Giáo trình Kế toán ngân hàng (Phần 1)

Tóm tắt Giáo trình Kế toán ngân hàng (Phần 1): ...t nam; + Tổ chức tín dụng Việt nam hoạt động ngoài lãnh thổ Việt nam với thời gian từ 12 tháng trở lên. V. TỔ CHỨC VẬN DỤNG HÌNH THỨC KẾ TOÁN NGÂN HÀNG Tuỳ đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng mà việc vận dụng hình thức kế toán có đôi nét đặc thù. Tuy nhiên hình thức kế toán với sơ đồ sau...số dư cuối kỳ TK Dự phòng) thì tiến hành hoàn nhập số trích thừa (ghi giảm trừ chi phí dự phòng giảm giá chứng khoán – ghi có TK 8823). Trường hợp số dư trên tài khoản chi phí nhỏ hơn số hoàn nhập dự phòng, kế toán hoàn nhập phần còn lại vào tài khoản thu nhập. Việc trích lập, xử lý, hoàn n...hàng nhà nước. Số tiền được vay = mệnh giá giấy tờ có giá ngắn hạn (-) số tiền chiết khấu, trong đó số tiền chiết khấu gồm 2 phần: tiền lãi phải trả trên khoản tiền được vay và phí dịch vụ trả cho ngân hàng nhà nước. (3) TK Vay cầm cố giấy tờ có giá (4033): Là hình thức cho vay tái cấp vốn ...

pdf53 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Kế toán ngân hàng (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 gửi bảo đảm thanh toán séc (séc bảo chi) 
 - Tiền ký quỹ bảo đảm thanh toán L/C 
 ...... 
Đồng thời hạch toán ngoại bảng (nếu có) về giá trị tài sản thế chấp, cầm cố để bảo 
đảm tiền vay, các cam kết bảo lãnh nhận được. 
 45 
Căn cứ các tài liệu bảo đảm tiền vay, kế toán lập 2 liên phiếu nhập kho ghi rõ số 
lượng, giá trị và ghi nhập TK “Các cam kết nhận được” (93) hoặc “Tài sản thế chấp, 
cầm cố của khách hàng” (994)... 
Lưu giấy nhận nợ + hợp đồng tín dụng vào hồ sơ vay vốn theo từng khách hàng và 
theo từng kỳ hạn nợ. 
4.3.1.2. Kế toán thu nợ 
 Căn cứ hình thức trả nợ kế toán lập thêm các chứng từ cần thiết: 
 - Nếu khách hàng nộp bằng tiền mặt, kế toán lập phiếu thu 
 - Nếu khách hàng nộp bằng chuyển khoản, khách hàng lập uỷ nhiệm chi 
- Nếu khách hàng không chủ động trả nợ, ngân hàng chủ động trích tài khoản tiền 
gửi thanh toán của người vay để thu nợ thì lập phiếu chuyển khoản. Nợ TK Tiền 
mặt, tiền gửi của khách hàng/ TK thích hợp 
 Có TK Cho vay (thích hợp) 
Mỗi lần thu nợ, kế toán cũng đồng thời ghi giảm nợ trên hợp đồng tín dụng và cập 
nhật số dư. Khi đã thu hết nợ, hợp đồng tín dụng được rút ra khỏi hồ sơ vay vốn và đóng 
thành tập riêng, đồng thời hạch toán ngoại bảng để trả lại các giấy tờ tài sản thế chấp, cầm 
đồ hoặc cam kết bảo lãnh. 
Xuất (Có) TK 994/93 
Định kỳ, kế toán theo dõi hợp đồng phải sao kê số dư của hợp đồng tín dụng để đối 
chiếu với dư nợ tài khoản cho vay, phát hiện kịp thời các sai sót để có biện pháp điều chỉnh 
thích hợp. 
4.3.1.3. Kế toán lãi cho vay 
a. Đối với các khoản nợ đủ tiêu chuẩn 
Tổ chức tín dụng hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập. Tuy 
nhiên, việc hạch toán phụ thuộc vào cách thức thu lãi: 
(i) Trường hợp thu lãi theo định kỳ (hàng tháng) 
 Nợ TK 1011, 4211,.. 
 Có TK Thu lãi cho vay (7020) 
(ii) Trường hợp thu lãi sau 
- Định kỳ, kế toán tính lãi dự thu và hạch toán vào thu nhập 
 Nợ TK Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (394x) 
 Có TK Thu lãi cho vay (7020) 
- Khi khoản nợ đáo hạn, khách hàng thanh toán lãi (cùng với tiền gốc), kế toán hạch 
toán: 
 Nợ TK 1011, 4211.người vay,... 
