Giáo trình Lịch sử báo chí thế giới - Triệu Thanh Lê

Tóm tắt Giáo trình Lịch sử báo chí thế giới - Triệu Thanh Lê: ...báo chí tràn sang Anh.  Đầu thế kỷ 17, báo in ra đời đồng loạt ở các nước châu Âu;  Mỹ: Báo in ra đời cuối thế kỷ 17 – đầu thế kỷ 18;  Châu Á: bắt đầu từ đầu thế kỷ 17; Sự phát triển của báo in Báo chí giá rẻ:  Một cuộc cách mạng báo chí đã nổ ra khi kỹ thuật in cải tiến, số lượng ng...c kiểu báo in chính: - Nhật báo: là loại báo phát hành ít nhất 5 ngày/tuần; độc giả trung niên, có học thức hay đọc loại báo này; - Nhật báo quốc gia: phát hành trên cả nước (USA Today, The New York Times); - Nhật báo thành thị: số lượng đang giảm dần (Chicago Tribune, Los Angeles Times) -...tý tưởng của ngành này, trong khi coi nhẹ khía cạnh thương mại và vai trò của nó nhý một ngành công nghiệp. Chỉ khi nào chúng ta đối xử với nó (báo chí và xuất bản) nhý một ngành công nghiệp thì khu vực này mới có thể có một tương lai tốt đẹp hõn” (Liu Binje – giám đốc cục BC&XB TQ, 2003) ...

pdf32 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Lịch sử báo chí thế giới - Triệu Thanh Lê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác quy tắc đạo đức nghề báo: 
- Cung cấp tin chính xác; 
- Độ lượng trước việc phản bác; 
- Tôn trọng chuyện riêng tý cá nhân; 
- Thận trọng trong việc sử dụng ảnh; 
- Lắng nghe từng bên; 
- Thận trọng khi đăng tải lên; 
Hội đồng báo chí và thanh tra viên báo chí: 
- Thành lập năm 1916; 
- Quy chuẩn hiện nay thông qua năm 1978 và được chấp nhận rộng rãi; 
- Hội đồng gồm 6 thành viên: 2 người đại diện cho công chúng và 3 người do tổ chức báo chí 
đề cử, người thứ 6 là chủ tịch được chọn thông qua bầu cử; 
- Quy chuẩn đạo đức nhằm đề cao các chuẩn mực đạo đức nói chung và chống lại những điều 
gây hại cho công chúng; 
- Là một hệ thống tự nguyện, chặt chẽ, phi chính phủ do giới báo chí điều hành và tài trợ; 
6 – Báo chí Đông Nam Á 
Sõ lược về khu vực Đông Nam Á: 
 Bao gồm 11 quốc gia; rộng 4 triệu km2; dân số: 593 triệu người (số liệu 2004); 
 ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (cộng đồng an ninh chung; cộng đồng kinh tế; 
cộng đồng văn hoá – xã hội) 
 26 
 Lịch sử: Ảnh hưởng giao thương Ấn Độ - Trung Quốc TK thứ 3 tr.CN; ảnh hưởng quá trình 
thuộc địa hoá của phương Tây từ TK 16; 
 Kinh tế: nông nghiệp, giao thương biển, tiểu thủ công nghiệp; phát triển công nghệ cao trong 
vài thập niên gần đây; 
 Tôn giáo: Phật giáo (525), Hồi giáo (TK 15); Hindu giáo (thế kỷ 13), Thiên Chúa giáo (từ thế kỷ 
16) 
 Ngôn ngữ: chịu ảnh hưởng từ giao thương và quá trình thuộc địa hoá; ngôn ngữ bản địa, 
tiếng Anh, tiếng Hoa 
