Giáo trình Mô đun 20: Lắp mạch điện chiếu sáng cơ bản - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình

Tóm tắt Giáo trình Mô đun 20: Lắp mạch điện chiếu sáng cơ bản - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình: ...ít 4 cạnh 01 5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01 6 Bút điện 01 b) Thiết bị vật tư STT Tên thiết bị, vật tƣ Số lƣợng Ghi chú 1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm2 10m 2 Bảng điện 01 3 Cầu chì 01 4 Công tắc 01 5 Ổ cắm 01 6 Ống PVC 10m 13 7 Khới nối 5 cái 8 Bóng đèn 01 9 Ốc, vít 20 cái 4.... mạch (kiểm tra nguội) - Kỹ năng kiểm tra khi mạch vẫn được cấp nguồn (kiểm tra nguội) - Kỹ năng sửa chữa và thay thế các thiết bị trong mạch điện. Lưu ý: Khi thực hiện kỹ năng kiểm tra nóng cần phải tuyệt đối cẩn thận. 21 BÀI 3: LẮP ĐẶT MẠCH ĐÈN HUỲNH QUANG Mục tiêu: - Trình bày được ...lúc đỏ lúc tắt - Stắcte bị yếu đi nên vẫn còn hoạt động ở điện áp thấp - Điện điện áp nguồn bị suy giảm 4 - Đèn chỉ sáng ở hai đầu đèn - Stắc te bị hỏng, lưỡng kim nhiệt bị nối tắt hoặc do tụ điện bị đánh thủng. 5 - Khi tắt đèn nhưng bóng vẫn sáng nhấp nháy - Mắc công tắc vào đ...

pdf38 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Mô đun 20: Lắp mạch điện chiếu sáng cơ bản - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hình vẽ 9.6. Đối với loại này người ta thiết 
kế động bộ từ hộp đèn, chao đèn vào bảo vệ đèn. Có loại một bóng, có loại hai 
bóng và nhiều bóng. 
5. Phƣơng pháp lắp đặt 
Đèn huỳnh quang thường được lắp đặt ở trên tường, sát trần nhà hoặc lắp trên 
trần nhà để ánh sáng lan tỏa tốt nhất. Để lắp đặt đèn huỳnh quang ta thực hiện theo 
các bước sau: 
 Bước 1: Xác định vị trí và lấy dấu. 
Đây là bước quan trọng trong lắp đặt đèn huỳnh quang, đèn phải lắp ở vị trí 
phù hợp, không cao quá cũng không thấp quá để khả năng chiếu sáng và lan tỏa 
ánh sáng là tôt nhất. Đèn phải được lắp đặt chắc chắn và cân bằng. Ta thực hiện 
bước này theo trình tự sau: 
- Tháo bóng đèn và nắp máng 
- Xác định vị trí phù hợp (độ cao, bề ngang) 
- Đặt máng đèn vào vị trí, cân chỉnh thăng bằng và lấy dấu. 
 Bước 2: Khoan và gắn tắc-kê 
Thao tác này chúng ta đã học và thực hành ở những bài trước. Cần lưu ý: - 
Sử dụng mũi khoan phù hợp (thông thường sử dụng mũi khoan Ф6) 
- Mũi khoan phải đặt thẳng và vuông góc với mặt tường 
- Lỗ khoan không bị vỡ, không xê dịch khỏi vị trí lấy dấu. 
- Gắn tắc-kê có kích thước phù hợp sao cho tắc-kê âm hết trong tường. 
 Bước 3: Lắp đèn vào vị trí 
- Đặt máng đèn vào vị trí đã khoan 
- Sử dụng hai vít để lắp máng vào vị trí đã khoan, lưu ý ở bước này chưa vặn 
chặt hai vít. 
- Cân chỉnh thăng bằng một lần nữa bằng thước thủy li-vô và vặn chặt hai vít 
để lắp máng đèn chắc chắn vào tường. 
6. Những lƣu ý khi lắp đặt mạch đèn huỳnh quang 
Lắp đặt mạch đèn huỳnh quang phức tạp hơn các mạch đèn sợi đốt đã học. 
Ngoài lắp đặt các thiết bị cho mạch, còn phải lắp đặt và cân chỉnh đèn trên tường. 
Dưới đây là một số lưu ý khi lắp đặt mạch đèn huỳnh quang: 
- Kiểm tra thiết bị trước khi lắp. 
