Giáo trình Hệ thống truyền lực

Tóm tắt Giáo trình Hệ thống truyền lực: ...ớn nhất. Tại đây thì ô tô không còn khả năng tăng tốc và khắc phục độ dốc cao hơn. Ta xét tại một vị trí bất kỳ v1. Ta có: ad = Pd là lực kéo dư nhằm để tăng tốc, lên dốc hoặc ô tô lên dốc với độ dốc tăng lên. ab = PW lực cản không khí. bc = P lực cản lăn tổng cộng của của mặt đường. ...ộng đóng, bánh răng côn 3 và 4 làm cho trục 6 quay theo chiều ngược lại tức là xe chuyển động lùi. 2.7.2 Truyền động vô cấp hỗn hợp (biến tốc thủy lực và cơ khí ).  Sơ đồ nguyên lý: Hộp số hỗn hợp là hộp số kết hợp hai dạng truyền đông có cấp và vô cấp hoặc truyền động cơ khí và thủy lực...hêm cầu chủ động tạo thành một khối. Hệ thống truyền lực của hộp số CVT bao gồm: Bánh đà, hệ puli, đai truyền và cầu chủ động. Bánh đà đặt ngay sau động cơ và truyền chuyển động từ động cơ sang puli chủ động thông qua li hợp, puli bị động nhận chuyển động quay từ puli chủ đai thông qua đa...

pdf68 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Hệ thống truyền lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời lái chỉ cần làm quen với cảm nhận của việc tăng mức độ bàn 
đạp chân ga với sự thay đổi tốc độ chuyển động của ô tô và có thể giữ chúng suốt 
trong thời gian chạy. 
2.9.3Hộp số vô cấp (Elek . Continously Variable Transmission ) ECVT. 
 Các bộ phận chính của vô cấp ECVT bao gồm: Bánh đai chủ động, đai 
truyền kim loại, bánh đai bị động, li hợp điện từ, cầu chủ động. Tất cả các bộ phận 
trên tạo thành một khối như hình vẽ mô tả dưới đây: 
 43 
Hình 2.23 Hệ thống truyền lực ECVT trên ô tô LANCIA Y 10 Selectronic. 
1. Li hợp điện từ; 2.Bánh đai bị động; 3. Dây đai kim loại; 4. Bánh đai chủ động; 
5. Bộ truyền số lùi; 6. Bộ truyền lực cầu xe. 
 Li hợp dùng cho hộp số này là li hợp điện từ. Li hợp điện từ bao gồm tang 
trống ngoài gần với bánh đà động cơ, rôto bên trong có các cuộn dây quấn gắn với 
hộp số. Giữa tang trống và rôto là lớp bột kim loại ép. Hoạt động của li hợp điện từ 
được thực hiện nhờ bộ điều khiển điện từ theo nguyên lý: điều chỉnh dòng điện 
trong rôto và làm thay đổi lực từ tường giữa phần chủ động và bị động phụ thuộc 
vào các tín hiệu lấy từ các cảm biến của cần chọn số (để ở D hay L) thì li hợp mở, 
bánh xe không có lực kéo. Khi tăng lượng cung cấp nhiên liệu, dòng điện trong rôto 
tăng lên, kích hoạt tấm bột kim loại từ hóa đóng li hợp và dẫn tới khởi hành ô tô. 
Nhờ bộ điều khiển điện từ làm việc theo tác động thông qua từ trường nên quá trình 
tăng tốc, thay đổi chân ga đột ngột, li hợp làm việc êm dịu. Khi chuyển động đều, từ 
trường tạo nên ổn định, phần chủ động và phần bị động quay cùng tốc độ, tức là 
không xảy ra sự trượt. 
 44 
Chương 3 
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA HỘP SỐ CVT 
3.1 Đặc điểm cấu tạo chung 
 Hộp số vô cấp CVT bao gồm các bộ phận: Puli chủ động, puli bị động, đai 
truyền, cơ cấu đảo chiều quay, bộ vi xử lí và các cảm biến. 
 Vỏ hộp số được chế tạo bằng vỏ hợp kim nhôm, bên trong chứa các bộ phận 
điều khiển, hệ pu li và đai truyền. Hộp số CVT có cấu tạo thêm cầu chủ động tạo 
thành một khối. Hệ thống truyền lực của hộp số CVT bao gồm: Bánh đà, hệ puli, 
đai truyền và cầu chủ động. 