Báo chí Đông Nam Á giai đoạn khởi thuỷ 
 Báo chí ra đời trong quá trình thuộc địa hoá 
 (từ thế kỷ 16, xuất bản phẩm đầu tiên: Doctrina Christiana – 1593 tại Philippines); 
 Cõ sở ra đời: phương tiện in ấn; truyền bá tôn giáo; tin tức giao thương 
 Vai trò của thực dân phương Tây và nhà truyền giáo; 
Những tờ báo đầu tiên 
 Bata Viasche Nouvelles en Politique (1744) (tiếng Hà Lan); 
 Het Vendu Nieuws (1766-1809) (tiếng Hà Lan); 
 The Government Gazette (1806) (tiếng Anh) 
 Thông tin từ chính quốc, các cường quốc trên thế giới, phục vụ tầng lớp thực dân tại địa 
phương; 
 Truyền đạo; 
 Quảng cáo giao thương 
(không quan tâm đến đời các tin liên quan trực tiếp đến đời sống người dân); 
Trường hợp của tờ Succesos Felices của Tomas Pinpin (1637) là ngoại lệ: 
“Một kiểu viết gắn liền với những sự kiện, tin tức có liên quan đến đông đảo công chúng. Khuynh 
hướng này rất gần với báo chí tiến bộ” 
 Trường hợp Gia Định Báo (1865): 
 Phổ biến tin tức cho người dân bản xứ; 
- Những vần đề có liên quan đến văn hoá và các tiến bộ về canh nông; 
- Phổ biến khoa học kỹ thuật thường thức; 
• Vai trò của Trương Vĩnh Ký 
Báo chí Đông Nam Á 
 Ngôn ngữ: Tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan, tiếng bản địa 
 Sở hữu: báo in từ chính quốc chuyển sang; các công ty thương mại; tổ chức truyền đạo; nhà 
vua (Thái) 
Vai trò của báo chí ở ĐNÁ 
giai đoạn khởi thuỷ 
 Phục vụ tầng lớp thực dân và quý tộc; 
 Giao thương; 
 Truyền giáo; 
 Phát triển văn học và ngôn ngữ; 
 Phổ biến tin tức đến người dân; 
Báo chí Đông Nam Á hiện đại 
 Nền báo chí của từng quốc gia phát triển tuỳ thuộc vào bối cảnh kinh tế - chính trị của mỗi 
quốc gia; 
 Khẩu hiệu chung: vì sự hiểu biết lẫn nhau; thúc đẩy sự tiến bộ, công bằng xã hội và hoà bình 
trong khu vực; 
Các mô hình báo chí: 
 Kiểu 1: Nhà nước trực tiếp quản lý: Myanmar, Việt Nam và Lào; 
 Kiểu 2: quản lý truyền thông tý nhân bằng giấy phép: Singapore, Malaysia, Indonesia 
 27 
 Kiểu 3: báo chí tự do: Thái Lan, Philippines, Indonesia (hậu Suharto) 
Mối quan hệ báo chí và chính trị 
 Báo chí được xem là một nhân tố trong việc bình ổn xã hội, đảm bảo trật tự chính trị và xã hội; 
Tổng thống Suharto – Indonesia: 
“báo chí có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều hành quản lý một quốc gia đa sắc tộc thông 
qua việc truyền bá thông tin, ý kiến, tý tưởng. niềm tin Nhiệm vụ của báo chí là phải góp 
phần xây dựng và củng cố sự thống nhất và hoà hợp quốc gia” 
Báo chí và chính trị 
 Báo chí cũng đóng vai trò không thể thiếu trong việc định hình những thay đổi chính trị trong 
các giai đoạn khủng hoảng. 