- Kiểm tra các thông số của đèn, ví dụ: nếu bóng đèn 1m2 thì sử dụng ballast 
là 40W, bóng đèn 0,6m thì sử dụng ballast 20W để cho mạch hoạt động tốt. Nếu sai 
thì sẽ dẫn đến thiết bị làm việc mạch đèn mau hỏng. 
- Nối dây phải chắc chắn, tránh tiếp xúc điện không tốt trong quá trình mạch 
đèn hoạt động làm cho bóng đèn không sáng. Ví dụ: nếu 2 đầu đui đèn tiếp xúc 
không tốt với 2 đầu cực của đèn thì khi khởi động đèn sẽ không phóng điện và 
không sáng. 
Trình tự thực hiện 
25 
7. Lắp đặt mạch đèn huỳnh quang 
7.1 Các bước thực hiện lắp đặt và đấu 
dây 
Mạch đèn huỳnh quang được cho trên 
hình vẽ 9.7. Để lắp đặt mạch đèn huỳnh 
quang ta thực hiện theo các bước sau: 
 Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel 
thực hành 
Ở bước này cần xác định vị trí các 
thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên. 
Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị 
cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng 
điện và đèn huỳnh quang 
 Bước 2: Đấu dây 
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị 
- Đấu dây các thiết bị 
7.2 Thực hành lắp ráp mạch 
7.2.1 Công tác chuẩn bị: 
a) Dụng cụ 
STT Tên dụng cụ Số lƣợng Ghi chú 
1 Kìm tuốt dây 01 
2 Kìm điện 01 
3 Kìm cắt dây 01 
4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01 
5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01 
b) Thiết bị vật tư 
STT Tên thiết bị, vật tƣ Số lƣợng Ghi chú 
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm2 10m Hai màu 
2 Bảng điện 01 
3 Ống PVC 10m 
4 Khới nối 5 cái 
5 Đèn huỳnh quang 01 
6 Ốc, vít 20 cái 
7.2.2 Thao tác mẫu 
Phần lắp đặt các mạch đèn sinh viên đã hình thành được kỹ năng ở các bài 
trước. Đối với bài này giáo viên chỉ thao tác mẫu kỹ năng lắp đặt đèn huỳnh quang 
trên panel thực hành. Vừa thao tác vừa thuyết trình và đối chiếu với các bước thực 
hiện đã học để sinh viên nắm chắc được kiến thức và trình tự thao tác. 
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy sinh viên chưa hiểu hoặc chưa rõ bước 
nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó. 
~
N
Hình 9.7: Mạch đèn huỳnh quang 
26 
Hƣ hỏng thƣờng gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 
STT Hiện tƣợng Nguyên nhân 
1 
- Đèn không sáng 
- Chưa cấp nguồn 
- Hở mạch điện do công tắc, các cầu 
đấu, hoặc bóng đèn bắt chưa chặt, tiếp 
xúc chưa tốt 
- Stắcte bị hỏng 
- Tuổi thọ của đèn đã hết. 
2 
- Đèn phát sáng yếu hay có 
vệt sáng hình xoắn ốc 
- Điện áp nguồn bị suy giảm 
- Đèn quá tuổi thọ, bóng đèn bị già hóa. 
- Hơi thủy ngân không ổn định. 
3 
- Đèn khởi động lâu hay sáng 
nhấp nháy lúc đỏ lúc tắt 
- Stắcte bị yếu đi nên vẫn còn hoạt động 
ở điện áp thấp 
- Điện điện áp nguồn bị suy giảm 
4 
- Đèn chỉ sáng ở hai đầu đèn 
- Stắc te bị hỏng, lưỡng kim nhiệt bị nối 
tắt hoặc do tụ điện bị đánh thủng. 
5 
- Khi tắt đèn nhưng bóng vẫn 
sáng nhấp nháy 
- Mắc công tắc vào đây nguội 
6 
- Đèn quá sáng, ballast phát 
ra tiếng kêu lớn 
- Điện áp nguồn tăng cao 
27 
BÀI 5: SỬA CHỮA MẠCH ĐÈN HUỲNH QUANG 
Mục tiêu: 
- Phân tích được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của mạch đèn huỳnh 
quang. 
- Kiểm tra, sửa chữa và thay thế được các bộ phận hư hỏng của mạch đèn 
huỳnh quang đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật. 
