Giáo trình Java cơ bản (Phần 1)

Tóm tắt Giáo trình Java cơ bản (Phần 1): ... nên đã đầu tư cải tiến 8 và phát triển. Sau đó không lâu ngôn ngữ mới với tên gọi là Java ra đời và được giới thiệu năm 1995. Java là tên gọi của một hòn đảo ở Indonexia, Đây là nơi nhóm nghiên cứu phát triển đã chọn để đặt tên cho ngôn ngữ lập trình Java trong một chuyến đi tham quan v...mục chứa tập tin nguồn vừa tạo ra. - Thực hiện câu lệnh: javac HelloWordApp.java Nếu gặp thông báo lỗi “Bad Command of filename” hoặc “The name specified is not recognized as an internal or external command, operable program or batch file” có nghĩa là Windows không tìm được trình biên dịch...rong các chương trình. 2.4.Lệnh, khối lệnh trong java Giống như trong ngôn ngữ C, các câu lệnh trong java kết thúc bằng một dấu chấm phẩy (;). Một khối lệnh là đoạn chương trình gồm hai lệnh trở lên và được bắt đầu bằng dấu mở ngoặc nhọn ({) và kết thúc bằng dấu đóng ngoặc nhọc (}). ...

pdf46 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Java cơ bản (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khuôn khổ giáo trình này cũng như để hướng dẫn 
sinh viên thực hành chúng tôi dùng công cụ JCreator LE v3.50 
của hãng XINOX Software. Các bạn có thể download 
JCreator LE v3.50 từ  
Ví dụ: Dùng JCreator tạo và thực thi chương trình có tên 
HelloWorldApp. 
Bước 1: Tạo 1 Empty Project 
 19 
- File ® New ® Project. 
- Chọn Empty project rồi bấm nút chọn Next 
- Sau đó nhập tên project và bấm chọn Finish. 
Bước 2: Tạo 
một Class mới tên HelloWorldApp và đưa vào Project hiện tại. 
- File ® New ® Class. 
- Nhập vào tên Class và chọn Finish (hình bên dưới). 
 20 
Bước 3: Soạn thảo mã nguồn (hình bên dưới) 
Cửa sổ 
WorkSpace 
Cửa sổ soạn thảo 
mã nguồn 
Thực thi (F5) 
Dịch (F7) 
 21 
Chương 2: 
HẰNG, BIẾN, KIỂU DỮ LIỆU, 
TOÁN TỬ, BIỂU THỨC VÀ CÁC 
CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN TRONG JAVA 
2.1.Biến 
- Biến là vùng nhớ dùng để lưu trữ các giá trị của chương 
trình. Mỗi biến gắn liền với một kiểu dữ liệu và một 
định danh duy nhất gọi là tên biến. 
- Tên biến thông thường là một chuỗi các ký tự 
(Unicode), ký số. 
o Tên biến phải bắt đầu bằng một chữ cái, một dấu 
gạch dưới hay dấu dollar. 
o Tên biến không được trùng với các từ khóa (xem 
phụ lục các từ khóa trong java). 
o Tên biến không có khoảng trắng ở giữa tên. 
- Trong java, biến có thể được khai báo ở bất kỳ nơi đâu 
trong chương trình. 
Cách khai báo 
 ; 
 = ; 
Gán giá trị cho biến 
 = ; 
Biến công cộng (toàn cục): là biến có thể truy xuất ở khắp nơi 
trong chương trình, thường được khai báo dùng từ khóa public, 
hoặc đặt chúng trong một class. 
Biến cục bộ: là biến chỉ có thể truy xuất trong khối lệnh nó khai 
báo. 
 22 
Lưu ý: Trong ngôn ngữ lập trình java có phân biệt chữ in hoa 
và in thường. Vì vậy chúng ta cần lưu ý khi đặt tên cho các đối 
tương dữ liệu cũng như các xử lý trong chương trình. 