 Có TK Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (394x) 
(iii) Trường hợp số lãi phải thu đã hạch toán thu nhập nhưng đến kỳ hạn trả nợ (gốc, 
lãi) khách hàng không trả được đúng hạn, NH hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh 
và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. 
 Nợ TK Chi phí khác (8900 ) 
 Có Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (394x) 
Đồng thời hạch toán ngoại bảng: 
 Nhập (Nợ) TK Lãi cho vay chưa thu được (941, 942) 
 46 
Khi thu được thì hạch toán vào thu hoạt động kinh doanh: 
 Nợ TK 1011, 4211,... 
 Có TK Thu khác (7900) 
Đồng thời hạch toán xuất tài khoản 941, 942 
 Xuất (có) 941, 942 
b. Đối với các khoản nợ còn lại 
Đối với số lãi phải thu phát sinh trong kỳ của các khoản nợ còn lại (từ nhóm 2 đến 
nhóm 5) không hạch toán vào thu nhập. Tổ chức tín dụng theo dõi ngoại bảng (ghi Nhập 
TK Lãi cho vay chưa thu được) để đôn đốc thu: 
Nợ TK 941, 942 (lãi phải thu từng kỳ) 
Khi thu được thì hạch toán: 
 Nợ TK 1011, 4211,.. 
 Có TK Thu lãi cho vay (7020) 
Đồng thời ghi xuất TK 941, 942 
4.3.1.4. Chuyển nợ theo mức độ rủi ro tương ứng 
Kế toán lập phiếu chuyển khoản và hạch toán: 
 Nợ TK bậc 3: Mức rủi ro cấp độ cao hơn 
 Có TK bậc 3: Mức rủi ro cấp độ thấp hơn 
 Ví dụ: Chuyển khoản nợ cho vay ngắn hạn bằng VND đủ tiêu chuẩn của KHA thành 
khoản nợ cần chú ý: 
 Nợ TK 2111.A 
 Có TK 2112.A 
4.3.1.5. Trường hợp khách hàng không trả được nợ vay, tạm giữ các tài sản để xiết 
nợ 
 Nhập TK tài sản gán nợ, xiết nợ chờ xử lý 
 Khi phát mãi các tài sản gán, xiết nợ, thế chấp cầm cố..., hạch toán xuất ngoại bảng 
TK trên. 
4.3.2. Cho vay ngắn hạn theo hạn mức 
Xét về phương diện kế toán, cho vay theo hạn mức có thể thực hiện thông qua 2 
cách: cho vay theo 2 tài khoản và cho vay theo một tài khoản. 
Cho vay theo 2 tài khoản tức là tách rời tài khoản cho vay với tài khoản tiền gửi 
thanh toán. Điều này nghĩa là tài khoản cho vay chỉ có số dư nợ, tài khoản tiền gửi thanh 
toán chỉ có số dư có. Khi ngân hàng cho khách hàng vay tiền để thanh toán cho người bán, 
ngân hàng sẽ ghi nợ trên tài khoản cho vay. Khi khách hàng nhận được tiền trả của người 
mua, kế toán ngân hàng ghi có tài khoản cho vay. Trường hợp dư nợ tài khoản cho vay 
bằng 0, tất cả những khoản nộp tiền mặt của khách hàng hay những khoản mà khách hàng 
nhận chuyển khoản sẽ được ghi có vào tài khoản tiền gửi thanh toán. Quy trình cứ thế tiếp 
diễn. 
Cho vay theo một tài khoản tức là chỉ sử dụng 1 tài khoản cho cả 2 mục đích: gửi và 
vay tiền. Tài khoản kiểu này gọi là tài khoản vãng lai như đã đề cập ở phần trước. Cách 
cho vay này về thực chất chính là nghiệp vụ thấu chi. 
Ngoài ra, các NH và khách hàng vay vẫn có thể có những thoả thuận cụ thể khác 
không trái với những với những quy định chung. Tuy nhiên, để đơn giản, tránh việc nghiên 
 47 
cứu quá nhiều những tình huống vụn vặt không cần thiết chúng ta chỉ đề cập cách thức 
hạch toán theo tình huống phổ biến nêu trên. 
