Giáo trình Mô đun 02: Vận chuyển vật liệu - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Tóm tắt Giáo trình Mô đun 02: Vận chuyển vật liệu - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: ...khi xếp vật liệu xe rùa phải đƣợc đặt tại nơi bằng phẳng, chắc chắn, lƣu ý xe dễ đổ. 1.3.3. Đẩy xe vật liệu: Hai tay nâng, giữ cân xe đồng thời đẩy lên phía trƣớc.Vừa đẩy có thể vừa lái xe đúng vị trí.Đƣờng đi của xe rùa không cần rộng (Chỉ cần vệt 20, 30 cm) nhƣng yêu cầu nhẵn. Độ dốc <...; 2m) thƣờng áp dụng hình thức vận chuyển trực tiếp bằng xô.Vữa đƣợc đựng vào xô, ngƣời đứng dƣới một tay cầm quai xô, một tay nâng đáy xô vữa, nâng lên ngang tầm giáo. Ngƣời phía trên đón xô vữa, đổ vữa vào hộc trên giàn giáo, chuyển xô xuống. Việc vận chuyển trực tiếp nhƣ trên đòi hỏi sự p... 32 BÀI 3: VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU BẰNG MÁY Mã bài: M2-03 Mục tiêu: - Sau khi học xong bài này người học biết được nội dung của công tác vận chuyển vật liệu trong xây, trát bằng máy - Thao tác phối hợp với các máy vận chuyển( Xếp, bốc dỡ) an toàn, hiệu quả. -Rèn luyện tính cẩn thận tron...

pdf16 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Mô đun 02: Vận chuyển vật liệu - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24 
BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 
CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƢỚC 
GIÁO TRÌNH 
Mô đun:VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU 
Mã số: MĐ - 02 
25 
MÔ ĐUN: VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU 
Mã số: MĐ02 
Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun: 
- Vị trí: Mô đun vận chuyển vật liệu đƣợc bố trí ngay sau khi học xong 
môn học Vật liệu xây dựng.Việc thực hành các công việc trong các mô đun còn 
lại đều liên quan đến công tác vận chuyển vật liệu. 
- Tính chất:Là mô đun cần thiết trong chƣơng trình học nghề Xây – Trát – 
Láng. 
Mục tiêu của mô đun: 
Học xong mô đun này ngƣời học hiểu đƣợc tầm quan trọng của công tác 
vận chuyển trong Xây –Trát- Láng 
 Biết đƣợc các quy định về công tác an toàn trong vận chuyển 
Biết vận chuyển vật liệu gạch, vữa.. bằng phƣơng pháp thủ công cũng nhƣ 
phối hợp vận chuyển vật liệu bằng máy nâng, vận thăng, cần trục đảm bảo hiệu 
quả 
 Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận, an toàn trong vận chuyển vật liệu 
Nội dung của mô đun : 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời lƣợng 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
M2-01 
Bài 1: Vận chuyển 
vật liệu bằng xe rùa 
Tích 
hợp 
Xƣởng 
thực 
hành 
5 1 4 
M2-02 
Bài 2: Vận chuyển 
vật liệu lên giàn giáo 
Tích 
hợp 
Xƣởng 
thực 
hành 
5 1 4 
M2-03 
Bài 3:Vận chuyển vật 
liệu bằng máy 
Tích 
hợp 
Lớp 
học 
6 2 4 
 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN 
Học mô đun này ngƣời học cần biết đƣợc nội dung , yêu cầu của công tác 
vận chuyển vật liệu, biết đƣợc các hình thức vận chuyển vật liệu, thực hiện vận 
chuyển vật liệu xây, trát, láng bằng thủ công, phối hợp với các loại máy nâng, 
cẩu, vận thăng... đƣa vật liệu lên cao 
26 
BÀI 1: VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU BẰNG XE RÙA 
 Mã bài: M2-01 
Mục tiêu: 
- Sau khi học xong bài này người học biết được nội dung của công tác vận 
chuyển vật liệu trong xây, trát láng bằng xe rùa 
- Thao tác vận chuyển vật liệu trong phạm vi ngắn bằng xe rùa hiệu quả 
- Có thái độ nghiêm túc, kỷ luật an toàn trong vận chuyển 
 Nội dung: 
1.1. Khái niệm: 
Vận chuyển vật liệu (gạch, vữa) bằng xe rùa trong phạm vi ngắn trên 
công trƣờng nhƣ từ bãi tập kết vật liệu, từ máy trộn đến nơi xây, trát. 