 Bánh đà đặt ngay sau động cơ và truyền chuyển động từ động cơ sang puli 
chủ động thông qua li hợp, puli bị động nhận chuyển động quay từ puli chủ đai 
thông qua đai truyền và truyền chuyển động quay tới cầu chủ động để làm cho bánh 
xe chuyển động. 
 Khác với các loại hộp số có cấp và hộp số tự động thì đặc điểm cấu tạo của 
các loại này là cả một thế giới bánh răng, phanh, đĩa li hợp cùng các thiết bị khác và 
có tỷ số truyền xác định. Hộp số CVT có cấu tạo đơn giản hơn và nguyên lý làm 
việc không phức tạp. 
 Hộp số CVT có kích thước nhỏ gọn do không có trục trung gian, cầu chủ 
động và hộp số có khoang ngăn và sử dụng hai loại dầu bôi trơn là khác nhau. 
 45 
 Hộp số CVT có mô hình: 
 Hộp số CVT loại truyền động đai có bánh đai chủ động 2, có thể dịch chuyển 
ra vào nửa bánh đai cố định, quay với vận tốc góc 1 , bánh đai di động 1 cũng có 
nửa bánh đai di động thể dịch chuyển ra xa hay lại gần nửa cố định, quay với vận 
tốc góc 2 và thay đổi đường kính làm việc của đai, từ đó thay đổi tỷ số truyền của 
hộp số. 
Hình 3.1 Mô hình của CVT. 
1. Bánh đai bị động, 2. bánh đai chủ động, 3. đai truyền,4. trục bị động, 5. vận tốc 
góc trục bị động, 6 vận tốc góc trục chủ động,7,trục chủ động 
 CVT có các cách bố trí: 
 46 
 Puli chủ động nhận trực tiếp chuyển động quay. 
Hình 3.2 Cách bố trí CVT trên xe du lịch 
1. Bánh đai chủ động, 2. đai truyền,3.bánh đai bị động, 
4. hệ bánh răng hành tinh, 5.bầu thủy lực điều khiển tỷ số truyền. 
 Ở hộp số này năng lượng của trục chủ động được nhận từ li hợp, trục chủ động 
truyền năng lượng tới puli bị động thông qua đai truyền, puli bị động truyền năng 
lượng này tới cơ cấu vi sai. Ở đây năng lượng được truyền tới cơ cấu vi sai và qua 
các bán trục tới bánh xe chủ động. Kết quả là làm cho xe chuyển động. 
 47 
o Các chi tiết chính: 
Hình 3.3 Các chi tiết chính của CVT. 
1 trục chủ động, 2. đai truyền, 3.bộ điều chỉnh puli, 4.hệ bành răng hành tinh, 
5.bánh răng nghiêng truyền lực cuối cùng 
Với cơ cấu đảo chiều quay là hệ bánh răng hành tinh. 
 48 
 Puli nhận năng lượng từ trục khuỷu động cơ thông qua cặp bánh răng ăn 
khớp. 
Hình 3.4 Cách bố trí của CVT trên xe du lịch. 
 Puli chủ động nhận năng lượng từ động cơ thông qua cặp bánh răng ăn khớp 
có tỷ số truyền không đổi. trục chủ động truyền năng lượng tới puli bị động thông 
qua đai truyền, puli bị động truyền năng lượng này tới cơ cấu vi sai. Ở đây năng 
lượng được truyền tới cơ cấu vi sai và qua các bán trục tới bánh xe chủ động. Kết 
quả là làm cho xe chuyển động. 
 49 
o Các chi tiết chính: 
Hình: 3.5 Các chi tiết chính của CVT. 
1.trục nhận chuyển động quay, 2.nửa puli cố định, 3. đai truyền, 
4.bộ điều chỉnh nửa puli di động, 5 bánh răng truyền lực cuối cùng. 
3.2 Sơ đồ nguyên lí hoạt động. 
 Sơ đồ dạng tổng quát: 
Hình 3.6 Sơ đồ nguyên lý làm việc. 
Puli bị động 
Đai truyền Puli chủ động 
Các phần tử 
điều khiển 
Li hợp 
cầu chủ động 
 50 
Nguyên lý hoạt động chung của CVT. 