Cách thức định khoản đối với các nghiệp vụ kế toán chủ yếu: 
4.3.2.1. Khi cho vay (giải ngân trong hạn mức) 
Căn cứ vào các chứng từ thích hợp (thông thường là các lệnh thanh toán không dùng 
tiền mặt như Uỷ nhiệm chi của người vay yêu cầu trả tiền cho người bán, Séc do người vay 
ký phát, uỷ nhiệm thu của người bán...hoặc giấy lĩnh tiền mặt...), kế toán kiểm soát chứng 
từ và hạn mức thanh toán, số dư nợ tài khoản vãng lai hoặc tài khoản cho vay. Nếu đủ điều 
kiện giải ngân, kế toán hạch toán: 
Nợ TK Cho vay (nợ đủ tiêu chuẩn)/ Tài khoản tiền gửi thanh toán 
Có TK Tiền mặt/ Tiền gửi thanh toán của người bán/ TK thích hợp 
4.3.2.2. Khi thu nợ 
Căn cứ các chứng từ: 
- Giấy nộp tiền mặt nếu người vay trả nợ bằng tiền mặt 
- Các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như: séc do người mua phát hành, uỷ 
nhiệm chi do người vay lập, uỷ nhiệm thu do người vay lập hoặc các chứng từ thanh toán 
vốn... 
Kế toán hạch toán: 
Nợ TK Tiền mặt/ Tiền gửi thanh toán của người mua/ TK thích hợp 
Có TK Cho vay/ Tiền gửi thanh toán (vãng lai) 
4.3.2.3. Kế toán tiền lãi 
Việc hạch toán tiền lãi cũng tương tự như trường hợp cho vay từng lần. Tuy nhiên, 
cách tính lãi có phức tạp hơn. 
Đối với cách cho vay theo 2 tài khoản, tiền lãi vay được tính theo số dư nợ bình 
quân gia quyền của tài khoản cho vay. Tiền lãi trả cho tiền gửi thanh toán tính bình thường. 
Đối với cách cho vay theo 1 tài khoản vì trong một thời kỳ tính lãi có thể đồng thời 
tồn tại cả 2 số dư, mỗi số dư ứng với một số ngày nhất định nên việc tính lãi phải căn cứ 
vào 2 số dư. Lãi tiền vay phải thu dựa trên số dư nợ, lãi phải trả dựa trên số dư có (nếu phải 
trả lãi cho số dư có của tài khoản vãng lai) 
Do định kỳ thu lãi được tính theo tháng nên tiền lãi được hạch toán trực tiếp vào thu 
nhập: 
 Nợ TK 1011, 4211.người vay 
 Có TK Thu lãi cho vay (7020) 
4.3.3. Kế toán chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác 
4.3.3.1. Khi nhận chiết khấu 
Chứng từ: bảng kê và bản chính các chứng từ chiết khấu 
 Nợ 2211: Số tiền giải ngân cho khách hàng vay chiết khấu 
 Có 4211.người vay chiết khấu, 1011... 
 Đồng thời ghi nhập tài khoản ngoại bảng Giấy tờ có giá khách hàng đưa cầm cố 
(996) 
 4.3.3.2. Hạch toán dự thu lãi và phí chiết khấu 
 a. Hạch toán lãi chiết khấu phải thu: 
 48 
Nợ TK Lãi phải thu từ cho vay (3941) 
 Có TK Thu lãi cho vay (7020) 
 b. Hạch toán phí phải thu: 
 Nợ TK Phí phải thu (3970) 
 Có TK Thu phí nghiệp vụ chiết khấu (7170) 
 4.3.3.3.Khi đến hạn thanh toán 
 a. Trường hợp đòi được nợ từ người ký phát: 
 Nợ TK thích hợp (1011, 4211, 1113,....): Mệnh giá GTCG 
 Có TK 2211: Số tiền cho vay chiết khấu 
 Có TK 3941: Tiền lãi chiết khấu (thực thu) 
 Có TK 3970: Phí chiết khấu (thực thu) 
b. Trường hợp không đòi được nợ từ người ký phát, tuỳ theo phương thức chiết khấu 
mà cách thức xử lý có khác nhau: 
(i) Nếu là chiết khấu miễn truy đòi, phải chuyển cấp rủi ro tương ứng. Đồng thời xử 
lý số lãi và phí phải thu đã hạch toán vào thu nhập như đối với trường hợp đã nêu trong 
tiểu mục 3.1.3.(điểm a/iii) 
(ii) Nếu là chiết khấu có truy đòi, sẽ chuyển giấy tờ có giá cho người xin chiết khấu 
và thu nợ ở người này. 
