Giáo trình Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp

Tóm tắt Giáo trình Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp: ...5H được nối vào nguồn điện 240V và 50Hz. Hãy tính cảm kháng (XL) của nó. Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn Chương 3: Dòng điện xoay chiều một pha Trang 46 XL = 2πfL = 2 x 3,14 x 50 x 0,15 = 47,12Ω. Khi một số cuộn cảm được nối thành một mạch điện, có thể tính tổn...ong bộ giảm thế, dòng trong cuộn dây sơ cấp sẽ nhỏ hơn dòng trong 33. (không có câu 32) Nếu một biến thế có tỷ số vòng dây 4 : 1 thì có nghĩa là cuộn dây thứ cấp có 34. Nếu cuộn sơ cấp của biến thế được nối vào nguồn 230V và điện áp thứ cấp là 1150V, dòng thứ cấp là 10A thì dòng sơ cấp chạ... được đặt gần bề mặt các khe trong lõi stator hơn với mục đích làm giảm điện cảm của cuộn dây. Cuộn dây chạy Cuộn khởi động Chuyển mạch ly tâm Cuộn dây chạy Cuộn khởi động Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn Chương 6: Động cơ không đồng bộ Trang 101 Chu...

pdf156 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trong 
hai hướng sau đây: 
(a) Đầu tiên điện áp được giảm xuống rất thấp bằng biến áp. Điện áp xoay chiều 
mức thấp này sau đó được chỉnh lưu bằng các điốt để biến thành điện áp DC để 
nuôi các mạch điện tử bên trong thiết bị. 
(b) Trước tiên được chỉnh lưu bằng các điốt, trong trường hợp nguồn cung cấp 
dạng công tắc chuyển mạch, sau đó giảm xuống thành điện áp DC ở mức thấp 
để nuôi các phẩn tử của thiết bị. 
Biên dạng sóng xoay chiều AC 
Nguồn điện chuyển đến người sử dụng từ công ty cung cấp điện là nguồn điện có dòng 
điện và điện áp dạng xoay chiều với tần số 50 Hz hoặc sự thay đổi cực tính 50 chu kỳ 
trong một giây. Các thuộc tính của dòng điện xoay chiều có thể được biểu diển bằng 
đồ thị hình sin sau đây: 
Hình 1 – Biên dạng sóng AC 
Trong nửa chu kỳ dương, dòng điện trong mạch AC chạy theo một hướng. Dòng điện 
sẽ chạy theo hướng ngược lại ở nửa chu kỳ thứ hai (nửa chu kỳ âm). 
1 chu kỳ T 
Nửa chu 
kỳ dương 
Nửa chu 
kỳ âm 
thời gian 
đỉnh 
Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn 
Chương 8: Mạch chỉnh lưu Trang 133 
Biên độ của biên dạng sóng AC luôn luôn thay đổi theo thời gian. Độ lớn của các dòng 
điện và điện áp AC thường được biểu diễn bằng điện áp “RMS” hoặc dòng điện 
“RMS”. Giá trị điện áp đỉnh liên hệ với điện áp RMS bằng công thức sau: 
Điện áp đỉnh = √2 x Vrms = 1,414 x Vrms 
Chỉnh lưu một nửa chu kỳ 
Chỉnh lưu một nửa chu kỳ, hình 2, là dạng đơn giản nhất của chỉnh lưu. Mạch điện bao 
gồm một điốt nối tiếp với tải (R) và đấu vào nguồn xoay chiều AC. Ký hiệu được sử 
dụng để mô tả điốt là ký hiệu tiêu chuẩn, chiều của mũi tên chỉ chiều của dòng điện 
quy ước 
Hình 2 – Mạch chỉnh lưu một nửa chu kỳ 
Theo hướng thuận, điốt cho dòng điện chạy qua nó và điện trở của điốt khi đó rất nhỏ. 
Trong hướng ngược lại (đấu ngược), điốt ngăn cản không cho dòng điện chạy qua nó, 
khi đó điện trở của điốt rất lớn. Kết quả là tải trở (R) nằm trong mạch AC được đặt 
một sêri các xung, kể từ đây các xung này có tên gọi là chỉnh lưu một nửa chu kỳ. 