Ví dụ: 
import java.lang.*; 
import java.io.*; 
class VariableDemo 
{ 
 static int x, y; 
 public static void main(String[] args) 
 { 
 x = 10; 
 y = 20; 
 int z = x+y; 
 System.out.println("x = " + x); 
 System.out.println("y = " + y); 
 System.out.println("z = x + y =" + z); 
System.out.println("So nho hon la so:" + 
Math.min(x, y)); 
 char c = 80; 
 System.out.println("ky tu c la: " + c); 
 } 
} 
Kết quả chương trình 
 23 
2.2.Các kiểu dữ liệu cơ sở 
Ngôn ngữ lập trình java có 8 kiểu dữ liệu cơ sở: byte, short, int, 
long, float, double, boolean và char. 
 24 
Kiểu Kích 
thước 
(bytes) 
Giá trị min Giá trị max Giá trị 
mặc 
định 
byte 1 -256 255 0 
short 2 -32768 32767 0 
int 4 -231 231 - 1 0 
long 8 -263 263 - 1 0L 
float 4 0.0f 
double 8 0.0d 
2.2.1.Kiểu số nguyên 
- Java cung cấp 4 kiểu số nguyên khác nhau là: byte, 
short, int, long. Kích thước, giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, 
cũng như giá trị mặc định của các kiểu dữ liệu số 
nguyên được mô tả chi tiết trong bảng trên. 
- Kiểu mặc định của các số nguyên là kiểu int. 
- Các số nguyên kiểu byte và short rất ít khi được dùng. 
- Trong java không có kiểu số nguyên không dấu như 
trong ngôn ngữ C/C++. 
Kiểu cơ sở 
Kiểu luận lý 
boolean 
Kiểu số 
kiểu nguyên kiểu thực 
Kiểu ký tự 
char 
byte short int long float double 
 25 
Khai báo và khởi tạo giá trị cho các biến kiểu nguyên: 
int x = 0; 
long y = 100; 
Một số lưu ý đối với các phép toán trên số nguyên: 
- Nếu hai toán hạng kiểu long thì kết quả là kiểu long. 
Một trong hai toán hạng không phải kiểu long sẽ được 
chuyển thành kiểu long trước khi thực hiện phép toán. 
- Nếu hai toán hạng đầu không phải kiểu long thì phép 
tính sẽ thực hiện với kiểu int. 
- Các toán hạng kiểu byte hay short sẽ được chuyển sang 
kiểu int trước khi thực hiện phép toán. 
- Trong java không thể chuyển biến kiểu int và kiểu 
boolean như trong ngôn ngữ C/C++. 
Ví dụ: có đoạn chương trình như sau 
boolean b = false; 
if (b == 0) 
{ 
 System.out.println("Xin chao"); 
} 
Lúc biên dịch đoạn chương trình trên trình dịch sẽ báo lỗi: 
không được phép so sánh biến kiểu boolean với một giá trị kiểu 
int. 
 26 
2.2.2.Kiểu dấu chấm động 
Đối với kiểu dấu chấm động hay kiểu thực, java hỗ trợ hai kiểu 
dữ liệu là float và double. 
Kiểu float có kích thước 4 byte và giá trị mặc định là 0.0f 
Kiểu double có kích thước 8 byte và giá trị mặc định là 0.0d 
Số kiểu dấu chấm động không có giá trị nhỏ nhất cũng không 
có giá trị lớn nhất. Chúng có thể nhận các giá trị: 
- Số âm 
- Số dương 
- Vô cực âm 
- Vô cực dương 
Khai báo và khởi tạo giá trị cho các biến kiểu dấu chấm động: 
 float x = 100.0/7; 
 double y = 1.56E6; 
Một số lưu ý đối với các phép toán trên số dấu chấm động: 
- Nếu mỗi toán hạng đều có kiểu dấn chấm động thì phép 
toán chuyển thành phép toán dấu chấm động. 
- Nếu có một toán hạng là double thì các toán hạng còn 
lại sẽ được chuyển thành kiểu double trước khi thực 
hiện phép toán. 
- Biến kiểu float và double có thể ép chuyển sang kiểu dữ 
liệu khác trừ kiểu boolean. 
2.2.3.Kiểu ký tự (char) 
Kiểu ký tự trong ngôn ngữ lập trình java có kích thước là 2 
bytes và chỉ dùng để biểu diễn các ký tự trong bộ mã Unicode. 
Như vậy kiểu char trong java có thể biểu diễn tất cả 216 = 65536 
ký tự khác nhau. 