Sau khi thu nợ, hạch toán xuất ngoại bảng TK 996 
Ghi chú: 
(i) Thực ra, cách thức hạch toán có thể khác với những trình bày ở trên nếu xuất 
phát từ quan niệm khác về chiết khấu. 
(ii) Quy chế chiết khấu. tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng 
đối với khách hàng (Ban hành kèm theo Quyết định số 63/2006/QĐ-NHNN ngày 
29/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) có một số điểm lưu ý: 
 - Công cụ chuyển nhượng nói ở đây bao gồm: 
 + Hối phiếu đòi nợ 
 + Hối phiếu nhận nợ 
 + Séc 
- Về thời hạn chiết khấu, có 2 phương thức: 
+ Chiết khấu, tái chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của công cụ chuyển nhượng: tổ 
chức tín dụng mua hẳn công cụ chuyển nhượng theo giá chiết khấu, tái chiết khấu. 
+ Chiết khấu, tái chiết khấu có thời hạn: tổ chức tín dụng mua công cụ chuyển 
nhượng theo thời hạn và giá chiết khấu, tái chiết khấu có kèm theo cam kết của khách hàng 
về việc mua lại công cụ chuyển nhượng đó vào ngày đáo hạn chiết khấu, tái chiết khấu. 
- Tổ chức tín dụng có quyền truy đòi đối với khách hàng và những người có liên quan 
về số tiền không được thanh toán đối với công cụ chuyển nhượng, tiền lãi trên số tiền chậm 
trả kể từ ngày công cụ chuyển nhượng đến hạn thanh toán, chi phí truy đòi và các chi phí 
hợp lý khác theo quy định của pháp luật có liên quan và thoả thuận của các bên. 
4.3.4. Kế toán cho vay trung, dài hạn 
Về mặt thủ tục tín dụng cho vay trung, dài hạn khác so với cho vay ngắn hạn nhưng 
xét về công việc kế toán thì không có sự khác biệt. 
 49 
4.3.5. Kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính 
4.3.5.1. Nhận tiền ký quỹ 
 Nợ TK Tiền mặt, tiền gửi 
 Có TK Tiền ký quỹ đảm bảo thuê tài chính (4277/4287) 
4.3.5.2. Mua tài sản cho thuê tài chính 
 Nợ TK Đầu tư vào các thiết bị cho thuê tài chính: 3850, 3860 
 Có TK Tiền mặt, tiền gửi 
 Hạch toán ngoại bảng: Ghi nhập TK “TS dùng để cho thuê tài chính đang quản lý tại 
công ty” (951) 
4.3.5.3. Chuyển tài sản cho bên thuê 
Căn cứ vào hợp đồng thuê, biên bản giao nhận tài sản kèm hồ sơ do phòng kinh 
doanh chuyển sang, kế toán lập phiếu chuyển khoản và hạch toán 
 Nợ TK Cho thuê tài chính (nợ đủ tiêu chuẩn- 2311/2321) 
 Có TK: Đầu tư vào các thiết bị cho thuê tài chính (3850, 3860) 
Ghi xuất TK 951, nhập TK 952 “Tài sản cho thuê tài chính giao cho khách hàng” 
Đồng thời hạch toán trả lại tiền nhận ký quỹ từ khách hàng: 
Nợ TK Ký quỹ đảm bảo thuê tài chính – 4287 
 Trường hợp có sự chênh lệch giữa giá trị cho thuê theo thoả thuận trên hợp đồng 
thuê và giá trị đầu tư thì phần chênh lệch phải được hạch toán vào Doanh thu chờ phân bổ 
hoặc chi phí chờ phân bổ và phải được phân bổ dần từng kỳ trong suốt thời gian thuê vào 
thu nhập hoặc chi phí kinh doanh. 
 Chẳng hạn, nếu giá trị hợp đồng thuê > giá trị đầu tư: 
 Nợ TK 2311: giá trị hợp đồng thuê 
 Có TK 3850: Giá trị đầu tư 
 Có TK 4880: Phần phụ trội. 
