Giáo trình Kiến trúc và môi trường (Phần 1) - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM

Tóm tắt Giáo trình Kiến trúc và môi trường (Phần 1) - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM: ... càng không thể liệt khí hậu miền Bắc vào bất cứ một dạng nào đã có sẵn trong sơ đô phân loại của các tác giả mà chúng ta đã điểm qua. Hình 2.1: Bản đồ phân vùng khí hậu nhiệt đới 1. Vùng nóng ẩm; 2. Vùng nóng khô; 3. Vùng núi. Nhìn vào bản đồ đẳng nhiệt trên, tức là bản đồ phân bố nhiệt ...g số các yếu tố tâm - sinh lí, cần phải kể tới mức độ hoạt động, cơ chế thích nghi, chế độ ăn uống, cách trang phục, lứa tuổi, và tình trạng sức ịchoẻ của mỗi người. Bấy nhiêu yếu tố kể trên lại đồng thời tác động và có khi phụ thuộc lẫn ‘ nhau nên khó mà gói ghém được đầy đủ trong một chỉ t...và những vật thể nhân tạo (công trình xây dựng các loại). Trong môi trường đô thị, lại phân biệt môi trường tiểu khí hậu đô thị và môi trường vi khí BÀI 5: MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG 69 hậu phòng (nhà ở, nhà công cộng, nhà công nghiệp). Trong đó hiểu môi trường tiểu khí hậu nằm trong phạm vi đ...

pdf104 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 135 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Kiến trúc và môi trường (Phần 1) - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách âm cần nhất. 
Mức âm 30dB có thể xem là mức cho phép đối với sức khoẻ con người trong điều 
kiện nghỉ ngơi trong nhà ở; tại các bãi nghỉ có thể nâng lên mức 40 - 45dB. Còn ở khu 
đất giáp ngay cửa sổ của nhà ở thì không nên vượt quá 45dB để đảm bảo mức ồn cho 
phòng ở là 30 đến 35dB. 
Người ta còn quy định cả mức ồn ban ngày và ban đêm. Chẳng hạn, Tiêu chuẩn 
Liên Xô cũ quy định mức ồn trong phòng ngủ về ban ngày là 40dB, 
nhưng ban đêm không quá 30dB. Một vài nước khác như Tiệp Khắc quy định 
35dB, Thuỵ Sĩ 40dB về ban ngày và 30dB về ban đêm, trong khi Hunggari đưa ra chỉ 
tiêu chung là 45dB, Anh 50dB, Hà Lan 51dB... Những con số đó cho thấy rằng, ở đâu 
người ta cũng coi trọng sự yên tĩnh và người thiết kế phải có biện pháp thích hợp để 
đạt được các mức quy định đó. 
Thật ra, vấn đề chống ồn và cách âm trong nhà ở chủ yếu liên quan tới độ cách 
âm của tường, vách, cửa sổ, cửa đi. 
Chẳng hạn, tường ngoài dày từ 40 đến 70cm có độ cách âm 50 - 70dB; vách 
ngăn giữa các phòng dày 6 - 12cm có độ cách âm 35 - 45dB; cửa đi bằng gỗ, 25 - 
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG 87 
 35dB; cửa sổ, 20 - 25dB. Nếu biết được mức ồn, biết tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép; 
chúng ta dễ dàng tính được độ cách âm của kết cấu ngăn che. Thí dụ, để tiếng nói to 
(75dB) từ trong một phòng không gây ồn cho phòng bên (35dB), thì vách giữa hai 
phòng đó phải có độ cách âm 40dB. 
Khi thiết kế nhà ở cần chú ý đến việc bố trí hợp lí cầu thang, hành lang - thường 
là các "ống" thông ồn. Ngoài ra, bếp, buồng tắm, cửa sổ phòng ngủ hướng ra đường 
phố cũng là những nơi gián tiếp hoặc trực tiếp gây ồn. Chế độ âm trong nhà ở chủ 
yếu được đảm bảo bằng cách tổ chức tốt quan hệ giữa các phòng và cách li tiếng ồn 
từ bên ngoài xâm nhập vào. về phương diện chống ồn, cầu thang, buồng tắm không 
nên hướng thẳng đến phòng ở. Cửa sổ phòng ở và phòng ngủ cần hướng ra nơi yên 
tĩnh; cửa đi nên làm bằng vật liệu nặng, liên kết kín. Khi lắp đặt các vòi nước, bể 
nước, phải chú ý giảm nhỏ tiếng ồn va chạm. Sàn phòng ở cần có khả năng cách âm 
45dB. 