Biên dạng sóng điện áp của hình 2 
Biên dạng sóng điện áp nếu điốt đấu ngược so với hình 2 
Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn 
Chương 8: Mạch chỉnh lưu Trang 134 
Các câu hỏi tự kiểm tra 
1. Trong hình 4, điốt được đấu ngược lại. 
(a) Dòng điện sẽ chạy trong phần nào của chu kỳ tải 
..........................................................................................................................
.......... 
(b) Vẽ biên dạng sóng điện áp trên tải trở 
Hình 4 – Bộ chỉnh lưu nửa chu kỳ 
Nếu như điốt được đấu ngược, dạng sóng đầu ra được đảo lại và cực tính đầu ra bị 
ngược lại. 
2. Xem hình 5. Hãy cho biết các dạng sóng này là AC hay DC ? 
...................................................................................................................................... 
Hình 5 – Các dạng sóng cực tính dương và âm 
Quá trình chỉnh lưu biến đổi dạng sóng AC thành dạng sóng một chiều hoặc “dòng 
một chiều”. Sóng này ở dạng xung. Thường thì cần phải có nhiều quá trình xử lý nữa 
trước khi sóng này được cấp vào các phần tử trong thiết bị điện tử. 
Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn 
Chương 8: Mạch chỉnh lưu Trang 135 
Trong các mạch chỉnh lưu, độ lớn của dòng điện có thể là một số ampe và sụt áp qua 
điốt đấu thuận có thể chừng 1V hoặc thậm chí nhiều hơn. 
Khi đồng hồ đo điện áp DC được sử dụng để đo sóng chỉnh lưu, đồng hồ sẽ hiển thị 
giá trị trung bình của sóng. Kiểm tra sóng tải trong hình 6. bạn có thể nhìn thấy điện áp 
trung bình đặt lên tải nằm trong phạm vi giữa 0V và đỉnh sóng 40V. Bằng mắt thường 
bạn có thể xác định điện áp trung bình là nhỏ hơn một nửa điện áp đỉnh. 
Hình 6 – điện áp trung bình 
Giá trị chính xác của điện áp trung bình được xác định bởi công thức: 
Hoặc điện áp trung bình DC có thể dùng được, tại tải, có thể được tính toán bằng việc 
sử dụng 0,45 giá trị VRMS của sóng AC đầu vào hoặc 0,318 của điện áp đỉnh Vđỉnh 
Dòng điện đỉnh và dòng trung bình có thể được xác định dễ dàng từ điện áp đỉnh và 
điện áp trung bình: 
Dòng điện là bằng nhau trong toàn bộ mạch nối tiếp. Dòng điện đỉnh qua điốt bằng 
dòng điện đỉnh qua tải. Dòng điện trung bình qua điốt bằng dòng điện trung bình qua 
tải. 
Câu hỏi tự kiểm tra 
3. Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ với điện áp cung cấp là 24V AC, được nối với tải 
trở 12Ω. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện 
Xác định: 
(a) điện áp trên tải 
trung bình 
thời gian 
diện tích A1 = diện tích A2 
và 
Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn 
Chương 8: Mạch chỉnh lưu Trang 136 
(b) dòng điện trên tải 
(c) PIV của điốt 
(d) tần số gợn sóng 
4. Điện áp AC đầu vào của bộ chỉnh lưu một nửa chu kỳ là 32V. Điện áp DC 
trung bình đặt lên tải và PIV qua điốt là bao nhiêu? 
5. Yêu cầu nhận được điện áp đầu ra là 24V DC từ mạch chỉnh lưu một nửa chu 
kỳ. Cần phải đặt điện áp AC ở đầu vào là bao nhiêu vôn? 
6. Bộ chỉnh lưu một nửa chu kỳ dùng để nạp điện cho bình ắc qui 50V. PIV xuất 
hiện qua điốt là bao nhiêu? 