Giá trị mặc định cho một biến kiểu char là null. 
 27 
2.2.4.Kiểu luận lý (boolean) 
- Kiểu boolean chỉ nhận 1 trong 2 giá trị: true hoặc false. 
- Trong java kiểu boolean không thể chuyển thành kiểu 
nguyên và ngược lại. 
- Giá trị mặc định của kiểu boolean là false. 
2.3.Hằng: 
- Hằng là một giá trị bất biến trong chương trình 
- Tên hằng được đặt theo qui ước giống như tên biến. 
- Hằng số nguyên: trường hợp giá trị hằng ở dạng long ta 
thêm vào cuối chuỗi số chữ “l” hay “L”. (ví dụ: 1L) 
- Hằng số thực: truờng hợp giá trị hằng có kiểu float ta 
thêm tiếp vĩ ngữ “f” hay “F”, còn kiểu số double thì ta 
thêm tiếp vĩ ngữ “d” hay “D”. 
- Hằng Boolean: java có 2 hằng boolean là true, false. 
- Hằng ký tự: là một ký tự đơn nằm giữa nằm giữa 2 dấu 
ngoặc đơn. 
o Ví dụ: ‘a’: hằng ký tự a 
o Một số hằng ký tự đặc biệt 
Ký tự Ý nghĩa 
\b Xóa lùi (BackSpace) 
\t Tab 
\n Xuống hàng 
\r Dấu enter 
\” Nháy kép 
\’ Nháy đơn 
\\ Số ngược 
\f Đẩy trang 
\uxxxx Ký tự unicode 
 28 
- Hằng chuỗi: là tập hợp các ký tự được đặt giữa hai dấu 
nháy kép “”. Một hằng chuỗi không có ký tự nào là một 
hằng chuỗi rỗng. 
o Ví dụ: “Hello Wolrd” 
o Lưu ý: Hằng chuỗi không phải là một kiểu dữ 
liệu cơ sở nhưng vẫn được khai báo và sử dụng 
trong các chương trình. 
2.4.Lệnh, khối lệnh trong java 
 Giống như trong ngôn ngữ C, các câu lệnh trong java kết 
thúc bằng một dấu chấm phẩy (;). 
 Một khối lệnh là đoạn chương trình gồm hai lệnh trở lên và 
được bắt đầu bằng dấu mở ngoặc nhọn ({) và kết thúc bằng dấu 
đóng ngoặc nhọc (}). 
 Bên trong một khối lệnh có thể chứa một hay nhiều lệnh 
hoặc chứa các khối lệnh khác. 
{ // khối 1 
 { // khối 2 
 lệnh 2.1 
 lệnh 2.2 
 } // kết thúc khối lệnh 2 
 lệnh 1.1 
 lệnh 1.2 
} // kết thúc khối lệnh 1 
{ // bắt đầu khối lệnh 3 
 // Các lệnh thuộc khối lệnh 3 
 //  
} // kết thúc thối lệnh 3 
 29 
2.5.Toán tử và biểu thức 
2.5.1.Toán tử số học 
Toán tử Ý nghĩa 
+ Cộng 
- Trừ 
* Nhân 
/ Chia nguyên 
% Chia dư 
++ Tăng 1 
-- Giảm 1 
2.5.2.Toán tử trên bit 
Toán tử Ý nghĩa 
& AND 
| OR 
^ XOR 
<< Dịch trái 
>> Dịch phải 
>>> Dịch phải và điền 0 vào bit trống 
~ Bù bit 
2.5.3.Toán tử quan hệ & logic 
Toán tử Ý nghĩa 
== So sánh bằng 
!= So sánh khác 
> So sánh lớn hơn 
< So sánh nhỏ hơn 
>= So sánh lớn hơn hay bằng 
<= So sánh nhỏ hơn hay bằng 
 30 
|| OR (biểu thức logic) 
&& AND (biểu thức logic) 
! NOT (biểu thức logic) 
2.5.4.Toán tử ép kiểu 
- Ép kiểu rộng (widening conversion): từ kiểu nhỏ sang 
kiểu lớn (không mất mát thông tin) 
- Ép kiểu hẹp (narrow conversion): từ kiểu lớn sang kiểu 
nhỏ (có khả năng mất mát thông tin) 
 = (kiểu_dữ_liệu) ; 
Ví dụ: 
float fNum = 2.2; 
int iCount = (int) fNum; // (iCount = 2) 
2.5.5.Toán tử điều kiện 
Cú pháp: ? : 
Nếu điều kiện đúng thì có giá trị, hay thực hiện , 
còn ngược lại là . 
