Giáo trình Mô đun 15: Thi công xây trát cơ bản - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình

Tóm tắt Giáo trình Mô đun 15: Thi công xây trát cơ bản - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình: ...o dỡ Khác với các loại giàn giáo khác, giàn giáo treo được tháo dỡ từ dưới lên trên theo thứ tự Trước khi tháo dỡ giàn giáo phải thu don sạch vật liệu, dụng cụ trên sàn giàn giáo, ở phía dưới phải có biển báo tháo dỡ giàn giáo để không có người qua lại. 1.3. An toàn lao động khi lắp đặt,...õm viên gạch xuống phía dưới, cạnh sứt,ba via cho vào phía trong tường. Xây tường chèn khung chịu lực cũng như xây tường chịu lực. Thép chờ sẵn ở khung cột có tác dụng liên kết tường và khung cho nên trong quá trình xây cần chú ý chỗ có thép chờ phải xây vữa xi măng cát, ưu điểm ý trong khi ...g tác xây tường: Trước khi xây tường phải kiểm tra lại tình trạng ổn định của móng hoặc phần tường đã xây trước cũng như sự ổn định của giá đỡ, đà giáo. Ở độ cao 2,5 m trở lên, vật liệu phải được đựng trong thùng chứa chắc chắn (Không vận chuyển bằng cách tung gạch, buộc dây hoặc xếp có ngọn...

pdf73 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Mô đun 15: Thi công xây trát cơ bản - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
nhất định lên bàn xoa. Lực ép này khác nhau tùy theo từng vị trí trên bề mặt lớp 
trát. Đầu tiên xoa rộng vòng, sau xoa hẹp dần, lần sau xoa nhẹ tay hơn lần trước, 
khi mặt trát nhẵn là được. 
Hình 7-14 Dùng bàn xoa để xoa nhẵn 
Có trường hợp khi xoa xong mặt trát không được nhẵn như xuất hiện các 
vết “Lông măng” là do vữa trát còn ướt đã tiến hành xoa nhẵn. Trường hợp này 
nếu cần xoa ngay phải phủ lên một lớp vữa khô rồi cạo đi sau đó mới xoa. Cũng 
có khi trên bề mặt trát vữa trát khi xoa xong xuất hiện một lớp mỏng hạt cát, 
trường hợp này gọi là mặt trát bị “cháy”. Nguyên nhân là do lớp vữa trát bị khô 
quá. Vì vậy trước khi xoa cần dùng chổi đót nhúng nước làm ẩm vị trí cần xoa 
7.2. Quy trình trát tường phẳng: 
7.2.1. Công tác chuẩn bị: 
 Kiểm tra độ thẳng đứng của tường 
 Kiểm tra độ phẳng của mặt tường 
 Đục tẩy những vị trí lồi cao trên mặt tường 
 Trát lại những chỗ lõm cục bộ 
 Làm vệ sinh mặt trát như cạo sạch rêu, môc, tẩy rửa các ba via 
7.2.2. Làm mốc trát: 
 Vai trò quan trọng của mốc trát: 
Để bộ phận hay toàn bộ công trình sau khi trát được thẳng đứng, nằm 
ngang. Phẳng cần phải làm mốc trước khi trát 
Mốc có chiều dày bằng chiều dày vữa trát. Mốc được đắp bằng vữa hay 
làm bằng các miếng gỗ, gốm, gắn lên bề mặt cần trát như tường, dầm, cột , trụ. 
Cũng có thể dùng đinh đóng lên bề mặt tường đã xây. 