Chỉnh lưu cầu cả chu kỳ 
Nguồn điện AC có thể được chỉnh lưu cả hai nửa của chu kỳ của sóng tín hiệu đầu 
vào, bộ chỉnh lưu như thế gọi là bộ chỉnh lưu cả chu kỳ. Mạch điện trên hình 9a gồm 
có 4 điốt được sắp đặt theo hình thoi hoặc hình “cầu” . 
Hình 9a 
Chỉnh lưu cầu 
Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn 
Chương 8: Mạch chỉnh lưu Trang 137 
Hình 9b 
4 điốt có thể được lắp “riêng rẽ” từng cái một hoặc được “gói gọn” trong một hộp. 
Việc gói gọn này tạo ra các chân để đấu nối đơn giản hơn. Hình 9b chỉ ra ký hiệu của 
gói chỉnh lưu cầu bằng điốt: 
Để khảo sát dòng điện chạy trong mạch điện trên các nửa chu kỳ dương và âm của 
nguồn điện xoay chiều ở đầu vào. 
Khi các cực A – B có cực tính như chỉ ra trên hình 10 (a), dòng điện sẽ chạy như đã 
hiển thị trên hình vẽ và điện áp trên tải có cực tính dương. 
Hình 10 (a) chỉ ra rằng các điốt D2 và D3 dẫn dòng điện trên nửa chu kỳ dương. 
Hình 10 – chỉnh lưu cả chu kỳ 
Khi các cực A – B có cực tính như chỉ ra trên hình 10 (b), dòng điện sẽ chạy như hiển 
thị trên hình vẽ. Điện áp trên tải một lần nữa lại có cực tính dương, mặc dù điện áp ở 
đầu vào trên các cực A – B đã bị đảo chiều. Hình 10 (b) chỉ ra rằng các điốt D1 và D4 
dẫn dòng điện qua nó, trên nửa chu kỳ âm. 
thời gian 
thời gian 
dẫn dẫn 
dẫn dẫn 
Chỉnh 
lưu cầu 
Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn 
Chương 8: Mạch chỉnh lưu Trang 138 
So sánh với chỉnh lưu một nửa chu kỳ, ta thấy dòng điện chạy trên tải trong toàn bộ cả 
chu kỳ của nguồn điện đầu vào mà không có nửa chu kỳ nào lại không có dòng điện 
chạy qua. Và vì thế mà điện áp và dòng điện trung bình trên tải trong trường hợp chỉnh 
lưu cả chu kỳ bằng 2 lần so với chỉnh lưu một nửa chu kỳ. 
Hình 13 – Điện áp trung bình của chỉnh lưu cả chu kỳ 
Các câu hỏi tự kiểm tra 
10. Xem mạch điện trên hình 14. 
Hình 14 
(a) Hãy vẽ đường đi của dòng điện bằng bút chì màu đỏ 
(b) Có bao nhiêu điốt cho dòng điện chạy qua chúng trong từng nửa chu kỳ của 
nguồn điện? 
..................................................................................................................................... 
Sử dụng hình 14, hãy xác định điện áp và dòng điện đỉnh và trung bình trên tải. 
Cho biết tất cả các điốt là lý tưởng nghĩa là điện áp rơi trên từng điốt là 0V. 
Điện áp đỉnh thứ cấp, 
Chỉnh lưu cầu 
hoặc
và
trung bình 
thời gian 
Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn 
Chương 8: Mạch chỉnh lưu Trang 139 
Điện áp đỉnh trên tải 
Điện áp trung bình trên tải 
Các dòng điện đỉnh và trung bình có thể sử dụng định luật Ôm (Ohm): 
Câu hỏi tự kiểm tra 
11. Đối với mạch điện trên hình 15, hãy xác định điện áp đỉnh trên tải, điện áp 
trung bình trên tải và dòng điện trung bình trên tải. Cho biết rằng tất cả các điốt là 
lý tưởng, nghĩa là sụt áp bằng 0V trên từng điốt khi chúng được đấu thuận. 
