Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản
Tóm tắt Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản: ...ệt khuẩn: - Giấy gói màu nâu là tiệt khuẩn đạt yêu cầu, giấy gói màu vàng là tiệt khuẩn chưa đạt, giấy gói màu đen là tiệt khuẩn quá mức. 3.BẢO QUẢN: - Sau khi sấy xong phải lau chùi tủ. - Kiểm tra các bộ phận, có sự cố phải báo thợ sửa , tuyệt đối không tự ý sửa chữa. TỰ LƯỢNG GÍA Trả lời... khi chỉnh lưu. - Mạch điện cơ bản: Dòng điện xoay chiều qua biến thế, từ biến thế có cuộn thứ cấp hạ thế (2) cung cấp điện áp 6,3V cho Catot và cuộn thứ cấp (3) cho hai bản cực Anot. Hai bản cực này lân phiên nhau nhận điện thế dương của mạch điện nên điện tử qua đèn hai cực (4) liên tục. Dòng ...ởi các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn bao gồm: Các quy trình lấy mẫu bệnh phẩm cần đạt yêu cầu để xét nghiệm và sự chấp nhận việc lấy mẫu bệnh phẩm của người bệnh; Các quy trình xét nghiệm trước khi đưa vào sử dụng, cần được ghi chép lại các phương pháp đã sử dụng và kết quả đạt được; Khi thay...
Dùng pipet Pasteur vô trùng lấy khoảng 1 giọt huyền dịch vi khuẩn. Mỏ nút ôĩig môi trường, khử khuẩn miệng ông rồi đưa đầu nhọn của pipet đã lấy vi khuẩn xuống tới đáy ông, sau đó vừa khuấy vừa từ từ rút pipet lên. Bỏ pipet vào bình đựng dung dịch sát khuẩn. Khử khuẩn miệng ống môi trường, nút ống rồi nhúng vào nước lạnh cho môi trường nhanh đặc lại, sau đó đặt vào tủ ấm. 2. CẤY VI KHUẨN VÀO MÔI TRƯỜNG LỎNG Môi trường lỏng được dùng để tăng số lượng vi khuẩn hoặc xác định tính chất sinh vật hoá học của vi khuẩn. Kỹ thuật cấy vi khuẩn vào môi trường lóng được thực hiện theo trình tự sau: Dùng pipet (hoặc que cầy) vô trùng lấy huyền dịch vi khuẩn - Mỏ nứt ông môi trường, khử khuẩn miệng ông, rồi nhỏ một giọt huyền dịch vi khuẩn (hoặc khua đầu que cấy) vào ông môi trựòng. - Bỏ pipet vào bình đựng dung dịch sát khuẩn (hoặc khử khuân que cây đặt lên giá). Khử khuẩn miệng ông môi trường, nút ông, lắc cho vi khuân phân bô đều rồi đặt vào tủ ấm. 3. CẤY VI KHUẨN VÀO MÔI TRƯỜNG THẠCH MỂM Thạch mềm là môi trường có tỷ lệ thạch thấp hơn môi trường đặc nhưng chưa I trạng thái lỏng. Môi trường này thường dùng đê xác định tính chất di động của vi khuẩn, đôi khi cũng được dùng đề giữ chủng trong một thời gian ngán. Kỳ thuật cấy vi khuẩn vào thạch mềm được thực hiện theo trình tự sau: Dùng que cấy thẳng (không có vòng ở đầu) vô trùng chấm vào vi khuẩn. Mở nút ông nghiệm, khử khuẩn miệng ông, rồi cắm đầu que cấy vào chính giữa, sâu xuống tới đáy ông, sau đó rút que cấy ra sao cho đường cấy càng gọn càng tôt. Khử khuẩn miệng ông, nút ông môi trường. Khử khuẩn que cấy đặt lên giá. Đặt ông môi trường vào tủ ấm. TỰ LƯỢNG GIÁ Hãy nêu mục đích và mô tả kỹ thuật cấy phân vùng trên môi trường phân lập? Theo sự suy luận của bạn (dựa trên mục đích và sự mô tả kỹ thuật) kết quả cấy phân vùng như thê nào là đẹp, đạt và không đạt? Hãy nêu mục đích và mô tả kỹ thuật cấy vi khuẩn vào môi trường thạch nghiêng, thạch sâu, thạch mềm và môi trường