 Khi động cơ hoạt động thì làm cho bánh đà quay, li hợp nhận chuyển động từ 
bánh đà và truyền chuyển động quay tới puli chủ động, chuyển động quay hay năng 
lượng được truyền tới puli bị đông thông qua đai truyền. Năng lượng từ đây lại 
được truyền tới bộ vi sai. Việc thay đổi tỷ số truyền được thực hiện bằng cách thay 
đổi bán kính làm việc của hệ puli do hệ thống thủy lực hay bi văng và xi lanh chân 
không điều khiển. Việc đảo chiều quay của hệ puli được thực hiện bằng hệ bánh 
răng hành tinh. 
3.3 C ấu tạo của các chi tiết 
3.3.1 Đai truyền 
 Đai truyền làm bằng vật liêu cao su và một ít vật liệu khác thì vẫn có sự trượt 
và nhu cầu đòi hỏi của khách hàng và sự cạnh tranh giữa các hãng với nhau thì đai 
truyền kim loại ra đời. 
Hình 3.7 Cấu tạo của đai truyền. 
1. Puli chủ động, 2. Puli bị động, 3 Mô men ma sát của puli bị động, 4. Chiều quay 
của trục chủ động, 5. Lực kéo đai truyền, 6. Lực tác dụng giữa các phiến thép, 7. 
Lực căng trục, 8. Lực căng trên dây đai. 
 51 
 Đai truyền kim loại có cấu tạo bao gồm nhiều phiến thép có độ cứng cao và 
số lượng phiến thép tùy thuộc vào khoảng cách giữa hai trục truyền động, các phiến 
thép có góc nghiêng so với mặt vát tạo nên đai hình thang một góc 200, hình 3.9 mô 
tả cấu tạo của phiến thép. Các phiến thép này nằm trên các vòng thép, vòng thép 
được làm bằng các lá thép mỏng có chiều dày thường bằng 0.1 mm, ép chặt với 
nhau, hình 3.8 mô tả cấu tạo của đai truyền. Mô men xoắn được truyền giữa hai trục 
thông qua lực tác dụng lên dây đai, việc truyền lực như thế được tạo nên bởi áp lực 
ép từ phiến thép này sang phiến thép kia, đồng thời sự dịch chuyển hướng kính của 
dây đai kim loại được thực hiện nhờ sự cân bằng của lực ép dây đai trên rãnh bánh 
đai và lực ép thủy lực hay lò xo. Hệ số ma sát giữa dây đai kim loại và bánh đai nhỏ 
nên lực ép của cơ cấu thủy lực chỉ cần khoảng 20 KN. 
Hình 3.8 Các chi tiết của đai truyền kim loại. 
 52 
Hình 3.9 Cấu tạo của phiến thép 
3.3.2 Puli chủ động 
 Hệ puli với đường kính thay đổi là trái tim của CVT. Mỗi puli tạo thành từ 
hai khối hình nón có góc nghiêng là 200 và đặt đối diện với nhau. Hai khối nón này 
có thể thay đổi khoảng cách giữa chúng, khi hai khối tách ra xa thì dây đai làm việc 
ngập sâu trong rãnh và bán kính làm việc của nó bị giảm. Và ngược lại thì bán kính 
làm việc sẽ tăng, việc thay đổi được bán kính làm việc của đai là do một nửa puli di 
động, một nửa cố định trên trục dọc. 
 Bề mặt làm việc của puli là mặt nghiêng trong tức là mặt nghiêng 200. Do có 
mặt nghiêng thì đai mới thay đổi hướng kính làm việc của puli tạo cho việc thay đổi 
tỷ số truyền. 
 Puli chủ động nhận năng lượng từ trục quay của động cơ hay qua bánh răng 
dẫn tới thì phụ thuộc vào kết cấu của CVT và truyền năng lượng đó tới puli bị động 
 thông qua đai truyền. 
 53 
Hình 3.10 Mô tả cấu tạo của puli chủ động. 
 Puli gồm có hai nửa: Chủ động và di động 
4
5
2
6
7
3
2
1
Hình 3.11 Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của puli chủ động 
 54 
1. Nửa cố định, 2. bi đỡ, 3. ổ đỡ, 4. Trục đồng tâm, 5. Lò xo ép, 6. Màng, 7. Nửa 
puli di động 
o Nửa puli cố định. 
