Giáo trình Mô đun 26: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình

Tóm tắt Giáo trình Mô đun 26: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình: ...m tra, sửa chữa. + Quan sát trục vít, con lăn bị mòn thành vết, sứt mẻ, các đệm điều chỉnh bị nứt, gẫy, phớt dầu bị rách hỏng và biến cứng. Nếu có thay mới. + Dùng thước cặp, panme xác định độ mòn của trục, bạc con lăn, nếu mòn quá giới hạn thì thay bạc mới . Đối với con lăn bị mòn ít, không bị sứ...treo độc lập. - Loại cầu trước dẫn hướng chủ động: Ngoài nhiệm vụ dẫn hướng còn làm nhiệm vụ truyền moment quay từ truyền lực chính đến các bánh xe và truyền lực kéo lên khun. 5.2. CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠTV ĐỘNG CỦA CẦU DẪN HƯỚNG 5.2.1- Cấu tạo và hoạt động cầu dẫn hướng bị động. a) Cầu bị động ...ều chỉnh này áp dụng cho các hệ thống treo hình thang có chạc kép. * Điều chỉnh bán kính quay vòng (Hình 5.12) Kiểu xe có bulông chặn cam lái thì có thể điều chỉnh được, còn kiểu không có bulông này thì không điều chỉnh được. * Lưu ý: Đối với kiểu cơ cấu lái trục vít, thanh răng thì góc bánh xe ...