Hình 15 – Kết nối tải với bộ chỉnh lưu cả chu kỳ 
Chỉnh lưu cả chu kỳ kiểu trích giữa (trích từ giữa cuộn dây) 
Cả chu kỳ điện áp được chỉnh lưu có thể đạt được bằng chỉ bởi 2 điốt nếu như biến áp 
thích hợp được sử dụng. Biến áp chỉ ra trên hình 16 có 2 cuộn dây thứ cấp giống hệt 
nhau, chúng được nối với pha điện nguồn như trên hình vẽ. Điểm nối nằm ở chính 
giữa hai cuộn dây này và điểm này thường là điểm tâm của mạch. Tất cả điện áp được 
đo so với điểm tâm này. 
thời gian 
thời gian 
c) 
Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn 
Chương 8: Mạch chỉnh lưu Trang 140 
Hình 16 – Chỉnh lưu cả chu kỳ kiểu trích giữa 
Vết chấm màu đen trên sơ đồ hiển thị điểm cuối của cuộn dây và các điểm này có tên 
gọi “đầu cuộn dây – in phase”. 
Khi cuộn dây V1 và V2 có cực tính như chỉ ra trên hình 16 (a), điốt D1 dẫn điện trong 
khi điốt D2 ngăn không cho dòng điện qua nó (đấu ngược). Khi cực tính đầu vào đảo 
ngược lại, kết quả là điốt D2 dẫn điện và điốt D1 trở thành đấu ngược, như chỉ ra trên 
hình 16 (b). 
Cực tính của tải là giống nhau trong cả 2 nửa chu kỳ của nguồn điện đầu vào và do đó 
chỉnh lưu cả chu kỳ được thực hiện. 
Các dòng điện và điện áp trên tải được tính toán theo các thức giống với chỉnh lưu một 
nửa chu kỳ và chỉnh lưu cầu cả chu kỳ. Sóng tín hiệu của điện áp nguồn và điện áp 
trên tải được thể hiện trên hình 16 (c). 
điểm nối 
điểm nối 
Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn 
Chương 8: Mạch chỉnh lưu Trang 141 
Hình 17 – Chỉnh lưu cả chu kỳ kiểu trích giữa cuộn dây 
Câu hỏi tự kiểm tra 
12. Trong kiểu chỉnh lưu cả chu kỳ kiểu trích giữa cuộn dây, có bao nhiêu điốt dẫn 
điện trong từng nửa chu kỳ? 
...........................................................................................................................................
........... 
13. Nếu như điện áp đỉnh của V1 và V2 trong mạch điện trên hình 17 là 40V, điện áp 
đỉnh trên tải sẽ là bao nhiêu vôn? 
Xem hình 18, hãy xác định điện áp đỉnh và điện áp trung bình trên tải và dòng điện 
đỉnh và dòng trung bình qua điốt. 
Hình 18 – Chỉnh lưu cả chu kỳ kiểu trích giữa cuộn dây khi có tải 
Điện áp đỉnh thứ cấp, 
Điện áp đỉnh trên tải, 
mỗi điốt = 0,65V 
Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn 
Chương 8: Mạch chỉnh lưu Trang 142 
Chú ý rằng chỉ một nửa của tổng các cuộn dây thứ cấp được sử dụng để xác định điện 
áp trên tải. Bởi vì chỉ một nửa của mạch thứ cấp dẫn điện tại từng nửa chu kỳ của 
nguồn điện. 
Dòng điện đỉnh 
Tóm tắt 
Ø Quá trình biến đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành một chiều (DC) gọi là quá trình 
chỉnh lưu 
Ø Có ba mạch chỉnh lưu điốt thường dùng là: 
• Chỉnh lưu một nửa chu kỳ 
• Chỉnh lưu cầu cả chu kỳ 
• Chỉnh lưu cả chu kỳ kiểu trích giữa cuộn dây 
Ø Điện áp đinht thứ cấp được xác định bằng công thức: Vp = 1,414 x Vrms 
Ø Điện áp đỉnh trên tải nhỏ hơn điện áp đỉnh trên cuộn thứ cấp. Điện áp đỉnh này bị 
giảm đi do sự sụt áp trên các điốt hiện có trong mạch điện. 