: là một biểu thức logic 
, : có thể là hai giá trị, hai biểu thức 
hoặc hai hành động. 
Ví dụ: 
int x = 10; 
int y = 20; 
int Z = (x<y) ? 30 : 40; 
// Kết quả z = 30 do biểu thức (x < y) là đúng. 
2.5.6.Thứ tự ưu tiên 
Thứ tự ưu tiên tính từ trái qua phải và từ trên xuống dưới 
Cao nhất 
 31 
() [] . 
++ -- ~ ! 
* / % 
+ - 
>> >>> (dịch phải và 
điền 0 vào bit trống) 
<< 
> >= < <= 
== != 
& 
^ 
| 
&& 
|| 
?: 
= = 
Thấp nhất 
2.6.Cấu trúc điều khiển 
2.6.1.Cấu trúc điều kiện if  else 
Dạng 1: 
 if () 
 { 
; 
 } 
Dạng 2: 
 if () 
 { 
; 
 } 
 else 
 { 
; 
 32 
 } 
2.6.2.Cấu trúc switch  case 
 switch () 
{ 
 case : 
; 
break; 
 . 
 case : 
; 
break; 
 default: 
; 
} 
2.6.3.Cấu trúc lặp 
Dạng 1: while() 
 while (điều_kiện_lặp) 
 { 
khối _lệnh; 
 } 
Dạng 2: do {  } while; 
 do 
 { 
khối_lệnh; 
 } while (điều_kiện); 
Dạng 3: for () 
 for (khởi_tạo_biến_đếm;đk_lặp;tăng_biến) 
 { 
; 
 33 
 } 
2.6.4.Cấu trúc lệnh nhảy (jump) 
Lệnh break: trong cấu trúc switch chúng ta dùng câu lệnh 
break để thoát thỏi cấu trúc switch trong cùng chứa nó. Tương 
tự như vậy, trong cấu trúc lặp, câu lệnh break dùng để thóat 
khỏi cấu trúc lặp trong cùng chứa nó. 
Lệnh continue: dùng để tiếp tục vòng lặp trong cùng chứa nó 
(ngược với break). 
Nhãn (label): 
Không giống như C/C++, Java không hỗ trợ lệnh goto để nhảy 
đến 1 vị trí nào đó của chương trình. Java dùng kết hợp nhãn 
(label) với từ khóa break và continue để thay thế cho lệnh 
goto. 
Ví dụ: 
label: 
for () 
{ for () 
{ if () 
 break label; 
 else 
 continue label; 
} 
} 
Lệnh “label:” xác định vị trí của nhãn và xem như tên của vòng 
lặp ngoài. Nếu đúng thì lệnh break label 
sẽ thực hiện việc nhảy ra khỏi vòng lặp có nhãn là “label”, 
ngược lại sẽ tiếp tục vòng lặp có nhãn “label” (khác với break 
và continue thông thường chỉ thoát khỏi hay tiếp tục vòng lặp 
trong cùng chứa nó.). 
2.7.Lớp bao kiểu dữ liệu cơ sở (Wrapper Class) 
Data type Wrapper Class Ghi chú 
 34 
(java.lang.*) 
boolean Boolean 
byte Byte 
short Short 
char Character 
int Integer 
long Long 
Float Float 
double Double 
- Gói (package): chứa 
nhóm nhiều class. 
- Ngoài các Wrapper 
Class, gói java.lang còn 
cung cấp các lớp nền 
tảng cho việc thiết kế 
ngôn ngữ java như: 
String, Math,  
2.8.Kiểu dữ liệu mảng 
Như chúng ta đã biết Java có 2 kiểu dữ liệu 
- Kiểu dữ liệu cơ sở (Primitive data type) 
- Kiểu dữ liệu tham chiếu hay dẫn xuất (reference data 
type): thường có 3 kiểu: 
o Kiểu mảng 
o Kiểu lớp 
o Kiểu giao tiếp(interface). 
Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số vấn đề cơ bản liên quan đền 
kiểu mảng. Kiểu lớp(class) và giao tiếp(interface) chúng ta sẽ 
tìm hiểu chi tiết trong chương 3 và các chương sau. 
2.8.1.Khái niệm mảng 
Mảng là tập hợp nhiều phần tử có cùng tên, cùng kiểu dữ liệu 
và mỗi phần tử trong mảng được truy xuất thông qua chỉ số của 
nó trong mảng. 
2.8.2.Khai báo mảng 
 []; 
hoặc [] ; 
Ví dụ: 
 int arrInt[]; 
hoặc int[] arrInt; 
 35 
 int[] arrInt1, arrInt2, arrInt3; 
2.8.3.Cấp phát bộ nhớ cho mảng 
- Không giống như trong C, C++ kích thước của mảng được xác 
định khi khai báo. Chẳng hạn như: 
int arrInt[100]; // Khai báo náy trong Java sẽ bị báo lỗi. 
- Để cấp phát bộ nhớ cho mảng trong Java ta cần dùng từ khóa 
new. (Tất cả trong Java đều thông qua các đối tượng). Chẳng 
hạn để cấp phát vùng nhớ cho mảng trong Java ta làm như sau: 
 int arrInt = new int[100]; 
2.8.4.Khởi tạo mảng 
Chúng ta có thể khởi tạo giá trị ban đầu cho các phần tử của 
mảng khi nó được khai báo. 
Ví dụ: 
int arrInt[] = {1, 2, 3}; 
char arrChar[] = {‘a’, ‘b’, ‘c’}; 
String arrStrng[] = {“ABC”, “EFG”, ‘GHI’}; 
2.8.5.Truy cập mảng 
Chỉ số mảng trong Java bắt đầu tư 0. Vì vậy phần tử đầu tiên có 
chỉ số là 0, và phần tử thứ n có chỉ số là n-1. Các phần tử của 
mảng được truy xuất thông qua chỉ số của nó đặt giữa cặp dấu 
ngoặc vuông ([]). 
Ví dụ: 
 int arrInt[] = {1, 2, 3}; 
 int x = arrInt[0]; // x sẽ có giá trị là 1. 
 int y = arrInt[1]; // y sẽ có giá trị là 2. 
int z = arrInt[2]; // z sẽ có giá trị là 3. 
Lưu ý: Trong nhưng ngôn ngữ lập trình khác (C chẳng hạn), 
một chuỗi được xem như một mảng các ký tự. Trong java thì 
 36 
khác, java cung cấp một lớp String để làm việc với đối tượng 
dữ liệu chuỗi cùng khác thao tác trên đối tượng dữ liệu này. 
2.9.Một số ví dụ minh họa: 
Ví dụ 1: Nhập ký tự từ bàn phím 
import java.io.*; 
/* gói này cung cấp thự viện xuất nhập hệ thống thông qua 
những luồng dữ //liệu và hệ thống file.*/ 
class InputChar 
{ 
 public static void main(String args[]) 
 { 
 char ch = ‘’; 
 try 
 { 
 ch = (char) System.in.read(); 
} 
catch(Exception e) 
{ 
 System.out.println(“Nhập lỗi!”); 
} 
System.out.println(“Ky tu vua nhap:” + ch); 
} 
} 
Ví dụ 2: Nhập dữ liệu số 
import java.io.*; 
class inputNum 
{ public static void main(String[] args) 
{ int n=0; 
 try 
 { BufferedReader in = 
new BufferedReader( 
 37 
new InputStreamReader( 
System.in)); 
 String s; 
 s = in.readLine(); 
 n = Integer.parseInt(s); 
 } 
 catch(Exception e) 
 { System.out.println(“Nhập dữ liệu bị 
lỗi !”); 
} 
System.out.println(“Bạn vừa nhập số:” + n); 
} 
} 
Ví dụ 3: Nhập và xuất giá trị các phần tử của một mảng các số 
nguyên. 
