomat của tất cả các 
thiết bị của hệ thống cần chạy. 
 - Bật các công tắc chạy các thiết bị sang vị trí AUTO 
 - Nhất nút START cho hệ thống hoạt động. Khi đó các thiết bị 
sẽ hoạt động theo một trình tự nhất định. 
 - Từ từ mở van chặn hút của máy nén. Nếu mở nhanh có thể 
gây ra ngập lỏng, mặt khác khi mở quá lớn dòng điện mô tơ cao sẽ 
quá dòng, không tốt. 
 - Lắng nghe tiếng nổ của máy, nếu có tiếng gỏ bất thường, kèm 
sương bám nhiều ở đầu hút thì dừng máy ngay. 
 - Theo dỏi dòng điện máy nén. Dòng điện không được lớn quá 
so với qui định. Nếu dòng điện lớn quá thì đóng van chặn hút lại hoặc 
thực hiện giảm tải bằng tay. Trong các tủ điện, giai đoạn dầu ở mạch 
chạy sao, hệ thống luôn luôn được giảm tải, nhưng giai đoạn này 
thường rất ngắn. 
 416
 - Quan sát tình trạng bám tuyết trên carte máy nén. Tuyết 
không được bám lên phần thân máy quá nhiều. Nếu lớn quá thì đóng 
van chặn hút lại và tiếp tục theo dỏi. 
 - Tiếp tục mở van chặn hút cho đến khi mở hoàn toàn nhưng 
dòng điện máy nén không lớn quá quy định, tuyết bám trên thân máy 
không nhiều thì quá trình khởi động đã xong. 
 - Bật công tắc cấp dịch cho dàn lạnh, bình trung gian và bình 
chứa hạ áp (nếu có) 
 - Kiểm tra áp suất hệ thống: 
 + áp suất ngưng tụ 
 NH3 : Pk < 16,5 kG/cm2 (tk < 40oC) 
 R22 : Pk < 16 kG/cm2 
 R12 : Pk < 12 kG/cm2 
 + áp suất dầu 
 Pd = Ph + (2÷3) kG/cm2
 - Ghi lại toàn bộ các thông số hoạt động của hệ thống. Cứ 30 
phút ghi 01 lần. Các số liệu bao gồm : Điện áp nguồn, dòng điện các 
thiết bị, nhiệt độ đầu đẩy, đầu hút và nhiệt độ ở tất cả các thiết bị, 
buồng lạnh, áp suất đầu đẩy, đầu hút, áp suất trung gian, áp suất dầu, 
áp suất nước. 
 So sánh và đánh giá các số liệu với các thông số vận hành 
thường ngày. 
 1.5.2.2. Các bước vận hành bằng tay (MANUAL) 
 - Bật Aptomat tổng của tủ điện động lực, aptomat của tất cả các 
thiết bị của hệ thống cần chạy. 
 - Bật các công tắc để chạy các thiết bị như bơm, quạt giải nhiệt, 
bộ cánh khuấy, quạt dàn lạnh, tháp giải nhiệt vv.. sang vị trí 
MANUAL. Tất cả các thiết bị này sẽ được chạy trước. 
 - Bậc công tắc giảm tải máy nén sang MANUAL để giảm tải 
trước khi chạy máy. 
 - Nhấn nút START cho máy nén hoạt động. 
 - Mở từ từ van chặn hút và quan sát dòng điện máy nén nằm 
trong giới hạn cho phép. 
 417
 - Bật công tắc cấp dịch dàn lạnh, bình trung gian, bình chứa hạ 
áp (nếu có) đồng thời quan sát và theo dỏi các thông số như ở chế độ 
AUTO. 
 - Sau khi đã mở hoàn toàn van chặn hút, nhưng các thông số 
như dòng điện, áp suất hút, độ bám tuyết bình thường thì tiến hành ghi 
lại các thông số vận hành, cứ 30 phút ghi 01 lần. 
11.5.3. Dừng máy 
 1.5.3.1 Dừng máy bình thường 
 * Hệ thống đang ở hoạt động ở chế độ tự động 
 - Tắt tất cả các công tắc cấp dịch cho dàn lạnh, bình 
chứa hạ áp, bình trung gian. 
 - Khi áp suất Ph < 50cmHg thì nhấn nút STOP để dừng 
máy hoặc đợi cho rơle áp suất thấp LP tác động dừng máy. 