Chống ồn cho nhà ở mà không chống ồn cho thành phố thì cũng không có tác 
dụng. Vì vậy chống ồn cho thành phố, nhất là chống ồn trong giao thông tại các thành 
phố lớn, là một vấn đề cấp bách hiện nay. Người ta đã ban hành những tiêu chuẩn vệ 
sinh về tiếng ồn áp dụng cho xây dựng đô thị và các loại công trình. 
5.11.2 Phân loại và đặc điểm nguồn ồn đô thị 
Nguồn ồn chủ yếu ở đô thị là các phương tiện giao thông, xí nghiệp công nghiệp, 
trang thiết bị kĩ thuật của ngôi nhà, các phương tiện, tiện nghi sinh hoạt và... con 
người. Nguồn ồn này thường được quy vào một số đối tượng sau: 
- Xe cộ và các loại máy móc; 
- Luồng giao thông trên các đường phố chính; 
- Giao thông đường sắt (kể cả tàu điện, tàu điện ngầm); 
- Khu vực kho tàng và xí nghiệp công nghiệp; 
- Khu nhà ở. 
Một phần của nguồn ồn đô thị nêu trên có tác động trực tiếp tới khu dân cư, còn 
phần khác thì tác động ở xung quanh, nghĩa là bên lề khu dân cư đó. Chính vì vậy mà 
có thể phân ra: nguồn ồn trong khu đất dân cư và nguồn ồn ngoài khu dân cư. Trên 
khu đất dân cư đô thị, nguồn ồn lớn và hay gặp nhất là các luồng giao thông đường 
88 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG 
 sắt và một số xí nghiệp công nghiệp và phục vụ công cộng, các đầu mối giao thông 
bên ngoài, nơi đỗ xe ôtô, trạm dịch vụ kĩ thuật, nơi biểu diễn âm nhạc và khiêu vũ, 
sân bãi thể dục thể thao, sân chơi trẻ em, các trung tâm thương nghiệp, công trường 
xây dựng. 
Vùng ảnh hưởng của một số nguồn âm chỉ được giới hạn trong khu đất của tiểu 
khu nhà ở; và một số khác giới hạn trong khu đất của vùng ở. 
Trong trường hợp lấy tiểu khu nhà ở làm một đơn vị cơ cấu của đất cư trú trong 
đô thị thì cần phải đặc biệt chú ý tới nhóm nguồn ồn có ảnh hưởng tới chế độ ồn của 
tiểu khu nhà ở. Đó là các đường phố chính, sân chơi và sân thể thao, các khối thiết bị 
kĩ thuật, trạm biến thế, chỗ đỗ xe, gara. 
Đối với nguồn ồn ngoài tiểu khu nhà ở phải kể tới khu vực công nghiệp và kho 
tàng, giao thông bên ngoài. Ngoài ra, nguồn ồn ở ngay trong nhà cũng không thể 
xem thường. 
Theo thời gian tác động của tiếng ồn có thể phân ra nguồn ồn thường xuyên và 
không thường xuyên. Chi tiết hơn nữa, người ta còn phân biệt nguồn ồn đô thị ở dạng 
nguồn điểm hay nguồn tuyến. Chẳng hạn, từng chiếc xe chạy trên đường là nguồn 
điểm, còn luồng giao thông trên một đường phố là nguồn tuyến. Riêng trong công 
nghiệp lại có sự phân loại cụ thể hơn mà chúng ta sẽ đề cập tới trong một đoạn sau. 
5.11.3 Giao thông và tiếng ồn 
Mức ồn giao thông trong đô thị phụ thuộc vào tình trạng kĩ thuật và điều kiện 
vận chuyển, có thể đạt đến các trị số sau đây, tính bằng dbAn. 