doc60 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Mô đun 26: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o lắp, nhận dạng và kiểm tra, sửa chữa được bộ trợ lực lái đúng yêu cầu kỹ thuật
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của sinh viên
* NỘI DUNG 
6.1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI BỘ TRỢ LỰC LÁI
6.1.1.Nhiệm vụ.
- Giảm lực quay vôlăng của người lái.
- Bảo đảm chuyển động an toàn khi xe có sự cố lớn ở bánh xe dẫn hướng.
- Giảm lực va đập từ bánh xe lên vành tay lái.
6.1.2. Yêu cầu:
	 - Bộ trợ lực lái phải có lực điều khiển trên vành tay lái đủ nhỏ để giảm cường độ lao động nhưng cũng đủ gây cảm giác điều khiển cho người lái;
	- Khi hệ thống trợ lực lái hỏng thì hệ thống lái vẫn điều khiển được như hệ thống lái cơ khí thông thường;
- Tác dụng của bộ trợ lực lái nhanh và phải đảm bảo tỷ lệ giữa lực tác dụng và góc quay của trục vô lăng và bánh xe dẫn hướng.
- Hiệu suất làm việc cao.
- Không xảy ra hiện tượng tự trợ lực khi xe chạy trên đường xóc, nhưng khi bánh xe dẫn hướng hỏng bộ trợ lực lái phải làm việc để giữ được hướng chuyển động
	- Kết cấu bộ trợ lực lái nhỏ gọn, dễ chăm sóc bảo dưỡng.
6.1.3.Phân loại:
Trên các xe hiện nay thông thường hay sử dụng các bộ trợ lực lái:
- Bộ trợ lực lái với kiểu van trụ tịnh tiến
- Bộ trợ lực lái với kiểu van trụ xoay
- Bộ trợ lực lái với kiểu van cánh.
6.2 . CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ TRỢ LỰC LÁI
6.2.1. Loại van phân phối và xylanh lực bố trí chung trong đòn kéo.
	a) Cấu tạo
Hình 6.1. Cấu tạo loại van phân phối và xylanh lực bố trí chung trong đòn kéo
1. Vỏ van phân phối
2. Con trượt phân phối
3. ống dẫn động con trượt phân phối
4. Vỏ rôtuyn
5. Xylanh
6. Piston
7. Đòn kéo dọc
8. Rôtuyn thanh kéo dọc
9. Rôtuyn đòn quay đứng
	Cấu tạo của hệ thống cường hoá loại này được mô tả trên Hình 6.1. Hệ thống cường hoá cũng bao gồm hai phần chính:
	- Van phân phối: Van phân phối gồm vỏ van 1 nối liền khối với các khớp rôtuyn và vỏ xylanh lực; con trượt phân phối dạng piston bậc được liên kết với ống dẫn động 3 bằng một bulông. ống dẫn động 3 được nối với rôtuyn của đòn quay đứng;
	- Cơ cấu piston xylanh: Vỏ xylanh 5 được nối liền với vỏ van phân phối 1, còn piston 6 được nối với cần piston. Một đầu cần piston được cố định trên khung hoặc dầm cầu. Vỏ xylanh 5 cũng có rôtuyn 8 để nối với đòn kéo dọc 7.
	b) Nguyên tắc hoạt động
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống cũng được chia thành ba trạng thái:
	- Trạng thái I - vị trí trung gian:
	Ở vị trí này do bánh lái ở vị trí trung gian nên con trượt phân phối dưới tác dụng của lò xo định tâm cũng ở vị trí trung gian so với vỏ phân phối. Vì vậy dầu từ bơm đến van phân phối được thông với hai khoang của piston và thông với đường dầu hồi để trở về bình chứa. Do đó hệ thống cường hoá chưa làm việc.
- Trạng thái II - quay vòng trái:
	Khi vành lái quay sang trái thông qua cơ cấu lái đòn quay đứng tác động làm rôtuyn 9 dịch chuyển sang trái (theo hướng của bản vẽ). Do vỏ xylanh và vỏ phân phối được nối với đòn kéo dọc 7 bằng rôtuyn 8, lúc này đang có sức cản quay vòng từ cam quay nên còn đứng yên. Do đó rôtuyn 9 mang ống dẫn 3 sẽ nén lò xo định tâm để dịch chuyển sang trái. Do ống 3 liên kết với con trượt phân phối bằng bulông nên con trượt phân phối cũng dịch chuyển sang trái. Kết quả van phân phối mở cửa dầu từ bơm dẫn tới khoang bên trái của piston. Khi này áp suất của dầu sẽ tác dụng lên piston và do đầu cần piston đã cố định nên vỏ xylanh sẽ dịch chuyển sang trái. Khi xylanh dịch chuyển sang trái sẽ kéo đòn kéo dọc 7 dịch chuyển theo trợ lực cho lực quay vòng của người lái. Còn dầu ở khoang bên phải của piston sẽ theo đường ống về van phân phối để theo cửa hồi về bình chứa.
	- Trạng thái III - quay vòng phải:
	Khi quay vòng sang phải từ vị trí trung gian hoặc từ vị trí đã quay vòng sang trái thì quá trình sẽ diễn ra ngược lại với trạng thái II.
* Loại van phân phối kiểu xoay.
	a) Sơ đồ cấu tạo chung
	Hệ thống lái cường hoá loại van phân phối kiểu xoay được bố trí ở nhiều hệ thống lái với cơ cấu lái khác nhau. Tuy nhiên chúng đều gồm các bộ phận cơ bản: bơm dầu, van phân phối và xylanh lực. Trong phần này chúng ta lấy một ví dụ hệ thống lái cường hoá trong cơ cấu loại trục răng thanh răng (Hình 5.5).
Hình 6.2: Sơ đồ cấu tạo chung HTL loại van phân phối kiểu xoay
	Van phân phối được bố trí trong cơ cấu lái cùng với trục răng. Xylanh lực được bố trí kết hợp với thanh răng có nghĩa là kết hợp trong đòn lái ngang.
b) Cấu tạo của van phân phối
Cấu tạo của van phân phối kiểu xoay được mô tả trên Hình 6.3.
a
b
c
Hình 6.3: Cấu tạo loại van phân phối kiểu xoay
	Trên Hình 6.3.a cho thấy trục van phân phối (trục van điều khiển) và trục răng được nối với nhau bằng một thanh xoắn. Thanh xoắn có vai trò như lò xo định tâm trong van phân phối kiểu tịnh tiến. Vỏ van phân phối (van quay) được nối với trục răng bằng một chốt định vị, có nghĩa là van quay và trục răng luôn chuyển động cùng với nhau. Qua Hình 6.3.c cho thấy trục van phân phối và trục răng ngoài việc ghép bằng thanh xoắn còn được khớp với nhau bởi miếng hãm trục răng nhưng có khe hở. Trên Hình 6.3.b cho ta thấy kết cấu và vị trí tương đối giữa các cửa van được tạo bởi trục van điều khiển và van quay.
	c) Nguyên tắc hoạt động
	- Vị trí trung gian (Hình 6.4)
Hình 6.4: Vị trí trung gian
	Khi ôtô chuyển động thẳng vành lái ở vị trí trung gian nên trục van điều khiển cũng ở vị trí trung gian so với van quay. Do vậy dầu từ bơm đến cửa A của van phân phối được thông với các khoang của xylanh lực và thông với cửa D và khoang D để trở về bình chứa. Do không có sự chênh lệch áp suất giữa hai phía của piston nên cường hoá chưa làm việc.
	- Quay vòng phải (Hình 6.5)