 Ví dụ: Việc lật đổ chế độ Marcos tại Philippines năm 1986; các cuộc biểu tình dân chủ ở Thái 
Lan 1992; 
Mối quan hệ báo chí – đảng phái 
 Cụm từ “nhà cầm quyền” đặc biệt quan trọng trong bối cảnh báo chí ĐNÁ; 
 Chính phủ kiểm duyệt trực tiếp; 
 Độc quyền phân phối báo chí; 
 Quyền lực không giới hạn trong việc can thiệp vào nội dung và tổ chức báo chí; 
 Báo chí là cõ quan ngôn luận của Đảng cầm quyền; 
Vấn đề sở hữu báo chí 
 Nhà nghiên cứu Duncan Mc Cargo cho rằng có hai kiểu sở hữu: những người nắm cổ phần 
công khai và những người nắm cổ phần “trong bóng tối”; 
 Trong khu vực Đông Nam Á, hầu hết những người nắm truyền thông là những người có 
quyền (nhiều hõn là có tiền). Ví dụ nhý cựu Bộ trưởng thông tin của Indonesia Harmoko có cổ 
phần trong 31 tờ báo (không mua mà được biếu); 
Báo chí Đông Nam Á và toàn cầu hoá 
 Chịu ảnh hưởng các chương trình Âu – Mỹ (MTV, HBO); 
 Bản địa hoá cho phù hợp với khán giả từng quốc gia; 
 Sự có mặt của những báo, đài, hãng thông tấn lớn trong khu vực (thường đặt trụ sở ở 
Singapore, Thái Lan và Philippines) 
 Cung cấp thông tin cho các báo, đài, hãng thông tấn nước ngoài; 
Báo chí Thái Lan 
 Là nõi có các phương tiện truyền thông đại chúng phong phú nhất so với các nước láng giềng; 
 Đa số báo thuộc sở hữu tý nhân, còn phát thanh, truyền hình thuộc sở hữu của quân đội; 
 Kênh 4 (1955): kênh truyền hình đầu tiên của Thái Lan và châu Á 
 Năm 2005, Thái Lan có 200 đài phát thanh; 
 Truyền hình: có 9 kênh; 
 Báo in: 150 tờ nhật báo và 177 tạp chí (1995); 
 Thai Rath: 1,2 triệu bản/ngày 
 Báo Thái bằng tiếng Anh: Bangkok Post, The Nation, Bangkok World; 
 Luật ở Thái Lan không cho phép chính phủ tài trợ cho báo in tý nhân và cũng không cho phép 
người nước ngoài sở hữu báo chí nhằm tránh ảnh hưởng của nước ngoài trong lĩnh vực truyền 
thông 
Báo chí Malaysia 
 Năm 1995, Malaysia có 77 tờ nhật báo, 80 tạp chí và các ấn phẩm định kỳ khác 
 Báo in được xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Malaysia, tiếng Tamil; 
 Hai tập đoàn báo chí lớn nhất: New Straits Times và Realmild Sdn Bhd; 
 Malaysia là nước quản lý chặt chẽ nội dung báo chí nhằm tránh những ảnh hưởng của phương 
Tây, bảo vệ các giá trị truyền thống của Malaysia và của đạo Hồi; 
 Mỗi năm các tờ báo phải xin lại giấy phép xuất bản; 
Báo chí Indonesia 
 28 
 Indonesia có khoảng 250 nhật báo (1999 – sau thời kỳ của TT Suharto); 
 11 đài truyền hình cấp quốc gia (1 đài của nhà nước và 10 đài tý nhân); doanh thu quảng cáo 
1,34 tỉ USD (1995) 
 2000 đài phát thanh; 
 Quy định báo chí khi đýa tin và tường thuật không được xâm phạm đến các lĩnh vực: cộng 
đồng sắc tộc, tôn giáo, chủng tộc, và quan hệ giữa các nhóm; 
Báo chí Singapore 
 Có mật độ phát triển các phương tiện truyền thông đại chúng cao nhất trong khu vực; 
 Báo in bằng tiếng Anh (nhiều nhất), tiếng Hoa, tiếng Malay và tiếng Tamil; 
 Nhật báo lớn nhất: Strait Times (500.000 bản/ngày) 
 Hai tập đoàn báo chí lớn sở hữu hầu hết các báo in, kênh truyền hình của Singapore: 
Singapore Press Holdings và Media Corp.; 
 Nhà nước quản lý truyền thông chặt chẽ (trực tiếp nắm phát thanh truyền hình và theo dõi sát 
sao hệ thống báo in); 
 Chính quyền yêu cầu các phương tiện truyền thông phải đăng tải quan điểm của chính quyền 
bên cạnh các quan điểm khác không phải của chính quyền; 