 Xe tải hạng nặng chạy điêden 92-100 
 Xe buýt 80-86 
 Môtô 88 – 98 
 Xe điện bánh hơi 76 – 90 
 Ôtô con 75 - 85 
Trong thiết kế, người ta quy định tiêu chuẩn cho phép mức ồn bên ngoài là: xe 
tải 85 - 92, xe buýt 85, môtô 80 - 86, ôtô con - 84dbA. 
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG 89 
 Nguồn gây ồn và rung trong ôtô có nhiều trục cacđăng, hộp số, phanh,... nhưng 
chủ yếu vẫn là động cơ. Nhiệm vụ của công trình sư là giảm ồn của động cơ tới mức 
tối ưu mà không làm giá thành ôtô tăng lên. Lúc đầu, người ta hy vọng sử dụng 
môbin điện để thay thế động cơ, song các chuyên gia khi phân tích thành tựu hiện 
nay trong lĩnh vực này đã khẳng địnhrằng việc thay thế toàn bộ động cơ bằng các 
môbin điện là không có triển vọng. 
Vì sao ? Lí do dễ hiểu là phải xây dựng hàng chục nhà máy điện khổng lồ để nạp 
ăcquy. Ngoài ra, việc gia công và sản xuất hàng loạt môbin điện kèm với các thiết bị 
và phụ tùng cần thiết đòi hỏi thcti gian không dưới mười năm! 
Trong đô thị, khái niệm "tiếng ồn giao thông đô thị" luôn luôn gắn liền với khái 
niệm "ồn của đường phố chính" hoặc "ồn ngoài phố". Thực vậy, tiếng ồn thường gây 
ra ỏ đường phố chính, nơi thường xuyên có nhiều đoàn xe tấp nập qua lại. Mức ồn của 
nó phụ thuộc cường độ giao thông: tốc độ vận chuyển, độ dốc đường, chất lượng áo 
đường và trên đường có đặt ray hay không. Chẳng hạn, với số lượng đơn vị phương 
tiện giao thông là 20, ta có mức ồn tăng rõ rệt là 72,5; 75,5 và 80dbA khi các tốc độ 
tương ứng là 30, 50 và 80 km/giờ. (Để đánh giá ồn giao thông, người ta dùng 
đơn vị dbA (đọc là đêxiben A) là mức âm áp tổng đo bằng ồn kế có đường đặc 
tính đã hiệu chỉnh nhờ bộ lọc thích hợp để giảm độ nhạy ở tần số thấp). 
Khi đánh giá mức ồn của các phương tiện giao thông, người ta căn cứ vào trị số 
mức ồn của dòng vận tải. Đó là tổng mức ồn của mỗi xe, phụ thuộc vào số xe chạy 
qua trong một giờ, tốc độ xe, thành phần các loại xe chạy trong dòng, độ dốc đường 
v.v... 
Để khắc phục sự không ổn định vể mức ồn của dòng xe, người ta thường dùng trị 
số LAtd, tức mức ồn tương đương. Trong thực tế, trị số tính toán mức ồn tương đương 
của một dòng xe được xác định cách trục đường 7,5m và cách mặt đường l,2m trên 
cơ sở quan trắc thực tế và áp dụng thống kê toán học. 
Trong nguồn ồn giao thông, không thể bỏ qua sân bay. Đây là một nguồn ồn lớn, 
có phạm vi ảnh hưởng rộng mặc dù về nguyên tắc quy hoạch đô thị không cho phép 
bố trí sân bay gần khu dân cư. Số liệu sau đây chứng tỏ điều đó: máy bay gây ra mức 
ồn 120 - 140dbA, tiếng ồn của động cơ phản lực có thể lên đến 160dbA. Người ta đã 
đo được mức ồn tương đương ở các cự li 50m và 100m tương ứng là 113 - 122dbA và 
90 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG 
 107 - 116dbA. 
Theo điều tra của Liên Xô cũ về tiếng ồn sân bay cho thấy chế độ ồn ở đây đã 
làm dân cư vùng lân cận sân bay khó chịu, phàn nàn. Trong đó từ 47 - 96% số người 
phàn nàn về ban ngày và 72-97% số người phàn nàn về ban đêm. 