Mốc được phân bố trên bề mặt cần trát. Khoảng cách các mốc theo 
phương ngang phụ thuộc vào chiều dài thước tầm dùng để cán. Theo phương 
đứng là độ cao của mỗi đợt giáo (Hình 7- 15) 
Hình 7-15 Phân bố mốc trên 
mặt phẳng trát 
a, Phải nhỏ hơn chiều cao đợt giáo 
b, Phải nhỏ hợ chiều dài thước tầm 
định cán 
Theo phương song song với chiều cán thước người ta dùng vữa nối các 
mốc lại với nhau tạo thành các dải mốc. (Hình 7- 16) 
Dải mốc là cữ để tỳ thước khi cán phẳng vữa giữa 2 dải mốc 
 Hình 7-16 Hệ thống 
mốc và dải mốc 
1. Thước tầm, 2. Vữa làm 
dải mốc, 3.4. Mốc, 5. Dải 
vữa 
b. Phương pháp làm mốc trát: 
 Làm mốc trên diện rộng: 
Kiểm tra tổng thể bề mặt trát: dùng dây căng, thước kiểm tra độ phẳng. Dùng 
thước tầm, ni vô kiểm tra độ thẳng đứng , ngang bằng 
Hình 7-17 Kiểm tra bề mặt cần 
trát 
a. Kiểm tra thẳng đứng 
b. Kiểm tra mặt phẳng 
Biết được mức độ lồi lõm, nghiêng của tường là bao nhiêu từ đó quyết 
định chiều dày của mốc đảm bảo cho mọi vị trí trên bề mặt cần trát được phủ 
một lớp vữa chiều dày tối thiểu theo quy định. 
Chiều dày của mốc sẽ quyết định chiều dày chung của lớp vữa trát. Điều 
đó có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và kỹ thuật. Do vậy cần kiểm tra và khảo sát chu 
đáo, cẩn thận để có quyết định phù hợp. Trường hợp lồi, lõm cục bộ ta sử lý 
riêng. 
Mốc gồm có mốc chính và mốc phụ. 
Mốc chính nằm ở 4 góc tường hoặc trần. Mốc phụ nằm trên đƣờng nối 2 
mốc chính. Mộc phụ được làm sau mốc chính, số lượng mốc phụ tùy theo diện 
tích trát 
Làm mốc chính: (Hình 7- 18):Dùng vữa đắp hay đóng đinh lên 4 góc của 
bề mặt trát 
Hình 7-18:Làm mốc 
chính 
Đối với tường tại góc phía trên cách đỉnh và cạnh bên một khoảng 10 ± 15 
cm đặt mốc chính 1 và 2. Các mốc chính còn lại ở phía dưới xác định bằng cách 
thả dọi từ mốc 1 và 2 xuống (Hình 7-19). Khi trát những bức tường có chiều cao 
nhỏ chỉ cần dùng thước tầm và ni vô để xác địn mốc chính phía dưới (Hình 7-
20). 
 Làm mốc phụ 
 Làm dải mốc 
7.2.3. Làm mốc trên diện hẹp và Kiểm tra tổng thể bề mặt trát 
Hình 7-19: Xác định mốc chính Phía 
dưới bằng dây dọi 
Hình 7-20: Xác định mốc chính 
Phía dưới bằng thước tầm, ni vô 
Làm mốc phụ:Khi khoảng cách giữa 2 mốc chính theo phương vuông 
góc với hướng cán thước lớn hơn chiều dài thước cán, hoặc ở vị trí tương ứng 
với chiều cao đợt giáo ta phải làm mốc phụ. Dùng dây căng giữa 2 mốc chính, 
xác định vị trí và đắp mốc phụ (Hình 7-21) 
Hình 7-21 Căng 
dây làm mốc trung 
gian 
1. Dây căng 
2. Mốc chính 
3. Mốc phụ 
Trên bề mặt nằm ngang mốc phụ cũng được xác định theo nguyên tắc 
trên. 
Như vậy mốc chính và phụ tạo thành hệ thống mốc trên bề mặt trát. 
Có thể dùng các miếng gỗ để làm mốc phụ bằng cách gắn chúng lên bề 
mặt cần trát bằng vữa. Như vậy việc điều chỉnh độ dày trát dễ dàng hơn. Sau khi 
lên vữa, cán phẳng chúng được dỡ bỏ, bù thêm vữa và xoa nhẵn lại. 