lỏng? KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG(KTCL)XÉT NGHIỆM GIỚI THIỆU: Công tác kiểm tra chất lượng xét nghiệm phải được thực hiện thường xuyên liên tục để mang lại những kết quả xét nghiệm tin cậy, vừa đảm độ chính xác vừa đảm bảo độ tin cậy để khẳng định được tầm quan trọng của xét nghiệm đối với việc chẩn đoán bệnh chính xác MỤC TIÊU THỰC HIỆN : Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Trình bày được các loại sai số và các bước tiến hành KTCLxét nghiệm trong các giai đoạn làm xột nghiệm. 2. Giải thớch được ý nghĩa của việc KTCL xột nghiệm trong xột nghiệm lâm sàng. NỘI DUNG: Chất lượng của các xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh. Nhiệm vụ cơ bản của cán bộ làm công tác xét nghiệm y sinh học đặc biệt là xét nghiệm Hoá sinh là đảm bảo kết quả xét nghiệm của mình phải chính xác gần với trị số thực của nó. Vì vậy việc KTCL xét nghiệm là một trong những phương pháp nhằm đảm bảo kết quả xét nghiệm đáng tin cậy. Khái niệm về KTCL xét nghiệm đã được đề cập đến từ những năm 1950. Nhiều nước trên thế giới, việc KTCL xét nghiệm đã trở thành thường quy ở các phòng xét nghiệm y học (Hoá sinh, Huyết học, Vi khuẩn, Ký sinh trùng...). Năm 1967 Hội thảo quốc tế về KTCL xét nghiệm (ISQC - International Symposium on qualitycontrol) được tổ chức lần đầu năm 1963 và từ đó cho đến nay định kỳ 3 năm họp một lần ở nhiều nước trên thế giới. ở Việt Nam công tác KTCL xét nghiệm bắt đầu được đề xuất từ 1976 và nay đã được đưa vào chương trình giảng dạy. Mục đích của việc KTCL xét nghiệm là để phát hiện ra các sai số trong quá trình làm xét nghiệm, qua đó hạn chế đến mức tối đa các sai số nhằm đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp cho việc tăng cường chất lượng phòng dịch, chẩn đoán, điều trị, theo dõi tiên lượng bệnh góp phần vào công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ toàn dân. Đảm bảo cho việc thực hiện tốt KTCL xét nghiệm cần phải thực hiện tốt 3 giai đoạn của quá trình làm xét nghiệm. Giai đoạn trước xét nghiệm: là giai đoạn chuẩn bị làm xét nghiệm, chuẩn bị cho việc lấy bệnh phẩm, chuẩn bị bệnh nhân, chuẩn bị thuốc thử và các dụng cụ cần thiết cho xét nghiệm. Giai đoạn xét nghiệm: gồm tất cả các bước tiến hành xét nghiệm, tiến hành làm tay hoặc làm máy, tinh kết quả xét nghiệm. Giai đoạn sau xét nghiệm: Sử dụng kết quả xét nghiệm vào các mục đích đặt ra. ở các giai đoạn trên đều có thể có những nguyên nhân dẫn đến sai số. Vì vậy, cần phối hợp mọi khâu, mọi giai đoạn để khắc phục và loại trừ sai số để cho kết quả xét nghiệm có đủ độ tin cậy. I- KTCLXN Ở GIAI ĐOẠN TRƯỚC KHI LÀM XÉT NGHIỆM. Trong giai đoạn này việc đảm bảo lấy mẫu xét nghiệm một cách chính xác góp phần không nhỏ vào kết quả tin cậy của xét nghiệm. Lấy mẫu làm xét nghiệm là khâu đầu tiên của công tác xét nghiệm. Nếu khâu này có một cán bộ chuyên trách đảm nhận thì quy trình lấy mẫu sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên phần này các cán bộ làm công tác xét nghiệm đều phải nắm được các nguyên tắc cơ bản và thành thạo các kỹ thuật lấy bệnh phẩm, góp phần hạn chế sai số của kết quả xét nghiệm và đảm bảo chất lượng xét nghiệm ở giai đoạn đầu tiên này. 1. Cách lấy và bảo quản bệnh phẩm làm xét nghiệm (xem sách thực hành hoá sinh). 