Cũng có thể ngƣời ta vận chuyển vật liệu bằng thủ công nhƣ khênh gạch, 
chuyển bằng xô, thùng.. nhƣng vận chuyển bằng xe rùa vẫn phổ biến hơn cả vi 
phƣơng pháp này cho năng suất cao hơn, địa hình vận chuyển không đòi hỏi quá 
cao, việc chế tạo xe rùa đơn giản, rẻ tiền.Trong nhiều trƣờng hợp ngƣời ta còn 
trộn vữa trực tiếp trên xe rùa để xây 
1.2. Cấu tạo xe rùa: 
Hình 1-1: Xe rùa (Wheelbarrow) 
Hình 1-1 mô tả cấu tạo của xe rùa.Xe rùa gồm các bộ phận chính nhƣ sau: 
- Khung xe: Đƣợc làm bằng sắt (đặc hoặc rỗng) đƣờng kính từ 2-2,5 cm. Khung 
tạo dáng cho xe, đỡ thùng xe, vật liệu 
- Thùng xe: Thƣờng chế tạo bằng sắt, tôn.Thùng xe cần đƣợc kín khít khi chở 
vữa, thùng xe đƣợc bắt với trục bánh xe bằng các ốc vít 
- Bánh xe: Làm nhiệm vụ dẫn hƣớng. Khi xe chạy toàn bộ trọng lƣợng đƣợc dồn 
lên bánh xe. Bánh xe có lốp, xăm (ruột). Bánh xe đƣợc quay xung quanh trục xe 
bằng hệ thống bi, bạc.. 
- Để xe hoạt động tốt thì lốp xe phải căng, trục cân và xe chạy êm (Ổ bi làm việc 
tốt. 
27 
1.3. Vận chuyển gạch, vữa bằng xe rùa: 
1.3.1. Công tác chuẩn bị: 
Nội dung chuẩn bị bao gồm xe rùa, xẻng, và đƣờng vận chuyển. 
- Xe rùa: Kiểm tra thùng xe, kết cấu xe có đảm bảo chắc chắn không, trục 
xe có trơn không, ổ bi, trục có cân không.lốp xe đủ độ căng.Kiểm tra ốc vít bắt 
liên kết giữa thùng xe và khung. Nếu cần phải sửa chữa khắc phục trƣớc khi vận 
chuyển. 
- Nếu vận chuyển vữa, cát cần bố trí thêm xẻng để xúc vữa, cát lên xe. 
- Đƣờng vận chuyển cần đƣợc khảo sát trƣớc, nếu cần phải sửa, kê gỗ. Độ 
dốc của đƣờng vận chuyển bằng xe rùa nên < 5%. Một số trƣờng hợp nếu quá 
dốc thì phải có biện pháp hỗ trợ (Kéo thêm) 
1.3.2.Xếp vật liệu lên xe: 
Vật liệu chủ yếu là gạch, cát, xi, vữa xây.... 
Tải trọng của xe rùa từ 50 – 70 kg. 
Khi xếp vật liệu lên xe. Với vữa, cát có thể dùng xẻng xúc trực tiếp đổ lên 
xe rùa. Có thể đƣa trực tiếp xe rùa đón vữa từ máy trộn vữa. 
Gạch xếp lên xe rùa thƣờng là xếp rối, nhƣng đòi hỏi phải cân xe. 
Trƣớc khi xếp vật liệu xe rùa phải đƣợc đặt tại nơi bằng phẳng, chắc chắn, 
lƣu ý xe dễ đổ. 
1.3.3. Đẩy xe vật liệu: 
Hai tay nâng, giữ cân xe đồng thời đẩy lên phía trƣớc.Vừa đẩy có thể vừa 
lái xe đúng vị trí.Đƣờng đi của xe rùa không cần rộng (Chỉ cần vệt 20, 30 cm) 
nhƣng yêu cầu nhẵn. Độ dốc < 5%. Khi cục bộ cần đi đoạn dốc lớn cần thêm 
ngƣời hỗ trợ kéo xe. 
1.3.4. Đổ vật liệu ra ngoài 
- Yêu cầu của công tác đổ vật liệu ra là đổ đúng nơi quy định, đổ nhẹ 
nhàng, không để gạch vỡ, sứt, hoặc vữa bắn ra xung quanh, vật liệu đổ ra không 
làm ảnh hƣởng tới các kết cấu khác 
- Có hai hình thức đổ vật liệu ra là đổ ngang và đổ dọc. Đổ ngang: 
Nghiêng một bên càng xe, mũi xe tỳ trên mặt đắt, ghé thùng đổ vật liệu sang 
bên. 