 Làm dải mốc (Hình 7-22): Dùng vữa nối các dải mốc theo phương song 
song với chiều cần cán thước, dựa vào 2 mốc ở 2 đầu dùng thước cán phẳng ta 
có dải mốc hình 7-23 
Hình 1-22 Đắp vữa làm giải mốc Hình 1-23 Cán phẳng dải mốc trên bề 
mặt thẳng đứng 
Sau khi cán phẳng mặt thước tầm theo 2 cạnh của dải mốc, dùng bay cắt 
vát cạnh ta có hệ thồng dải mốc (Hình 7-24) 
Hình 7-24 Hệ thống giải mốc Hình 7-25 Cán phẳng dải mốc trên bề 
mặt nằm ngang 
Chú ý: Đối với bề mặt cần trát có diện tích lớn, dải mốc chỉ làm để đủ trát 
trong 1 ca, tránh dải mốc bị khô phải xử lý trong khi trát. 
 Làm mốc trát trên diện tích hẹp và dài: 
Các thanh có kích thước tiết diện nhỏ nhưng chạy dài như các thanh trang 
trí, thanh đứng, nằm ngang, tay vịn lan can, gờ cửa sổ... 
 Kiểm tra tổng thể trước khi làm mốc: 
 Kiểm tra tổng thể của hệ thống thanh 
 Kiểm tra độ thẳng đứng, nằm ngang của từng thanh 
 Kiểm tra độ phẳng của từng thanh theo các cạnh 
 Kiểm tra kích thước thực tế của mỗi thanh 
 Làm mốc chính: 
Đối với thanh độc lập: Mốc chính được làm ở 2 đầu của thanh. Với thanh 
đứng mốc ở trên làm trước, ở dưới làm sau. Với thanh ngang mốc được làm ở 1 
đầu bất kì của thanh. Dựa vào mốc ở mặt đã có ta có thể làm mốc ở mặt kia Đối 
với 1 hàng thanh: Mốc chính được làm ở đầu của 2 thanh ngoài cùng 
 Làm mốc phụ: 
Đối với thanh độc lập: Căng dây giữa 2 mốc chính ở 2 đầu để làm mốc 
phụ, khoảng cách của mốc phụ lấy theo chiều dài của thước tầm 
Đối với 1 hàng hay dãy thanh: Căn cứ vào mốc chính ở 2 đầu căng dây 
làm mốc chính cho các thanh ở giữa. Trong mỗi thanh căng dây làm mốc phụ 
như trường hợp thanh độc lập 
7.2.4. Lên lớp vữa lót: 
Trong phạm vi của một ô trát có các vị trí lồi, lõm sâu, cục bộ.Chỗ cao thì 
ta phải tẩy bớt, chỗ lóm ta phải phết vữa vào những chỗ đó cho tường tương đối 
phẳng mới lên vữa trát cho ô đó. 
Trước khi lên vữa phải tạo độ ẩm cho bức tường định trát. Chú ý tạo ẩm 
cho tường nên đều nhau. 
Lên lớp vữa lót cho một ô trát theo trình tự từ trên xuống, từ góc ra. Vữa 
được lên theo từng vệt liên tiếp nhau kín hết mặt trát trong phạm vi của dải mốc. 
Chiều dày của lớp vữa lót thường từ 3 ± 7 mm. Khi trát phải miết mạnh tay để 
vữa bám chắc vào tường. Lớp vữa lót cũng cần trát cho tương đối phẳng để lớp 
vữa sau được khô đều. 