- Tuân thủ các quy tắc an toàn khi sửa chữa mạch điện 
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và trách nhiệm 
Nội dung chính: 
1. Các hiện tƣợng và nguyên nhân hƣ hỏng thƣờng gặp 
1.1 Các hư hỏng thường gặp 
Mạch điện đèn huỳnh quang thường gặp những hư hỏng sau: 
- Đèn không sáng 
- Đèn phát sáng yếu hay có vệt sáng hình xoắn ốc 
- Đèn khởi động lâu hay sáng nhấp nháy lúc đỏ lúc tắt 
- Đèn chỉ sáng ở hai đầu đèn 
- Khi tắt đèn nhưng bóng vẫn sáng nhấp nháy 
- Đèn quá sáng, ballast phát ra tiếng kêu lớn 
1.2 Nguyên nhân, và cách kiểm tra 
Phần này trình bày những nguyên nhân dẫn đến các hư hỏng của mạch đèn huỳnh 
quang. 
STT Hiện tƣợng Nguyên nhân 
1 
- Đèn không sáng 
- Chưa cấp nguồn 
- Hở mạch điện do công tắc, các cầu 
đấu, hoặc bóng đèn bắt chưa chặt, tiếp 
xúc chưa tốt 
- Stắcte bị hỏng 
- Tuổi thọ của đèn đã hết. 
2 
- Đèn phát sáng yếu hay có 
vệt sáng hình xoắn ốc 
- Điện áp nguồn bị suy giảm 
- Đèn quá tuổi thọ, bóng đèn bị già hóa. 
- Hơi thủy ngân không ổn định. 
3 
- Đèn khởi động lâu hay sáng 
nhấp nháy lúc đỏ lúc tắt 
- Stắcte bị yếu đi nên vẫn còn hoạt động 
ở điện áp thấp 
- Điện điện áp nguồn bị suy giảm 
4 
- Đèn chỉ sáng ở hai đầu đèn 
- Stắc te bị hỏng, lưỡng kim nhiệt bị nối 
tắt hoặc do tụ điện bị đánh thủng. 
5 
- Khi tắt đèn nhưng bóng vẫn 
sáng nhấp nháy 
- Mắc công tắc vào đây nguội 
6 
- Đèn quá sáng, ballast phát 
ra tiếng kêu lớn 
- Điện áp nguồn tăng cao 
28 
Trình tự thực hiện 
2. Kiểm tra, thay thế các bộ phận của mạch đèn huỳnh quang 
2.1 Quy trình kiểm tra mạch 
 Bước 1: Phán đoán và kết luận hư hỏng 
Khi thực hiện kiểm tra mạch điện cần dựa vào những hiện tượng của mạch và 
những nguyên nhân có thể dẫn đến những hư hỏng đó để phán đoán và kết luận hư 
hỏng của mạch. 
 Bước 2: Kiểm tra 
Sau khi đã phán đoán và kết luận hư hỏng của mạch, ta tiến hành thao tác kiểm 
tra các bộ phận có thể dẫn đến hư hỏng đó. 
 Bước 3: Thay thế các bộ phận của mạch 
Sau khi đã tìm ra được nguyên nhân hư hỏng ta tiến hành sửa chữa (nếu có 
thể) hoặc thay thế các bộ phận của mạch đèn. Ví dụ, nếu hỏng hóc do chấn lưu ta sẽ 
thay thế bằng chấn lưu mới nhưng lưu ý, các thông số của bộ phận thay thế phải 
giống với các bộ phận hỏng hóc. 
2.2 Thực hành thay thế các bộ phận của mạch 
2.2.1 Công tác chuẩn bị 
a) Dụng cụ 
STT Tên dụng cụ Số lƣợng Ghi chú 
1 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01 
2 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01 
b) Thiết bị vật tư 
STT Tên thiết bị, vật tƣ Số lƣợng Ghi chú 
1 Chấn lưu điện từ 01 
2 Bóng đèn huỳnh quang 01 
3 Stắcte 01 
4 Công tắc 01 
5 Cầu chì 01 
2.2.2 Thao tác mẫu 
Ở bước này giáo viên không phải thao tác mẫu tất cả các kỹ năng thay thế các 
bộ phận mà chỉ thao tác một kỹ năng thay thế một bộ phận, ví dụ thay thế chấn lưu. 
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy sinh viên chưa rõ bước nào thì sẽ thao tác 
lại bước đó để giúp sinh viên nắm rõ được các bước thực hiện thay thế các bộ phận. 