 Theo đạo luật báo chí của Singapore, nhà nước có quyền giới hạn số lượng phát hành, rút giấy 
phép, đóng cửa những tờ báo nào xuyên tạc, bóp méo sự thật (kể cả báo chí nước ngoài nhập 
khẩu vào đây) 
Các tổ chức báo chí trong khu vực 
 ACJ: (ASEAN Confederation Journalism): là tổ chức báo chí lâu đời nhất (1975); có hàng 
ngàn hội viên là các nhà báo trong khu vực 
 SEAPA (South East Asian Press Alliance): là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt 
động vì quyền tự do báo chí trong khu vực; 
- Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (Đại học Quốc gia Singapore) 
Một số báo, đài, trung tâm truyền thông quan trọng 
 The Nation; 
 Thai Rath; 
 Bangkok Post; 
 The Strait Times; 
 Channel News Asia; 
 The New Strait Times; 
 Manila Times; 
 The Inquirer; 
 Thông tấn xã mỗi nước; 
  
Mối quan hệ giữa báo chí Việt Nam và báo chí ĐNÁ 
 Lấy thông tin từ báo chí trong khu vực nhiều hõn trước; 
 Cử phóng viên trực tiếp đýa tin các sự kiện lớn (SEA Games, Tsunami,) 
 Tham gia các tổ chức trong khu vực, các khoá tập huấn, tham quan các báo – đài lớn; 
 Tạo điều kiện cho phóng viên nước ngoài tác nghiệp tại VN; 
 Học tập những mô hình báo chí hiện đại; 
Lịch sử báo chí thế giới 
Chương IV: CÁC HÃNG THÔNG TẤN VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN TOÀN CẦU 
Các hãng thông tấn và vấn đề thông tin toàn cầu 
1 – Nguồn gốc và vai trò của các hãng thông tấn 
2 – Sự phát triển của các hãng thông tấn lớn trên thế giới 
3 – Vấn đề thông tin toàn cầu 
 29 
1 – Nguồn gốc và vai trò của các hãng thông tấn 
 Nhu cầu thu thập thông tin trên thế giới có thể xem nhý xuất hiện từ lúc James Gordon Bennett 
(người sáng lập tờ New York Herald vào năm 1835) sử dụng dịch vụ chuyển thý bằng bồ câu 
của Daniel Craig để chuyển các bản thông tin đến những khoảng cách xa. 
 Sau đó, bồ câu được thay bằng ngựa để chuyển các bài báo/ tờ báo/ thông tin giữa các thành 
phố. 
 Thị trường dành cho tin tức bắt đầu vào những năm 1830 tại Mỹ; 
 Sự phát triển của báo chí 1 xu tại Mỹ, báo chí giá rẻ tại Pháp, Anh; 
 Khi yêu cầu về thông tin tăng, những nhà xuất bản báo chí ở Mỹ và Châu Âu nhận thấy rằng 
không có cõ quan báo chí ở quốc gia nào có thể có đủ các phương tiện để thu thập, truyền 
dẫn, và đảm bảo sự nhanh chóng của tất cả mọi tin tức theo yêu cầu của độc giả (khi học vấn 
càng cao, sự tò mò càng tăng). 
-> Hãng thông tấn ra đời 
 Các hãng thông tấn có thể thu thập nhiều thông tin với chi phí rẻ hõn bất kỳ tờ báo nào và bán 
lại cho các báo. 
 Hãng thông tấn cũng có tiềm lực mạnh mẽ để đầu tý các trang thiết bị hiện đại nhằm tiếp nhận 
và truyền thông tin một cách nhanh nhất (nhanh hõn một tờ báo bình thường có thể làm được). 
 Ngày nay không có bất kỳ tờ báo nào có thể tính đến việc phục vụ độc giả về tin tức thế giới 
mà lại không phải là khách hàng của các hãng thông tấn. 
 Với tin tức trong nước, các báo cũng không thể đảm bảo mình biết được tất cả những gì xảy 
ra. Những tờ báo phục vụ độc giả khu vực thành thị lại càng cần mua tin tức của các hãng 
thông tấn. 
 Với tin tức quốc tế, hãng thông tấn là lựa chọn tất yếu vì chỉ những hãng này mới có đủ tiềm 
lực kinh tế, nhân lực, phương tiện kỹ thuật để thu thập thông tin từ các ngóc ngách trên thế giới 
trong thời gian sớm nhất. 