Đổ dọc là dọc theo hƣớng vận chuyển.Khi đổ xe, ta nâng càng xe, tỳ mũi 
xe xuống sàn, nâng đều xe và đổ vật liệu lên phía trƣớc. 
Với những vật liệu dễ vỡ, sứt không nên đổ mà dùng tay dỡ vật liệu ra 
ngoài. 
Ngoài nhiệm vụ chính là vận chuyển vật liệu xây, xe rùa còn dùng để trộn 
vữa trực tiếp trên xe 
28 
1.4. Thực hành vận chuyển vật liệu bằng thủ công, xe rùa. 
1.4.1. Nội dung thực hành: 
- Vận chuyển gạch trên công trƣờng bằng xe rùa 
- Vận chuyển vữa trên công trƣờng bằng xe rùa 
1.4.2. Công tác chuẩn bị: 
- Gạch cần vận chuyển, vị trí tập kết: 1 ÷500 viên 
- Vữa cần vận chuyển, vị trí tập kết: 0,5 ÷ 1 m3 
- Xe rùa: 6 chiêc 
- Xẻng : 8 chiếc 
1.4.3. Tổ chức thực hiện: 
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5-6 học sinh 
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu công tác vận chuyển 
- Từng nhóm lần lƣợt tham gia thực hiện, giáo viên theo dõi, uốn 
nắn,đánh giá. Các nhóm khác theo dõi, rút kinh nghiệm. 
Cuối mỗi buổi cần xếp xe rùa, dụng cụ đúng nơi quy định.Thùng xe cần 
rửa sạch không để bám vữa. 
Có kế hoạch kiểm tra tu sửa xe rùa. 
Chú ý: Việc thực hiện vận chuyển lên bố trí kết hợp tại các công trƣờng 
xây dựng 
29 
BÀI 2: VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU LÊN GIÀN GIÁO 
 Mã bài: M2-02 
Mục tiêu: 
- Sau khi học xong bài này người học biết được nội dung của công tác vận 
chuyển vật liệu trong xây, trát láng lên giàn giáo 
- Thao tác vận chuyển vật liệu lên giàn giáo hiệu quả, an toàn 
-Có tinh thần nghiêm túc, sáng tạo trong công việc 
Nội dung: 
2.1. Khái niệm: 
Vận chuyển vật liệu xây trát, láng bằng thủ công lên giàn giáo là dùng sức 
ngƣời đƣa trực tiếp các loại vật liệu lên giàn giáo, xếp vật liệu trên giàn giáo hợp 
lý, an toàn 
2.2.Vận chuyển vữa lên giàn giáo: 
Việc vận chuyển vữa xây, trát từ sàn lên giàn giáo, đổ vào các hộc đựng 
vữa luôn cần dùng đến xô, thùng để đƣa vận chuyển. Tùy theo độ cao đƣa lên mà 
ta áp dụng các biện pháp vận chuyển khác nhau. 
2.2.1. Chuyển vữa lên giàn giáo 1 tầng: 
Khi đƣa vữa lên giàn giáo 1 tầng (Độ cao giàn giáo < 2m) thƣờng áp dụng 
hình thức vận chuyển trực tiếp bằng xô.Vữa đƣợc đựng vào xô, ngƣời đứng dƣới 
một tay cầm quai xô, một tay nâng đáy xô vữa, nâng lên ngang tầm giáo. Ngƣời 
phía trên đón xô vữa, đổ vữa vào hộc trên giàn giáo, chuyển xô xuống. 
Việc vận chuyển trực tiếp nhƣ trên đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa 
ngƣời phía dƣới và ngƣời bên trên giàn giáo.Không đƣợc vứt xô từ trên giàn 
giáo xuống. 
2.2.2.Giàn giáo nhiều tầng: 
Khi giàn giáo cao hơn 2 m có thể dùng các hình thức chuyển vữa 
sau:dùng dây kéo xô vữa từ dƣới lên, hoặc dùng hệ thống ròng rọc đƣa vữa lên, 
đổ vào máng vữa. Chú ý kiểm tra dây kéo, buộc một đầu dây vào giàn giáo. 
Ngƣời đứng kéo vật liệu chú ý công tác an toàn. Trong quá trình kéo vữa lên 
30 
nghiêm cấm đi lại phía dƣới. Nên kết hợp vận chuyển vữa bằng xe rùa với việc 
đƣa vữa lên giàn giáo. 