7.2.5. Trát lớp vữa nền: 
Khi lớp vữa lót se mặt thì tiến hành trát lớp vữa nền. Lớp nền có chiều dày 
từ 8 ± 12 mm. Có thể dùng bay, bàn xoa hoặc bàn tà lột để lên lớp vữa nền. Với 
công trình yêu cầu chất lượng cao, lớp trát bằng xi măng cát. Trước khi trát lớp 
tiếp theo phải tưới ẩm lớp trát trước đó. Lớp nền được cán và xoa phẳng chờ khô 
cứng mới trát lớp tiếp theo 
7.2.6. Trát lớp vữa mặt: 
Thông thường khi lớp vữa nền đã se (Đối với vữa tam hợp và vữa vôi) thì 
trát lớp vữa mặt. Trường hợp vì lý do nào đó mà lớp nền trát bằng cát hạt lựu 
khô thì phải làm nhám bề mặt lớp nền và tƣới ẩm rồi mới trát lớp mặt. Do chiều 
dày của lớp vữa mặt nhỏ nên được trát với lớp vữa dẻo hơn vữa nền. Thường 
dùng bàn xoa để lên vữa, đôi lúc kết hợp với bay để bổ sung vữa vào tường, vào 
chỗ hẹp. Vì là lớp vữa ngoài cùng nên khi lên vữa nếu thấy xuất hiện sạn, đất, 
hợp chất hữu cơ ...phải lấy ra nếu không khi cán phẳng xoa nhẵn sẽ bị vấp thước 
hay bàn xoa, khi quét vôi dễ gây ố tường. 
7.2.7. Cán phẳng: 
Dùng thước tầm có chiều dài lớn hơn khoảng cách giữa 2 dải mốc để cán. 
Trước khi cán cần làm sạch và tạo ẩm cho thước để khi cán không dính thước và 
nhẹ tay hơn. 
Trong khi cán cần chú ý không để đầu thước chệch khỏi dải mốc, không 
ấn thước mạnh lên dải mốc. Khi vữa đã đầy thước, đưa thước ra, gạt vữa vào 
hộc. Có thể phải cán làm nhiều lần để mặt lớp vữa phẳng với dải mốc. Cán xong 
một lượt cần chú ý xem chỗ nào thước không trượt tới thì dùng bay phết vữa 
thêm, sau đó dùng thước cán lại 
7.2.8. Xoa nhẵn: 
Khi mặt vữa cán vừa se thì tiến hành xoa nhẵn.Kiểm tra xem xoa nhẵn 
được chƣa bằng cách dùng bàn xoa di chuyển nhẹ, nếu bàn xoa di chuyển được 
và nhẹ, bề mặt lớp vữa thấy mịn là có thể xoa được.Cũng có thể xảy ra trường 
hợp lớp vữa trát khô không đều, chỗ không xoa được do còn ướt, chỗ thì khô . 
Khi đó những chỗ ướt cần để lại xoa sau, nếu diện tích chỗ ướt ít có thể phủ lên 
một lớp vữa khô, gạt lại và xoa đồng thời với chỗ khác. Ở những chỗ khô cần 
phải nhúng ướt bàn xoa và dùng chổi đót nhúng nước đưa lên vị trí đó rồi xoa. 
Thường phải xoa làm nhiều lần, lần sau xoa nhẹ hơn lần trước cho tới khi 
mặt lớp trát phẳng nhẵn. 
Trát xong một ô, ta tiến hành xoa sang ô khác theo trình tự vừa nêu. 
Trường hợp trát bằng xi măng cát cần chú ý: 
Bề mặt cần trát phải làm ẩm thật kĩ để không hút mất nước của vữa xi 
măng làm chất lượng của lớp vữa xi măng cát bị giảm 
Vữa xi măng cát có độ dẻo thấp hơn vữa tam hợp cho nên khi lên vữa 
phải di chuyển bay hay bàn xoa từ từ và ấn mạnh tay hơn so với khi lên vữa tam 
hợp 
 Lên vữa đến đâu là bảo đảm ngay được độ dày đến đó, tránh tường hợp 
phải bù, bù nhiều lần 
 Chỉ lên vữa trong phạm vi nhỏ một, sau đó tiến hành cán và xoa ngay đề 
phòng vữa trát bị khô, việc xử lý xoa phẳng, trát nhẵn rất khó khăn. 