4 3
1
2
Hình 3.12 Cấu tạo của nửa puli cố định. 
1.Nửa puli, 2. ổ bi, 3. trục đồng tâm, 4. trục đỡ. 
 Nửa puli cố định này nhận chuyển động quay từ trục đỡ 4 thông qua bánh 
răng ăn khớp, bánh răng ngoài trên trục đỡ 4 và bánh răng trong trên nửa puli cố 
định. Nửa di động có thể trượt trên nửa cố định thông qua dầu bôi trơn. 
o Nửa di động. 
1
3
4
5
2
 55 
Hình: 3.13 Cấu tạo của nửa puli di động. 
1.nửa puli di động, 2.nửa puli cố định, 3.bầu thủy lực, 4.ổ bi, 5.lò xo. 
3.3.2 Puli bị động. 
 Về mặt cấu tạo và nguyên lí làm việc thì puli bị động tương tự như puli chủ 
động nhưng nó nhận năng lượng từ puli chủ động thông qua đai truyền và truyền 
năng lượng này tới bộ vi sai lắp trong CVT. 
5
3
4
2
1
7
4
6
Hình 3.14 Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của puli bị động. 
1.nửa puli di động, 2.lò xo, 3.trục đỡ, 4. ổ bi, 5.bầu thủy lực, 6.trục truyền chuyển 
động, 7.nửa puli cố định. 
 Puli bị động bao gồm các chi tiết chính như hình (3.15), hai nửa puli 1 và 7 
có thể tách ra xa hay lại gần nhau, nhờ bầu thủy lực 5 thay đổi áp suất để thay đổi 
bán kính làm việc của đai truyền, do đó thay đổi được tỷ số truyền của hộp số. 
o Nửa puli cố định 
 56 
1
2
3
Hình 3.15 Cấu tạo của nửa puli cố định. 
1.nửa puli cố định, 2.ổ bi, 3.trục truyền chuyển động. 
 Nửa puli cố định này nhận chuyển động quay từ trục3 thông qua trục truyền 
chuyển động 3, nó có thể cho nửa di động trượt trên nó. 
o Nửa di động. 
3
5
1
2
4
6
 Puli di động có cấu tạo bao gồm các chi tiết chính trên hình 3.17, trục 6 có 
tác dụng đỡ nửa puli di động để trượt trên nửa puli cố định, lò xo 5 luôn bị nén có 
tác dụng ép đai truyền với một lực cố định, khi bầu thủy lực thay đổi áp suất thì sẽ 
thay đổi khoảng cách giữa hai nửa puli nhằm thay đổi bán kính làm việc của đai 
truyền và làm cho tỷ số truyền thay đổi tăng hay giảm. 
Hình 3.16 Cấu tạo của nửa puli di động. 
1.nửa puli cố định, 2.màng, 3. bầu thủy 
lực, 4 ổ bi, 5.lò xo, 6. ổ đỡ 
 57 
3.4 Hệ thống điều khiển thủy lực điện từ (ĐKTLĐT) 
3.4.1 Bơm dầu. 
 Bơm dầu dung trong hộp số CVT là loại bánh răng ăn khớp trong lệch tâm. 
 Bơm dầu được truyền năng lượng từ trục khuỷu động cơ . 
 Cấu tạo: 
Hình 3.17 Cấu tạo của bơm dầu. 
 Bơm dầu được cấu tạo từ: vỏ bơm, vành răng ngoài, rôto bơm, đĩa phân chia 
dầu.Do sự không đồng tâm trục quay, nên các bánh răng vừa ăn khớp vừa tạo nên 
các khoang dầu. Khi trục chủ động quay, khoang dầu tạo nên bởi giữa các bề mặt 
răng tăng dần thể tích, tương ướng với quá trình hút, tiếp theo khoang dầu bị thu 
hẹp thể tích và tăng áp suất. Qúa trình bơm xảy ra liên tục tạo nên áp suất dầu cho 
đường dẫn dầu ra cung cấp cho hệ thống thủy lực. 
 Các bộ phận chính của ĐKTLĐT 
 ĐKTLĐT có cấu tạo rất đa dạng bao gồm nhiều kết cấu phức tạp, được điều 
hành bằng máy tính nhỏ (Microcomputer) 
 58 
 Sơ đồ khối của hệ thống: 
Hình 3.19 Sơ đồ khối của hệ thống ĐKTLĐT 
o Hệ thống ĐKTLĐT bao gồm các cụm sau: 
 - Các cảm biến tín hiệu đầu vào. 