Ở Việt Nam thời gian gần đây đã bước đầu khảo sát quan trắc tiếng ồn sân bay 
trên cơ sở áp dụng phương pháp đánh giá mức ồn sân bay có xét đến tác động tức 
thời và cực đại của tần suất bay. Kết quả là đã thu thập được số liệu, làm cơ sở so 
sánh với nền ồn chung của đô thị có sân bay và thiết kế quy hoạch cải tạo và phát 
triển đô thị trong tương lai. 
Trong việc tính đến đặc điểm truyền tiếng ồn qua các địa hình khác nhau trong 
thành phố như truyền tiếng ồn giao thông, truyền âm qua dải cây xanh hay các hình 
thức mặt chắn khác v.v... đều có phương pháp tính toán để giảm mức ồn do áp dụng 
những đối tượng nói trên. Chúng tôi không đề cập nhiều tới các phương pháp tính 
toán trong khuôn khổ cuốn sách nhỏ này, song riêng về tiếng ồn giao thông, cần phải 
kể một cách cụ thể tới sự phân bố các làn xe trên đường. Khoảng cách giữa các xe 
trong một làn có thể xác định theo tốc độ trung bình của dòng xe, km/h và cường độ 
dòng xe tính cả 2 chiều, xe/h. 
Khi khoảng cách S lớn, có thể coi mỗi xe là một nguồn âm và âm thanh lan 
truyền như nguồn điểm, còn s đủ nhỏ thì xem cả dòng xe như một nguồn âm đường. 
Người ta thường tính toán với s > 200m là nguồn điểm, còn s < 20m là nguồn đường. 
Khoảng 20mm đến 200m gọi là nguồn dãy và độ giảm mức âm khi lan truyền trị số 
trung gian giữa hai trường hợp nói trên. 
5.11.4 Càng phát triển càng gây tiếng ồn 
Công nghiệp là nhân tố chủ yếu trong việc hình thành đô thị. Trong quá trình quy 
hoạch, người ta tách riêng khu công nghiệp ra, đôi khi khu này chiếm đến hàng ngàn 
hecta. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại biết bao xí nghiệp công nghiệp xen lẫn 
trong lòng các đô thị. Càng nhiều xí nghiệp thì đồ thị càng mất yên tĩnh. Vì vậy người 
ta đã quy định rằng các xí nghiệp công nghiệp hiện đại phải đáp ứng các yêu cầu cao 
về vệ sinh, trong đó có chế độ ồn. 
Nguồn ồn trên khu đất xí nghiệp công nghiệp không những gây ra do thiết bị bên 
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG 91 
 trong mà còn do các nguồn bên ngoài các phân xưởng: quạt gió, máy xả khí, phương 
tiện vận chuyển của xí nghiệp, đường sắt nội bộ. Vì vậy, chế độ ồn của các xí nghiệp 
công nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào lượng và công suất của các nguồn ồn bên ngoài. 
Nếu dùng khái niệm về mức ồn của các thiết bị chủ yếu của xí nghiệp thì chưa cụ 
thể, mà chọn khái niệm mức ồn bên trong thì chưa thật đầy đủ, bởi vậy người ta có 
khái niệm tổng quát về mức ồn tại ranh giới khu đất xí nghiệp để làm cơ sở thiết lập 
chế độ ồn xí nghiệp công nghiệp (phải thấp hơn các mức này, db): 
Nhà máy chế tạo máy kéo 80 
Xí nghiệp chế biến gỗ 75 
Xí nghiệp xây dựng nhà 75 
Xí nghiệp thuộc da 65 
Nhà máy sợi tổng hợp 65 
Nhà máy bêtông đúc sẵn 65 
Nhà máy rượu, bia 55 
Nhà máy dệt kim 55 
Nhà máy bánh kẹo 55 
Nhà máy làm đồ chơi 55 
Trong danh mục xí nghiệp công nghiệp có rất nhiều xí nghiệp được quy định với 
chế độ ồn 55dbA. Chú ý rằng trị số này đúng bằng tiêu chuẩn ồn cho phép về ban 
ngày ở khu dân cư. 
Tất nhiên muốn nắm chắc chế độ ồn của xí nghiệp, cần phải tiến hành quan trắc 
hiện trường. Gắn liền với tiến bộ khoa học kĩ thuật trong công nghiệp và xây dựng, 
cần định kì đổi mới và bổ sung các tài liệu về ồn của từng loại xí nghiệp cũng như của 
từng vùng trong đô thị. 