 - Đóng van chặn hút máy nén 
 - Sau khi máy đã ngừng hoạt động có thể cho bơm giải 
nhiệt hoặc quạt dàn ngưng chạy thêm 5 phút để giải hết nhiệt cho dàn 
ngưng bằng cách bật công tắc chạy bơm, quạt sang vị trí MANUAL 
 - Ngắt aptomat của các thiết bị 
 - Đóng cửa tủ điện 
 * Hệ thống đang ở hoạt động ở chế độ bằng tay 
 - Tắt tất cả các công tắc cấp dịch cho dàn lạnh, bình 
chứa hạ áp, bình trung gian. 
 - Khi áp suất Ph < 50cmHg thì nhất nút STOP để dừng 
máy. 
 - Bật các công tắc chạy bơm, quạt sang vị trí OFF để 
dừng chạy các thiết bị này. 
 - Đóng van chặn hút 
 - Ngắt các aptomat của các thiết bị 
 - Đóng cửa tủ điện 
 1.5.3.2. Dừng máy sự cố 
 Khi có sự cố khẩn cấp cần tiến hành ngay lập tức: 
 - Nhất nút EMERENCY hoặc STOP để dừng máy 
 418
 - Tắt aptomat tổng của tủ điện 
 - Đóng van chặn hút 
 - Nhanh chóng tìm hiểu và khắc phục sự cố 
 Cần lưu ý : 
 + Nếu sự cố rò rỉ NH3 thì phải sử dụng mặt nạ phòng 
độc để xử lý sự cố. 
 + Các sự cố áp suất xảy ra, sau khi xử lý xong muốn 
phục hồi để chạy lại cần nhấn nút RESET trên tủ điện. 
 + Trường hợp sự cố ngập lỏng thì không được chạy lại 
ngay. Bạn có thể sử dụng máy khác để hút kiệt môi chất trong máy 
ngập lỏng rồi mới có thể chạy lại tiếp. Trường hợp không có máy nén 
khác thì phải để như vậy cho môi chất tự bốc hơi hết hoặc sử dụng 
máy nén bên ngoài rút dịch trong cacte máy ngập lỏng. 
 1.5.3.3. Dừng máy lâu dài 
 Để dừng máy lâu dài cần tiến hành hút nhiều lần để hút kiệt 
môi chất trong dàn lạnh và đưa về bình chứa cao áp. 
 Sau khi đã tiến hành dừng máy, tắt aptomat nguồn và khoá tủ 
điện. 
11.6 MộT Số THAO TáC TRONG 
QUá TRìNH VậN HàNH 
11.6.1 Xả băng dàn lạnh 
 Khi băng bám ở dàn lạnh quá nhiều hiệu quả làm lạnh kém do 
băng tạo nên lớp cách nhiệt, đường gió đi bị tắc, làm cháy quạt gió, 
làm ngập lỏng máy nén. Vì vậy phải thường xuyên xả băng cho dàn 
lạnh. 
 Để xả băng có 2 phương pháp: Quan sát trực tiếp trên dàn lạnh 
nếu thấy băng bám nhiều thì tiến hành công việc xả băng, quan sát 
 419
dòng điện quạt dàn lạnh, nếu lớn hơn trị số quy định thì thực hiện xả 
băng. 
 Có 3 phương thức xả băng : Dùng điện trở, môi chất nóng và 
dùng nước 
 Quá trình xả băng qua 3 giai đoạn : 
 1.6.1.1. Rút môi chất dàn lạnh 
Rút kiệt môi chất trong dàn lạnh: điều này rất quan trọng, vì nếu 
môi chất còn tồn đọng nhiều trong dàn lạnh, khi xả băng sẽ bốc hơi về 
đầu hút máy nén và ngưng tụ lại ở đó thành lỏng, khi khởi động máy 
lại sẽ gây ra hiện tượng ngập lỏng, rất nguy hiểm. 
 Rút môi chất cho tới khi áp suất trong dàn bay hơi đạt độ chân 
không Pck = 600mmHg thì có thể coi đạt yêu cầu. Thời gian xả băng 
đã được đặt sẵn nhờ rơ le thời gian, đối với mỗi một hệ thống nên 
quan sát và đặt cho phù hợp để vừa hút kiệt môi chất là được. 
 1.6.1.2. Xả băng 
 Quá trình xả băng dàn lạnh diễn ra trong vòng 15 ÷ 30 phút tuỳ 
thuộc vào từng thiết bị cụ thể và phương thức xả băng. Trong giai 
đoạn này có thể quan sát thấy nước băng tan chảy ra ống thoát nước 
dàn lạnh. 