2. Những thay đổi sinh lý của kết quả xét nghiệm. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm: Giới: một số chất như hemoglobin, acid uric nam cao hơn nữ, các enzym GOT, GPT nam giao động rộng hơn nữ. các hormon... Tuổi: một số chất có nồng độ thay đổi theo lứa tuổi: + Trẻ sơ sinh có bilirubin, phosphatase kiềm cao hơn, ure, creatinin, protein, glucose máu thấp hơn người lớn. + Creatinin, cholesterol, phosphatase kiềm huyết thanh ở người cao tuổi cao hơn ở người trưởng thành. - Chế độ ăn và tình trạng dinh dưỡng của cơ thể cũng ảnh hưởng đến nồng độ một số chất trong huyết thanh. Sau bữa ăn triglycerid, đường, ure tăng nhẹ, gama GT, AST tăng nhẹ sau uống rượu, chất cetonic niệu tăng khi đói.... Thuốc lá làm tăng HbCO máu, cà phê làm tăng phân huỷ đường, lipid và làm acid béo huyết thanh tăng. - Chế độ luyện tập có thể làm tăng CK (creatinin kinase) tăng AST (aspartat aminotransferase), xuất hiện hemoglobin niệu, tăng một số hormon như adrenalin, hormon sinh dục. - Một số thuốc bệnh nhân dùng cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả một số xét nghiệm. + Morphin và cocain làm tăng amylase. + Suffonamid, nimifon làm tăng bilirubin. + Corticoid làm tăng cholesterol... 3. Chuẩn bị dụng cụ để lấy bệnh phẩm. - Bơm tiêm - ống nghiệm chứa máu. - Bộ và ống nghiệm chứa nước tiểu. Tất cả phải vô trùng, khô để chống nhiễm khuẩn và vỡ hồng cầu. II. KTCL Ở GIAI ĐOẠN XÉT NGHIỆM. Trong giai đoạn này, các bước tiến hành xét nghiệm có thể dẫn đến sai số như: - Bước lấy bệnh phẩm hoặc pha loãng bệnh phẩm. - Lấy thuốc thử để lên màu phản ứng. - Trộn đều và để thời gian phản ứng. - Đo màu và tính kết quả. ở mỗi bước trong quá trình tiến hành xét nghiệm đều có thể có các sai số không thể tránh khỏi mặc dù người làm xét nghiệm thao tác rất thận trọng. Mục đích KTCL xét nghiệm giai đoạn này là để phát hiện được các sai số trong quá trình làm xét nghiệm và hạn chế đến mức thấp nhất những sai số. Sai số lý thuyết sảy ra trong quá trình làm xét nghiệm là sai số kỹ thuật. 1. Các loại sai số kỹ thuật. Sai số bất ngờ: (Random error): là sai số khó tránh và xảy ra một cách ngẫu nhiên và có thể do các nguyên nhân. + Do thuốc thử hỏng. + Dụng cụ để đo thể tích không chuẩn xác. + Máy đo và các thiết bị làm xét nghiệm không ổn định. + Thao tác của người làm xét nghiệm chưa thuần thục. Sai số hệ thống (Systematic error): nguyên nhân của sai số này gặp khi: + Chất lượng thuốc thử xấu. + Kỹ thuật xét nghiệm không đặc hiệu. + Hoá chất chuẩn sai hoặc không chính xác. Loại bỏ sai số này chỉ có thể thực hiện được khi ta phát hiện được nguyên nhân gây sai số. Sai số bất thường (Gross error): là sai số "thô bạo" thường xảy ra do: + Không thực hiện đúng trình tự làm xét nghiệm. + Nhầm lẫn thuốc thử, nhầm lẫn bệnh phẩm , dụng cụ đo lường, nhầm bước sóng khi đo màu. + Tính kết quả sai. Loại sai số này có thể tránh được nếu các xét nghiệm viên thận trọng trong quá trình làm xét nghiệm và tổ chức tốt phòng xét nghiệm. Các loại sai số phải được khắc phục trong quá trình làm xét nghiệm. Khắc phục và loại trừ các sai số trong quá trình xét nghiệm là KTCL xét nghiệm. 