	Khi quay vòng phải, vành tay lái được đánh sang phải. Do trục răng bị cản lại bởi sức cản của mômen cản quay vòng nên trục răng tạm đứng yên. Mặt khác trục răng nối với trục điều khiển bằng thanh xoắn và mômen cản quay vòng trên trục răng lớn hơn mômen kháng xoắn của thanh xoắn nên thanh xoắn bị biến dạng. Do đó có sự chuyển động tương đối giữa trục van điều khiển và van quay. Dầu từ bơm bị cản bởi cửa X và Y của cạnh van điều khiển nên ngắt dòng dầu vào cửa C và D. Còn dầu từ cửa B theo ống B và sau đó đến buồng xylanh bên phải làm piston gắn liền với thanh răng dịch chuyển sang bên trái tạo ra trợ lực lái làm quay bánh xe dẫn hướng. Đồng thời dầu ở buồng xylanh bên trái qua ống C tới cửa C, tới cửa D, tới buồng D để hồi về bình chứa.
Hình 6.6: Vị trí quay vòng phải
	- Quay vòng trái (Hình 6.7)
	Tương tự như khi ôtô quay vòng phải, khi quay vòng trái thanh xoắn bị biến dạng góc và xoay sang trái do đó có sự chuyển động tương đối giữa trục van điều khiển và van quay. Lúc này dầu từ bơm bị cản bởi cửa X' và Y' của cạnh van điều khiển để cắt dòng dầu vào cửa B và D. Còn dầu từ cửa C vào ống C và sau đó dẫn tới buồng xylanh bên trái của piston gắn liến với thanh răng làm thanh răng dịch chuyển sang phải tạo ra sự trợ lực lái làm quay các bánh xe. Đồng thời dầu ở buồng xylanh bên phải qua ống B tới cửa B, tới cửa D, tới buồng D để hồi về bình chứa.
Hình 6.7: Vị trí quay vòng trái
6.2.2. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bơm trợ lực:
	a) Cấu tạo:
Hình 6.8: Bơm phiến gạt
1. Bình dầu
4. Rôto quay
7. Cụm van điều tiết áp suất
2. Van xả không khí
5. Trục quay
8. Vỏ bơm
3. Stato
6. Phiến gạt
9. Nắp bơm 10. Đĩa chia
	Bơm thủy lực là nguồn cung cấp năng lượng cho bộ phận trợ lực lái. Bơm trợ lực thường dùng loại bơm kiểu rôto phiến gạt và được dẫn động bằng dây đai từ puly trục khuỷu.
	Rôto có các rãnh hướng tâm, mỗi rãnh chứa một phiến gạt di chuyển tự do. Rôto phiến gạt đặt trong lòng bơm hình ôvan. Trên thân bơm có bố trí đường dầu vào và đường dầu ra. Trên đường dầu ra có van điều áp dạng bi - lò xo và van lưu lượng dạng piston - lò xo đặt chung khối. Bình chứa dầu lắp liền với thân bơm, nối với bơm bằng hai đường ống: Đường ống dầu cao áp từ bơm tới van phân phối và đường dẫn dầu hồi từ van về thùng chứa. 
	b) Nguyên tắc hoạt động.
	Khi động cơ làm việc, trục bơm được dẫn động và kéo Rôto cùng các phiến gạt quay. Lực ly tâm tác động cho các phiến gạt văng ra tỳ sát vào bề mặt ôvan của lòng bơm, bơm quay làm thể tích của khoang chứa dầu thay đổi. Khi thể tích tăng tạo ra sức hút dầu và nạp dầu vào khoang, khi thể tích giảm dầu bị ép đẩy ra ngoài. Mỗi vòng quay của Rôto phiến gạt có hai lần nạp và hai lần ép. Bơm dầu có hai buồng tác dụng đặt đối xứng.
	Ngoài bơm kiểu phiến gạt, trên một số loại xe còn dùng bơm loại phiến trượt, con lăn hay bánh răng. Bơm dầu có thể được dẫn động bằng động cơ điện.
6.3. HƯ HỎNG, NGUYÊN NHÂN, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA BỘ TRỢ LỰC LÁI.
6.3.1. Bộ trợ lực lái.
a) Hư hỏng và nguyên nhân.
	- Hư hỏng:
Ngoài những hư hỏng của cơ cấu lái cơ khí còn có thêm các hư hỏng sau:
+ Bề mặt xylanh lực bị mòn, tạo nên độ côn, ôvan và xước.
+ Piston, thanh răng bị mòn, xước.