 Việc xoa nhẵn tiến hành trong từng phạm vi hẹp, xoa tới khi không thấy 
các hạt cát nổi lên bề mặt trát là được 
7.3. Những sai phạm của lớp vữa trát, nguyên nhân và biện pháp 
khắc phục: 
 Trên bề mặt xuất hiện những chỗ bị sủi nổ ở giữa có đốm trắng hay vàng. 
Nguyên nhân do trong vữa còn những hạt vôi sống, những hạt này qua thời gian 
sẽ hút ẩm và tăng thể tích lên làm nổ lớp vữa phủ bên ngoài. Để tránh hiện 
tượng này phải dùng sàng có mắt 0,5 x 0,5 mm để lọc vôi trước khi trộn vữa. 
Vôi phải tôi tối thiểu với thời gian 1,5 tháng trong điều kiện có đủ nước. 
 Lớp vữa trát bị rạn nứt: 
Là do lớp vữa trát quá dày, không trát theo từng lớp. Do trát trong điều 
kiện thời tiết nóng, khô hanh mà nền trát không được làm ẩm kỹ. Để khắc phục 
ta chia làm nhiều đợt để trát. Nền trát phải ẩm kỹ, đặc biệt trong điều kiện thời 
tiết khô hanh. Khi trát với loại vữa có nhiều chất kết dính hay vữa bị nhão quá 
cũng gây ra hiện tượng rạn nứt 
 Lớp vữa trát bị bong bộp, tróc lở: Hiện tượng này xuất hiện ở bất kì loại 
vữa nào mà không phụ thuộc vào thành phần của vữa. Sở dĩ có hiện tượng này 
là vì vữa trát trên bề mặt đã quá khô, bề mặt quá nhẵn hoặc không vệ sinh kỹ. 
Đôi khi xoa sớm quá gây ra hiện tượng chảy vữa, bong bộp 
Trên bề mặt xuất hiện các chất bẩn : Như than, mùn, đất là do vôi cát lẫn 
các tạp chất, cần lọc kĩ trước khi sử dụng cát phải sàng, vôi phải lọc 
7.4. Thực hành thao tác trát tường: 
Nội dung thực hiện: 
Thực tập rèn luyện kỹ năng trát tường phẳng. 
Công tác chuẩn bị: 
Thước tầm 1-3 m: 8 cái 
Thước mét : 2-3 m: 8 cái 
Bay xây 8 cái 
Bàn xoa 8 cái 
Bàn tà lột : 8 cái 
Dây xây: 100m 
Đục: 4 cái 
Búa: 4 cái 
Chậu đựng vữa :8 chậu 
Xẻng: 4 cái 
Cuốc 2 cái 
Bàn cào: 2 cái 
Tường 220 cao 2 m x 3m: 4 đoạn (dùng để thực tập thao tác trát) 
Cát đen: 3 m3 
Xi măng 500 kg. 