 - Các bộ chuyển đổi tín hiệu . 
 - Máy tính (Computer). 
 - Các bộ chuyển và biến đổi tin hiệu. 
3.4.2 Cấu tạo các cảm biến. 
 Cảm biến vị trí. 
Bơm dầu 
bộ điều khiển 
ap suất 
Các cơ 
cấu 
điều 
khiển 
hộp 
số 
CVT 
hệ van điều 
khiển thủy lực 
cụm 
van 
điện từ 
bộ báo mã 
chẩn đoán 
Các cảm biến 
lưới lọc 
Đáy chứa dầu 
bộ điều khiển 
trung tâm 
 59 
 Cảm biến vị trí dùng để xác định vị trí bướm ga và thể hiện chế độ làm việc 
của động cơ. Cảm biến này có cấu tạo là một biến trở con chạy, một đầu của con 
chạy quay cùng với bướm ga và thường xuyên quét lên điện trở đã đặt sẵn trên điện 
áp (5V hay 8V). Sơ đồ mạch điện mô tả trên hình 3.20, tín hiệu do sự thay đổi vị trí 
bướm ga được chuyển về bộ chuyển đổi tín hiệu điêu khiển của máy tính. 
 Cảm biến nhiệt độ 
Hình 3.21 Sơ đồ mạch điện của bộ cảm biến vị trí nhiệt độ. 
Hình 3.20 Sơ đồ mạch điện của 
bộ cảm biến vị trí bướm ga 
 60 
 Cảm biến nhiệt độ được dùng đo nhiệt độ động cơ, và nhiệt độ dầu trong hộp 
số. 
 Cảm biến làm việc theo nguyên lý: Khi nhiệt độ thấp cho phép điện áp tín 
hiệu đưa vào máy tính cao và ngược lại. Cảm biến điện trở có độ nhạy cao mắc 
song song với nguồn cung cấp, khi nhiệt độ cao, điện trở tăng thì tín hiệu vào 
computer sẽ lớn. Sơ đồ nguyên lý trên hình 3.21 
3.4.3 Bộ chuyển đổi tín hiệu và các dạng tín hiệu điều khiển. 
 Dạng tín hiệu điều khiển là: 
 Dạng mức xác định (ON- OFF). 
 Dạng sóng. 
 Các tín hiệu sau cảm biến là dạng tín hiệu điện áp. Computer không thể tiếp 
nhận trực tiếp tất cả các dạng tín hiệu này mà cần chuyển sang tín hiệu hai mức 
(Digital) bằng bộ chuyển đổi từ Analog sang Digital ( Bộ A/D). 
 Dạng tín hiệu hai mức chỉ có hai giá trị: thấp và cao tương ứng với ON và 
OFF. 
o t o
12v
t
t
Uc Uc
t
OFF OFF
(5V hay 9V)
ON
Ut Ut
vv
a)
b)
Hình 3.22 Các dạng tín hiệu điều khiển computer: 
a) tín hiệu dạng mức ; b) các tín hiệu dạng sóng. 
 61 
3.4.4 Microcomputer 
 Cấu tạo bao gồm: Bộ tiếp nhận và chuyển đổi tín hiệu vào, bộ vi xử lý làm 
việc theo các chương trình đã định sẵn, các bộ nhớ và bộ truyền tín hiệu ra. 
 - Các bộ nhớ. 
Hình 3.23 Mô tả các khối Microcomputer. 
 Các thông tin đưa vào được nhớ theo địa chỉ trong các bộ nhớ cố định 
(ROM), bộ nhớ trực tiếp (RAM), bộ nhớ lưu trữ (KAM). 
 ROM là bộ nhớ cố định chứa trong đó chương trình vi xử lý, các thông tin 
được nạp do nhà chế tạo, nó vẫn tồn lại nếu mất nguồn cung cấp năng lượng. 
 RAM là bộ nhớ trực tiếp, tiếp nhận các thông tin từ các cảm biến, khi làm 
việc thì các thông tin này có thể đọc được, ghi lại hay xóa ở trong RAM. 
 KAM là bộ nhớ cho phép lưu trữ số liệu, kể cả khi đã tắt khóa điện, nó hoạt 
động được bằng một nguồn pin “vĩnh cửu”. 