+ Vòng găng mòn. 
+ Cụm van phân phối mòn, xước và gẫy lò xo.
+ Các phớt làm kín bị mòn, biến cứng, rạn nứt và rách.
- Nguyên nhân:
Do chi tiết bị ma sát, biến cứng, thiếu dầu, dầu nhiều tạp chất và làm việc lâu ngày.
b) Phương pháp kiểm tra và sửa chữa.
- Phương pháp kiểm tra:
+ Kiểm tra sơ bộ
Lắp dụng cụ thử chuyên dùng. Rút hết không khí trong xylanh cho tới khi độ chân không đạt khoảng 400 mmHg trong vòng 30 giây, yêu cầu độ chân không không được giảm đi.Nếu độ chân không giảm chứng tỏ:
Các vị trí lắp ghép hở.
Các phớt làm kín hỏng.
Vòng găng mòn.
+ Kiểm tra khi đã tháo rời.
	* Quan sát các phớt làm kín bị rách biến cúng và hư hỏng
	* Dùng panme đo, kiểm tra độ mòn của xylanh, piston, van điều khiển
	* Kiểm tra đàn tính của lò xo bằng lực kế,
	* Kiểm tra khe hở miệng của vòng găng tương tự như kiểm tra vòng găng ở động cơ chính.
	* Các chi tiết khác kiểm tra, sửa chữa như cơ cấu lái không trợ lực.
- Phương pháp sửa chữa:
+ Các chi tiết phớt làm kín, vòng găng mòn phải thay mới.
+ Các răng mòn ít có thể điều chỉnh lại khe hở ăn khớp
+ Dùng pame kiểm tra độ mòn của ngăn kéo. Nếu mòn khắc phục bằng cách mạ Crôm độ bóng đạt 10 11, khe hở cho phép là 0,01 mm.
6.3.2. Bơm trợ lực.
a) Hư hỏng và nguyên nhân.
	- Hư hỏng
	+ Vòng bi mòn, rỗ, nứt, vỡ, cháy.
	+ Phớt cao su làm kín bị mòn, biến dạng, rách.
	+ Rãnh rôto, cách quạt mòn cả chiều ngang, chiều dọc.
	+ Thân bị mòn, cào xước.
	+ Van an toàn, van áp suất bị mòn;
	+ Lò xo yếu, gãy.
	+ Ngoài ra, lõi lọc tắc, bẩn, đường ống dẫn bị tắc và thủng.
+ Dây đai dẫn động bị trùng, dầu trợ lực thiếu hoặc hết
	- Nguyên nhân
	+ Do nhiều cặn bẩn, tạp chất cơ học.
	+ Do làm việc lâu ngày.
	+ Do ma sát giữa các chi tiết trong quá trình làm việc.
b) Phương pháp kiểm tra và sửa chữa.
	- Phương pháp kiểm tra
	* Kiểm tra sơ bộ trên xe:
	+ Tháo đường ống cao áp và lắp đồng hồ áp suất.
	+ Đánh tay lái hết về một phía.
	+ Cho động cơ chạy chậm yêu cầu áp suất tối thiểu là 80kgf/cm2. Nếu áp suất nhỏ hơn 80kgf/cm2là bơm hỏng.
	+ Đo lực tác dụng lên vô lăng tay lái:
	+ Đặt vô lăng (vành tay lái v) ở vị trí giữa.
	+ Cho động cơ chạy chậm.
	+ Dùng Clê ngẫu lực đo lực cần thiết tác dụng lên vô lăng theo cả hai chiều. Mômen max 60 kgf.cm ( 6 Nm), nếu lớn hơn là bơm bị hỏng.
* Kiểm tra khi đã thao rời:
	+ Kiểm tra sự hư hỏng của các gioăng đệm bằng quan sát.
	+ Kiểm tra chiều dài tự do của lò xo bằng thước lá. Chiều dài cho phép:
 33 ¸ 34 mm (xe Toyota)
+ Đo kích thước của cánh bơm bằng thước cặp và kiểm tra khe hở giữa cánh bơm và rãnh rôto bằng căn lá. Các trị số phải đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. 
Ví dụ xe Toyota: Chiều dài min: 14,49 mm
 Chiều cao min: 8,60 mm
 Chiều dầy min: 1,40 mm
 Khe hở tiêu chuẩn: 0,025 mm
 Khe hở max: 0,035 mm
+ Dùng đồng hồ so và pan me đo đường kính cổ trục bơm, bạc đỡ, và xác định khe hở lắp ghép. Khe hở max: 0,07 mm (xe Toyota)
+ Kiểm tra độ kín của van: Dùng ngón tay bịt lỗ và cho khí nén có áp suất 