 Trong quá trình xả băng các quạt dàn lạnh phải dừng tránh thổi 
bắn nước xả băng tung toé trong buồng lạnh. Thời gian xả băng cũng 
cần chỉnh lý cho phù hợp thực tế, không nên kéo dài quá lâu, gây tổn 
thất lạnh không cần thiết. Có thể ngừng giai đoạn xả băng bất cứ lúc 
nào để chuyển sang giai đoạn sau bằng cách nhấn nút dừng xả băng 
trên tủ điện. 
 1.6.1.3. Làm khô dàn lạnh 
 Sau khi xả băng xong, dàn lạnh vẫn còn bị ướt, nhất là khi 
dùng nước để xả băng. Nếu cho hệ thống hoạt động lại ngay nước bám 
trên dàn lạnh sẽ lập tức đông lại tạo nên một lớp băng mới. Vì vậy 
cần tiến hành làm khô dàn lạnh trước khi khởi động lại. Giai đoạn 
 420
này các quạt dàn lạnh làm việc, hệ thống xả băng dừng. Thời gian 
làm khô thường đặt 10 phút. 
11.6.2 Xả khí không ngưng 
 Khí không ngưng lọt vào hệ thống làm cho áp suất ngưng tụ 
cao ảnh hưởng đến độ bền và hiệu qủa làm việc của hệ thống. 
 Khi quan sát thấy áp suất ngưng tụ cao hơn bình thường, kim 
đồng hồ áp suất rung mạnh thì trong hệ thống đã bị lọt khí không 
ngưng. 
 Khí không ngưng có thể lọt vào hệ thống do rò rỉ phía hạ áp 
hoặc lọt vào các thiết bị trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng. 
 Việc xả khí không ngưng trong hệ thống có trang bị bình xả khí 
không ngưng khác với trong hệ thống không trang bị thiết bị này. 
 Khí không ngưng thường tích tụ nhiều nhất tại thiết bị ngưng 
tụ, mặt khác nhờ quá trình giải nhiệt ở đó, nên quá trình tách khí đã 
diễn ra ít nhiều ở thiết bị này. Khí không ngưng có lẫn môi chất được 
lấy từ thiết bị ngưng tụ dẫn lên bình tách khí không ngưng. ở đây hổn 
hợp được làm lạnh để tách phần môi chất còn lẫn trước khi xả khí 
không ngưng ra ngoài. 
 1.6.2.1. Hệ thống không có bình xả khí không ngưng 
Quá trình xả khí không ngưng thực hiện trực tiếp từ thiết bị ngưng 
tụ và thực hiện theo các bước sau: 
- Cho dừng hệ thống lạnh. 
- Bật công tắc chạy bơm, quạt giải nhiệt sang vị trí MANUAL để 
giải nhiệt thiết bị ngưng tụ, tiếp tục ngưng lượng môi chất còn tích tụ 
ở thiết bi và chảy về bình chứa. Thời gian làm mát khoảng 15 ÷ 20 
phút. 
- Ngừng chạy bơm, quạt và đóng các van để cô lập thiết bị ngưng 
tụ với hệ thống. 
- Tiến hành xả khí không ngưng trong thiết bị ngưng tụ. Quan sát 
áp suất thiết bị ngưng tụ, không nên xả quá nhiều mỗi lần. Cần chú ý 
 421
dù quá trình làm mát có lâu như thế nào thì trong khí không ngưng 
vẫn lẫn một ít môi chất lạnh. Vì vậy đối với hệ thống NH3 khí xả phải 
được đưa vào bể nước để nước hấp thụ hết NH3 lẫn và khí, tránh gây 
ảnh hưởng đối với xung quanh. 
 1.6.2.2 Hệ thống có bình xả khí không ngưng 
 Quá trình xả khí không ngưng trong trường hợp hệ thống có 
thiết bị xả khí không ngưng chỉ có thể tiến hành khi hệ thống đang 
hoạt động. Tuy nhiên để hạn chế lưu lượng môi chất tuần hoàn khi xả 
khi nên tắt cấp dịch dàn lạnh. 
 - Cấp dịch làm lạnh bình xả khí không ngưng. 
 - Mở thông đường lấy khí không ngưng từ thiết bị ngưng tụ đến 
bình xả khí không ngưng để khí không ngưng đi vào thiết bị xả khí 
 - Sau một thời gian làm lạnh ở thiết bị xả khí để ngưng tụ hết 
môi chất còn lẫn, tiến hành xả khí ra ngoài. 