2. KTCL xét nghiệm trong phòng xét nghiệm. Trong một phòng xét nghiệm thực hiện KTCL xét nghiệm còn được gọi là nội KTCL. Mục đích: - Đánh giá những kết quả xét nghiệm thực hiện ở mỗi phòng xét nghiệm. - Đảm bảo tính tin cậy của các kết quả xét nghiệm. - Giúp cho mỗi phòng xét nghiệm tự đánh giá được giá trị của kỹ thuật xét nghiệm cùng sự hoạt động có hiệu quả phòng xét nghiệm của mình. - Đánh giá tay nghề của mỗi một cán bộ làm xét nghiệm. - So sánh kết quả xét nghiệm của phòng mình với những kết quả xét nghiệm của những phòng xét nghiệm khác áp dụng cùng loại kỹ thuật. + Chương trình KTCL xét nghiệm bao gồm: - Kiểm tra độ chính xác (Precision). - Kiểm tra độ xác thực (Aceuracy). Một kết quả xét nghiệm được coi là tin cậy khi nó có đủ hai thông số là độ chính xác và độ xác thực. Chính xác + xác thực = tin cậy Qua các thông số thống kê ta có thể xác định được độ tin cậy của kết quả xét nghiệm. 2.1- Kiểm tra độ chính xác: Điều kiện bình thường: Tiến hành xét nghiệm trong điều kiện hàng ngày của phòng xét nghiệm. Điều kiện tối ưu: Tiến hành xét nghiệm trong thời gian ngắn,sử dụng cùng một loại máy cho các xét nghiệm,dùng các thuốc thử mới pha, chọn một kỹ thuật viên .thành thạo để làm tất cả các xét nghiệm. - Khái niệm độ chính xác-Độ xác thực: +Độ xác thực của một phương pháp có được khi các trị số thu được xấp xỉ như trị số thực +Độ chính xác là kết quả xét nghiệm thu được phân tán ít so với trị số trung bình (.) Độ chính xác tương ứng với khoảng cách giữa kết quả xét nghiệm riêng lẻ với trị số trung bình. Sự phân tán của các kết quả xét nghiệm thu được càng nhỏ thì độ chính xác càng cao và đồ thị hình chuông hẹp. Ngược lại, sự phân tán của các kết quả xét nghiệm thu được càng lớn độ chính xác càng thấp và đồ thị hình chuông dẹt. Độ chính xác thấp là do nguyên nhân sai số bất ngờ, sai số bất thường, những sai số này có thể tránh được. Nguyên tắc kiểm tra độ chính xác là kiểm tra tính "lặp lại" các kết quả xét nghiệm (làm nhiều lần xét nghiệm với cùng một kỹ thuật trên cùng một mẫu xét nghiệm). - Huyết thanh kiểm tra (mẫu để kiểm tra). + Tự chế tạo lấy huyết thanh kiểm tra. Nếu phòng xét nghiệm tự tạo lấy huyết thanh kiểm tra cần chú ý: * Nồng độ các thành phần trong huyết thanh kiểm tra độ chính xác không được biết nhưng không được rơi vào vùng bệnh lý. * Thu thập huyết thanh dùng làm mẫu kiểm tra bằng cách: hàng ngày thu thập các mẫu huyết thanh thừa trong phòng xét nghiệm (loại các huyết thanh vỡ hồng cầu, huyết thanh đục, tăng bilirubin), huyết thanh được tập chung vào chai 2-3 lit, đặt trong tủ lạnh - 20oC, khi đủ số lượng cho nhu cầu kiểm tra, làm tan huyết thanh ở nhiệt độ thường