4 ¸ 5 at thổi vào lỗ đối diện. Nếu khí nén không thoát ra hai đầu của van là van đóng kín (tốt).
+ Kiểm tra độ mòn của van: Bôi một lớp dầu mỏng vào van và thả vào lỗ van, nếu van từ từ tụt xuống là tốt.
+ Kiểm tra vòng bi: Dùng tay lắc, kết hợp với quan sát, nếu mòn, rỗ, nứt, và rơ lỏng thay mới.
- Phương pháp sửa chữa.
	Tất cả các chi tiết của bơm dầu trợ lực tay lái mòn hỏng đều phải thay mới.
Chú ý: Thay đúng loại đúng mã số đã ghi ở cụm van và rôto.
+ Van có các số đóng: A, B, C, D, E và F.
+ ở cánh bơm và rôto có đóng các số: 1, 2, 3, 4, và 0
+ Lắp ghép và thử nghiệm
* Lắp ghép:
+ Các chi tiết trước khi lắp phải rửa băng dầu Diêzen thật sạch
+ Lắp cánh bơm vào rãnh rôto, quay cạnh tròn hướng vào trong.
+ Bôi một lớp dầu trợ lực vào cánh bơm và các gioăng đệm.
+ Dùng dầu trợ lực: ATF DEZRON II . Mức dầu nằm trong khoảng HOT trên thước thăm dầu nếu dầu nóng và nằm trong khoảng COUD nếu dầu nguội.
* Thử nghiệm:
- Sau khi chữa xong cần kiểm tra lại độ kín và sự quay trơn của bơm như khi kiểm tra sơ bộ ở phần trên đã nêu.
	- Phương pháp điều chỉnh bơm
	+ Điều chỉnh van an toàn:
	Yêu cầu van phải mở khi áp suất đạt tới 113 kgf/cm2, khi kiểm tra phải dùng đồng hồ đo áp suất. Nếu không đúng áp suất quy định thì điều chỉnh lại bằng cách thay đổi sức căng của lò xo.
	+ Điều chỉnh dây đai:
	Kiểm tra bằng cách dùng một ngón tay cái ấn một lực từ 33,5 kg vào dây đai (khoảng cách độ võng phải đạt tới 813 mm. Nếu không đúng điều chỉnh lại bằng cách thay đổi vị trí bơm.
6.4. Thực hành sửa chữa bộ trợ lực lái
6.4.1.Tháo bộ trợ lực
1. Chuẩn bị:
TT
Trang thiết bị và dụng cụ
Đơn vị
Số lượng
1
Cầu nâng
Chiếc
01
2
Xe xúc
Chiếc
01
3
Dầu trợ lực lái
Lít
01 
4
Dụng cụ tháo lắp, Khẩu, chòng:12,14,17, búa, tuôc nơ vít, vam và kìm.Ê tô
Chiếc
01
5
Bộ trợ lực lái xe zil-130
Bộ
3
6
Đồng hồ so
Chiếc
3
7
Thước cặp
Chiếc
3
8
Giẻ lau
Cái
02
9
Dầu Diêzel
Cái
5
10
Khay đựng dầu
Chiếc
03
	2. Trình tự bảo dưỡng bộ trợ lực lái.
	* Tháo bộ trợ lực lái ra khỏi xe:
	- Xả dầu trợ lực lái;
	- Tháo đầu thanh đòn ngang trái, phải cam quay;
	- Tháo Đòn treo dưới bên trái, phải;
	- Tháo khớp nối trung gian số 2;
	- Tháo đường ống dầu đến van trợ lực;
	- Lấy cơ cấu lái ra khỏi xe.
	* Tháo dời bộ trợ lực lái:
	- Tháo cụm van phân phối;
- Kẹp cụm van phân phối lên Ê tô;
	- Tháo đai ốc điều chỉnh, ổ bi;
	- Tháo van điều khiển, trục và bánh răng ra. 
	- Tháo xylanh và piston trợ lực;
	* Bảo dưỡng bộ trợ lực lái:
	Rửa sạch các chi tiết và lau khô.
* Kiểm tra và sửa chữa:
	- Cơ cấu lái
	- Cụm van phân phối
	- Xylanh trợ lực
	- Piston trợ lực
	- Gioăng phớt
	* Lắp bộ trợ lực lái:
	Lắp ngược với trình tự tháo, khi lắp các chi tiết phải sạch sẽ và kiểm tra sự hoạt động, đổ dầu lái.
* Kiểm tra và điều chỉnh:
	- Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ dọc trục lái.
	- Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ ngang vành tay lái
* Xả khí cho hệ thống:
Quy trình thực hiện.
TT
Trình tự thực hiện
Dụng cụ
Yêu cầu kỹ thuật
*
Tháo cơ cấu lái ra khỏi xe