 Sau đó, định kỳ phân bổ: 
 Nợ TK 4880 
 Có TK 7900/7490 
4.3.5.4. Hạch toán thu nợ gốc và lãi 
 (i) Mỗi lần bên thuê trả, kế toán ghi: 
 Nợ TK Tiền mặt, tiền gửi...: Tổng số tiền trả từng kỳ (gốc và lãi) 
Có TK cho thuê tài chính trong hạn (2311, 2321): tiền gốc 
 Có TK Lãi phải thu từ cho thuê tài chính (3943): Tiền lãi 
 (ii) Định kỳ (hàng tháng), kế toán tính và hạch toán số lãi dự thu vào thu nhập: 
 Nợ TK Lãi phải thu từ cho thuê tài chính (3943) 
 Có TK Thu lãi cho thuê tài chính (7050) 
 Ghi chú: Việc chuyển cấp rủi ro và xử lý đối với khoản lãi chưa thu tương tự như đã 
đề cập đối với trường hợp cho vay ngắn hạn. 
4.3.5.5. Thanh lý hợp đồng theo thoả thuận trong hợp đồng 
 - Trường hợp chuyển quyền sở hữu cho bên thuê: Kế toán lập phiếu xuất TK ngoại 
bảng 952 và làm thủ tục (biên bản) bàn giao hồ sơ tài sản cho bên thuê để thanh lý hợp 
đồng 
 50 
 - Trường hợp bên thuê mua lại tài sản: Căn cứ biên bản mua, bán tài sản của bên 
mua và chứng từ trả tiền 
 Nợ TK Tiền mặt hoặc tiền gửi... 
 Có TK Cho thuê tài chính : Giá trị còn lại 
 Xuất TK 952 
 - Trường hợp bên thuê thuê tiếp tài sản: Căn cứ vào giá trị hợp đồng bổ sung về thuê 
tiếp tài sản, NH gia hạn hợp đồng thuê và hạch toán thu nợ, lãi như trên. 
 - Trường hợp người thuê trả lại TS cho thuê: 
 Nợ TK Đầu tư vào thiết bị cho thuê 
 Có TK Cho thuê tài chính 
 Đồng thời hạch toán ngoại bảng 
Nhập TK 951 
Xuất TK 952 
 Ghi chú: 
 Ở trên, trình bày cách hạch toán đang áp dụng phổ biến. Nếu tách biệt giá trị đầu tư 
với giá trị hợp đồng thuê thì việc hạch toán sẽ hợp lý hơn. Khi đó tuỳ theo giá trị hợp đồng 
thuê (phụ thuộc vào thời gian thuê so với thời gian hữu dụng của tài sản thuê )mà hạch 
toán xuất TK Đầu tư vào thiết bị cho thuê và nhập TK Cho thuê tài chính. Theo cách này, 
giá trị còn lại của TS thuê chính là số dư nợ của TK Đầu tư vào thiết bị cho thuê. Khi kết 
thúc hợp đồng thuê, TK Cho thuê tài chính được tất toán (nợ gốc). 
 4.3.6. Kế toán dự phòng rủi ro tín dụng 
4.3.6.1. Một số vấn đề chung về dự phòng rủi ro tín dụng trong NH 
Dự phòng rủi ro tín dụng là một nghiệp vụ đặc thù của NHTM và được tiến hành 
trên cơ sở văn bản pháp lý là Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của 
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về “phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý 
rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng”. Quyết định này có những 
điểm quan trọng sau: 
(i) Thời điểm phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 
- Ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp 
theo, tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro đến thời 
điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trước. 
- Riêng đối với quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, tổ 
chức tín dụng thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối 
ngày 30 tháng 11. 
- Đối với các khoản nợ xấu, tổ chức tín dụng phải thực hiện việc phân loại nợ, đánh 
giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý 
chất lượng và rủi ro tín dụng. 
(Đối với các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của Bên thứ ba mà Bên 
thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra và các khoản cho vay bằng 
nguồn vốn góp đồng tài trợ của tổ chức tín dụng khác mà tổ chức tín dụng không chịu bất 
cứ rủi ro nào thì tổ chức tín dụng không phải trích lập dự phòng rủi ro nhưng phải phân 
 51 
loại nợ nhằm đánh giá đúng tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng phục vụ 
cho công tác quản lý rủi ro tín dụng. 
- Đối với các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán, tổ chức tín 
dụng phải phân loại vào nhóm 1 để quản lý, giám sát tình hình tài chính, khả năng thực 
hiện nghĩa vụ của khách hàng và trích lập dự phòng chung). 
 (ii) Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện trên cơ sở kết quả phân 
loại nợ và quy định trích lập của Quy định này. 
(iii) Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức sau: 
R = max {0, (A - C)} x r 
Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích 
A: giá trị của khoản nợ 
C: giá trị của tài sản bảo đảm (được xác định theo Quyết định này) 
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể 
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ như sau: 
- Nhóm 1: 0% 
- Nhóm 2: 5% 
- Nhóm 3: 20% 
- Nhóm 4: 50% 
- Nhóm 5: 100%. (Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý 
thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng). 