Xe rùa: 2 cái 
Tổ chức thực hiện: 
 Chia lớp thành nhóm (Mỗi nhóm 2 học sinh thực hiện trát một mặt tường) 
 Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu 
 Giao nhiệm vụ cho từng nhóm 
 Tiêu chí đánh giá 
Các nhóm thực hiện, giáo viên theo dõi uốn nắn, đánh giá trên các nội 
dung: 
 Vệ sinh mặt tường 
 Đắp mốc trát 
 Lên vữa lớp lót 
 Lên vữa lớp 2 
 Cán phẳng 
 Xoa nhẵn 
Định mức:Trong một giờ trát được 1,5 ÷ 2 m2 tường đảm bảo yêu cầu kỹ 
thuật 
BÀI 8: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LỚP TRÁT 
Mục tiêu: 
 Biết được tác dụng của lớp trát và yêu cầu kỹ thuật của lớp trát, các chỉ 
tiêu đánh giá chất lượng lớp trát 
 Biết được phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng lớp trát 
 Biết sử dụng các dụng cụ để kiểm tra đánh giá chất lượng lớp trát 
 Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc 
Nội dung chính: 
8.1. Tác dụng của lớp vữa trát: 
Lớp vữa trát có tác dụng làm cho công trình đẹp, bảo vệ ngôi nhà khỏi tác 
động có hại của khí quyển, góp phần làm tăng tuổi thọ của công trình 
8.2. Cấu tạo: 
Lớp vữa trát thường có chiều dày 1-2cm. Tùy theo tính chất, loại vữa và 
biện pháp thi công người ta trát thành nhiều lớp: Lớp vữa lót, lớp vữa nền, và 
lớp vữa mặt. Đôi khi chỉ có 2 lớp trát: Lớp vữa lót và lớp vữa mặt.Trát lớp lót 
dùng vữa có độ sụt 8 ± 12. Lớp này có tác dụng tạo cho các lớp trát sau này bám 
chắc vào bề mặt cần trát. Chiều dày của lớp này thường bằng 1/3 tổng chiều dày 
cần trát. Lớp nền là lớp vữa thứ 2. Vữa trát lớp nền có độ sụt từ 7 ± 9 cm. Đây là 
lớp vữa cơ bản tạo nên chiều dày cần thiết và làm phẳng bề mặt được trát.Chiều 
dày của lớp vữa nền thường gần bằng 2/3 chiều dày lớp vữa định trát. 
Lớp vữa phủ ở ngoài cùng có chiều dày khoảng 2 – 3 mm, được trát bằng 
vữa có độ sụt từ 10 ± 15 cm trộn từ cát hạt nhỏ mịn. Lớp này có tác dụng làm 
phẳng toàn bộ bề mặt và tạo độ bóng khi xoa nhẵn 
8.3. Yêu cầu kỹ thuật của lớp vữa trát: 
 Vữa trát phải bám chắc vào bề mặt kết cấu công trình 
 Loại vữa và chiều dày lớp vữa trát phải đúng theo yêu cầu của thiết kế 
 Bề mặt lớp trát phải phẳng, nhẵn 
 Các cạnh, đƣờng gờ chỉ phải sắc, thẳng, ngang bằng hoặc thẳng đứng 
8.4. Đánh giá chất lượng lớp vữa trát: 
8.4.1. Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng 
Đánh giá chất lượng lớp vữa trát dựa vào một số chỉ tiêu theo bảng 9-1 
Chỉ tiêu đánh giá Độ sai lệch(mm) 
 Tốt Khá Đạt yêu cầu 
1. Độ gồ ghề phát hiện bằng thước tầm 2m 
- Đối với công trình yêu càu trát tốt 1,5 2 3 
-Đối với công trình yêu cầu bình thường 2 5 5 
2.Lệch bề mặt so với phương thẳng đứng 
-Đối với công trình yêu cầu trát tốt. Trên toàn 6 8 10 
bộ chiều cao nhà không vƣợt quá 
-Đối với công trình yêu cầu trát bình thường. 8 10 15 
Trên toàn bộ chiều cao nhà không vƣợt quá 
3.Lệch so với phương ngang, phương thẳng 
đứng của bệ cửa sổ, cửa đi, cột trụ 
-Đối với công trình trát tốt, trên toàn bộ các 3 4 5 
cấu kiện không vƣợt quá 
-Đối với công trình bình thường không vƣợt 3 5 10 
quá 
4.Sai lệch gờ chỉ so với thiết kế với công trình 1,5 ±2 ±3 
trát tốt không vƣợt quá 
8.4.2. Phương pháp kiểm tra đánh giá 
 Kiểm tra độ bám dính và độ đặc chắc của lớp vữa trát: Gõ vào mặt trát 
nếu tiếng kêu không trong thì lớp vữa không bám chắc vào bề mặt trát 
 Kiểm tra độ thẳng đứng: 
Dùng thước tầm, ni vô, thước nêm:Theo phương pháp này độ cắm sâu 
của thước nêm là độ sai lệch về thẳng đứng. Thao tác kiểm tra xem hình 8-1. 