 Một hãng thông tấn quốc tế đúng nghĩa cần phải tổ chức và duy trì mạng lưới thông tín viên để 
thu thập thông tin ở rất nhiều nước (càng nhiều càng tốt) và những văn phòng trung tâm có 
nhiệm vụ biên tập lại những tin tức này, cũng nhý tin tức trong nước và chuyển thông tin đến 
những người đăng ký nhận tin càng nhanh càng tốt. Những hãng thông tấn này sử dụng 
những phương tiện viễn thông để nhận và truyền tin. 
2 – Sự phát triển của các hãng thông tấn lớn trên thế giới 
 AP (Associated Press) 
 Reuters 
 Agence France-Press (AFP), 
 Itar – TASS 
 UPI (United Press International) 
2.1 - AFP 
 1835: Charles – Louis Havas thành lập Havas Agency tại Paris – tiền thân của AFP về sau; 
 Havas đã từng tổ chức việc cung cấp thông tin 10 năm trước đó, dịch vụ chủ yếu phục vụ cho 
thương gia và quan chức chính phủ. 
 Khi phong trào báo chí rẻ phát triển, Havas mở rộng mạng lưới thông tín viên, cung cấp dịch vụ 
dịch lại các tờ báo quốc tế, sử dụng điện tín. 
 Năm 1860, Havas mở rộng mạng lưới của mình ra khắp châu Âu, ký kết với Reuters và 
German Wolf về việc trao đổi thông tin. Tốc độ truyền thông nhanh chính là ýu điểm mạnh 
khiến Havas có ýu thế. 
 Năm 1879, Havas Agency trở thành công ty cổ phần với mảng tin tức và quảng cáo tách biệt. 
Dịch vụ quảng cáo là một sáng tạo của Havas. Ông đổi tin tức của hãng lấy những khoảng 
trống trên những tờ báo không có khả năng trả tiền để sử dụng dịch vụ của ông. Ông lại bán 
những chỗ trống này cho những người cần đăng quảng cáo. 
 30 
 Năm 1944, 
 Havas Agency được đổi tên thành AFP. Năm 1957, quốc hội Pháp thông qua quyết định cho 
AFP độc lập. 
 Hiện nay: AFP cung cấp tin bằng tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ả Rập. 
 AFP hiện có 2.900 nhân viên tại 165 quốc gia trên thế giới; 
 Phát hành mỗi ngày 400.000 – 600.000 từ trong các bản tin, 2000 – 3000 bức ảnh và khoảng 
30 đoạn phim ngắn 
 Hõn 15.000 người đăng ký sử dụng khắp thế giới, trong đó có vài ngàn cõ quan truyền thông 
(báo in, truyền hình, phát thanh, hãng thông tấn quốc gia) 
2.2 - AP 
 1848: 6 tờ báo lớn tại New York kết hợp thành lập tổ chức Harbor News Association nhằm 
giảm chi phí thu thập tin tức; 
 1857: đổi tên thành New York Associated Press 
 Để giảm chi phí, NY AP liên kết với nhiều nhóm báo ở các địa phương khác để trao đổi thông 
tin; 
 Nhóm báo Western AP tham gia vào sự liên kết này năm 1885, sau đó đổi tên thành AP năm 
1892 (nhóm NY AP thất bại và mất quyền kiểm soát vào tay nhóm Western AP); 
 AP nhanh chóng mở rộng hoạt động với 700 tờ báo đăng ký dịch vụ vào cuối thế kỷ 19; 
 1900: AP đặt trụ sở chính tại New York; 
 AP cung cấp dịch vụ tin tức cho 98,8 % báo chí tại Mỹ; 
 1 tỉ người đọc hoặc nghe các tin tức của AP hàng ngày; 
 Những tờ báo thành viên gửi tin tức cho AP; AP biên tập lại và gửi thông tin cho các thành viên 
có đăng ký khác; 