1
Xả dầu trợ lực lái;
Xylanh, khay đựng
Không để chẩy ra xe.
2
Tháo đầu thanh đòn ngang trái, phải ra khỏi cam lái:
- Để vành tay lái ở vị trí trung gian;
- Tháo chốt chẻ;
- Tháo Ê cu rô tuyn;
- Tháo rô tuyn ra khỏi cam quay.

Kìm
Khẩu 17
Vam

Tránh làm biến dạng, hỏng ren
3
Tháo đòn treo dưới bên trái, bên phải
Khẩu 14

4
Tháo đường dẫn dầu đến, ra van trợ lực:
C lê 14

5
Tháo chốt cố định trục tay lái với khớp trung gian số 2:

Khẩu, c lê 12-14

6
Tháo bu lông bắt cơ cấu lái với thân xe

Khẩu, clê 14, 17


7
Tháo cơ cấu lái ra khỏi xe

Đánh dấu khớp trung gian số 2
*
Tháo rời bộ trợ lực lái:


1
Tháo cụm van phân phối
Chòng 12
 Lực ép vừa phải, tránh biến dạng
2
Kẹp cụm van phân phối
Ê tô
 Lực ép vừa phải, tránh biến dạng
3
Tháo đai ốc điều chỉnh, ổ bi	
dụng cụ chuyên dùng

4
Tháo trục, van và bánh răng ra khỏi vỏ.


*
Tháo xylanh trợ lực


1
Tháo đầu nối thanh rằng với thanh rang
C lê 14-17
Đánh dấu thanh rằng và thanh răng
2
Tháo phanh hãm ống chặn dầu đầu xylanh. 
dụng cụ chuyên dùng

3
Tháo thanh răng và piston

Chú ý chiều
*
Bảo dưỡng bộ trợ lực lái.



Rửa sạch các chi tiết và xì khô
 Dầu và giẻ lau
Thông sạch các kênh dẫn dầu
*
Lắp cụm xylanh


1
Lắp Piston, thanh răng vào xylanh

Chú ý chiều
2
Lắp phanh hãm ống chặn dầu đầu xylanh
dụng cụ chuyên dùng

3
Lắp đầu nối thanh răng với thanh rang
C lê 14-17
chú ý dấu thanh răng và thanh răng
*
Lắp cụm trợ lực lái.


1
Lắp trục, van và bánh răng vào vỏ van
 C lê 12, tuốc nơ vít

2
Lắp ổ bi, đai ốc điều chỉnh
C lê 32
Trục phải quay nhẹ nhàng
3
Lắp cụm van vào cơ cấu lái
Chòng 12
Quay nhẹ nhàng
4
Lắp trục bánh răng vào khớp trung gian số 2;

Chú ý dấu khớp trung gian số 2 với trục
5
Lắp bu lông bắt cơ cấu lái với thân xe

Khẩu, clê 14, 17

6
Lắp chốt cố định trục tay lái với khớp trung gian số 2:

Khẩu, c lê 12-14

7
Lắp đường dẫn dầu đến, ra van trợ lực:
C lê 14

8
Lắp đòn treo dưới bên trái, bên phải
Khẩu 14

9
Lắp đầu thanh ngang trái, phải vào cam lái.
Khẩu 17, kìm


Quy trình kiểm tra và sửa chữa.
STT
Những sai hỏng
Phương pháp kiểm tra
Phương pháp
sửa chữa
Yêu cầu
kỹ thuật
1
Cơ cấu lái( xem phần kiểm tra và sửa chữa cơ cấu lái



2
Cụm van phân phối:
- Piston, van phân phối mòn, cào xước 

Quan sat , Panme

- Nhẹ dùng giấy nhám mịn
- Lớn đem mạ rồi gia công lại

- Đảm bảo khe hở lắp ghép
3
- Xylanh trợ lực vỡ, nứt
- Xylanh trợ lực mòn, cào xước
- Quan sát
- Quan sat , Panme
 - Thay mới
-Nhẹ dùng giấy nhám mịn
- Lớn đem mạ rồi gia công lại
- Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

4
- Piston trợ lực mòn, xước
- Piston cong gẫy
- Quan sat , Panme
- Quan sát, Đồng hồ so