Ở Việt Nam, qua một số kết quả khảo sát quan trẵc bước đầu về nguồn ồn ổn 
định ở một số xí nghiệp tại một vài đô thị iớn phía Nam đã phác ra được bức tranh về 
tiếng ồn trong công nghiệp của ta. So với số liệu tiếng ồn cùng loại của một số nước 
trên thế giới thì tiếng ồn công nghiệp tại một số đô thị lớn ở đồng bằng sông Cửu 
Long cao hơn khoảng 5 - lOdb. Sự chênh lệch này tồn tại do ảnh hưởng của kiến trúc 
thoáng hở nhiệt đới nóng ẩm, do máy móc thiết bị cũ kĩ của các nhà máy tại đây và 
sự chưa quan tâm đầy đủ đến biện pháp chống ồn trong xây dựng đô thị trong thời 
92 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG 
 gian trước đó (hình 5.6). 
Hình 5.6a giới thiệu mức ồn của các khu công nghiệp ở TP Hồ Chí Minh, còn hình 
5.6b giới thiệu mức ồn lập từ số liệu quan trắc thực tế ở một số nhà máy. 
Hình 5.6a: Mức ồn của các khu công nghiệp ở TP Hồ Chí Minh 
Hình 5.6b: Số liệu quan trắc thực tế ở một số nhà máy 
 1. Nhà máy cán thép Biên Hoà (đường đen mảnh); 
 2. Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức (đường nét đứt); 
3. Nhà máy chế biến gỗ Long Bình (đường còn lại). 
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG 93 
 Việc chống ồn bên trong nhà công nghiệp nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh lao 
động do chính người công nhân của xí nghiệp nên phải chú ý ngay từ khâu lập quy 
hoạch tổng mặt bằng nhà máy đến việc bố trí các phân xưởng, thiết kế công nghệ và 
máy móc được sử dụng. Ngoài các biện pháp kiến trúc quy hoạch còn phải dự kiến 
các biện pháp giảm tiếng ồn tại nơi xuất hiện, nghiên cứu giảm tiếng ồn của máy 
ngay từ khi chế tạo, lắp ráp đến khi vận hành và duy tu chúng, không loại trừ biện 
pháp giảm ồn của đường ống kĩ thuật, đường ống thông gió. 
Tất nhiên, đối với công nhân trong sản xuất, biện pháp trang bị phòng hộ cá 
nhân như trang bị bịt tai cần được thực hiện đối với các phân xưởng có mức ồn lớn. 
Muốn đánh giá được mức ồn trong xí nghiệp công nghiệp cần phải quan trắc, khảo sát 
hiện trường để xác định chính xác hiện trạng, làm cơ sở lập bản đồ mức ồn đô thị, 
chuẩn xác hoá quy luật phân bố ồn trong điều kiện xây dựng đô thị. Ngoài ra còn xác 
minh được hiệu quả giảm ồn do các biện pháp chống ồn. 
Trước khi tiến hành quan trắc cần phân loại nguồn ồn. Để đơn giản hoá, đại để 
phân biệt hai nhóm: nguồn ồn tĩnh tại (hay cố định) và nguồn ồn di động. Nhóm thứ 
nhất là nguồn tương đối cố định, trong đó các đối tượng gây ổn thường gắn liền với 
công trình kiến trúc. Chẳng hạn, các trạm biến áp thiết bị quạt và máy nén khí, các 
máy xây dựng đật cố định, các thiết bị của xí nghiệp công nghiệp, các hệ thống loa 
phục vụ thi công và sản xuất. Nhóm này chiếm đến 20% nguồn ồn đô thị. 
Nhóm ồn thứ hai chủ yếu gồm các đối tượng gây ồn không gắn vào công trình 
như: các phương tiện vận chuyển, phương tiện giao thông cơ giới, các máy xây dựng 
di chuyển được như máy ủi, xe lu, máy đào hào. Nhóm này chiếm gần 75% tổng số 
nguồn ồn đô thị. 
Về phương diện định lượng, người ta còn phân ra tiếng ồn ổn định, tức là loại có 
mức áp suất âm thay đổi theo thời gian không quá 5db và tiếng ồn không ổn định có 
mức áp suất thay đổi theo thời gian trên 5db. Tiếng ồn ổn định chủ yếu thấy ở các xí 
nghiệp công nghiệp, còn tiếng ồn không ổn định thường gập ở trên đường giao thông 
các loại và trên công trường xây dựng. 