11.6.3 Ngập lỏng và xử lý ngập lỏng 
 Phần lớn các sự cố máy nén là do ngập lỏng. 
 11.6.3.1. Ngập lỏng : Ngập lỏng là hiện tượng hút dịch 
lỏng về máy nén. Do ở trạng thái lỏng không thể nén được 
nên nếu máy nén hút lỏng vào xi lanh thì khi nén máy nén 
sẽ bị hỏng, như gãy tay quay, vỡ xi lanh vv.. 
 Nguyên nhân của ngập lỏng là do : 
 - Phụ tải nhiệt quá lớn quá trình sôi ở dàn lạnh mãnh liệt và hơi 
cuốn lỏng về máy nén 
 - Van tiết lưu mở quá lớn hoặc không phù hợp. 
 - Khi mới khởi động, do có lỏng nằm sẵn trên ống hút hoặc 
trong dàn lạnh. 
 - Van phao khống chế mức dịch dàn lạnh hỏng nên dịch tràn về 
máy nén. 
 422
 - Môi chất không bay hơi ở dàn lạnh được : do bám tuyết nhiều 
ở dàn lạnh, nhiệt độ buồng lạnh thấp, quạt dàn lạnh hỏng... 
 11.6.3.2. Xử lý ngập lỏng 
 a. Ngập lỏng nhẹ 
 - Đóng van tiết lưu hoặc tắt cấp dịch dàn lạnh và kiểm tra tình 
trạng ngập lỏng, đồng thời kiểm tra nguyên nhân gây ngập lỏng. Khi 
biết được nguyên nhân phải khắc phục ngay. 
 Trong trường hợp nhẹ có thể mở van xả khí tạp cho môi chất 
bốc hơi ra sau khi đã làm nóng cácte lên 30oC, sau đó có thể vận hành 
trở lại. 
 Trường hợp nặng hơn, sương bắt đầu bám ở thân các te, nhiệt 
độ đầu hút thấp nhưng nhiệt độ bơm dầu trên 30oC thí áp dụng cách 
sau : 
 a. Đóng van tiết lưu hoặc tắt van điện từ cấp dịch. Cho máy 
chạy tiếp tục. 
 b. Khi áp suất hút đã xuống thấp mở từ từ van chặn hút rồi 
quan sát tình trạng. Qua 30 phút dù đã mở hết van hút nhưng áp suất 
không tăng chứng tỏ dịch ở trong dàn lạnh đã bốc hơi hết. 
 c. Mở van tiết lưu cấp dịch cho dàn lạnh để hệ thống hoạt động 
lại và quan sát. 
 b. Ngập lỏng nặng 
 Khi quan sát qua kính xem môi chất thấy dịch trong cácte nổi 
thành tầng thì đó là lúc ngập nặng. Lập tức cho máy ngập lỏng dừng 
và thực hiện các biện pháp sau : 
 * Trường hợp hệ thống có nhiều máy đấu chung 
 - Đóng van tiết lưu hoặc tắt van điện từ cấp dịch. 
 - Đóng van xả máy ngập lỏng 
 - Sử dụng van by-pass giữa các máy nén dùng máy nén không 
ngập lỏng hút hết môi chất trong máy ngập lỏng. 
 423
 - Khi áp suất xuống thấp làm nóng các te máy ngập lỏng cho 
bốc hết môi chất bên trong. 
 - Quan sát qua kính xem dầu môi chất lạnh bên trong cácte. 
 - Rút bỏ dầu trong cácte 
 - Nạp dầu mới đã được làm nóng lên 35÷40oC 
 - Khi đã hoàn tất mở van xả và cho máy hoạt động lại, theo dỏi 
và kiểm tra 
 * Trường hợp không có máy đấu chung 
 - Tắt cấp dịch, dừng máy. 
 - Đóng van xả và van hút. 
 - Qua lổ xả dầu xả bỏ dầu và môi chất lạnh. 
 - Nạp lại dầu cho máy lạnh. 
 - Mở van xả. 
 - Cho máy hoạt động trở lại và từ từ mở van hút. 
 - Sau khi đã mở hoàn toàn mà không có hiện tượng gì thì coi 
như đã xử lý xong. 
Trong trường hợp này cũng có thể hút dịch trong cacte máy nén 
ngập lỏng bằng máy nén nhỏ khác bên ngoài. 
* * * 
 424

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_he_thong_may_va_thiet_bi_lanh_chuong_xi_thiet_ke.pdf