 (iv) Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75 % 
tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. 
(v) Trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự phòng phải 
trích, tổ chức tín dụng phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa theo quy định của pháp luật 
về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng. 
(vi) Trường hợp sử dụng dự phòng 
Tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ 
trong các trường hợp sau đây: 
- Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp 
luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích. 
- Các khoản nợ thuộc nhóm 5. Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ 
chức tín dụng được sử dụng dự phòng (nếu có) để xử lý rủi ro tín dụng. 
Tổ chức tín dụng thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng một quý 
một lần. 
 (vii) Nguyên tắc sử dụng dự phòng 
- Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó. 
- Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Tổ chức tín dụng phải khẩn trương tiến 
hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thoả thuận với khách hàng và theo quy định của 
pháp luật để thu hồi nợ. 
- Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì 
được sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ. 
-Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi ro tín dụng của các 
khoản nợ phải xử lý, tổ chức tín dụng hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền 
dự phòng vào chi phí hoạt động. 
 52 
(viii) Theo dõi các khoản nợ đã được xử lý 
- Việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng không phải là xoá 
nợ cho khách hàng. Tổ chức tín dụng và cá nhân có liên quan không được phép thông báo 
dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng. 
- Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải chuyển 
các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng 
để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để. 
- Sau 5 năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng 
được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng ra khỏi ngoại bảng đối với các 
trường hợp khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của 
pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích. Riêng đối với các ngân hàng thương mại Nhà 
nước, việc xuất toán chỉ được phép thực hiện sau khi được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà 
nước chấp thuận. 
 4.3.6.2. Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu 
 (i) Trích lập dự phòng (theo chế độ quy định) 
 Kế toán lập phiếu chuyển khoản và hạch toán: 
 Nợ TK Chi dự phòng nợ phải thu khó đòi (8822): Tổng số dự phòng phải trích 
(sau khi đã trừ số dự phòng đã trích còn lại) 
 Có Dự phòng cụ thể (TK bậc 3 thích hợp) 
 Có Dự phòng chung (TK bậc 3 thích hợp) 
 (ii) Kế toán xử lý rủi ro tín dụng từ dự phòng 
 Nợ TK Tiền thu từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo 
đảm nợ (4591): Số tiền thu được từ phát mãi tài sản bảo đảm nợ 
 Nợ TK thích hợp (1011, 4211..): Tiền bồi thường của các tổ chức và cá nhan 
liên quan (nếu có) 
 Nợ TK Dự phòng cụ thể (TK cấp 3 thích hợp) 
 Nợ TK Dự phòng chung (TK cấp 3 thích hợp) 
 Nợ TK Quỹ dự phòng tài chính (6130) 
 Nợ TK Chi phí khác (8900) 
 Có TK Cho vay (chi tiết thích hợp: nợ có khả năng mất vốn; nợ chờ xử 
lý; nợ khoanh...) 
Chuyển khoản nợ này theo dõi ngoại bảng, lập phiếu nhập và hạch toán: 
 Nhập TK “Nợ khó đòi đã xử lý” (9710) 
 Sau đó: 
 - Nếu khách hàng trả nợ (1 phần, toàn bộ) 
 Xuất 9710 
 Đồng thời hạch toán trong bảng: 
 Nợ TK Tiền mặt, tiền gửi 
 Có TK Thu nhập khác (7900) 
 - Hết thời gian quy định (5 năm theo quy định trong Quyết định đã dẫn), kế toán huỷ 
khoản nợ, hạch toán 
 Xuất 9710 
 (iii) Kế toán hoàn nhập dự phòng 
 53 
 Đầu mỗi định kỳ theo quy định trong Quyết định đã dẫn, kế toán tính số dự phòng cụ 
thể và dự phòng chung phải trích lập theo chế độ chung. Nếu số phải trích lớn hơn số dư 
của các tài khoản dự phòng thích hợp, kế toán sẽ tiến hành hoàn nhập dự phòng: 
 Nợ TK Dự phòng cụ thể (thích hợp) : Chênh lệch số dư > số phải trích 
 Nợ TK Dự phòng chung (thích hợp) : nt 
 Có TK 8822 
CHÆÅNG III 
------------ 
KÃÚ TOAÏN CAÏC HÇNH THÆÏC 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_ngan_hang_phan_1.pdf
Ebook liên quan