2.3. Vận chuyển gạch lên giàn giáo: 
- Với giàn giáo thấp có thể chuyển gạch lên bằng cách truyền tay trực 
tiếp. Ngƣời đứng dƣới đƣa gạch lên trực tiếp bằng tay, ngƣời trên đón và xếp 
gạch trên giàn giáo. Khi xếp tránh xếp cao quá, nhiều quá, cản trở quá trình 
xây.Bố trí vị trí xếp gạch trên giàn giáo sao cho thuận tiện trong quá trình nhặt 
gạch, xúc vữa. 
- Với giàn giáo cao hơn 2 m, cũng tƣơng tự nhƣ khi vận chuyển vữa, gạch 
đƣợc đƣa lên bằng hình thức kéo dây hoặc ròng rọc.gạch có thể đƣợc xếp vào 
thùng, hoặc bao, kéo lên trên, xếp gạch vào vị trí. Cũng nhƣ khi chuyển vữa nên 
kết hợp việc vận chuyển gạch bằng xe rùa với việc đƣa gạch lên giàn giáo. 
2.4. Công tác an toàn trong vận chuyển: 
Để vật liệu không rơi vãi trong quá trình vận chuyển không lên chất đầy 
vữa trong xô, thùng.trong quá trình kéo vữa, gạch lên giàn giáo không đi lại phía 
dƣới trong phạm vi ảnh hƣởng của thùng, xô kéo. 
Thƣờng xuyên kiểm tra dây kéo đảm bảo rằng dây kéo còn chắc chắn, 
không đứt trong quá trình làm việc. 
Khi giàn giáo cao cần có lan can bảo vệ, ngƣời đứng đón vật liệu trên giàn 
giáo cần đeo dây an toàn. 
2.5. Thực hành vận chuyển vật liệu lên giàn giáo 
2.5.1. Mục tiêu: 
- Rèn luyện kỹ năng vận chuyển vật liệu (gạch, vữa)lên giàn giáo bằng thủ 
công. Kéo vật liệu và xếp trên giáo hợp lý 
2.5.2.Nội dung thực hành: 
- Vận chuyển gạch lên giàn giáo 
- Vận chuyển vữa lên giàn giáo 
2.5.3. Công tác chuẩn bị: 
- Gạch :500 viên 
- Giàn giáo xây 
- Dây kéo, thùng, xô đựng vữa: 5 bộ 
- Ròng rọc: 2 bộ 
31 
- Tời điện: 1 bộ 
2.5.4. Tổ chức thực hiện: 
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5-6 học sinh 
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu công tác vận chuyển 
- Từng nhóm lần lƣợt tham gia thực hiện, giáo viên theo dõi, uốn 
nắn,đánh giá. Các nhóm khác theo dõi, rút kinh nghiệm. 
Chú ý: Việc thực hiện vận chuyển lên bố trí kết hợp tại các công trƣờng 
xây dựng 
32 
BÀI 3: VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU BẰNG MÁY 
Mã bài: M2-03 
Mục tiêu: 
- Sau khi học xong bài này người học biết được nội dung của công tác vận 
chuyển vật liệu trong xây, trát bằng máy 
- Thao tác phối hợp với các máy vận chuyển( Xếp, bốc dỡ) an toàn, hiệu 
quả. 
-Rèn luyện tính cẩn thận trong công việc, tác phong làm việc công nghiệp 
Nội dung 
3.1. Nội dung, yêu cầu của công tác vận chuyển bằng máy: 
3.1.1. Nội dung: 
- Xếp vật liệu vữa, gạch.. vào thùng vận chuyển, móc cáp phối hợp với 
máy nâng, vận thăng, cẩu đƣa vật liệu lên cao 
- Bốc, dỡ vật liệu (gạch, vữa) ra khỏi thùng vận chuyển (hoặc đón cẩu, 
tháo móc) vận chuyển vật liệu đến nơi tập kết 
3.1.2. Yêu cầu: 
Phối hợp nhịp nhàng, an toàn với thiết bị nâng, hạ. Không để máy móc 
chờ lâu.Đảm bảo an toàn cho ngƣời và thiết bị 
3.2. Các hình thức vận chuyển 
3.2.1 Vận chuyển vật liệu bằng cẩu tháp: 
33 
Hình 3-1: Cẩu tháp (Crane) 
Hình 3-1 mô tả cấu tạo của cẩu tháp. 
Với công trình lớn, cẩu tháp đƣợc bố trí cố định tại một vị trí. Chiều cao, 
độ vƣơn xa của cẩu cần chọn theo yêu cầu của công trình.Khi phối hợp vận 
chuyển vật liệu xây, trát với cẩu ta tiến hành nhƣ sau: 
- Xếp vật liệu vào thùng chuyên dùng, xếp gọn, cân, an toàn. Đón móc 
cẩu, móc cẩu, ra hiệu cho máy cẩu nâng vật liệu lên. 