Hình 8-1 Kiểm tra thẳng đứng mặt 
trát bằng thước tầm, ni vô, thước 
nêm 
1. Thước tầm 
2. Ni vô 
3. Thước nêm 
Thước nêm làm bằng gỗ tốt có khả năng chống mài mòn. Cấu tạo xem 
hình 8-2. Trên bề mặt hình tam giác của thước nêm người ta đánh dấu các vị trí 
tại đó thước có độ dày 1, 2, 3 mm 
 Hình 8-2: Thước nêm 
Dùng thước đuôi cá và dây dọi 
Theo phương pháp này khoảng cách giữa dây và điểm giữa chân thước là 
độ sai lệch thẳng đứng. 
 Kiểm tra độ phẳng mặt trát: 
Thông thường dùng thước tầm 2 m kết hợp với thước nêm để kiểm tra. 
Độ cắm sâu của thước nêm vào khe hở giữa tường và thước tầm là độ sai lệch 
về độ phẳng của bề mặt trát.(Hình 8-3) 
Hình 8-3 Kiểm tra độ phẳng mặt trát 
Chú ý: cần tập trung kiểm tra ở vị trí chân tường, đỉnh tường, nơi giao 
nhau giữa 2 mặt phẳng trát 
 Kiểm tra góc vuông 
Đặt thước vuông vào góc tường đã trát, Khe hở giữa tường và một trong 2 
cạnh của thước là độ sai lệch về góc vuông (Hình 8-4) 
 Hình 8-4 Kiểm tra góc vuông 
Kiểm tra ngang bằng: Dùng thước tầm, ni vô đặt vào đáy dầm, mặt trần, 
mặt trên của gờ, lan can để kiểm tra ngang bằng. Khe hở giữa một trong 2 đầu 
thước và mặt trát là độ sai lệch về ngang bằng (Hình 8-5) 
Hình 8-4 Kiểm tra ngang 
bằng bằng thước tầm, ni 
vô 
1. Thước tầm 
2. Ni vô 
Sau khi đã có số liệu về kiểm tra. So sánh với chỉ tiêu trong bảng 9-1 ta có 
thể kết luận chất lượng của lớp trát 
8.5. Thực hành kiểm tra đánh giá chất lượng lớp trát 
8.5.1. Nội dung thực hiện: 
 Kiểm tra độ bám 
 Kiểm tra độ thẳng đứng của mặt phẳng trát 
 Kiểm tra độ phẳng mặt trát: 
 Kiểm tra góc vuông 
8.5.2. Công tác chuẩn bị: 
 Thước tầm 0,6 - 3 m: 8 cái 
 Thước mét : 2-3 m: 4 cái 
 Nêm : 3 cái 
 Ni vô ngang:3 cái 
- Ni vô đứng : 3 cái 
- Thước vuông: 3 cái 
 Tường, trần đã trát 
 Bảng chỉ tiêu đánh giá 
8.5.3 Tổ chức thực hiện: 
 Chia lớp thành nhóm (Mỗi nhóm 6- 8 học sinh) 
 Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu 
 Giao nhiệm vụ cho từng nhóm 
 Các nhóm thực hiện, giáo viên theo dõi uốn nắn, đánh giá 
Câu hỏi : 
Nêu các chỉ tiêu đánh giá chất lượng lớp trán 
BÀI 9: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC TRÁT, LÁNG 
Mục tiêu: 
Biết được các yêu cầu của công tác an toàn trong quá trình trát, láng. 