rồi trộn đều, khuấy từ trong một giờ tránh sủi bọt sau đó lọc hoặc ly tâm 3000v/phút/30phút để loại cục sợi huyết. Hỗn hợp được gọi là huyết thanh kiểm tra sẽ được chia thành nhiều lọ nhỏ, vô khuẩn chứa 10 - 20 ml đậy kín bảo quản ở - 20oC. Khi tiến hành kiểm tra, mỗi lần lấy ra 1 lọ kiểm tra độ chính xác (khi dùng huyết thanh kiểm tra cần làm tan và trộn đều trước khi làm kiểm tra). Huyết thanh kiểm tra này có thể ổn định từ 6 tháng đến 1 năm (có thể cho thêm 10 - 20 mg methiotal cho 100ml huyết thanh để chống nhiễm khuẩn). + Dùng mẫu chuẩn để làm huyết thanh kiểm tra. - Những thông số thống kê sử dụng trong việc kiểm tra độ chính xác. + Sự phân phối chuẩn - Đường cong Gauss. Phân phối chuẩn là sự phân phối đối xứng qua trị số trung bình, đường cong hình chuông hoặc đường cong phân bố chuẩn - phân bố đều. + Trị số trung bình (đọc là x ngang): là thông số được tính theo công thức: S xi x1 + x2 + ...+xn = ------------ = --------------------- n n trùng với trung vị khi phân phối chuẩn là phân phối đều, khi số lượng kết quả là số lớn. Trị số trung bình và trung vị chưa cho ta thấy sự phân tán của các trị số kết quả. Khắc phục điều này có thông số phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số phân tán. + Phương sai(V): Công thức tính V: S (xi - )2 V = ---------------- n - 1 S (xi - )2 là tổng số bình phương các hiệu số của mỗi trị số kết quả với trị số trung bình. n là số lượng các trị số riêng biệt. + Độ lệch chuẩn (SD - S - standard deviation) SD được đọc là sicma - d. Công thức tính d: với điều kiện n < 30. Độ lệch chuẩn đánh giá sự phân tán của các trị số riêng biệt bằng trị số tuyệt đối. Một phân bố được gọi là chuẫn thì 68% trị số nằm trong giới hạn + 3d. 95% trị số nằm trong giới hạn + 2d. 99,7% trị số nằm trong giới hạn + d. Thông thường người ta lấy giới hạn + 2d là vùng của các giá trị bình thường trong phân phối chuẩn. + Hệ số phân tán (CV - Coefficient of variation) CV là tỷ số biểu thị dưới dạng phần trăm của độ lệch chuẩn trên trị số trung bình. d CV = ------------ . 100 Thông thường CV của các kỹ thuật xét nghiệm các thông số bình thường như: định lượng glucose huyết thanh, cholesterol huyết thanh, acid uric huyết thanh, bilirubin huyết thanh, creatinin huyết thanh.... cho phép < 5%. Các xét nghiệm về enzym, hormon... có độ giao động sinh học lớn, cv cho phép từ 5 - 10%. Để thuận lợi cho việc KTCL xét nghiệm cần lập bảng tính toán sau: N Kết quả xi xi - (xi - )2 x1 x2 ... xn S xi S (xi - )2 Từ bảng trên tính ra được , d, CV... - Quy trình thực hiện kiểm tra độ chính xác. + Thiết lập bảng tính toán các thông số đánh giá độ chính xác. Loại xét nghiệm kiểm tra Kỹ thuật xét nghiệm được dùng Tháng/năm Mẫu kiêmt tra số:... Ngày KQ xi xi - (xi - )2 Người làm XN Các thông số sẽ được tính toán: ,d,CV% Chữ ký của người phụ trách. + Các bước tiến hành kiểm tra độ chính xác. Bước một tiến hành kiểm tra độ chính xác thời kỳ sơ bộ. Thời kỳ này huyết thanh kiểm tra được sử dụng để định lượng các chất riêng biệt trong 20 