Tương ứng với các nguồn ồn, cần áp dụng các phương pháp đo chế độ ồn khác 
nhau. Chẳng hạn, đối với nguồn ồn tĩnh tại có phương pháp trường âm tự do, phương 
94 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG 
 pháp trường âm phản xạ, phương pháp đo mẫu nguồn âm, phương pháp đo trực tiếp 
sát thiết bị gây ồn. 
5.11.5 Bức tranh ồn của đô thị 
Vô số nguồn ồn chụp lên đô thị và kết quả là con người luôn luôn có cầm giác 
trong thành phố tồn tại một nền ồn. Giá trị của nó dao động rất nhiều, tuỳ thuộc vào 
thời gian trong ngày cũng như số lượng nguồn ồn. 
Dự tính được ảnh hưởng của nguồn ồn tương lai trong chế độ ồn của khu ở và 
soạn thảo được các bản hướng dẫn cụ thể trong lĩnh vực này là một trong những 
nhiệm vụ của người làm công tác xây dựng đô thị. 
Khi nghiên cứu tổng mặt bằng của điểm dân cư, kiến trúc sư quy hoạch bố trí các 
vùng chủ yếu của đô thị và đầu mối giao thông giữa chúng, nghĩa là phải xác định 
ngay được vị trí các nguồn ồn chủ yếu trong đô thị (giao thông bên ngoài và bên 
trong của khu xí nghiệp công nghiệp và khu kho tàng công cộng). 
Nhằm tận dụng tối đa các biện pháp chống ồn, trong giai đoạn này cần thiết lập 
bản đồ các nguồn ồn chủ yếu của đô thị (gọi tắt là Bản đồ ồn của đô thị). Tỉ lệ của 
bản đồ này lấy như bản đồ tổng mặt bằng đô thị. Đây là cơ sở để điều chỉnh chế độ 
ồn cho khu đất dân cư đô thị, đồng thời là cơ sở để nghiên cứu các biện pháp xây 
dựng đô thị một cách đồng bộ nhằm chống ồn có hiệu quả. Hệ thống đường phố và 
đường giao thông là cơ sở của tổng mặt bằng và bản đồ ồn đô thị. Khi nghiên cứu sơ 
đồ vị trí nguồn ồn đô thị cần phải thu thập các cứ liệu cho phép đặc trưng được các 
nguồn ồn và các "cực" ồn. Các cứ liệu này bao gồm: 
1. Điều kiện giao thông trên các đường phố chính của đô thị: cường độ và tốc độ 
vận chuyển, số lượng đơn vị giao thông vận tải hàng hoá và công cộng trong 
dòng giao thông, sự hiện diện của các xe tải điêden hạng nặng và tàu điện. 
2. Các tài liệu về đường phố chính, mặt cắt ngang và dọc của đường, các nút 
giao thông và chỗ giao cắt ở các mức cao khác nhau, các dạng ngã tư và 
quảng trường, kết cấu đường tàu điện. 
3. Các tài liệu về chỗ đỗ xe lớn hiện có, các trạm trung chuyển. 
4. Đặc điểm của các công trình công nghiệp được bố trí trên khu đất đô thị. 
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG 95 
 5. Đặc điểm giao thông bên ngoài: cường độ và tốc độ vận chuyển, kết cấu 
đường bay, tình trạng các cầu và cầu vượt, cấp sân bay và vị trí của chúng, 
bến ôtô và ga đường sắt. 
6. Tình trạng về phân khu xây dựng, mật độ nhà ở theo khu vực và theo các 
đường phố chính, loại nhà được xây dựng. 
7. Các tài liệu về bố trí trên khu đất các công trình có yêu cầu tiện nghi đặc biệt 
(bệnh viện, viện nghiên cứu khoa học, công viên, v.v...). 