 AP có 243 văn phòng đại diện ở 121 nước; 
 8.500 cõ quan truyền thông ở 112 nước trên thế giới đăng ký dịch vụ của AP; 
 AP có khoảng 4000 nhân viên, ¼ trong số đó làm việc tại các văn phòng trên khắp thế giới; 
2.3 - Reuters 
 Paul Julius Reuters (người Đức) thành lập hãng điện tín tại London năm 1851 chủ yếu thông 
tin về thị trường chứng khoán; 
 Sau đó Reuters mở rộng cung cấp tất cả các thông tin về kinh tế cho các nước ở châu Âu; 
 1859: Reuters cung cấp cho tất cả các tờ báo hàng đầu ở Anh và châu Âu những tin tức thời 
sự và kinh tế 
3 - Reuters 
 1861: Reuters có văn phòng đại diện tại châu Á, Nam Mỹ và Úc; 
 1872: Reuters đặt văn phòng đại diện tại Nhật; 
 Hiện nay, phần lớn nguồn thu của Reuters đến từ việc cung cấp thông tin và các phân tích, 
nhận định về thị trường tài chính, chứng khoán; 
 Reuters thu thập thông tin từ khoảng 180 thị trường trên thế giới; có 4000 khách hàng trực tiếp 
cung cấp dữ liệu cho Reuters; 
 Reuters có 1500 phóng viên làm việc tại hõn 100 văn phòng trên 75 nước trên thế giới; 
 Hầu hết nhân viên của Reuters (hõn 10.000) người làm việc cho bộ phận tài chính và thông tin 
sản phẩm; 
2.3 - Reuters 
 5/2007: Hãng Thomson (Canada) mua lại một phần của Reuters và thành lập hãng thông tấn 
Thomson – Reuters 
2.4 - TASS 
 Sau cuộc cách mạng năm 1917, hãng ROSTA được thành lập để cung cấp các thông tin chính 
thức về những người cộng sản; 
 Hãng TASS thay thế ROSTA năm 1925; 
 31 
 Trong thời kỳ Soviet, TASS cung cấp các tin tức trong và ngoài nước cho các báo, đài địa 
phương; 
 TASS là hãng thông tấn của nhà nước; 
 1991, TASS không còn là hãng thông tấn của nhà nước Xô Viết; 
 2/1992: TASS sáp nhập với cõ quan Russian Informational Telegraph Agency, trở thành ITAR 
– TASS; 
 ITAR – TASS có 1300 phóng viên, biên tập viên ở 113 nước, có 1200 cõ quan báo chí nước 
ngoài đăng ký nhận thông tin 
 Đối thủ cạnh tranh: Interfax, Postfactum 
2.5 - UPI 
 Edward Wyllis Scripp thành lập UPI năm 1907 để cạnh tranh với AP; 
 1958: sáp nhập với dịch vụ thông tin của William Randolph Hearst, trở thành đối thủ cạnh tranh 
chính của AP; 
 Trải qua nhiều lần thất bại, phá sản và được mua đi bán lại nhiều lần; 
 Hiện nay không còn là đối thủ cạnh tranh chính của các hãng thông tấn lớn; 
Các nguồn tin bổ sung 
 Các hãng thông tấn lớn trên thế giới phục vụ rất nhiều khách hàng và nhiều quan điểm chính trị 
khác nhau, do vậy thông tin mang tính tổng quát; 
 Báo chí cần thêm nhiều thông tin chuyên sâu, thông tin điều tra, bình luận chính trị, những bài 
phân tích tình hình kinh doanh; 
Các nguồn tin bổ sung 
 Những dịch vụ thông tin bổ sung: 
 - New York Times News Service 
 - Los Angeles Times – Washington Post News Service 
 - Dow Jones News Service 
 - Gannett News Service 
Truyền hình toàn cầu 
 - Visnews and World Television News 
 - CBS 
 - CNN 
 - BBC 
 - NBC 
 - ABC 
 - Middle East Broadcasting Co. 