Ø Điện áp trung bình trên tải được xác định bằng công thức: 
Vav = 0,318 x Vpk 
 hoặc Vav = 45 x VRMS 
 đối với chỉnh lưu một nửa chu kỳ, và: 
 Vav = 0,637 x Vpk 
 Vav = 0,9 x VRMS 
 đối với chỉnh lưu cả chu kỳ. 
Ø Ở đây, Vpk trong cả hai trường hợp trên là điện áp đỉnh trên tải. 
Ø Dòng điện trung bình qua tải Iav = Vav/RL và dòng điện đỉnh qua tải Ipk = 
Vpk/RL. 
Ø Dòng điện qua điốt bằng với dòng điện chạy qua tải. 
Ø Điện áp đỉnh theo chiều ngược của điốt, theo kinh nghiệm, bằng với điện áp đỉnh 
của cuộn thứ cấp đối với chỉnh lưu một nửa chu kỳ và chỉnh lưu cầu cả chu kỳ. Điện 
áp đỉnh theo chiều ngược của điốt trong trường hợp chỉnh lưu cả chu kỳ kiểu trích giữa 
cuộn dây, theo kinh nghiệm, bằng với điện áp đỉnh của tất cả cuộn thứ cấp. 
Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn 
Chương 8: Mạch chỉnh lưu Trang 143 
CHỈNH LƯU 3 PHA 
CHỈNH LƯU NỬA CHU KỲ 3 PHA (nối kiểu sao) 
Chỉnh lưu nửa chu kỳ 3 pha của nguồn điện đấu kiểu sao sẽ cần đến 4 dây (3 dây pha: 
L1, L2, L3) và một dây trung hòa. 
Bằng việc nối các điốt giữa từng dây pha và tải, nối trong cả 3 pha, ta sẽ được mạch 
chỉnh lưu một nửa chu kỳ 3 pha. 
Ba điốt được nối với từng dây pha trong 3 pha như thể hiện ở hình trên. Từng pha 
trong nguồn điện 3 pha sẽ đạt được giá trị cực đại (max) sau 120o đối với pha lân cận 
trước đó. Điốt trong từng pha chỉ dẫn điện khi điện áp trong pha đó là dương, so sánh 
điện thế trên anốt và điện thể trên catốt của điốt đó. 
Chú ý rằng các catốt của từng điốt được nối với cực dương của tải, do đó điện áp ở đầu 
ra từ một điốt sẽ bị sụt còn điện áp đầu ra của điốt kế tiếp sẽ tăng lên. Khi các điện áp 
là giống nhau thì một điốt sẽ đóng và điốt khác sẽ mở. 
Do đó điện áp ở đầu ra không bao giờ giảm xuống tới 0, mà nó lớn hơn điện áp DC 
trung bình ở đầu ra 
tải 
biến áp 
Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn 
Chương 8: Mạch chỉnh lưu Trang 144 
Như vậy sẽ có 3 xung trong từng chu kỳ của nguồn điện, do vậy tần số gợn sóng ở đầu 
ra gấp 3 lần của nguồn cung cấp đầu vào. 
 Tần số gợn sóng đầu ra = 3 x Fs (tần số nguồn cung cấp) 
Điện áp đỉnh khi điốt ngược bằng giá trị đỉnh của điện áp pha (RMS), điện áp pha là 
điện thế giữa dây pha và dây trung hòa. 
CHỈNH LƯU CẢ CHU KỲ 3 PHA (đấu tam giác) 
Lợi ích của mạch chỉnh lưu cả chu kỳ 3 pha là chúng sẽ vận hành với hệ thống 3 dây 
pha (L1, L2 & L3), do đó biến áp có thể nối kiểu tam giác ở đầu ra. 