ngày. Kết quả định lượng này được sử dụng để tính toán các thông số , d cho từng loại xét nghiệm theo bảng tính toán các thông số đánh giá độ chính xác, các thông số này dùng để vẽ các bảng kiểm tra độ chính xác cho từng loại xét nghiệm. Bước hai tiến hành kiểm tra độ chính xác thời kỳ chính thức. Huyết thanh kiểm tra được làm song song cùng với lô xét nghiệm thường quy. Kết quả tính toán được sẽ sử dụng vào 2 bảng. * Bảng tính toán số liệu hàng ngày kiểm tra độ chính xác (ghi ngày làm xét nghiệm và kết quả vào bảng). * Bảng kiểm đã được xác lập từ kiểm tra độ chính xác thời kỳ sơ bộ (đánh dấu vào bảng kiểm đúng vị trí và ngày làm xét nghiệm). Chú ý giai đoạn này không dùng giá trị của các mẫu kiểm tra độ chính xác được làm cùng với lô xét nghiệm để điều chỉnh kết quả xét nghiệm thường quy. + Đánh giá độ chính xác Qua kết quả tiến hành kiểm tra độ chính xác thời kỳ chính thức ta có thể đánh giá việc kiểm tra độ chính xác qua: - Qua bảng kiểm tra: xác định các trường hợp. 1- Số trị số nằm ngoài giới hạn báo động. 2- Số trị số nằm trong giới hạn tin cậy. Kết luận về kiểm tra độ chính xác qua 2 thông số trên. Độ chính xác tốt là không hoặc dưới 5% số điểm kiểm tra rời khỏi vùng giới hạn tin cậy. - Qua hệ số phân tán: qua bảng tính toán số liệu hàng ngày trong 1 tháng ta tính được CV. Hệ số phân tán (CV) trong điều kiện làm xét nghiệm bình thường đối với các thông số nồng độ protein huyết thanh, glucose huyết thanh, ure máu, acid uric máu... chỉ cho phép CV < 5%. Nếu với các xét nghiệm đặc biệt như nồng độ creatinin, cholesterol, bilirubin, hoạt độ các enzym thì CV có thể cho phép từ 5- 10%. Kiểm tra chất lượng xét nghiệm- kiểm tra độ xác thực Mỗi chất trong mẫu thử đều có trị số thực của nó, việc xác định trị số thực của mỗi thành phần trong một mẫu huyết thanh hay mẫu chuẩn hết sức khó khăn. Những kết quả có trị số gần đến thực là trị số có độ xác thực cao. Mục đích kiểm tra độ xác thực của kỹ thuật là phát hiện và loại bỏ những sai số hệ thống có thể xảy ra trong quá trình làm xét nghiệm. Một phương pháp xét nghiệm thu được kết quả đúng khi kết quả xấp xỉ bằng trị số thực của nó. Các tình huống trong kiểm tra chất lượng xét nghiệm có thể gặp giống như bắn bia. Trị số thực là khái niệm lý tưởng rất khó thực hiện được trên thực tế mà chỉ có giá trị số thực theo quy ước. Người ta phải làm lặp lại nhiều lần trên cùng mẫu và kết quả cũng lặp lại nhiều lần được coi là số thực. Mẫu kiểm tra độ xác thực - các loại chuẩn. Chuẩn cấp một - hoá chất tinh khiết, trọng khối được xác định bằng phương pháp cân, từ đó pha thành dung dịch chuẩn cấp 1. Chuẩn cấp hai - hoá chất tinh khiết mà trọng khối xác định bằng phương pháp hoá học, từ đó pha thành dung dịch chuẩn cấp 2 và đối chiếu với dung dịch chuẩn cấp 1. Mẫu chuẩn: dung dịch mẫu chứa nhiều thành phần tương tự huyết thanh, thành phần trong mẫu được xác định bằng các xét nghiệm hoá học. Ngày nay người ta pha kít để sử dụng và mỗi kít có thể có dung dịch chuẩn tiện lợi cho người sử dụng. Trên thực