class ArrayDemo 
{ 
 public static void main(String args[]) 
 { 
 int arrInt[] = new int[10]; 
 int i; 
 for(i = 0; i < 10; i = i+1) 
 arrInt[i] = i; 
 for(i = 0; i < 10; i = i+1) 
System.out.println("This is arrInt[" + i + 
"]: " + arrInt[i]); 
 } 
} 
 38 
Ví dụ 4: Tìm phần tử có giá trị nhỏ nhất (Min) và lớn nhất 
(Max) trong một mảng. 
class MinMax 
{ public static void main(String args[]) 
 { int nums[] = new int[10]; 
 int min, max; 
 nums[0] = 99; 
 nums[1] = -10; 
 nums[2] = 100123; 
 nums[3] = 18; 
 nums[4] = -978; 
 nums[5] = 5623; 
 nums[6] = 463; 
 nums[7] = -9; 
 nums[8] = 287; 
 nums[9] = 49; 
 min = max = nums[0]; 
 for(int i=1; i < 10; i++) 
 { 
 if(nums[i] < min) min = nums[i]; 
 if(nums[i] > max) max = nums[i]; 
 } 
System.out.println("min and max: " + min + " " 
+ max); 
 } 
} 
class MinMax2 
 39 
{ 
public static void main(String args[]) 
{ 
int nums[] = { 99, -10, 100123, 18, -978, 
5623, 463, -9, 287, 49 }; 
int min, max; 
min = max = nums[0]; 
for(int i=1; i < 10; i++) 
{ 
if(nums[i] < min) min = nums[i]; 
if(nums[i] > max) max = nums[i]; 
} 
System.out.println("Min and max: " + min + " " 
+ max); 
} 
} 
Ví dụ 5: chương trình minh họa một lỗi tham chiếu đến phần tử 
bên ngoài (vuợt quá) kích thước mảng. 
class ArrayErr 
{ public static void main(String args[]) 
{ int sample[] = new int[10]; 
int i; 
for(i = 0; i < 100; i = i+1) 
sample[i] = i; 
} 
} 
 40 
Ví dụ 6: Sắp xếp mảng dùng phương pháp sắp xếp nổi bọt 
(Bubble Sort) 
class BubbleSort 
{ public static void main(String args[]) 
 { int nums[] = { 99, -10, 100123, 18, -978, 
 5623, 463, -9, 287, 49 }; 
 int a, b, t; 
 int size; 
 size = 10; // number of elements to sort 
 // display original array 
 System.out.print("Original array is:"); 
 for(int i=0; i < size; i++) 
 System.out.print(" " + nums[i]); 
 System.out.println(); 
 // This is the Bubble sort. 
 for(a=1; a < size; a++) 
 for(b=size-1; b >= a; b--) 
 { if(nums[b-1] > nums[b]) 
 { // if out of order 
 // exchange elements 
 t = nums[b-1]; 
 nums[b-1] = nums[b]; 
 nums[b] = t; 
 } 
 } 
 // display sorted array 
 41 
 System.out.print("Sorted array is:"); 
 for(int i=0; i < size; i++) 
 System.out.print(" " + nums[i]); 
 System.out.println(); 
 } 
} 
Ví dụ 7: Nhập và xuất giá trị của các phần tử trong một mảng 
hai chiều. 
class TwoD_Arr 
{ public static void main(String args[]) 
 { int t, i; 
 int table[][] = new int[3][4]; 
 for(t=0; t < 3; ++t) 
 { for(i=0; i < 4; ++i) 
 { table[t][i] = (t*4)+i+1; 
System.out.print(table[t][i] + " 
"); 
 } 
 System.out.println(); 
 } 
 } 
} 
 42 
Ví dụ 8: Tạo đối tượng chuỗi 
class StringDemo 
{ 
 public static void main(String args[]) 
 { 
// Tao chuoi bang nhieu cach khac nhau 
String str1 = new String("Chuoi trong java la 
nhung Objects."); 
String str2 = "Chung duoc xay dung bang nhieu 
cach khac nhau."; 
 String str3 = new String(str2); 
System.out.println(str1); 
 System.out.println(str2); 
 System.out.println(str3); 
 } 
} 
Ví dụ 9: Minh họa một số thao tác cơ bản trên chuỗi 
// Chuong trinh minh hoa cac thao tac tren chuoi ky tu 
class StrOps 
{ 
 public static void main(String args[]) 
 { 
String str1 = "Java la chon lua so mot cho lap 
trinh ung dung Web."; 
 String str2 = new String(str1); 
String str3 = "Java ho tro doi tuong String de xu 
ly chuoi"; 
 43 
 int result, idx; 
 char ch; 
 System.out.println("str1:" + str1); 
 System.out.println("str2:" + str2); 
 System.out.println("str3:" + str3); 
System.out.println("Chieu dai cua chuoi str1 la: 
" + str1.length()); 
 // Hien thi chuoi str1, moi lan mot ky tu. 