Biết kiểm tra giàn giáo, thiết bị máy móc trước khi thực hiện công việc 
Rèn luyện tính tự giác chấp hành các quy định trên công trường 
Nội dung chính: 
9.1. An toàn trong công tác chuẩn bị: 
9.1.1. Kiểm tra giàn giáo: 
Phải kiểm tra độ ổn định của giàn giáo. Tùy theo loại giàn giáo mà ta 
chọn biện pháp kiểm tra cho phù hợp. Giàn giáo bằng tre luồng phải kiểm tra 
từng đoạn tre luồng. Những đoạn tre luồng đã mục, mọt phải thay thế. Những 
mối nối buộc phải được gia cố cho vững đảm bảo độ an toàn khi chất tải. Chú ý 
sự khô, ải của dây néo. Với giàn giáo định hình để ý tới các mối liên kết, các 
thanh giằng, các mối neo giữ.... xem đã đảm bảo chắc chắn. Nếu thấy không 
đảm bảo cần thay thế bổ sung. Với sàn công tác cao trên 4 m phải có lan can 
bảo vệ. 
9.1.2. Kiểm tra máy móc thiết bị: 
Người sử dụng phải học nội quy, cách sử dụng máy (Máy trộn vữa, pa 
năng, tời máy phun vữa, ròng rọc, puli, máy cắt gạch...)phải kiểm tra lại điều 
kiện làm việc của máy, thử máy chạy êm. Tuyệt đối tuân thủ theo nội quy an 
toàn sử dụng các thiết bị điện 
9.1.3. Các trang thiết bị khác: 
Người thợ phải được trang bị các thiết bị phòng hộ như quần áo, mũ, dày 
dép, kính phòng hộ, găng tay, ủng... phù hợp với loại công việc 
Các dụng cụ phục vụ công tác chuyên môn, nghề nghiệp phải đảm bảo độ 
an toàn và năng suất cao. 
9.2. An toàn trong quá trình thao tác: 
9.2.1. Công tác chuẩn bị mặt trát: 
Các dụng cụ phải được chuẩn bị chắc chắn 
Khi đục đẽo làm phẳng mặt trát cầm dụng cụ như búa, đục một cách chắc 
chắn. Chú ý tới hướng của mảnh vụn bắn ra không làm ảnh hưởng tới hoạt động 
của cá nhân và hoạt động khác của đồng đội. 
9.2.2. Công tác vận chuyển vật liệu: 
Đối với vận chuyển vật liệu bằng thủ công: Thường dùng dây buộc vào 
xô, thùng để kéo vật liệu lên sàn công tác. Dây kéo dễ bị đựt do độ bền kém. 
Các mối nối buộc dễ bị tuột do vậy phải thường xuyên kiểm tra lại độ bền của 
dây, độ vững chắc của các mối nối trước khi kéo chuyển vật liệu. Tuyệt đối 
không được qua lại trong phạm vi ảnh hưởng của xô thùng trong quá trình vận 
chuyển 
 Vận chuyển bằng máy: phải nắm được nội quy an toàn sử dụng thiết bị 
điện. Người thợ phải có kiến thức phối hợp làm việc cùng vận thăng, cẩu tháp, 
máy bơm...một cách nhịp nhàng, an toàn...Không sử dụng máy để đƣa người 
lên xuống. 
9.2.3. An toàn trong quá trình làm việc: 
Người thợ phải làm đúng các thao tác. Khi sử dụng các dụng cụ cầm tay 
như dao, thước bay, bàn xoa phải cầm chắc chắn không bị trượt, rơi. 
Không được với để thao tác dễ bị hụt hẫng gây tai nạn. 
Khi thao tác trát vẩy cần chú ý taọ hướng bắn của vật liệu để khỏi ảnh 
hưởng đến cá nhân và đồng đội. 
Khi trát vảy, trát bằng máy chú ý tạo hướng bắn của vật liệu để khỏi ảnh 
hưởng đến cá nhân, đồng đội. 
Không được đứng lên bậu cửa sổ, thành lan can, ô văng..để trát. 
Phải có đủ trang thiết bị phòng hộ phù hợp với loại công việc và ăn mặc 
gọn gàng, dễ thao tác. 
Trong quá trình lao động người thợ không được uống bia, riệu 
Cấm không được đi dép không có quai hậu lên giáo để thao tác. 
Không được chạy nhảy, đùa nghịch trên sàn công tác. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_15_thi_cong_xay_trat_co_ban_truong_cao_dan.pdf