 Cấu trúc của bộ nhớ là các tổ hợp linh kiện vi mạch hoàn thiện, gọi là các 
“chíp” . chúng có các chân rếp được hàn nối chặt trên giá. 
 62 
3.4.5 Bộ vi xử lý (Microprocessor) 
 Bộ vi xử lý là bộ điều khiển trung tâm. 
 Cấu trúc của nó là một mảng, trong đó gồm các mạch tính toán, mạch xử lý 
tín hiệu, nó có dạng chíp điện tử, nối với mạch bằng chân rếp trên giá máy. 
 Quá trình xử lý tính toán số liệu được thực hiện như sau: 
 Khi bật khóa điện bộ điều khiển trung tâm thực hiện kiểm tra toàn bộ hệ 
thống và sau đó ở trạng thái chờ làm việc. Các tín hiệu vào cung cấp từ các cảm 
biến chứa vào RAM, KAM. Bộ vi xử lý lấy chương trình từ ROM, tính toán xử lý 
các số liệu theo chương trình định sẵn và lập tức cho ra tín hiệu điều khiển thích 
hợp. 
 Các số liệu liên tục đưa vào và xử lý, số liệu quá trính trước bị xóa, khi đã có 
tín hiệu mới tiếp nhận, thông qua bộ tạo xung. 
3.4.6 Tín hiệu ra điều khiển. 
 Tín hiệu điều khiển dạng Digital được đưa ra khỏi Computer theo nhiều 
mạch khác nhau. Các mạch này một đầu nối “mát”, một đầu đến van điện từ. Điện 
áp bình thường phù hợp với điện áp của ắc puy trên xe. Việc cấp cho van điện từ 
bằng các xung điện áp, đảm bảo cho van điện từ có thể làm việc ổn định theo yêu 
cầu điều khiển. Tần số điều khiển khoảng từ 30 đến 40 Hz, mức điện áp 12V. Trên 
hình 3.24 biểu diễn tín hiệu điều khiển với chu kỳ 1/32 s, độ rỗng 80% 
b)a)
OFF ON
KK
o
1
32s
t
80%20%
Hình 3.24 Tín hiệu điều khiển và mạch điều khiển. 
a) xung tín hiệu, b) mạch điều khiển. 
 63 
3.5 Cơ cấu van điều khiển điện từ. 
 Trong ĐKTLĐT van điều khiển điện từ đóng vai trò là cơ cấu thừa hành, 
thực hiện đóng mở các đường dầu bằng cấu trúc van bi hay con trượt. Van này bao 
gồm: lõi thép từ, cuộn dây, cụm van hay con trượt, vỏ và đầu nối dây. 
Hình 3.25 Nguyên lý làm việc của van điều khiển điện từ. 
a) Sơ đồ mạch điện, b) Trạng thái đóng mở đường dầu. 
 Lõi thép từ có khả năng di chuyển trong cuộn dây, một đầu tỳ vào cụm van. 
Cuộn dây điều khiển được quấn liên tục có một đầu nối với vỏ (mát), còn một đầu 
nối với mạch điều khiển sau computer. Cấu tạo và nguyên lý làm việc củ van điều 
khiển điện từ trên hình 3.25 
 Van điều khiển điện từ làm việc theo nguyên lý: Cuộn dây sinh từ trường do 
dòng điện điều khiển đi qua, lõi thép từ di chuyển tác động vào cụm van thủy lực. 
Khi cuộn dây không có dòng điện (OFF) thì lõi thép tỳ chặt viên bi vào để đóng kín 
đường dầu điều khiển, khi có dòng điện điều khiển đi qua (ON) lõi thép từ bị hút 
chặt, van bi mở thông đường dầu. 
 64 
Chương 4 
KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 
4.1 Kết luận 
 Từ cơ sở lý thuyết đến đặc điểm cấu tạo thì hộp số vô cấp CVT. Có cấu tạo 
bao gồm : Hai bánh đai, đai truyền bộ vi xử lý và hệ thống điều khiển thủy lực là 
các bộ phận chính. Do đó nó có cấu tạo khác hẳn với các loại hộp số thường, từ đó 
nó có ưu điểm nổi bật hơn hộp số thường: 
 - An toàn cho các chi tiết truyền động. 