3. Sửa chữa mạch đèn huỳnh quang 
3.1 Công tác chuẩn bị 
Trước khi cho sinh viên thực hành kiểm tra và sửa chữa, giáo viên sẽ phải tạo 
ra các lỗi trên mạch điện của từng nhóm. Các lỗi nằm trong phạm vi lý thuyết đã 
học và không làm ảnh hưởng đến tính an toàn của mạch điện. 
Ngoài ra, phải chuẩn bị thêm một số dụng cụ và thiết bị sau: 
a) Dụng cụ 
29 
STT Tên dụng cụ Số lƣợng Ghi chú 
1 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01 
2 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01 
3 Đồng hồ vạn năng 01 
4 Bút điện 01 
b) Thiết bị vật tư 
STT Tên thiết bị, vật tƣ Số lƣợng Ghi chú 
1 Chấn lưu điện từ 01 
2 Bóng đèn huỳnh quang 01 
3 Stắcte 01 
4 Công tắc 01 
5 Cầu chì 01 
3.2 Thao tác mẫu 
Ở bước này giáo viên cần thực hiện thao tác mẫu các kỹ năng sau: 
- Kỹ năng kiểm tra các bộ phận trong mạch (chỉ thao tác mẫu một bộ phận) 
- Kỹ năng kiểm tra mạch khi vẫn được cấp nguồn (kiểm tra nóng) 
- Kỹ năng sửa chữa và thay thế các bộ phận trong mạch điện. 
Lưu ý: Khi thực hiện kỹ năng kiểm tra nóng cần phải tuyệt đối cẩn thận. 
30 
BÀI 6: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN CẦU THANG 
Mục tiêu: 
- Trình bày được nguyên lý làm việc mạch điện đóng cắt đèn ở hai vị trí khác 
nhau. 
- Thiết lập được sơ đồ lắp đặt mạch điện đúng theo yêu cầu. 
- Lắp đặt, sửa chữa mạch đúng trình tự, đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật. 
- Tuân thủ các quy tắc an toàn khi lắp đặt mạch điện 
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và trách nhiệm. 
Nội dung chính: 
1. Nguyên lý hoạt động mạch đèn 
1.1 Sơ đồ nguyên lý mạch đèn cầu thang 
Trên sơ đồ bao gồm các phần tử như cầu chì, công tắc ba cực và đèn. 
1.2 Nguyên lý hoạt động 
Mạch điện đèn cầu thang là mạch điện điều khiển một hay nhiều bóng đèn tại 
hai vị trí khác nhau bằng hai công tắc ba cực. Thông thường hai vị trí này đặt ở 
chân và đỉnh cầu thang để điều khiển bóng đèn chiếu sáng cho cầu thang. Nguyên 
lý làm việc của mạch như sau: Trên hình vẽ 16.1 mạch điện đang ở trạng thái đóng, 
bóng đèn sáng. Ở vị trí 1 ta tác động vào công tắc, chuyển mạch làm mạch hở, đèn 
tắt. Khi tác động vào công tắc ở vị trí 2, chuyển mạch làm mạch kín, đèn sáng trở 
lại. Như vậy ở cả 2 vị trí đều có thể điều khiển được bóng đèn. 
2. Thiết lập sơ đồ lắp đặt 
Để thiết lập sơ đồ lắp đặt của mạch ta phải thống kê được các thiết bị trong 
mạch. Đây là mạch điện điều khiển đèn ở hai vị trí nên cần các thiết bị sau: 02 bảng 
điện đặt ở hai vị trí khác nhau; cầu chì bảo vệ; 02 công tắc ba cực đặt trên hai bảng 
điện; 01 bóng đèn; ống PVC và khớp nối. 
Sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn cầu thang cho trong hình vẽ 16.2 
~ N
Hình 16.1: Sơ đồ nguyên lý mạch đèn cầu thang 
31 
3. Phƣơng pháp lắp đặt 
 Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành 
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên. Với 
sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện và bóng 
đèn. 