thời gian 
thời gian 
tải 
biến áp 
Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn 
Chương 8: Mạch chỉnh lưu Trang 145 
Từng cặp điốt nối với từng pha tạo thành chỉnh lưu cả chu kỳ. Từng điốt chỉ dẫn điện 
khi nó được đấu thuận. Một điốt đóng vai trò là cái chỉnh lưu và cái điốt khác đóng vai 
trò là điốt dẫn hướng. Nếu như chúng ta nói các điốt trên phía phải là các điốt chỉnh 
lưu và các điốt ở phía trái là các điốt dẫn hướng, và từng điốt chỉnh lưu sẽ dẫn điện 
gấp 2 lần và từng điốt dẫn hướng cũng dẫn điện gấp 2 lần trong mỗi chu kỳ pha. Điốt 
chỉnh lưu sẽ dẫn điện khi điện thế trên anốt của nó dương so với điện thế trên catốt của 
nó. Điốt dẫn hướng sẽ dẫn điện bởi vì điện thế catốt của nó âm hơn so với điện thế 
anốt của nó, so sánh tưng tự cho các điốt dẫn hướng khác. 
Điện áp DC trung bình ở đầu ra (Vdc) là 1,35 lần lớn hơn so với giá trị pha của điện áp 
I/P (VL-Lac) 
 Hình 5-5 
Thời gian dẫn điện của các 
điốt trong chỉnh lưu cầu 3 
pha 
Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn 
Chương 8: Mạch chỉnh lưu Trang 146 
Nếu như hệ thống đấu kiểu sao (4 dây) được sử dụng thì điện áp trên tải được xác 
định: 
Bởi vì từng điốt dẫn điện gấp 2 lần trong từng nửa chu kỳ của nguồn điện đầu vào, nên 
tần số gơn sóng sẽ gấp 6 lần so với tần số của nguồn điện đầu vào. 
 Tần số gợn sóng = 6 x Fs 
Điện áp đỉnh khi điốt đấu ngược (PIV) bằng giá trị đỉnh của điện áp giữa dây pha và 
dây RMS 
 PIV = 1,414 x VL-L RMS 
Dòng điện danh nghĩa trên từng điốt chỉ cần bằng 1/3 của dòng điện cực đại chạy qua 
tải, nghĩa là mỗi điốt chỉ dẫn điện trong 1/3 thời gian. Ví dụ, nếu dòng điện chạy qua 
tải là 100A, mỗi điốt sẽ chỉ mang khoảng 33A. 
CHỈNH LƯU 3 PHA CẢ CHU KỲ 
Ví dụ: từ hình vẽ thể hiện dưới đây: 
(a) điện áp tải: 
(b) dòng điện tải: 
(c) PIV điốt: 
(điện áp giữa dây pha và dây trung hòa) 
Thứ cấp của 
biến áp đấu 
kiểu tam giác
Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn 
Chương 8: Mạch chỉnh lưu Trang 147 
(d) điện áp gợn sóng: 
(e) tần số gợn sóng: 
Các vấn đề của chỉnh lưu 3 pha 
1. Đầu ra của biến áp đấu kiểu sao là 200 / 115V tại 50 Hz, được nối với bộ chỉnh 
lưu một nửa chu kỳ và một tải trở 100Ω. 
(a) Hãy vẽ mạch điện và hiển thị tất cả các mức điện áp kể trên 
(b) Hãy tính: 
(i) Điện áp trung bình trên tải 
(ii) Dòng điện trung bình qua tải 
(iii) PIV điốt 
(iv) Tần số gợn sóng 
(c) Hiệu ứng nào trên tải sẽ sử dụng để mắc tụ điện nối ngang qua tải trở nêu 
trên? 
Ghi chú: Thể hiện tất cả các công việc. Giả thiết rằng tất cả các điốt là lý tưởng 
(không có sụt áp trên điốt) 
Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn 
Chương 8: Mạch chỉnh lưu Trang 148 
2. Đầu vào của biến áp 3 pha là 415V, 50Hz. Sơ cấp được đấu kiểu tam giác và 
thứ cấp được đấu kiểu sao với điện áp giữa dây pha và dây trung hòa là 50V. 
Nếu như ở đầu ra của biến áp được đấu với bộ chỉnh lưu cầu cả chu kỳ và một 
tải trở là 7,5Ω, hãy hoàn thiện các công việc sau đây: 
(a) Vẽ mạch điện và hiển thị tất cả các mức điện áp kể trên 
(b) Hãy tính: 
(i) Điện áp trung bình trên tải 
(ii) Dòng điện trung bình qua tải 
(iii) PIV điốt 
(iv) Tần số gợn sóng 
(c) Hiệu ứng nào trên tải sẽ sử dụng để mắc tụ điện nối ngang qua tải trở nêu 
trên? 