 System.out.println(); 
 for(int i=0; i < str1.length(); i++) 
 System.out.print(str1.charAt(i)); 
 System.out.println(); 
 if(str1.equals(str2)) 
 System.out.println("str1 == str2"); 
 else 
 System.out.println("str1 != str2"); 
 if(str1.equals(str3)) 
 System.out.println("str1 == str3"); 
 else 
 System.out.println("str1 != str3"); 
 result = str1.compareTo(str3); 
 if(result == 0) 
 System.out.println("str1 = str3 "); 
 else 
 if(result < 0) 
 System.out.println("str1 < str3"); 
 else 
 System.out.println("str1 > str3"); 
 44 
 // Tao chuoi moi cho str4 
 String str4 = "Mot Hai Ba Mot"; 
 idx = str4.indexOf("Mot"); 
 System.out.println("str4:" + str4); 
System.out.println("Vi tri xuat hien dau tien cua 
chuoi con 'Mot' trong str4: " + idx); 
 idx = str4.lastIndexOf("Mot"); 
System.out.println("Vi tri xuat hien sau cung cua 
chuoi con 'Mot' trong str4:" + idx); 
 } 
} 
Ví dụ 10: chương trình nhập vào một chuỗi và in ra chuỗi 
nghịch đảo của chuỗi nhập. 
import java.lang.String; 
import java.io.*; 
public class InverstString 
{ public static void main(String arg[]) 
{ System.out.println("\n *** CHUONG TRINH IN 
CHUOI NGUOC *** "); 
 try 
 45 
{ System.out.println("\n *** Nhap 
chuoi:"); 
BufferedReader in = new 
BufferedReader(new 
InputStreamReader(System.in)); 
// Class BufferedReader cho phép đọc 
text từ luồng nhập ký tự, tạo bộ đệm cho 
những ký tự để hỗ trợ cho việc đọc những 
ký tự, những mảng hay những dòng. 
// Doc 1 dong tu BufferReadered ket thuc 
bang dau ket thuc dong. 
 String str = in.readLine(); 
System.out.println("\n Chuoi vua nhap 
la:" + str); 
 // Xuat chuoi nghich dao 
System.out.println("\n Chuoi nghich dao 
la:"); 
 for (int i=str.length()-1; i>=0; i--) 
 { System.out.print(str.charAt(i)); 
 } 
 } 
 catch (IOException e) 
 { System.out.println(e.toString()); 
 } 
 } 
} 
Ví dụ 11: Lấy chuỗi con của một chuỗi 
class SubStr 
{ 
 public static void main(String args[]) 
 { 
 46 
 String orgstr = "Mot Hai Ba Bon"; 
 // Lay chuoi con dung ham 
// public String substring(int beginIndex, int 
// endIndex) 
 String substr = orgstr.substring(4, 7); 
 System.out.println("Chuoi goc: " + orgstr); 
 System.out.println("Chuoi con: " + substr); 
 } 
} 
Ví dụ 12: Mảng các chuỗi 
class StringArray 
{ 
 public static void main(String args[]) 
 { 
 String str[] = {"Mot", "Hai", "Ba", "Bon" }; 
 System.out.print("Mang goc: "); 
 for(int i=0; i < str.length; i++) 
 System.out.print(str[i] + " "); 
 System.out.println("\n"); 
 // Thay doi chuoi 
 str[0] = "Bon"; 
 str[1] = "Ba"; 
 str[2] = "Hai"; 
 str[3] = "Mot"; 
 System.out.print("Mang thay doi:"); 
 for(int i=0; i < str.length; i++) 
 System.out.print(str[i] + " "); 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_java_co_ban_phan_1.pdf