Khi nghiên cứu sơ đồ phân bố nguồn ồn của các đô thị hiện có, cần quan trắc 
hiện trường để thu thập các tài liệu chính về mức nguồn ồn chủ yếu. Như thế không 
có nghĩa là bỏ qua việc tính toán xác định mức ồn tính toán tương đương trong điều 
kiện của đô thị hiện có. Phương pháp quan trắc hiện trường mới có khả năng cho ta 
một bức tranh thực tế, có tính đầy đủ tới nhiều yếu tố biến động. Đó là sự thay đổi 
các biện pháp xây dựng đường phố, mức độ tiện nghi và tình trạng kĩ thuật của áo 
đường v.v... 
Các tài liệu thu thập được về nguồn ồn chủ yếu của đô thị sẽ cho phép ta thiết 
lập bản đồ ồn đô thị (hình 5.7). Trên bản đồ có mang các dấu hiệu quy ước và các 
mức ồn tương đương của các nguồn ồn chủ yếu, tính bằng dbA. Tỉ lệ của bản đồ phụ 
thuộc vào quy mô đô thị (1 : 10000 hay 1 : 25000). Đối với các thành phố nhỏ và thị 
trấn cần lấy tỉ lệ lớn hơn (1 : 5000). 
Hình 5.7: Một ví dụ về bản đồ ồn đô thị 
 (bản đồ tiếng ồn giao thông tại các đường phố chính ở Matxcơva) 
96 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG 
 Cần phải thể hiện trong bản đồ ồn đô thị các lô đất và công trình đòi hỏi tiện 
nghi âm thanh đặc biệt như bệnh viện, nhà an dưỡng, công viên, vườn thú, viện 
nghiên cứu khoa học, trường đại học v.v... Các đối tượng này cần vẽ trực tiếp cả vào 
sơ đồ nguồn ồn chủ yếu bên ngoài. 
Khi đã có sơ đồ nguồn ồn bên ngoài của đô thị và các công trình bảo vệ chúng 
rồi, mới xác định được cơ cấu quy hoạch đô thị cho phù họp với các nhiệm vụ kinh tế 
- xã hội một cách cụ thể và hợp lí. Giải pháp bố trí tôt về quan hệ giữa các vùng chức 
năng chính của đô thị cho phép làm giảm yếu đáng kể hoặc hoàn toàn loại trừ ảnh 
hưởng của các nguồn ồn như sân bay, xí nghiệp công nghiệp và xí nghiệp công cộng. 
Cần dự kiến việc cách li các đối tượng gây ồn với khu đất ở nhờ những giải bảo vệ - 
vệ sinh đủ rộng. 
Cuối cùng, còn phải thể hiện được chế độ ồn của tiểu khu nhà ở trên một loại 
bản đồ khác; Bản đồ này thường có tỉ lệ lớn hơn (1 : 200) và trích phóng từ bản đồ 
đô thị. Với loại bản đồ này, các kiến trúc sư, nhà quy hoạch, bác sĩ vệ sinh có thể và 
cần phải giải quyết các nhiệm vụ: đánh giá chế độ ồn trên khu đất xây dựng và tại 
chu vi các ngôi nhà hoặc nhóm nhà, xác định chế độ ồn tối ưu trong tiểu khu nhà ở 
theo các phương án quy hoạch khác nhau. Cần nhớ rằng mức ồn tối đa cho phép tại 
khu đất ở liền kề với đường chính của giao thông công cộng là 55dbA. 
Kết thúc đoạn này, cũng cần nhắc bạn đọc không nên xem thường nguồn ồn 
trong khu nhà ở. Nguồn ồn này khá phức tạp, chúng đều là các nguồn điểm và không 
cố định. Hình 5.8 cho ta khái niệm về chế độ ồn bên trong sân của khu nhà ở, chịu 
tác động các nguồn ồn bên trong, chẳng hạn ở gần sân thể thao trong khu nhà ở. 
Mức áp lực âm của các nguồn ồn này không nhỏ chút nào, và nếu đưa vào từng 
căn hộ chắc hẳn có ảnh hưởng đến sinh hoạt, nghỉ ngơi của con người. 
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG 97 
Hình 5.8: Mức ồn của sân thể thao trong khu ở 
1. Chơi bóng rổ; 
2. Chơi bóng chuyền; 
 3. Chơi bóng đá; 
4. Bể bơi. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kien_truc_va_moi_truong_phan_1_truong_dai_hoc_ky.pdf
Ebook liên quan