 Bước 2: Đấu dây 
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị 
- Đấu dây các thiết bị 
4. Lắp đặt mạch đèn 
4.1 Quy trình thực hiện 
 Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành 
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên. Với 
sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện và bóng 
đèn 
 Bước 2: Đấu dây 
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị 
- Đấu dây các thiết bị 
4.2 Thực hành lắp đặt và đấu dây 
4.2.1 Công tác chuẩn bị: 
a) Dụng cụ 
STT Tên dụng cụ Số lƣợng Ghi chú 
1 Kìm tuốt dây 01 
2 Kìm điện 01 
3 Kìm cắt dây 01 
4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01 
5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01 
b) Thiết bị vật tư 
STT Tên thiết bị, vật tƣ Số lƣợng Ghi chú 
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm2 10m 
Hình 16.2: Sơ đồ lắp đặt mạch đèn cầu thang 
32 
2 Bảng điện 02 
3 Ống PVC 10m 
4 Khới nối 5 cái 
5 Đui và bóng đèn 01 
6 Ốc, vít 20 cái 
4.2.2 Thao tác mẫu 
Kỹ năng lắp ráp mạch sinh viên đã được thao tác rất nhiều ở các bài trước, 
điểm khác biệt nhất của bài này là sử dụng hai bảng điện ở hai vị trí khác nhau. Khi 
thực hành, các bảng điện nên đặt ở hai vị trí khác nhau, cách nhau ít nhất 1 mét trên 
panel thực hành để sinh viên dễ liên hệ trong quá trình thi công thực tế. Đối với kỹ 
năng này giáo viên không cần thao tác mẫu mà chỉ nhắc nhở những lưu ý khi thực 
hiện lắp ráp 
Hƣ hỏng thƣờng gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 
STT 
Hƣ hỏng 
thƣờng găp 
Nguyên nhân Cách khắc phục 
1 
Bật công tắc đèn 
không sáng 
-Chưa đóng nguồn 
cung cấp 
-Công tắc tiếp xúc 
không tốt 
-Dây nối bị đứt 
-Chân đèn chưa vặn sát 
với đuôi đèn 
-Bóng đèn bị hỏng. 
- Kiểm tra và cấp lại 
nguồn cho mạch 
- Dùng ĐHVN kiểm tra 
thông mạch công tắc 
- Kiểm tra thông mạch 
cả mạch 
- Kiểm tra và vặn chặt 
đuôi đèn 
- Kiểm tra và thay bóng 
đèn 
2 
Bóng đèn sáng yếu -Điện áp lưới đặt vào 
đèn không đủ (Ul < 
Uđm) 
-Hoặc do bóng đèn bị 
già hoá 
-Bụi bẩn bám vào 
thành bóng đèn 
- Kiểm tra điện áp nguồn 
bằng ĐHVN ở thang đo 
điện áp 
- Thay thế bóng mới 
- Lau sạch bóng đèn 
5. Sửa chữa các hƣ hỏng mạch đèn 
5.1 Một số hỏng hóc thường gặp, cách kiểm tra và sửa chữa 
Trong quá trình thao tác lắp ráp mạch, có thể xảy ra những hư hỏng. Dưới đây trình 
bày những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục: 
STT Hỏng hóc Nguyên nhân Cách khắc phục 
1 
Bật công tắc đèn 
không sáng 
-Chưa đóng nguồn 
cung cấp 
- Kiểm tra và cấp lại 
nguồn cho mạch 
33 
 -Công tắc tiếp xúc 
không tốt 
-Dây nối bị đứt 
-Chân đèn chưa vặn sát 
với đuôi đèn 
-Bóng đèn bị hỏng. 
- Dùng ĐHVN kiểm tra 
thông mạch công tắc 
- Kiểm tra thông mạch 
cả mạch 
- Kiểm tra và vặn chặt 
đuôi đèn 
- Kiểm tra và thay bóng 
đèn 
2 
Bóng đèn sáng yếu -Điện áp lưới đặt vào 
đèn không đủ (Ul < 
Uđm) 
-Hoặc do bóng đèn bị 
già hoá 
-Bụi bẩn bám vào 
thành bóng đèn 
- Kiểm tra điện áp nguồn 
bằng ĐHVN ở thang đo 
điện áp 
- Thay thế bóng mới 
- Lau sạch bóng đèn 
5.2 Thực hành kiểm tra và sửa chữa mạch điện 
5.2.1 Công tác chuẩn bị 
Trước khi cho sinh viên thực hành kiểm tra và sửa chữa, giáo viên sẽ phải tạo 
ra các lỗi trên mạch điện của từng nhóm. Các lỗi nằm trong phạm vi lý thuyết đã 
học và không làm ảnh hưởng đến tính an toàn của mạch điện. 