Ghi chú: Thể hiện tất cả các công việc. Giả thiết rằng tất cả các điốt là lý tưởng 
(không có sụt áp trên điốt) 
Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn 
Chương 8: Mạch chỉnh lưu Trang 149 
3. Thứ cấp của biến áp 3 pha đấu kiểu sao được nối với bộ chỉnh lưu cả chu kỳ để 
cung cấp điện áp một chiều 75VDC cho động cơ điện một chiều, nếu động cơ 
kéo dòng điện cực đại là 36A, hãy hoàn thành những công việc sau đây: 
(a) Vẽ mạch điện và hiển thị tất cả các mức điện áp kể trên 
(b) Hãy tính: 
(i) Điện áp dây pha 
(ii) Dòng điện đỉnh cung cấp 
(iii) PIV điốt 
(iv) Tần số gợn sóng 
(c) Hiệu ứng nào trên tải sẽ sử dụng để mắc tụ điện nối ngang qua tải trở nêu 
trên? 
Ghi chú: Thể hiện tất cả các công việc. Giả thiết rằng tất cả các điốt là lý tưởng 
(không có sụt áp trên điốt) 
Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn 
Chương 8: Mạch chỉnh lưu Trang 150 
4. Nguồn điện 3 pha, 50 Hz, mắc một chỉnh lưu cả chu kỳ để nạp điện cho ắc qui 
50V tại dòng điện là 156A, hãy hoàn thiện các công việc sau đây: 
(a) Điện áp thứ cấp của biến áp đấu kiểu sao 
(b) Hãy vẽ mạch điện và hiển thị tất cả các mức điện áp kể trên 
(c) Hãy tính: 
(i) Điện áp trung bình trên tải 
(ii) Dòng điện trung bình qua tải 
(iii) PIV điốt 
(iv) Tần số gợn sóng 
(d) Hiệu ứng nào trên tải sẽ sử dụng để mắc cuộn cảm nối nối tiếp với tải trở 
nêu trên? 
Ghi chú: Thể hiện tất cả các công việc. Giả thiết rằng tất cả các điốt là lý tưởng 
(không có sụt áp trên điốt) 
Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn 
Chương 8: Mạch chỉnh lưu Trang 151 
5. Nguồn điện 3 pha, 50 Hz, có 3 dây cung cấp với điện áp giữa các pha là 41,5V, 
nó được dùng để cung cấp cho một bộ chỉnh lưu cầu 3 pha và nối với một tải 
trở 7Ω. 
(a) Hãy vẽ mạch điện và hiển thị tất cả các mức điện áp kể trên 
(b) Hãy tính: 
(i) Điện áp trung bình trên tải 
(ii) Dòng điện trung bình qua tải 
(iii) PIV điốt 
(iv) Điện áp gợn sóng 
(v) Tần số gợn sóng 
Ghi chú: Thể hiện tất cả các công việc. Giả thiết rằng tất cả các điốt là lý tưởng 
(không có sụt áp trên điốt) 
6. Điện áp gợn sóng là gì? 
............................................................................................................................... 
............................................................................................................................... 
............................................................................................................................... 
............................................................................................................................... 
............................................................................................................................... 
............................................................................................................................... 
Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp Nghề: Hàn 
Tài liệu tham khảo Trang 152 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đặng Văn Đào – Kỹ thuật điện – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 
2. Nguyễn Văn Điềm – Giáo trình mạch điện tử cơ bản Sở Giáo Dục Và Đào Tạo 
Hà Nội. 
3. Trương Văn Tám – Giáo trình Linh kiện điện tử - ĐH Cần Thơ. 
4. Trương Văn Tám – Giáo trình Mạch điện tử - ĐH Cần Thơ. 
5. www.phuclanshop.com 
6. www.hocnghetructuyen.com 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_thuat_dien_dien_tu_cong_nghiep.pdf