tế người ta có các dung dịch chuẩn và huyết thanh kiểm tra. Huyết thanh kiểm tra có hai loại: - Loại có chứa các chất nồng độ tương đương với trị số bình thường (N). - Loại có chứa các chất mà nồng độ tương đương bệnh lý (P). Ngoại KTCLXN :Mỗi phòng xét nghiệm sẽ tiến hành KTCL trên cùng một mẫu huyết thanh kiểm tra .Kết quả được gửi về trung tâm để phân tích và thông báo phản hồi về chất lượng xét nghiệm của từng phòng xét nghiệm III. KTCLXNGIAI ĐOẠN SAU KHI LÀM XÉT NGHIỆM Giai đoạn này chủ yếu là sử dụng kết quả xét nghiệm và vận dụng kết quả xét nghiệm vào thực tế lâm sàng.Giai đoạn này người cán bộ xét nghiệm phải đảm bảo tính chính xác của qui trình tính toán và ghi phiếu xét nghiệm .Thầy thuốc phải lưu ý đến ảnh hưởng của chế độ ăn ,thuốc uống ,điều kiện sống ,tuổi ,giới tính......đều ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm IV.GIỚI HẠN CÁC SAI SỐ: Dựa vào ba yếu tố sau. 1.Chất lượng thuốc thử và mẫu Không làm bẩn thuốc thử và mẫu .Chú ý điều kiện bảo quản (nhiệt độ ,ánh sáng,thời gian bảo quản) 2.chất lượng dụng cụ Dụng cụ thuỷ tinh phải sạch ,khô ,cân phải chính xác,máy móc phải chuẩn 3.chất lượng thao tác Kỹ thuật viên phải thao tác chính xác ,hút pi pet phải chuẩn , đọc chính xác vạch lõm của dung dịch ,lắc trộn đều ,thời gian tiếp xúc phản ứng phải vừa đủ ,điều kiện phản ứng phải thực hiện đúng . Tránh các sai số thô bạo TỰ LƯỢNG GÍA Trả lời các câu sau 1.Trình bày các loại sai số trong xét nghiệm 2.Nêu các công thức tính toán trong KTCL 3.Trình bày những thay đổi sinh lý của kết quả xét nghiệm 4.Trình bày các loại mẫu chuẩn và huyết thanh kiểm tra 5.Trình bày giới hạn các sai số Phân biệt đúng sai các câu sau 6.Để có mẫu chuẩn cấp một chất mẫu phải tinh khiết 7.Phải chú ý đến chất lượng thuớc thử.nước cất 8.Phải kiểm tra đồng hồ, nhiệt kế khi làm xét nghiệm 9.Nhầm lẫn mẫu bệnh phẩm là sai số thô bạo TÀI LIỆU ĐỌC THÊM: 1. Kỹ thuật cơ bản của phòng xét nghiệm. Eliênn Levy Lambert, 1978 2. Kỹ thuật cơ bảnở phòng khám đa khoa khu vực - Vụ khoa học và Đào tạo Bộ Y tế, 1991. 3. Kỹ thuật xét nghiệm hoá sinh lâm sàng - Tài liệu đào tạo kỹ thuật viên Bệnh viện Bạch mai, 2001 4. Xét nghiệm cơ bản - Bộ Y tế, 1995 5. Thực tập hoá sinh- đại học y hà nội-2001 6. Hoá sinh lâm sàng- Đại học y dược TPHCM (1996) TÀI LIỆU ĐỌC THÊM: 1. Eliênn Levy Lambert, Kỹ thuật cơ bản của phòng xét nghiệm, 1978 2. Vụ khoa học và Đào tạo Bộ Y tế, Kỹ thuật cơ bảnở phòng khám đa khoa khu vực, 1991. 3. Tài liệu đào tạo kỹ thuật viên Bệnh viện Bạch mai, Kỹ thuật xét nghiệm hoá sinh lâm sàng, 2011 4. Bộ Y tế, Xét nghiệm cơ bản, NXB Y học,1995 5. Đại học y hà nội, Thực tập hoá sinh- 2012 6. Đại học y hà nội, Thực tập vi sinh - 2012 7. Bộ Y tế. Quyết định số 2912/QĐ-BYT ngày 4 tháng 8 năm 2006 về việc thành lập Ban Tư vấn an toàn sinh học. 8. Bộ Y tế. Quy chế Quản lý chất thải y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BYT ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
File đính kèm:
- giao_trinh_ky_thuat_xet_nghiem_co_ban.doc