 - Êm dịu khi làm việc. 
 - Có tính kinh tế cao. 
 - Nâng cao mức sử dụng công suất. 
 - Nâng cao vận tốc trung bình của xe. 
 - Khả năng lên dốc lớn. 
 - Có khả năng truyền chuyển động ở các trục xa nhau. 
 - Cải thiện đường đặc tính kéo của xe. 
 - Hiệu suất truyền lực cao. 
 Bên cạnh những đặc điểm nổi bật trên thì CVT có các khuyết điểm: Cấu tạo 
của bánh đai lớn, do truyền mô men xoắn lớn; đồng thời lực căng đai ban đầu lớn 
nên các ổ trục phải chịu lực lớn hơn các ổ trục của hộp số thường. 
 Khi quá tải lớn hơn mức cho phép thì xảy ra sự trượt giữa đai truyền và bánh 
đai. 
 Hộp số CVT ngoài việc dùng trong hộp số của xe hơi nó còn dùng trung máy 
gia công kim loại, các đầu kéo, xe trượt tuyết, xe máy. 
4.2 Đề xuất ý kiến 
 Quá trình thực hiện đề tài vơi nội dung “Phân tích cơ sở lý thuyết và đặc điểm 
cấu tạo của hộp số tự động vô cấp CVT trên xe du lịch đời mới”. Em đã làm hết khả 
 65 
năng của mình, cộng với sự giúp đỡ của quý thầy. Đề tài không những giúp cho 
công tác tốt nghiệp của em mà nó còn giúp em trưởng thành thêm rất nhiều kiến 
thức chuyên môn, kiến thức tin học. Những gì em làm được trong thời gian qua là 
sự nổ lực của cá nhân. 
 Nội dung đề tài còn xa lạ đối với sinh viên, hơn nửa nguồn tài liệu khan hiếm. 
Trong cuốn luận văn này còn có nhiều thiếu sót, do trình độ, thời gian và nguồn tài 
liệu, với tất cả sự cố gắng, đam mê, và tâm huyết của tôi. Hy vọng những gì tôi tìm 
hiểu được và đã viết ra đây có thể góp thêm phần nào đó vào kiến thức của các sinh 
viên thế hệ đi sau. 
 Qua đây tôi muốn nói thêm suy nghĩ của cá nhân tôi và cũng là tâm lý của sinh 
viên ĐH Nha Trang cùng toàn thể sinh viên cả nước rằng: “Thế hệ trẻ nói chung và 
sinh viên nói riêng là chủ nhân tương lai của đất nước mai sau, với tôi đã may mắn 
được vào học tập và rèn luyện dưới mái trường ĐH Nha trang, tôi cảm thấy thỏa 
mãn với những gì mình đã có với môi trường đào tạo của trường, phương pháp 
giảng bài phong phú và đẫ ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng”. Tôi tin 
chắc rằng với môi trường và phương pháp dậy và học này sẽ là mục tiêu trong 
tương lai gần nhất và cũng là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất. 
 Sau cùng tôi muốn nhắn nhủ với tất cả các bạn sinh viên: “Đã là sinh viên thì 
chúng ta phải có sự hăng say học tập, nghiên cứu khoa học, tìm hiểu những cái mới, 
cái hay của khoa học, cùng với chuyên sâu vào chuyên môn, kiến thức tin học cùng 
tiếng anh là những hành trang vào đời và cũng là phát huy hết khả năng của bản 
thân”. Tôi cảm thấy tục ngũ có câu nói “Có công mài sắt có ngày thành kim”, bản 
thân tôi học lực trung bình nhưng nhờ nổ lực phấn đấu cùng ý chí học tập cao đã 
không phụ lòng tôi, cuối cùng tôi hài lòng với những gì mình đã đạt được. 
 Một lần nữa em xin tỏ lòng biết ơn thầy giáo hướng dẫn Th.S Mai Sơn Hải đã 
tận tình chỉ bảo em trong thời gian làm công tác tốt nghiệp, biết ơn thầy giáo Phan 
Thanh Nhàn đã giúp đỡ em trong việc phân tích cơ sở lý thuyết của đề tài, cuối 
cùng em cảm ơn các quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp đã góp ý cho em khi thực 
hiện đề tai này. 
 66 
 67 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_he_thong_truyen_luc.pdf