- Nhẹ dùng giấy nhám mịn
- lớn thay mới
- Gẫy thay mới, cong nắn lại

5
Gioăng, phớt làm kín mòn, rách và chai cứng
Quan sát
- Thay mới


* Đổ dầu và xả khí:
- Kiểm tra mức dầu: Đo mức dầu trong bầu chứa khi động cơ đang làm việc, sau đó tắt máy và đo lại mức dầu. Khi tắt máy mức dầu không tăng quá 5 mm, dầu không có bọt và đục là được. Nếu mức dầu tăng quá 5 mm, có bọt và đục là trong dầu có khí (e)
- Xả khí trong hệ thống dầu trợ lực:
+ Kiểm tra mức dầu trong bình, thiếu thì bổ xung dầu ATF DONRON R 
+ Kích hai bánh xe dẫn hướng lên.
+ Cho động cơ chạy ở tốc độ 1000 V/Phút
+ Đánh hết tay lái sang trái, sang phải và giữ nguyên ở vị trí tận cùng từ 2 ¸ 3 giây.
+ Làm lại bước trên 3 ¸ 4 lần
6.4.2.Quy trình sửa chữa bơm dầu:	 
1- Chuẩn bị:
TT
Trang thiết bị và dụng cụ
Đơn vị
Số lượng
1
Xe xúc
Chiếc
01
2
Đồng hồ so
Chiếc
01
3
Thước cặp
Chiếc
01
4
Giẻ lau
Kg
03
5
Dầu Diêzel
Lít
02 
6
Dầu bôi trơn
Lít
0,5
7
Dụng cụ tháo lắp: Vam; Khẩu,Clê: 10, 12, 22; Tuốc nơ vít; kìm; búa.
Chiếc
01

 	2.Trình tự thực hiện
STT
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
DỤNG CỤ
YẦU CẦU KỸ THUẬT
 A
Tháo bơm dầu ra khỏi xe
 
 
1
Xả dầu trợ lực :
- Tháo đường dầu hồi ra khỏi bình chứa
Khay đựng, Tuốc nơ vít
Đánh tay lái sang phải, sang trái để xả hết dầu
2
 Nới lỏng pu-ly tăng đai
 Chòng 17

3
Tháo dây đai

 
4
 Tháo đầu ống dầu cao áp và đường hồi 
 Chòng 14-17
 
5
 Tháo bơm dầu ra khỏi xe
 Khẩu 17

B
Tháo rời bơm dầu


1
Tháo nắp đậy bình dầu


2
Tháo lưới lọc


3
Tháo lõi lọc


4
Tháo bình dầu
Khẩu 10

5
Tháo êcu hãm puly
Kìm, khẩu 22

6
Tháo puly
Vam

7
Tháo vỏ bơm
Chòng 12
Nới đều, đối xứng
8
Tháo cụm van, lò xo

Chú ý chiều
9
Tháo đĩa chia, Stato, rô to và cánh gạt

Chú ý chiều
10
Tháo trục tra khỏi nắp
Kìm, Búa

C
Bảo dưỡng:
Làm sạch các chi tiết
Dầu diesel

3 .Quy trình kiểm tra sửa chữa.
STT
Những sai hỏng
Phương pháp kiểm tra
Phương pháp
sửa chữa
Yêu cầu
kỹ thuật

Sửa chữa bơm trợ lực



1
- Lòng thân bơm mòn, xước
Quan sát
Mạ gia công lại
Đảm bảo độ bóng
2
- Phớt chắn dầu mòn, rách, biến cứng
Quan sát
Thay mới

3
- Phiến gạt mòn
Dụng cụ đo
Thay mới

4
- Van an toàn, van lưu lượng mòn, hỏng, lõi lọc tắc bẩn
Quan sát
Mạ gia công lại

5
Trục , ổ bi mòn, hỏng 
Quan sát
Pame
- Trục mòn hàn đắp gia công lại
- Ổ bi mòn hỏng thay mới


4. Lắp và điều chỉnh:
	- Lắp ngược với tháo khi lắp các chi tiết phải sạch sẽ, và bôi một lớp dầu bôi trơn vào van, cánh gạt,
	- Điều chỉnh độ căng dây đai;
	- Đổ dầu và xả khí 
	- Điều chỉnh áp suất bơm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] - Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD-2006 
[2] - Nguyễn Khắc Trai-Cấu tạo ô tô-NXB KH&KT-2008
[3] - Tài liệu đào tạo kỹ thuật viên Toyota
[4] - Cẩm nang sửa chữa xe Toyota, Suzuki, Honda, Huyndai

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mo_dun_26_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_lai_truo.doc