- Máy cẩu nâng vật liệu lên, quay, vƣơn xa. Phối hợp, hƣớng thùng vật 
liệu đúng vị trị, phối hợp hạ cẩu, đón và tháo móc cẩu, bốc dỡ vật liệu tha khỏi 
thùng . 
34 
3.2.2. Vận chuyển vật liệu bằng cẩu thiếu nhi, cẩu quay 
Hình 3-2: Cẩu thiếu nhi (Mini crane) 
Hình 3-2 mô phỏng việc vận chuyển vật liệu bằng cẩu thiếu nhi, cẩu 
quay. Thiết bị đƣợc lắp trên trần, sàn. Cố định chắc chắn.Khi thùng vật liệu đƣa 
tới độ cao, máy sẽ quay, đƣa thùng vật liệu (Xe rùa) đến đúng vị trí. 
3.2.3. Vận chuyển vật liệu bằng vận thăng 
35 
Hình 3-3: Thùng vận chuyển 
36 
Hình 3-4: Sơ đồ vận thăng 
37 
Hình 3-5: Đƣa thùng lên cao 
Hình 3-6: Xếp vật liệu vào thùng vận chuyển 
38 
Hình 3-3, 3-4, 3-5, 3-6 mô tả vận chuyển vật liệu bằng vận thăng.Hình 3-
3 là thùng chứa vật liệu. Thùng di chuyển thẳng đứng. Khi cần lấy vật liệu ở 
tầng nào, độ cao nào thì thùng sẽ dừng ở đó. Ta chỉ việc lấy vật liệu ra xếp vào 
giàn giáo để thi công.Vận thăng đƣợc dùng nhiều trong quá trình hoàn thiện 
công trình 
3.2.4. Vận chuyển vật liệu bằng máy nâng: 
Hình 3-7: Máy nâng (Forklift loader) 
Hình 3-8: Máy nâng (Forklift loader) 
39 
Máy nâng dùng để nâng các cấu kiện xây dựng lớn lên độ cao, vị trí khác 
nhau. (Hình 3-7, 3-8) mô tả công tác nâng vật liệu bằng máy nâng. 
3.3. Công tác an toàn trong vận chuyển vật liệu bằng máy 
Ngoài các quy định an toàn về lao động trên công trƣờng, đối với ngƣời công 
nhân vận chuyển vật liệu bằng máy cần phải tuân thủ theo các quy định sau: 
Khi xếp vật liệu vào thùng vận chuyển không đƣợc xếp quá tải quy định, vật liệu 
phải xếp gọn, chắc chắn. 
Công việc bốc, xếp vật liệu phải khẩn trƣơng. 
Không đi lại, ngồi giải lao trong phạm vi ảnh hƣởng của máy. 
Không lên xuống bằng vận thăng 
3.4. Thực hành vận chuyển vật liệu bằng máy 
3.4.1. Mục tiêu: 
Học xong bài này học sinh có kỹ năng vận chuyển vật liệu bằng máy cẩu, 
vận thăng, máy nâng an toàn, hiệu quả. Kỹ năng xếp, bốc , dỡ vật liệu vào thùng 
vận chuyển, phối hợp nhịp nhàng với phƣơng tiện máy móc vận chuyển 
3.4.2. Nội dung thực hành: 
- Vận chuyển vật liệu kết hợp với cẩu tháp 
- Vận chuyển vật liệu kết hợp với vận thăng 
3.4.3. Công tác chuẩn bị: 
Liên hệ thực tập thực tế trên công trƣờng xây dựng 
3.4.4. Tổ chức thực hiện: 
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5-6 học sinh 
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu công tác vận chuyển 
- Từng nhóm lần lƣợt tham gia thực hiện, giáo viên theo dõi, uốn 
nắn,đánh giá. Các nhóm khác theo dõi, rút kinh nghiệm. 
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: 
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN: 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
- Giáo trình kỹ thuật thi công- NXB Xây dựng – năm 2000 
- Giáo trình thi công tập 1,2- (Trƣờng cao đẳng nghề Nam Định) 
- Giáo trình kỹ thuật nề theo phƣơng pháp mô đun-NXB Xây dựng- 2000 
- Kỹ thuật thi công tập II – NXB xây dựng năm 2002 trƣờng đại học kiến 
trúc Hà Nội- 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_02_van_chuyen_vat_lieu_bo_lao_dong_thuong.pdf
Ebook liên quan