 - Bloomberg 
Những đài phát thanh có tầm ảnh hưởng rộng 
 BBC 
 VOA (Voice of America) 
 Radio Moscow 
 Radio Bắc Kinh 
 Radio Deustche Welle (Đức) 
 Radio France International (Pháp) 
 Radio Nederland (Hà Lan) 
 Radio Cairo (Ai Cập) 
Những tờ báo in có ảnh hưởng toàn cầu 
 New York Times 
 The Times 
 The Guardian 
 32 
 The International Herald Tribune 
 The Wall Street Journal 
 Financial Times 
 Time 
 Newsweek 
 The Economist 
3 – Vấn đề thông tin toàn cầu 
 Ngày nay, các hãng thông tấn sử dụng các phương tiện truyền thông viễn thông nhý điện thoại, 
máy vi tính, cable, sóng, thiết bị di động, vệ tinh để truyền tin 
 Mỗi phút các thiết bị này chuyển được khoảng 12.000 từ giữa 2 địa điểm bất kỳ trên hành tinh. 
 VD: Trong một ngày, hãng AP có thể chuyển đi 20 triệu từ và hàng trăm hình ảnh, đồ họa 
 Với tốc độ này, người ta cho rằng tin tức về tất cả các quốc gia trên thế giới đều được đýa vào 
dòng chảy của tin tức – thế nhýng trên thực tế điều này không đúng. 
 Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có những nước phát triển nhận được sự quan tâm của các hãng 
thông tấn hõn 1 số nước khác, các nước giàu được quan tâm nhiều hõn các nước nghèo, 
 Sự thống trị của các hãng thông tấn phương Tây dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước phát triển 
và các nước đang phát triển: 
 - 75% tin nước ngoài tại các nước đang phát triển được lấy từ nguồn tin phương Tây; 
- Dòng chảy thông tin theo hướng hàng dọc từ các nước phát triển đến các nước đang phát 
triển; 
- Sự mất cân đối trong việc đýa tin về các quốc gia có những nền chính trị khác nhau; 
 - Hình ảnh của các nước giàu/ quyền lực và các nước đang phát triển lặp lại theo một mô – típ 
quen thuộc 
 VD: Hình ảnh các nước đang phát triển chủ yếu là khủng hoảng, đói nghèo, thiên tai, bạo lực, 
tội ác; 
 - Các nước phương Tây duy trì vị thế đế quốc văn hóa; 
 Các nước đang phát triển cần hạn chế việc phụ thuộc thông tin vào các nước phát triển bằng 
cách phát triển hãng thông tấn quốc gia hoặc các hãng thông tấn khu vực; 
 Chính trị cởi mở hõn đi cùng với nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển là những yếu tố 
quan trọng hỗ trợ cho những dòng chảy thông tin toàn cầu tự do và công bằng hõn; 
Những sự kiện báo chí quốc tế nổi bật năm 2007 
 Ngày 15/5, cuộc mua bán lớn nhất trong lịch sử báo chí thế giới đã hoàn tất: Thomson 
Corporation (Canada) mua 17 tỉ USD cổ phiếu của Reuters. Hãng tin Thomson – Reuters ra 
đời; 
 31/7/2007: Rupert Murdoch (chủ tập đoàn News Corporation) mua lại 5,6 tỉ USD cổ phiếu của 
Dow Jones -> thôn tính tờ Wall Street Journal. 
 News Corporation trở thành tập đoàn truyền thông đắt giá nhất thế giới või tổng số vốn đạt 
67,79 tỉ USD; 
 Xu hướng giảm khổ báo in ở phương Tây. Việc giảm khổ báo khiến cho ấn bản trở nên gọn, 
thuận tiện và hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt; 
 Doanh thu quảng cáo online tăng vọt do sự bùng nổ của thông tin Internet (báo trực tuyến, các 
website xã hội, web- TV, điện thoại di động kết nối Internet); 
 Cụ thể: quảng cáo online trong năm 2007 thu được 11,5 tỉ Euro tại châu Âu và 13,6 tỉ Euro tại 
châu Mỹ; 
 Nghề báo vẫn là một trong những nghề nguy hiểm nhất. Trong năm 2007 có 110 nhà báo bị 
giết hại (tại 27 quốc gia). Số nhà báo thiệt mang tăng 14% so với năm 2006; 
 Iraq là nõi nguy hiểm nhất, trung bình mỗi năm có 50 nhà báo thiệt mạng tại đây. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_lich_su_bao_chi_the_gioi_trieu_thanh_le.pdf