Ngoài ra, phải chuẩn bị thêm thiết bị kiểm tra mạch điện là đồng hồ vạn năng 
và bút thử điện 
5.2.2 Thao tác mẫu 
Ở bước này giáo viên cần thực hiện thao tác mẫu các kỹ năng sau: 
- Kỹ năng kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị trong mạch (kiểm tra nguội) 
- Kỹ năng kiểm tra khi mạch vẫn được cấp nguồn (kiểm tra nóng) 
- Kỹ năng sửa chữa và thay thế các thiết bị trong mạch điện. 
Lưu ý: Khi thực hiện kỹ năng kiểm tra nóng cần phải tuyệt đối cẩn thận. 
34 
BÀI 7: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN TẦNG HẦM 
Mục tiêu: 
- Trình bày được nguyên lý làm việc mạch điện đóng đèn theo trình tự tiến, tắt 
đèn theo trình tự lùi ( mạch đèn tầng hầm ) 
- Thiết lập được sơ đồ lắp đặt mạch điện đúng theo yêu cầu. 
- Lắp đặt, sửa chữa mạch đúng trình tự, đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật 
- Tuân thủ các quy tắc an toàn khi lắp đặt mạch điện 
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và trách nhiệm. 
Nội dung chính: 
1. Sơ đồ nguyên lý mạch điện 
1.1 Sơ đồ nguyên lý 
1.2 Nguyên lý làm việc 
Sơ đồ trên là mạch điện chiếu sáng đường hầm gồm ba tầng, mỗi tầng là một 
bóng đèn và một công tắc với nguyên lý làm việc như sau: 
Các công tắc đặt ở cửa mỗi tầng, các bóng đèn sẽ chiếu sáng cho từng tầng. Trên 
hình vẽ, công tắc 1 đóng, bóng đèn 1 sáng. Khi xuống tầng hầm thứ 2, tác động vào 
công tắc 2, đèn tầng 1 bị cắt điện nên tắt, còn đèn tầng 2 được cấp điện nên sáng. 
Khi xuống đến tầng 3, tác động vào công tắc 3 đặt ở cửa tầng, đèn tầng 2 bị cắt 
điện nên tắt, đèn tầng 3 được cấp điện nên sáng. Với mạch như trên có thể thiết kế 
chiếu sáng đến nhiều tầng hầm. Tuy nhiên nhược điểm của mạch trên là các công 
tắc sau khi tác động phải giữ nguyên trạng thái, nếu có ai đó đi sau tác động vào 
công tắc 1 thì mạch điện sẽ mất nguồn và tất cả các đèn đều tắt. 
2. Sơ đồ lắp đặt 
Để thiết lập sơ đồ lắp đặt của mạch ta phải thống kê được các thiết bị trong 
mạch. Đây là mạch điện chiếu sáng tầng hầm cần các thiết bị sau: 03 bảng điện đặt 
ở ba vị trí khác nhau; cầu chì bảo vệ; 03 công tắc ba cực đặt trên hai bảng điện; 03 
bóng đèn; ống PVC và khớp nối. 
Sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn chiếu sáng tầng hầm cho trong hình vẽ 17.2 
~
N
Hình 17.1: Sơ đồ nguyên lý mạch điện chiếu sáng tầng hầm 
35 
3. Bảng dự trù vật tƣ, dụng cụ thiết bị 
3.1 Dụng cụ 
STT Tên dụng cụ Số lƣợng Ghi chú 
1 Máy vặn vít dùng pin 
2 Kìm tuốt dây 01 
3 Kìm điện 01 
4 Kìm cắt dây 01 
5 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01 
6 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01 
7 Bút điện 01 
3.2 Thiết bị vật tư 
STT Tên thiết bị, vật tƣ Số lƣợng Ghi chú 
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm2 15m 
2 Bảng điện 03 
3 Cầu chì 01 
4 Công tắc 3 cực 03 
5 Ống PVC 15m 
6 Khới nối 05 
7 Đui và bóng đèn 03 
8 Ốc, vít 20 cái 
4. Lắp đặt mạch đèn 
4.1 Quy trình thực hiện 
 Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành 
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên. Với 
sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện và các 
bóng đèn tầng hầm 
 Bước 2: Đấu dây 
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị 
- Đấu dây các thiết bị 
~
N
Hình 17.2: Sơ đồ lắp ráp mạch điện đèn chiếu sáng tầng hầm 
36 
4.2 Thực hành lắp đặt và đấu dây 
4.2.1 Thao tác mẫu 
Kỹ năng lắp ráp mạch sinh viên đã được thao tác rất nhiều ở các bài trước, 
điểm khác biệt nhất của bài này là sử dụng hai bảng điện ở hai vị trí khác nhau. Khi 
thực hành, các bảng điện và các bóng đèn nên đặt ở hai vị trí khác nhau, cách nhau 
ít nhất 1 mét trên panel thực hành để sinh viên dễ liên hệ trong quá trình thi công 
thực tế. Đối với kỹ năng này giáo viên không cần thao tác mẫu mà chỉ nhắc nhở 
những lưu ý khi thực hiện lắp ráp. 
Hƣ hỏng thƣờng gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 
STT Hỏng hóc Nguyên nhân Cách khắc phục 
1 
Bật công tắc đèn 
không sáng 
-Chưa đóng nguồn 
cung cấp 
-Công tắc tiếp xúc 
không tốt 
-Dây nối bị đứt 
-Chân đèn chưa vặn sát 
với đuôi đèn 
-Bóng đèn bị hỏng. 
- Kiểm tra và cấp lại 
nguồn cho mạch 
- Dùng ĐHVN kiểm tra 
thông mạch công tắc 
- Kiểm tra thông mạch 
cả mạch 
- Kiểm tra và vặn chặt 
đuôi đèn 
- Kiểm tra và thay bóng 
đèn 
2 
Bóng đèn sáng yếu -Điện áp lưới đặt vào 
đèn không đủ (Ul < 
Uđm) 
-Hoặc do bóng đèn bị 
già hoá 
-Bụi bẩn bám vào 
thành bóng đèn 
- Kiểm tra điện áp nguồn 
bằng ĐHVN ở thang đo 
điện áp 
- Thay thế bóng mới 
- Lau sạch bóng đèn 
5. Sửa chữa các hƣ hỏng mạch đèn 
5.1 Một số hỏng hóc thường gặp, cách kiểm tra và sửa chữa 
Trong quá trình thao tác lắp ráp mạch, có thể xảy ra những hư hỏng. Dưới đây trình 
bày những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục: 
STT Hỏng hóc Nguyên nhân Cách khắc phục 
1 
Bật công tắc đèn 
không sáng 
-Chưa đóng nguồn 
cung cấp 
-Công tắc tiếp xúc 
không tốt 
-Dây nối bị đứt 
-Chân đèn chưa vặn sát 
- Kiểm tra và cấp lại 
nguồn cho mạch 
- Dùng ĐHVN kiểm tra 
thông mạch công tắc 
- Kiểm tra thông mạch 
cả mạch 
- Kiểm tra và vặn chặt 
37 
với đuôi đèn 
-Bóng đèn bị hỏng. 
đuôi đèn 
- Kiểm tra và thay bóng 
đèn 
2 
Bóng đèn sáng yếu -Điện áp lưới đặt vào 
đèn không đủ (Ul < 
Uđm) 
-Hoặc do bóng đèn bị 
già hoá 
-Bụi bẩn bám vào 
thành bóng đèn 
- Kiểm tra điện áp nguồn 
bằng ĐHVN ở thang đo 
điện áp 
- Thay thế bóng mới 
- Lau sạch bóng đèn 
5.2 Thực hành kiểm tra và sửa chữa mạch điện 
5.2.1 Công tác chuẩn bị 
Trước khi cho sinh viên thực hành kiểm tra và sửa chữa, giáo viên sẽ phải tạo 
ra các lỗi trên mạch điện của từng nhóm. Các lỗi nằm trong phạm vi lý thuyết đã 
học và không làm ảnh hưởng đến tính an toàn của mạch điện. 
Ngoài ra, phải chuẩn bị thêm thiết bị kiểm tra mạch điện là đồng hồ vạn năng 
và bút thử điện 
5.2.2 Thao tác mẫu 
Ở bước này giáo viên cần thực hiện thao tác mẫu các kỹ năng sau: 
- Kỹ năng kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị trong mạch (kiểm tra nguội) 
- Kỹ năng kiểm tra khi mạch vẫn được cấp nguồn (kiểm tra nóng) 
- Kỹ năng sửa chữa và thay thế các thiết bị trong mạch điện. 
Lưu ý: Khi thực hiện kỹ năng kiểm tra nóng cần phải tuyệt đối cẩn thận. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_20_lap_mach_dien_chieu_sang_co_ban_truong.pdf
Ebook liên quan